You are on page 1of 4

1. Vì sao phải phân quyền? Cho ví dụ.

Đơn giản vì càng nắm nhiều quyền thì lượng công việc bạn cần xử lý càng nhiều,
trách nhiệm càng lớn và chắc chắn một mình bạn không thể hoàn thành tốt tất cả.
Lợi ích của phân quyền là giúp bạn giảm áp lực cho mình và chỉ cần tập trung vào
các công việc chính, mang tính chất quyết định. Ngoài ra phân quyền còn giúp bạn
khai thác được các năng lực của nhân viên, tận dụng khả năng sáng tạo cả họ để
tăng hiệu quả công việc. Phân quyền cũng là cách để giới hạn sự can thiệp của
nhân viên vào các công đoạn khác.
Ví dụ: Nhân viên kho sẽ không được phép bán hàng, nhân viên bán hàng thì không
được phép kiểm kê sổ sách.
2. Ưu điểm, nhược điểm của nguyên tắc giao quyền?
- Mặt tích cực của học thuyết tam quyền phân lập thể hiện ở chỗ nó ngăn được sự
chuyên quyền rất dễ phát sinh ở xã hội mà sự thống trị thuộc về thiểu số ít người
trong xã hội. Về mặt lịch sử, học thuyết này đã giúp giai cấp tư sản đấu tranh có
hiệu quả để chống chế độ quân chủ chuyên chế trong điều kiện tương quan lực
lượng chưa ngả hẳn về phía giai cấp tư sản.
- Về hạn chế, do phân quyền nên dễ dẫn tới sự tranh chấp, kìm hãm lẫn nhau giữa
các cơ quan nhà nước nhằm giành quyền lợi nhiều hơn trong thực thi quyền lực
nhà nước. Đồng thời nó cũng tạo nên sự giảm đồng bộ, thống nhất và gắn kết giữa
các cơ quan quyền lực nhà nước. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, thuyết phân
chia quyền lực thực tế không phát huy được tác dụng trước đây của nó. Xu hướng
tập trung hoá quyền lực đã hạn chế mặt tích cực của học thuyết.
3. Giả sử bạn là một người lãnh đạo cấp cao và bạn giao nhiệm vụ và ủy
quyền cho một quản trị viên cấp dưới mà bạn tin cậy nhất là có thể làm tốt
một công việc, một hoạt động nào đó khá quan trọng trong hoạt động của
công ty và có thể người quản trị viên đó sẽ bị ghen ghét, đố kị bởi những
quản trị viên cùng cấp khác. Vậy thì trong trường hợp đó bạn có thể có
những giải pháp hay quyết định nào để mà tránh đi những sự việc không
tốt đó xảy ra trong nội bộ hay không?
Ví dụ: Giao nhiệm vụ cho các quản trị viên khác là hợp tác, hỗ trợ; hé lộ ra những
cơ hội, những hoạt động khác của công ty không kém phần hấp dẫn trong tương
lai;… ( mấy bạn có thể tìm thêm câu trả lời khác)
4. Lợi ích của việc phân quyền và ủy quyền là rất lớn, tuy nhiên trong 1 số tổ
chức lãnh đạo thường không muốn phân quyền hay ủy quyền. Lí do tại
sao lại như vậy?
Trả lời:
Ai cũng biết phân quyền và ủy quyền là rất lớn, tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ
cần thiết mà doanh nghiệp có thể dùng hoặc không dùng.
Phân quyền là xu hướng phân tán các quyền ra quyết định trong một tổ chức.
Trong mỗi doanh nghiệp đều có sự phân quyền nào đó. Nhưng cũng không thể có
sự phân quyền tuyệt đối, vì nếu những người quản lý phải giao phó hết quyền lực
của mình thì cương vị quản lý của họ sẽ mất đi, vị trí của họ phải loại bỏ, và như
vậy cũng lại không có cơ cấu tổ chức.
Mức độ phân quyền càng lớn khi:
-Số lượng các quyết định được đề ra ở các cấp tổ chức thấp hơn càng nhiều.
-Các quyết định được đề ra ở các cấp càng thấp trong tổ chức và có những ảnh
hưởng quan trọng.
-Càng có nhiều quyết định chức năng tác động bởi các quyết định được đưa ra ở
các cấp thấp hơn trong tổ chức.
-Sự phân quyền càng lớn nếu các quyết định của cấp dưới không cần phải tham
khảo ý kiến của cấp trên. Càng phải xin ý kiến ít người khi ra quyết định ở cấp bậc
quản lý càng thấp thì sự phân quyền càng lớn.
Ngoài những yếu tố ảnh hưởng đến sự cần thiết của phân quyền và ủy quyền thì
việc chấp nhận phân quyền hoặc ủy quyền còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố TÂM LÝ.
Phân quyền trong suy nghĩ của nhiều người là giảm quyền lực. Mà quyền lực là
phương tiện để tác động lên suy nghĩ và hành động của người khác, do đó, sẽ có sự
mâu thuẫn rất lớn về tâm lý của người quản lý khi phân quyền.
Ngoài việc sợ mất quyền lực, còn tâm lý lo sợ và không tin tưởng người khác khi
trao quyền. Về lý thuyết, phân quyền và trao quyền không có nghĩa là không chịu
trách nhiệm về các quyết định của người được trao quyền, do đó, để tránh rủi ro,
các nhà quản lý thường "ôm quyền" nhiều hơn là "phân quyền".
5. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ phân quyền?
 Môi trường phức tạp và biến động
 Những nhà quản trị cấp thấp hơn có khả năng và kinh nghiệm ra quyết
định
 Những nhà quản trị cấp thấp hơn muốn tham gia làm quyết định
 Quyết định kém quan trọng
 Công ty phân tán rộng theo lãnh thổ
6. Nếu là nhà quản trị , anh chị có thực hiện việc giao quyền không ? Tại
sao? Nếu giao quyền thì anh chị sẽ làm gì để bảo vệ việc giao quyền đó một
cách tốt đẹp ?
Nếu là nhà quản trị thì tôi sẽ thực hiện giao quyền vì theo tính nghệ thuật của
nhà quản trị là : quản trị giỏi không phải cái gì cũng mó tay vào làm mà phải
biết sử dụng người khác có năng lực làm thay cho mình.
+Trước hết giao quyền là tạo cho người khác quyền lực và trách nhiệm để thực
hiện một hoạt động nhất định , một tổ chức muốn đạt được mục tiêu cần phải
có sự giao quyền.
+ Thứ hai ,mục đích của giao quyền là làm cho tổ chức có thể thực hiện được
mục tiêu trên cơ sở huy động được sức lực và trí tuệ của cấp dưới để cho tiến
trình giao quyền hiệu quả
Để đảm bảo sự giao quyền được tốt đẹp thì phải tuân thủ nghệ thuật giao
quyền:
-Hầu hết những thất bại trong việc giao quyền không phải do những nhà quản
trị không hiểu được bản chất và nguyên tắc giao quyền mà là do họ không có
khả năng hoặc không sẵn sàng áp dụng chúng trong thực tiễn . Có một số gợi ý
về mặt nghệ thuật mà nhà quản trị cần phải lưu ý
+ Sự sẵn sàng tạo cơ hội cho người khác : nhà quản trị khi giao quyền phải sẵn
lòng tạo cho người khác một dịp để suy nghĩ
+Sự sẵn sàng chia sẻ: nhà quản trị phải sẵn sàng ra quyết định cho người được
giao quyền .
+ Sẵn sàng cho phép người khác mắc sai lầm
+ Sẵn sàng tin cậy cấp dưới
+ Sẵn sàng lập ra và sử dụng kiểm tra rộng rãi
7. Bản chất của quyền hành trong các quyết định về quản trị là gì và nó bị
hạn chế bởi các yếu tố nào?
Bản chất của quyền hành trong các quyết định về quản trị là ai có quyền gì đối
với ai, ở đâu, vào lúc nào và nó có nghĩa là ai cũng phải phục tùng sự quản lý
và điều hành của ai. QH trong quyết định của quản trị phụ thuộc vào rất nhiều
vào việc phân quyên, ủy quyền, cùng với đó là việc xác định quyền hạn và
quyền lực cho mỗi cá nhân, bộ phận trong một tổ chức. Bên cạnh đó,QH còn bị
hạn chế bởi nhiều yếu tố như luật pháp, các quy định của nhà nước, đạo đức xã
hội, điều kiện sinh học của con người....

You might also like