You are on page 1of 1

Tại sao xu hướng mới hiện nay nhiều tổ chức đang áp dụng hình thức phân quyền thay

cho hình thức quan liêu? (ở đây anh sẽ


xem quan liêu tương đương tập quyền).

Quan liêu đề cập đến quá trình trong đó các hoạt động liên quan đến hoạch định chính sách và ra quyết định trong tổ chức tập trung
vào 1 người lãnh đạo. Quyền chỉ đạo sẽ diễn ra theo cách từ trên xuống, mọi quyền hạn đều tập trung vào người lãnh đạo.

Ngược lại, phân quyền trao quyền cho các nhóm hoặc các bộ phận, phòng ban đưa ra quyết định, thúc đẩy giao tiếp theo mọi hướng.

Khi thực hiện phân quyền, doanh nghiệp có thể đạt được các ưu điểm sau:

- Quyền hạn được phân tán: Nhân viên có thể đóng góp vào quá trình ra quyết định của tổ chức, việc tham gia vào khâu
khảo sát quyết định giúp nhân viên có thêm động lực trong công việc. Thêm vào đó, khi nhân viên gặp khó khăn, các
lãnh đạo có thể dễ dàng hiểu họ vì chính lãnh đạo này là người ra quyết định và cũng góp phần thực hiện quyết định.
- Tăng hiệu suất công việc: Thay vì chờ đợi quyết định để giải quyết 1 vấn đề cụ thể nào từ cấp lãnh đạo, nhân viên có thể
có 1 số quyền hạn nhất định trong việc ra quyết định, từ đó nâng cao hiệu suất công việc.
- Tăng lòng tín nhiệm từ nhân viên: Ban lãnh đạo sẽ trở nên tín nhiệm với nhân viên khi nhân viên được phép chủ động
trong công việc họ làm.
- Giảm áp lực ra quyết định: Ban lãnh đạo được giảm bớt áp lực trong việc đưa ra quyết định vì bản thân các cấp đều gần
gũi với nhân viên, hiểu rõ bản chất công việc mà nhân viên được giao, từ đó nắm được quyết định tiếp theo cần ban
hành.
- Tránh được tính chủ quan: Bởi sự góp ý từ nhiều bộ phận, phòng ban mà quyết định của ban lãnh đạo cũng bớt đi tính
thiên kiến, chủ quan, mang nhiều hơn tính xây dựng, khách quan cho tổ chức.

Tương phản giữa cách tiếp cận kiểm soát quan liêu và kiểm soát phân quyền?

Trong một môi trường đại học sử dụng kiểm soát quan liêu và kiểm phân quyền có những lợi ích gì? Phương pháp nào sẽ tốt
hơn? Tại sao?

Phương pháp phân quyền sẽ tốt hơn. Những lý do sau sẽ bổ sung giải thích cho nhận định trên:

- Khi chúng ta hướng tới một nền kinh tế và xã hội thâm dụng kiến thức hơn, tầm quan trọng của quản lý tri thức ngày
càng lớn hơn. Nhiều nghiên cứu khác nhau chứng minh rằng cơ cấu tổ chức phi tập trung sẽ có lợi hơn cho việc quản lý
kiến thức hiệu quả. Ví dụ, Nahm và cộng sự. (2003) cho thấy lợi ích của việc phân cấp sẽ lớn hơn trong các tổ chức nơi
có nhiều hoạt động học tập hơn, nhiều công việc dựa trên kiến thức hơn và nhiều chia sẻ kiến thức hơn. Tương tự như
vậy, Pertusa-Ortega et al. (2010) tiết lộ cách phân quyền thúc đẩy việc sáng tạo tri thức vì có nhiều cá nhân tham gia vào
việc ra quyết định hơn, tạo ra số lượng lớn hơn và đa dạng hơn các ý tưởng (có thể dẫn đến sự tích hợp sáng tạo của các
quan điểm khác nhau) và giúp đảm bảo thực hiện thành công các ý tưởng đã chọn .

You might also like