You are on page 1of 24

MÔN: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH

Chương 18
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
Tổng quan
• Chương này trình bày cách thức hoạt động của thị
trường ngoại hối và cách xác định giá trị của các loại tiền
tệ khác nhau.
Mục tiêu
17.1 Giải thích cách thức hoạt động của thị trường ngoại
hối và tại sao tỷ giá hối đoái lại quan trọng.
17.2 Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến tỷ giá hối
đoái trong dài hạn.
17.3 Vẽ đường cầu và đường cung trong thị trường ngoại
hối và giải thích trạng thái cân bằng trên thị trường ngoại
hối.
17.4 Liệt kê và minh họa các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá
hối đoái trong ngắn hạn.
Thị trường ngoại hối (1/2)
• Tỷ giá hối đoái (exchange rate): giá cả của một loại tiền
tệ này theo một loại tiền tệ khác
• Thị trường ngoại hối (foreign exchange market): thị
trường tài chính nơi tỷ giá hối đoái được xác định
• Giao dịch giao ngay: trao đổi tiền tệ ngay lập tức (trong
vòng hai ngày làm việc)
– Tỷ giá giao ngay (spot exchange rate)
• Giao dịch kỳ hạn: trao đổi tiền tệ vào một ngày cụ thể
trong tương lai
– Tỷ giá kỳ hạn (forward exchange rate)
Thị trường ngoại hối (2/2)
• Tăng giá (Appreciation): một loại tiền tệ tăng giá trị so với
một loại tiền tệ khác
• Giảm giá (Depreciation): một loại tiền tệ giảm giá trị so với
một loại tiền tệ khác
• Khi đồng tiền của một quốc gia tăng giá, hàng hóa của quốc
gia đó trở nên đắt hơn đối với người nước ngoài và hàng hóa
nước ngoài bán tại quốc gia đó trở nên rẻ hơn hơn đối với các
chủ thể kinh tế trong nước
• Thị trường ngoại hối là thị trường phi tập trung (over-the-
counter market), trong đó hầu hết các giao dịch liên quan đến
việc mua và bán trên các tài khoản tại ngân hàng bằng các
loại tiền tệ khác nhau
Tỷ giá hối đoái trong dài hạn
• Lý thuyết Ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity)
giả định rằng:
– Tất cả hàng hóa đều giống hệt nhau ở cả hai quốc
gia
– Các rào cản thương mại được dỡ bỏ và chi phí vận
tải thấp
– Nhiều hàng hóa và dịch vụ không được giao dịch
xuyên biên giới
Hình 1. Ngang giá sức mua, Hoa Kỳ/Anh, 1973-2020
(Chỉ số: Tháng 03/1973 =100)

Source: Federal Reserve Bank of St. Louis FRED database:

https://fred.stlouisfed.org/series/GBRCPIALLMINMEIT ; https://fred.stlouisfed.org/series/CPIAUCNS ;

https://fred.stlouisfed.org/series/EXUSUK .
Ứng dụng phương pháp Burgernomics: Big
Macs và PPP

• Kể từ năm 1986, tạp chí The Economist đã công bố chỉ


số Big Mac như một “phương thức đơn giản để biết
liệu các loại tiền tệ có được định giá ở mức 'chính xác'
hay không dựa trên lý thuyết PPP.” Các loại Big Mac
được McDonald’s bán trên khắp thế giới và được cho
là có hương vị giống nhau ở bất cứ nơi nào chúng
được bán. The Economist thu thập giá (bằng nội tệ)
của bánh Big Mac được bán ở 56 khu vực và quốc gia
khác nhau, sau đó sử dụng các mức giá này để so
sánh với tỷ giá hối đoái hàm ý từ PPP và chỉ số Big
Mac.
Các yếu tố ảnh hướng đến tỷ giá hối đoái
trong dài hạn

• Mức giá tương đối


• Các rào cản thương mại, ví dụ như thuế quan
• Sự ưa thích hàng nội so với hàng ngoại
• Năng suất
Bảng tóm tắt 1: Các yếu tố ảnh hướng đến tỷ
giá hối đoái trong dài hạn

Yếu tố Thay đổi trong yếu tố Phản ứng của tỷ giá


hối đoái, E *
Mức giá nội địa †
­ ¯

Các rào cản thương mại †


­ ­

Nhu cầu nhập khẩu ­ ¯

Nhu cầu xuất khẩu ­ ­

Năng suất ­ ­

* Lượng ngoại tệ trên một đô la: ­ cho biết nội tệ tăng giá; ¯, giảm giá.
† So với các nước khác.

Ghi chú: Chỉ tăng (­) trong các yếu tố được đề cập; hướng phản ứng của với tỷ giá hối đoái khi các yếu tố này giảm
là ngược lại với nội dung trong cột "Phản ứng của tỷ giá hối đoái".
Tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn: Phân tích
cung và cầu

• Tỷ giá hối đoái là giá của tài sản trong nước so với tài sản
nước ngoài
• Đường cung đối với tài sản trong nước
– Giả định lượng tài sản trong nước là cố định (đường cung
thẳng đứng)
• Đường cầu đối với tài sản trong nước
– Yếu tố quyết định quan trọng nhất là tỷ suất sinh lợi kỳ
vọng tương đối của tài sản trong nước
– Tại các giá trị hiện tại thấp hơn của đồng đô la (yếu tố
khác đều bằng nhau), lượng cầu tài sản đô la cao hơn
Hình 2 Trạng thái cân bằng trên thị
trường ngoại hối
Giải thích những thay đổi trong tỷ giá hối
đoái

• Sự thay đổi của nhu cầu đối với tài sản trong nước
– Lãi suất trong nước
– Lãi suất nước ngoài
– Tỷ giá hối đoái dự kiến trong tương lai
Hình 3 Phản ứng của tỷ giá với việc tăng
lãi suất trong nước, iD
Hình 4 Phản ứng của tỷ giá với việc tăng
lãi suất nước ngoài, iF
Hình 5 Phản ứng của tỷ giá với việc tăng tỷ giá
hối đoái dự kiến trong tương lai, Ete+1
Bảng tóm tắt 2: Các yếu tố làm thay đổi đường cầu đối
với tài sản trong nước và tác động đến tỷ giá hối đoái
Ứng dụng: Ảnh hưởng của những thay đổi
trong lãi suất đến tỷ giá hối đoái cân bằng

• Thay đổi lãi suất


– Khi lãi suất thực trong nước tăng, đồng nội tệ tăng
giá.
– Khi lãi suất trong nước tăng do lạm phát dự kiến
tăng, đồng nội tệ giảm giá.
• Thay đổi trong cung tiền
– Cung tiền trong nước cao hơn làm cho đồng nội tệ
giảm giá.
Hình 6 Ảnh hưởng của việc tăng lãi suất trong nước do
việc gia tăng trong lạm phát kỳ vọng
Ứng dụng: Khủng hoảng tài chính toàn
cầu và đồng đô la Mỹ

• Với sự bắt đầu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu vào tháng 8 năm 2007, đồng đô la bắt đầu giảm
giá trị nhanh chóng, giảm 9% so với đồng euro cho đến
giữa tháng 7 năm 2008. Sau khi chạm mức thấp nhất
mọi thời đại so với đồng euro vào ngày 11 tháng 7, giá
trị của đồng đô la đột ngột tăng vọt, hơn 20% so với
đồng euro vào cuối tháng 10. Mối quan hệ giữa cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu và những biến động
lớn về giá trị của đồng đô la là gì?
Ứng dụng: Brexit và bảng Anh

• Cuộc bỏ phiếu Brexit ở Vương quốc Anh vào ngày 23


tháng 6 năm 2016, đã dẫn đến sự mất giá gần 10% của
đồng bảng Anh, từ 1,48 đô la đổi được một bảng Anh
vào ngày 23 tháng 6, ngay trước cuộc bỏ phiếu, xuống
còn 1,36 đô la mỗi bảng vào 24 tháng 6. Điều gì giải
thích cho sự giảm giá mạnh của tỷ giá đồng bảng Anh
trong vòng một ngày?
Phụ lục: Điều kiện Ngang giá lãi suất
(Interest Parity Condition) (1/3)

• So sánh tỷ suất sinh lợi kỳ vọng trên tài sản trong nước
và tài sản nước ngoài
– Vì phần lớn các giao dịch trong thực tế trên thị trường
tiền tệ liên quan đến việc các chủ thể kinh tế mua và
bán tiền tệ dựa trên giá trị của chúng như một dạng
tài sản, do vậy cần phải hiểu về cách định giá những
tài sản này.
• Từ quan điểm của một chủ thể trong nền kinh tế Mỹ, tỷ
suất sinh lợi kỳ vọng đối với tài sản tính bằng đô la bằng
với lãi suất trong nước.
Phụ lục: Điều kiện Ngang giá lãi suất
(Interest Parity Condition) (2/3)

• Đối với một chủ thể nước ngoài, tỷ suất sinh lợi kỳ vọng
đối với tài sản định danh theo đô la sẽ bằng với lãi suất
liên quan đến chính tài sản đó, và được điều chỉnh theo
mức tăng giá hoặc giảm giá dự kiến của đồng đô la Mỹ
so với đồng Euro.
• Nếu tiền gửi ngân hàng nước ngoài và tiền gửi ngân
hàng Mỹ có thể được coi là sự thay thế hoàn hảo cho
nhau và sự chu chuyển vốn được duy trì, thì sẽ tồn tại sự
cân bằng giữa lãi suất tiền gửi ngân hàng bằng đô la Mỹ
và lãi suất tiền gửi ngân hàng bằng đồng Euro.
Phụ lục: Điều kiện Ngang giá lãi suất
(Interest Parity Condition) (2/3)

• Khái niệm này được tóm tắt trong phương trình sau đây.

E e
- Et
i D = i F - t +1
Et

• Phương trình này được gọi là điều kiện ngang giá lãi
suất.

You might also like