You are on page 1of 2

Câu 10: Phân biệt giữa phân quyền và ủy quyền?

Tại sao nói ủy quyền là


công cụ quản trị hữu hiệu mà nhà quản trị phải biết sử dụng? Theo anh (chị) nhà
quản trị cần làm gì để nâng cao hiệu quả của ủy quyền?
Bài làm
Quyền lực trong tổ chức là mức độ đọc lập trong hoạt động dành cho một
người thông qua việc cho họ quyền ra các quyết định hay đưa ra các mệnh lệnh chỉ
thị.
Phân quyền là xu hướng phân tán các quyền ra quyết định trong một cơ cấu
tổ chức. Nó là cơ sở của việc uỷ quyền.
Trong mỗi tổ chức đều có một sự phân quyền nào đó, nhưng cũng không thể
có sự phân quyền tuyệt đối, vì nếu những nhà quản trị phải giao phó hết quyền lực
của mình, cương vị quản trị của họ mất đi, vị trí của họ bị loại bỏ, như vậy sẽ
không có cơ cấu tổ chức.
Ủy quyền là việc tạo cho người khác quyền hành và trách nhiệm để thực
hiện một hoạt động nhất định .
Chỉ có một số nhân viên hạn chế mà nhà quản trị có thể giám sát và ra quyết
định có hiệu quả. Một khi vượt quá giới hạn này, quyền lực sẽ phải được giao phó
cho cấp dưới để cấp dưới thay thế các nhà quản trị cấp trên, ra các quyết định trong
phạm vi lĩnh vực trách nhiệm họ được giao phó
Xuất phát từ hai định nghĩa trên cho chúng ta thấy sự khác nhau của phân
quyền và ủy quyền là:
Việc uỷ quyền, như một nghệ thuật, chịu ảnh hưởng của các quan điểm
riêng từng người. trong khi đó phân quyền chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác
mà một người quản lý cần nhận ra khi xác định mức độ uỷ quyền; đó là:
Mức độ phân quyền càng lớn khi:
+ Số lượng các quyết định được đề các cấp tổ chức thấp hơn càng ngày càng
nhiều.
+ Các quyết định định đề ra ở các cấp thấp trong tổ chức càng quan trọng.
+ Càng có nhiều chức năng chịu tác động bởi các quyết định được ra ở cấp
thấp hơn.
+ Nhà quản trị càng ít phải kiểm tra một quyết định cùng với những người
khác .
Ủy quyền là công cụ quản lý hữu hiệu mà nhà quản trị phải biết sử dụng bởi
vì ủy quyền được ví von như là con dao hai lưỡi nếu biết sữ dụng thì phát huy rất
hữu hiệu. Một tổ chức muốn đạt được mục tiêu cần phải có sự uỷ quyền bởi vì
chúng ta không thể có những nhà quản trị có khả năng tự làm được tất cả mọi công
việc, vì vậy khi doanh nghiệp phát triển, vấn đề uỷ quyền phải được thực hiện.
Ủy quyền bảo đảm cho một tổ chức vận hành ổn định, hơn thế nữa uỷ quyền
còn góp phần đào tạo nhân nhiên dưới quyền nâng cao năng lực quản trị thông qua
việc giao cho họ những công việc và những trách nhiệm tương xứng để họ phát huy
năng lực của mình.
Để nâng cao hiệu quả uỷ quyền nhà quản trị cần nắm vững nguyên tắc uỷ
quyền:
Người được uỷ quyền phải là người cấp dưới trực tiếp làm những công việc
đó.
Sự uỷ quyền không làm mất đi hay thu thu nhỏ trách nhiệm của người uỷ
quyền.
Quyền lợi, nghĩa vụ của người uỷ quyền và người được uỷ quyền phải bảo
đảm và gắn bó với nhau.
Nội dung, ranh giới của nhiệm vụ uỷ quyền phải được xác định rõ ràng.
Uỷ quyền phải tự giác không được áp đặc.
Người được uỷ quyền phải có đầy đủ thông tin trước khi bắt tay vào việc.
Luôn luôn có sự kiểm tra trong quá trình thực hiện uỷ quyền,

You might also like