You are on page 1of 18

CHƯƠNG 1

NHÀ QUẢN TRỊ TRONG


MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC ĐA VĂN HOÁ

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

 Xu hướng toàn cầu hoá và các tổ chức, doanh nghiệp đa văn hóa
 Quan điểm toàn cầu của Nhà quản trị


Tài liệu nghiên cứu của chương 1

 1. Dr. David C Thomas (2010), Cross – Cutural


Management: Essential Concepts, 2nd edition, Sage. Đọc từ
trang 3 đến trang 26
 2. Mohamed Branine (2011), Managing Across Cultures
Concepts, Policies and Practices, Sage Publications Ltd
(April 6, 2011), đọc từ trang 1 đến trang 70
 3. Charlenne M.Solomon, Michael S.Schell (2010), Người
dịch: TS. Nguyễn Thọ Nhân, Quản lý xuyên văn hoá, Nhà
xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, từ trang 61 đến
82;
 4. Robert T. Moran, Ph.D, Philip R. Harris, Ph.D, Sarah V.
Moran, M.A,Managing Cultural Differences, 7th edition,
Elsevier, từ trang 2 đến 40
1.1. Xu hướng toàn cầu hóa và các
tổ chức doanh nghiệp đa văn hóa
Toàn cầu hóa là gì?

 QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA LÀM TĂNG YẾU TỐ ĐA VĂN HÓA
TRONG CÁC TỔ CHỨC / DN
 Theo tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD):

“Toàn cầu hóa là quá trình diễn ra do sự thay đổi về


công nghệ, tăng trưởng dài hạn, liên tục về đầu tư
nước ngoài và nguồn lực quốc tế và sự hình thành
trên phạm vi rộng lớn với quy mô toàn cầu với
những hình thức mới về các mối liên kết quốc tế
giữa các công ty và các quốc gia. Sự kết hợp này
làm tăng quá trình hội nhập giữa các quốc gia và
thay đổi bản chất của cạnh tranh toàn cầu”
Đặc trưng cơ bản của Toàn cầu hóa

 Về kinh tế: TCH như một giai đoạn phát triển mới
của quá trình quốc tế hóa kinh tế. Kết quả của toàn
cầu hóa sâu sắc sẽ dẫn đến một thế giới không biên
giới và một nền KTTG phụ thuộc lẫn nhau, mở và
hòa nhập hơn
 Về chính trị: TCH là xu thế quốc tế hóa các vấn
đề chính trị thế giới
 Về văn hóa: TCH dẫn đến sự hội nhập mạnh mẽ
của nhiều nền văn hóa khác nhau. Sự ảnh hưởng
VH không cân bằng.
Sự liên kết kinh tế / phụ thuộc kinh tế
giữa các quốc gia trong bối cảnh toàn
cầu hóa
 Toàn cầu hoá là một hiện tượng, một quá trình, một xu thế liên
kết trong quan hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về
nhiều mặt của đời sống xã hội giữa các quốc gia.

 Một trong những khía cạnh cơ bản của toàn cầu hóa là toàn cầu
hóa nền kinh tế với sự hội nhập kinh tế giữa các quốc gia thông
qua các diễn đàn, các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế và
bằng việc ký kết các hiệp định thương mại song và đa phương.

 Về bản chất, toàn cầu hóa nền kinh tế là sự gia tăng nhanh
chóng các hoạt động kinh tế vượt qua biên giới
 Chính sách và pháp luật cạnh tranh trong xu thế hội nhập
các quốc gia và giữa các khu vực với nhau, tạo ra sự tùy
thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động và
phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới hội nhập và
thống nhất.

 Sự phát triển của khoa học công nghệ, mở cửa thị trường
cho giao thương quốc tế, gia nhập vào các tổ chức quốc tế
và khu vực đã làm gia tăng nhanh chóng của những giao
dịch thương mại vượt ra khỏi biên giới của mỗi quốc gia.

 Toàn cầu hóa và sự liên kết/sự phụ thuộc kinh tế giữa các
quốc gia đã làm thúc đẩy yếu tố đa văn hóa trong các tổ
chức/Doanh nghiệp.
Ví dụ: Chuỗi cung ứng toàn cầu

 Chuỗi cung ứng toàn cầu bao gồm tất cả các tổ chức
tham gia ở bình diện toàn cầu, một cách trực tiếp hay
gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng thể
hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá
trình từ nhà cung cấp ban đầu cho đến khách hàng cuối
cùng.
Lợi ích của chuỗi cung ứng toàn cầu

 Tổ chức có thể chuyên môn hóa trong một loại hoạt động để
tận dụng lợi thế của quốc gia và của tổ chức
 Khỏa lấp một cách hữu hiệu khoảng trống giữa nguồn cung với
nhu cầu cuối cùng trong phạm vi khu vực và toàn cầu
 Nhà sản xuất bố trí cơ sở sản xuất tại vị trí tốt nhất, có thể ở
các nước khác nhau, bất kể vị trí của khách hàng
 Thông qua việc tập trung hoạt động sản xuất ở một số cơ sở
lớn nhà SX hưởng lợi từ tính kinh tế theo quy mô
 Nhà SX không cần lưu trữ số lượng lớn các sản phẩm hoàn
thành
 …
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC TỔ CHỨC TRONG
MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU

Cơ hội
- Mở rộng môi trường hoạt động cho các tổ chức
- Tăng khả năng thu hút nguồn lực bên ngoài cho tổ chức
- Trao đổi nguồn lực giữa các tổ chức

Thách thức
- TCH làm tăng áp lực cạnh tranh từ môi trường bên ngoài
- Do phải thực hiện nhiều cam kết mang tính quốc tế → giảm quyền tự
chủ trong các quyết định của tổ chức
- Đối mặt với các tác động (nhiễu) từ bên ngoài khi không còn hàng rào
bảo vệ
1.2.Quan điểm toàn cầu (Global
mindset) trong hoạt động quản trị
Thế nào là một người có quan điểm toàn cầu?

 Người có quan điểm toàn cầu là người:

 Có khả năng nhận ra những cơ hội kinh doanh trên


toàn cầu,
 Có khả năng nhận diện và thích nghi với các tín hiệu
văn hóa khác nhau
 Có khả năng giao tiếp hiệu quả với những người đến
từ các nền văn hóa khác nhau
 Có khả năng làm việc hiệu quả ở bất kỳ nơi nào trên
thế giới.
1.2.1. Thiết lập quan điểm toàn cầu của nhà quản trị

 Tìm nguồn trên toàn cầu


 Tính cơ động toàn cầu
 Tiếp thị toàn cầu
 Trí tuệ và cộng tác toàn cầu
1.2.1.1. Tìm nguồn trên toàn cầu

 Tìm nguồn trên toàn cầu là việc tìm kiếm tài nguyên, nhân
lực để cung cấp cho một tổ chức với những người tốt nhất
cho công việc, bất kể họ đang ở đâu
 Tìm thông tin, nhân lực, vật lực trên toàn cầu để phục vụ cho
lợi ích của DN
 Tìm được người tài trên toàn cầu để đưa về làm việc cho DN
của mình
1.2.1.2. Tính cơ động toàn cầu

 Sự linh hoạt, chuyển đổi nơi làm việc


 Người nước này làm việc tại nước khác
 Lao động nhập cư
 Đồng nghiệp, đối tác, khách hàng, nhà cung
cấp…đến từ các nền văn hóa khác nhau
1.2.1.3. Tiếp thị toàn cầu

 Doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh định


hướng toàn cầu
 Sản phẩm, dịch vụ cần hướng tới khách hàng/
người tiêu dùng toàn thế giới
 Hiểu biết văn hóa của khách hàng / người tiêu
dùng ở từng quốc gia để có cách tiếp cận phù hợp
1.2.1.4. Trí tuệ và cộng tác toàn cầu

 Biết cách làm việc với những người có lai lịch và quốc
tịch khác nhau
 Xây dựng môi trường làm việc để khuyến khích các
nhân viên đến từ các nền văn hóa khác nhau phát huy
được tối đa năng lực của bản thân
 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp để các nhân viên đa
văn hóa cộng tác hữu hiệu, khơi dậy nguồn trí tuệ của
nhau, kích thích sự sáng tạo.
CÂU HỎI THẢO LUẬN

 Vì sao toàn cầu hóa làm gia tăng yếu tố đa văn hóa trong các tổ chức doanh nghiệp?
Minh họa thực tiễn
 Nhà quản trị cần làm gì để có global mindset? Liên hệ thực tiễn

You might also like