You are on page 1of 37

Chuyên đề 1: Đường cong lãi suất của Việt Nam.

Phân tích các nhân tố tác động đến sự thay đổi của
đường cong lãi suất Việt Nam theo thới gian

GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thị Liên Hoa

Nhóm 7:
1. Nguyễn Hữu Tài
2. Nguyễn Gia Lâm
3. Nguyễn Võ Thành Đạt
4. Trịnh Trần Kim Ngân
MỤC TIÊU

1. Các nhân tố tác động đến lãi suất.


2. Nghiên cứu diễn biến lãi suất trên thị trường
Việt Nam.
3. Xác định chênh lệch lãi suất giữa các chứng
khoán có kì hạn khác nhau tại Việt Nam .
4. Đường cong lãi suất theo thời gian qua các
năm ở Việt Nam dạng nào.
I. Các nhân tố tác động đến lãi suất

Tác động của tăng trưởng kinh tế lên lãi suất


Tác động của lạm phát lên lãi suất
Tác động của chính sách tiền tệ lên lãi suất
Tác động của thâm hụt ngân sách lên lãi suất
Tác động của dòng vốn nước ngoài lên lãi suất
II. Diễn biến lãi suất của thị trường Việt Nam từ năm
2007 đến nay

2.1 Tổng quát


Lãi suất tăng mạnh trong giai đoạn 2009-2011 do lạm phát
tăng cao khiến NHNN phải áp dụng chính sách thắt chặt tiền
tệ.
Trong giai đoạn 2012-2014, mặt bằng lãi suất đã liên tục giảm
dần theo định hướng của NHNN.
Từ năm 2015 đến nay, mặt bằng lãi suất được duy trì tương
đối ổn định theo chiều hướng giảm nhẹ lãi suất VNĐ (tuy
nhiên gần đây lãi suất huy động trung dài hạn có chiều hướng
tăng do các ngân hàng cần huy động nguồn vốn TDH), giữ
nguyên lãi suất huy động USD ở mức 0% và tiếp tục giảm lãi
suất cho vay USD để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và chống đô
la hóa.
II. Diễn biến lãi suất của thị trường Việt Nam từ năm
2007 đến nay

Diễn biến lãi suất huy động kỳ hạn trên 12 tháng trung bình của hệ thống
ngân hàng và lạm phát, 2008 – 2016
II. Diễn biến lãi suất của thị trường Việt Nam từ năm
2007 đến nay

2.2 Chi tiết diễn biến lãi suất qua các năm:
Năm 2007
Nhìn chung, lãi suất năm 2007 không có biến động nhiều giữa
các tháng trong năm, lãi suất huy động vẫn duy trì ở mức
9,5%/năm. NHNN tiếp tục ổn định mức lãi suất cơ bản
4,5%/năm, nhằm phát tín hiệu ổn định lãi suất thị trường, góp
phần kiểm soát lạm phát.
II. Diễn biến lãi suất của thị trường Việt Nam từ năm
2007 đến nay

2.2 Chi tiết diễn biến lãi suất qua các năm:
Năm 2008
Năm 2008 có thể được xem là năm của lãi suất khi lãi suất
biến động trái chiều với một biên độ lớn chỉ trong vòng 12
tháng. NHNN phải 8 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái
cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, 5 lần điều chỉnh dự trữ bắt
buộc và lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc.
Diễn biến lãi suất năm 2008 được chia làm 2 giai đoạn chính:
cuộc đua tăng lãi suất của các ngân hàng vào nửa đầu năm
2008 và một cuộc đua khác theo chiều hướng ngược lại, đua
giảm lãi suất, dù mức độ quyết liệt kém hơn.
II. Diễn biến lãi suất của thị trường Việt Nam từ năm
2007 đến nay

2.2 Chi tiết diễn biến lãi suất qua các năm:
Năm 2008
II. Diễn biến lãi suất của thị trường Việt Nam từ năm
2007 đến nay

2.2 Chi tiết diễn biến lãi suất qua các năm:
Năm 2009
Lãi suất huy động và cho vay VND cùng ổn định, theo sự ổn
định của lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, căng thẳng của lãi suất
huy động bắt đầu bộc lộ từ giữa năm. Khái niệm “đường cong
lãi suất” bị xóa nhòa khi nhiều thành viên áp thống nhất một
mức cao cho hầu hết các kỳ hạn.
II. Diễn biến lãi suất của thị trường Việt Nam từ năm
2007 đến nay

2.2 Chi tiết diễn biến lãi suất qua các năm:
Năm 2010
Những biến động nửa đầu năm đẩy lãi suất huy động VND lên quanh
11%/năm. Vào cuối năm, trước xu hướng lãi suất biến động mạnh, Hiệp
hội và Ngân hàng Nhà nước đã họp với các thành viên, đồng thuận không
quá 12%/năm được đưa ra vào ngày 5/11. Tuy nhiên, sau đó nhiều thành
viên “phá rào”, lãi suất lần lượt tăng lên 13%, 14%, 15%/năm…
Diễn biến lãi suất điều hành năm 2010 của NHNN

Thời gian Lãi suất cơ bản Lãi suất tái cấp Lãi suất tái chiết Lãi suất cho vay
(%) vốn (%) khấu (%) qua đêm (%)

1/1 – 4/11/2010 8 8 6 8
5/11 – 12/2010 9 9 7 9
II. Diễn biến lãi suất của thị trường Việt Nam từ năm
2007 đến nay

2.2 Chi tiết diễn biến lãi suất qua các năm:
Năm 2011
Lãi suất bắt đầu leo thang kể từ đầu tháng 5/2011, có thời
điểm huy động VND lên đến 20%/năm, lãi suất cho vay nông
nghiệp nông thôn lên 16,5-20%/năm, cho vay phi sản xuất từ
25-28%/năm. Quy định trần lãi suất 14%/năm khiến các
NHTM gặp khó về thanh khoản và phải đi vay trên thị trường
liên ngân hàng với lãi suất cao. Cá biệt, có những giao dịch lãi
suất lên tới mức 30-40%/năm kỳ hạn 1 tháng.
II. Diễn biến lãi suất của thị trường Việt Nam từ năm
2007 đến nay

2.2 Chi tiết diễn biến lãi suất qua các năm:
Năm 2011
Điều chỉnh lãi suất giai đoạn 2010 – 2011
II. Diễn biến lãi suất của thị trường Việt Nam từ năm
2007 đến nay

2.2 Chi tiết diễn biến lãi suất qua các năm:
Năm 2012
Lãi suất cơ bản giảm 5% so với cuối năm 2011, từ mức trần
14%/năm xuống 9%/năm. Song song việc áp trần lãi suất huy
động kỳ hạn ngắn, NHNN đã cho thả nổi lãi suất kỳ hạn 12
tháng trở lên. Các mức lãi suất điều hành khác cũng giảm
mạnh. Cuối năm, lãi suất cho vay phổ biến từ 12 – 15%/năm.
II. Diễn biến lãi suất của thị trường Việt Nam từ năm
2007 đến nay

2.2 Chi tiết diễn biến lãi suất qua các năm:
II. Diễn biến lãi suất của thị trường Việt Nam từ năm
2007 đến nay

2.2 Chi tiết diễn biến lãi suất qua các năm:
Năm 2013 đến 2016
Lãi suất huy động và cho vay VNĐ tiếp tục giảm để đẩy mạnh
hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng tín dụng để
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. NHNN đã thực hiện điều chỉnh
trần lãi suất huy động vốn đối với tiền gửi. Lãi suất huy động
giảm đã tạo điều kiện để lãi suất cho vay giảm theo.
II. Diễn biến lãi suất của thị trường Việt Nam từ năm
2007 đến nay

2.2 Chi tiết diễn biến lãi suất qua các năm:
Từ năm 2016 đến nay
Mặt bằng lãi suất được duy trì tương đối ổn định theo chiều
hướng giảm nhẹ lãi suất VNĐ (tuy nhiên gần đây lãi suất huy
động trung dài hạn có chiều hướng tăng do các ngân hàng cần
huy động nguồn vốn TDH), giữ nguyên lãi suất huy động
USD ở mức 0% và tiếp tục giảm lãi suất cho vay USD để hỗ
trợ tăng trưởng kinh tế và chống đô la hóa.
KHÁI NIỆM, VAI TRÒ ĐƯỜNG CONG LÃI SUẤT?

• MỤC TIÊU CHƯƠNG


Là đồ thị mô tả mối quan hệ giữa lãi suất và kỳ hạn của một công cụ nợ. Đồ
thị này bắt đầu với mức lãi suất ở kỳ hạn thấp nhất và mở rộng ra theo thời
gian, thường là đến kỳ hạn 30 năm.
• Vai trò:
Tạo lãi suất tham chiếu cho hoạt động phát hành, giao dịch và đầu tư trên
thị trường trái phiếu.
Cung cấp thông tin cho công tác quản lý, điều hành thị trường tài chính nhờ
vào nội dung thông tin phản ánh.
HÌNH DẠNG ĐƯỜNG CONG LÃI SUẤT

Có ba dạng đường cong lãi suất chính là bình thường (normal),


ngược (inverted) và phẳng hoặc có bướu (flat hoặc humped)
NHÂN TỐ DỊCH CHUYỂN ĐƯỜNG CONG LS

3 nhân tố: mức độ (level), độ dốc (slope), độ cong (curvature)


NHÂN TỐ DỊCH CHUYỂN ĐƯỜNG CONG LS

• Hình A miêu tả ảnh hưởng 1 sự thay đổi đột biến đến nhân tố “mức độ” trên
đường cong ls và nét đứt đường cong ls sau đột biến. Sự thay đổi đột ngột
mức độ A khiến cho ls tất cả các kỳ hạn thay đổi 1 lượng gần giống nhau, bao
gồm sự dịch chuyển xong xong thay đổi mức toàn bộ đường cong lãi suất
• Hình B chỉ ra sự ảnh hưởng nhân tố “độ dốc” trên đường cong ls. Sự thay đổi
đột ngột độ dốc khiến cho ls ngắn hạn giảm 1 lượng nhiều hơn ls dài hạn =>
đường cong ít dốc hơn.
• Hình C phản ứng của đường cong ls với sự thay đổi đột ngột trong độ cong,
ảnh hưởng của sự đột biến này tập trung ở ls trung hạn => đường cong gãy
gập hơn trước
Biến động về lãi suất của TP có kì hạn khác nhau
Biến động về lãi suất của TP có kì hạn khác nhau
Biến động về lãi suất của TP có kì hạn khác nhau

Từ 2015 đến 2016: Lợi suất trái phiếu tăng Theo thống kê của Bloomberg, lợi suất các kỳ
hạn 1 năm, 2 năm, 3 năm, 5 năm, 7 năm và 10 năm lần lượt kết thúc năm ở mức 4,350%;
4,825%; 5,213%; 5,6%; 5,813% và 6,375%.
Biến động về lãi suất của TP có kì hạn khác nhau

Từ đầu 2017 đến gần cuối 2018: Đường lợi suất trở nên phẳng hơn và dịch chuyển
lên trên trong bối cảnh lợi suất trái phiếu ngắn hạn tăng nhanh và mạnh. Theo
thống kê của Bloomberg, lợi suất các kỳ hạn 1 năm, 2 năm, 3 năm, 5 năm, 7 năm và
10 năm lần lượt kết thúc tháng 7 (8) ở mức 3,5% , 3,613%, 3,725%, 4,063%, 4,275%,
4,975%, 5,288%
Biến động về lãi suất của TP có kì hạn khác nhau

Đầu 2016 đến gần cuối 2018: Đường cong lợi suất có xu hướng phẳng hơn và dịch
chuyển lên trên trong bối cảnh mức biến động giá của trái phiếu dài hạn nhỏ hơn
đáng kể so với các trái phiếu ngắn hạn. Kết thúc năm 2018, theo thống kê của
Bloomberg, lợi suất các kì hạn 1 năm, 2 năm, 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm và 15
năm lần lượt kết thúc năm ở mức 4,1%; 4,21%; 4,295%; 4,555%; 4,763%; 5,125% và
5,413%
Biến động về lãi suất của TP có kì hạn khác nhau

3,,

Từ 2016 đến đầu 2019: Đường lợi suất trở nên dốc hơn và dịch chuyển xuống dưới
trong bối cảnh lợi suất trái phiếu ngắn hạn giảm nhanh và mạnh. Theo thống kê của
Bloomberg, lợi suất các kỳ hạn 1 năm, 2 năm, 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm và 15
năm lần lượt kết thúc Quý 1 ở 3,257%, 3,373%, 3,508%, 3,878%, 4,2%, 4,825%,
5,148%
Hình dạng đường cong lãi suất theo thời gian tại Việt Nam
Hình dạng đường cong lãi suất theo thời gian tại Việt Nam

Đường cong lãi suất TPCP 10-30 năm


9.00%
8.00%
7.00% 2014
6.00% 2015
5.00% 2016
2017
4.00%
2018
3.00%
2.00%
1.00%
3,, 0.00%
10 năm 15 năm 20 năm 30 năm

Về cơ bản, lãi suất trái phiếu Chính phủ năm 2017 và khoảng thời gian đầu năm 2018 là xu hướng giảm và
giá mua trên thị trường giảm mạnh. Từ giữa tháng 4 trở đi lãi suất trái phiếu có nhích lên một chút. Trong khi
lãi suất trên thị trường quốc tế tăng. Nếu không tăng lãi suất trái phiếu Chính phủ thì có một nghịch lý xảy ra
trên thị trường trái phiếu Việt Nam, đó là lãi suất trái phiếu của Việt Nam thấp hơn cả lãi suất trái phiếu nước
ngoài (Kho bạc Mỹ), trong khi lãi suất của quốc tế đã tăng trong giai đoạn này. Lãi suất nếu giữ ổn định,
hoặc nhích lên một chút trong thời gian tới có thể là xu hướng tiếp theo của thị trường. Do dự đoán xu hướng
lãi suất tăng nên các NĐT sẽ đầu tư vào các TP có kì hạn ngắn và tái đầu tư vào các trái phiếu với lãi suất cao
hơn => NĐT đổ tiền vào các TP kỳ hạn ngắn, tránh xa kỳ hạn dài => cung dài hạn làm cho lãi suất dài hạn
tăng lên.
Hình dạng đường cong lãi suất theo thời gian tại Việt Nam

Đường cong lãi suất TPCP kỳ hạn 2-5 năm


12.00%

10.00%
2012
2013
8.00% 2014
2015
6.00% 2016
2017
4.00% 2018
3,,
2.00%

0.00%
1 năm 2 năm 3 năm 5 năm 7 năm

Lợi suất trái phiếu cũng được kỳ vọng sẽ tăng lên trở lại do lạm phát đang chịu áp lực gia tăng
và nhu cầu trái phiếu kém đi do tín dụng liên tục tăng trưởng ở mức cao. Tăng trưởng tín dụng
gia tăng nhất là trong năm 2017, cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, do vậy các ngân hàng
sẽ tập trung vốn vào kênh tín dụng hơn là kênh đầu tư trái phiếu => nhu cầu đầu tư vào TP
giảm khiến cho lãi suất các TP kì hạn dài hơn gia tăng.
Hình dạng đường cong lãi suất theo thời gian tại Việt Nam

Đường cong lãi suất TPCP kỳ hạn 2-5 năm


14.00%

12.00%

10.00%
2011
8.00% 2012
2013
6.00%

4.00%
3,, 2.00%
0.00%
2 năm 3 năm 5 năm

Trong giai đoạn này, lãi suất TPCP tăng do sự xuất hiện nhiều vụ vỡ nợ tín dụng
đen, rủi ro tín dụng trên thị trường gia tăng. NĐT sẽ đầu tư vào các TP có kỳ hạn
dài nhằm giữ được nguồn vốn an toàn mà vẫn đảm bảo khả năng sinh lợi => Vì thế
nhu cầu đầu tư cho thị trường TP kỳ hạn ngắn ngắn giảm => lãi suất TP các kỳ hạn
này gia tăng nhưng không nhiều.
Hình dạng đường cong lãi suất theo thời gian tại Việt Nam

Đường cong lãi suất TPCP kỳ hạn 3-7 năm


14.00%
12.00%
10.00% 2006
8.00% 2007
2008
6.00%
4.00%
2.00%
3,, 0.00%
3 năm 5 năm 7 năm

Do sự đơn điệu về kỳ hạn trái phiếu đã không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư trái
phiếu trong khoảng thời gian này, các trái phiếu có kỳ hạn khác với kỳ hạn 5 năm vẫn chưa được duy trì
đều đặn. Ngoài ra điều kiện lạm phát cao, chính sách không đảm bảo và tác động khá nhạy cảm của
biến động kinh tế quốc tế gây nên sự thiếu tin tưởng của nhà đầu tư vào các trái phiếu có thời hạn dài.
Mặt khác lãi suất TP vẫn thấp hơn so với lãi suất NH mà đây là lãi suất danh nghĩa, trong thời kỳ lạm
phát tăng, lãi suất thực có xu hướng giảm xuống 0% => lãi suất TP ở các kỳ hạn gần như không có sự
chênh lệch nên giai đoạn 2006-2007 đường cong lãi suất có dạng phẳng như hình trên.
Hình dạng đường cong lãi suất theo thời gian tại Việt Nam

Đường cong lãi suất TPCP kỳ hạn 5-15 năm

3,,

Trong giai đoạn này, dù khối lượng TPCP phát hành tăng do tác động khủng hoảng kinh tế,
nợ xấu tăng, các NHTM tìm đến phương thức đầu tư vào TPCP để đảm bảo được hiệu quả
hoạt động nhưng lãi suất lại có xu hướng giảm kéo dài qua đến tận 2013. Dấu hiệu đình
đốn kinh tế xuất hiện rõ nét hơn, chuyển đổi mục tiêu từ kiềm chế lạm phát sang thúc đẩu
phục hồi kinh tế => lãi suất giảm => lãi suất TPCP giảm mạnh cho tới cuối 2012 => đường
cong lãi suất có dạng dốc xuống.
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG HÌNH DẠNG ĐƯỜNG CONG LS
QUY TRÌNH PHÒNG CHỐNG THÂU TÓM

Giải thích đường cong lợi suất về mặt giá kỳ vọng ngắn hạn

thuyết
kỳ vọng

Lý thuyết Bù đắp rủi ro lãi suất liên quan đến vấn đề về dài hạn
ưu tiên
thanh
Bởi vì rủi ro lãi suất tăng cùng với thời gian đáo hạn, phần
khoản bù lợi suất cũng sẽ tăng lên khi đáo hạn.

Lý thuyết thị Cung và cầu trong một khu vực của những chứng khoán có
trường phân thời gian đáo hạn nhất định dùng để xác định lãi suất cho
khúc
phân khúc đó
Lý thuyết kỳ vọng thuần nhất

Cho biết hình dạng đường cong lãi suất xác định chỉ dựa vào kỳ vọng về lãi suất. Ví
dụ như giai đoạn 2017, NĐT kỳ vọng lãi suất trái phiếu tăng do lạm phát gia tăng. Vì
thế nhà đầu tư chỉ đầu tư TP kỳ hạn ngắn, việc đầu tư vậy cũng giúp họ hài lòng vì
họ sẽ được bù đắp cho việc lãi suất các kì han ngắn thấp hơn bằng việc tái đầu tư
với lãi suất cao hơn ở thời điểm đáo hạn.
Lý thuyết phần bù thanh khoản

Cho biết NĐT thích nắm giữ các chứng khoán ngắn hạn hơn dài hạn do tính thanh
khoản cao hơn. Họ chỉ nắm giữ chứng khoán dài hạn khi được bù đắp phần bù cho
tính thanh khoản thấp của TP dài hạn. Ví dụ giai đoạn 2006-2008, đối với việc nắm
giữ TP kỳ hạn 5 hoặc 7 năm, do thị trường có kỳ vọng sự giảm nhẹ lãi suất, tuy
nhiên lại được bù đắp bằng phần bù thanh khoản cao hơn nếu nắm giữ TP kì hạn 7
năm khiến cho đường cong lãi suất trở nên phẳng hơn.
Lý thuyết thị trường phân cách

Cho biết NĐT chọn các chứng khoán có kỳ đáo hạn dài hay ngắn phụ thuộc vào dự
báo nhu cầu tiền mặt của họ. Khi NĐT tham gia thị trường chỉ để thỏa mãn nhu
cầu của họ thì thị trường sẽ bị phân cách. Ví dụ NĐT có sẵn tiền đầu tư ngắn hạn
và đầu tư chứng khoán ngắn hạn, người đi vay cần tiền dài hạn và do đó họ phát
hành các chứng khoán dài hạn => lãi suất chứng khoán ngắn hạn giảm, dài hạn
tăng => đường cong dốc lên

You might also like