You are on page 1of 6

1.

Quốc tế hóa
Quốc tế hóa là quá trình một doanh nghiệp hoặc thị trường địa phương
sản xuất các sản phẩm và dịch vụ của mình theo cách phù hợp với nhu
cầu và mong muốn của các quốc gia khác. Do đó, các dịch vụ và sản
phẩm này có thể dễ dàng được sử dụng và điều chỉnh bở i những người
ở các quốc gia khác. Quốc tế hóa, nói cách khác, là quá trình tăng sự
tham gia của một doanh nghiệp cụ thể của một công ty vào thị trường
quốc tế. Để điều này xảy ra, thị trường địa phương cụ thể đó nên thiết
kế một sản phẩm hoặc dịch vụ theo cách nó sẽ đáp ứng nhu cầu của
người dùng ở nhiều quốc gia với chi phí và nỗ lực tối thiểu. Và, điều
này có thể bao gồm các hoạt động như tìm nguồn cung ứng, sản xuất và
bán vật liệu, linh kiện, hàng hóa và dịch vụ, v.v.

Quốc tế hóa là nỗ lực của thị trường địa phương và các công ty kinh
doanh để kinh doanh tại một hoặc nhiều thị trường nước ngoài. Do đó,
với sự gia tăng của cơ sở khách hàng của một thị trường địa phương
nhất định trên thị trường quốc tế, họ cũng sẽ bắt đầu tạo kết nối với các
thị trường quốc tế khác; đây là khía cạnh của toàn cầu hóa. Theo đó,
quốc tế hóa có nghĩa là sự gia tăng hoặc mở rộng các dịch vụ và thương
mại giữa các quốc gia hoặc các chủ thể khác trong giai đoạn quốc tế. Do
đó, điều này đề cập đến việc mở rộng các lĩnh vực như thương mại quốc
tế, quan hệ quốc tế, điều ước quốc tế, hoạt động ngoại giao, v.v. Nhìn
chung, quốc tế hóa dẫn đến việc mở rộng các mối quan hệ về kinh tế,
chính trị và thương mại giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới. Nói
một cách tổng quát, cũng có thể sử dụng khái niệm quốc tế hóa cho các
lĩnh vực khác như giáo dục và nhân quyền.
2. Toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa đề cập đến sự tương tác trên toàn thế giới hoặc sự kết
nối của thị trường tư nhân và công cộng địa phương trong một lĩnh
vực toàn cầu, tôn trọng các quy tắc và quy định được chấp nhận phổ
biến. Sự tích hợp các khía cạnh kinh tế, tài chính, văn hóa, vv cho
phép dễ dàng di chuyển xuyên biên giới và chuyển giao người, vốn,
dữ liệu, hàng hóa và dịch vụ.
Toàn cầu hóa dẫn đến sự xuất hiện của các thị trường mở, các nền
kinh tế thương mại tự do thông qua biên giới thương mại phi thuế
quan, giảm lưu lượng, phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông.

Các chiến lược liên quan đến kinh doanh trải rộng vào khía cạnh văn
hóa của các quốc gia và cộng đồng khác, cho phép tạo ra một nền văn
hóa đồng hóa mới. Do đó, toàn cầu hóa tác động không chỉ đến nền
kinh tế của một quốc gia nhất định, mà cả các lĩnh vực khác như
chính trị, xã hội, văn hóa. Do đó, toàn cầu hóa có thể được xác định
là bao gồm quốc tế hóa và nội địa hóa. Tuy nhiên, thị trường tự do
này chỉ có lợi cho các tập đoàn đa quốc gia lớn của nhà nước, cuối
cùng gây thiệt hại cho các doanh nghiệp nhỏ hơn và bản sắc văn hóa
địa phương. Hơn nữa, do thị trường mở và sự di chuyển mở của những
người xuất phát từ toàn cầu hóa, việc di cư không kiểm soát được tạo
ra các vấn đề trong xã hội cũng như sự ổn định chính trị trong cộng
đồng địa phương. Những tác động bất lợi như vậy của toàn cầu hóa
là nguyên nhân chính khiến Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu) .

2.2. Tác động của toàn cầu hóa tới quan hệ chính trị quốc tế và lập trường của
Việt Nam
2.2.1. Sự tác động của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa tạo thành một quá trình phát triển tất yếu và mạnh mẽ như hiện nay là
do sự tăng trưởng của thị trường tài chính toàn cầu, sự mở rộng liên kết kinh tế trên
thế giới. Trong bối cảnh nền chính trị thế giới có nhiều cực, các công ty đa quốc gia
ngày càng phát triển và không ngừng lớn mạnh, khoa học công nghệ hiện đại phát
triển mạnh mẽ ngày càng xóa đi khoảng cách trong mọi lĩnh vực hoạt động trên phạm
vi toàn cầu. Để hiểu đúng bản chất của quá trình toàn cầu hoá kinh tế, cần quán triệt,
vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa kinh tế và chính trị khi xem xét vấn đề toàn
cầu hoá kinh tế. Trên cơ sở phương pháp luận ấy, có thể cho rằng trong bản chất,
toàn cầu hoá kinh tế có tính hai mặt. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển
nhưng cũng chứa đựng nhiều nhân tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn
cho các quốc gia dân tộc, nhất là các nước đang phát triển.
Một mặt, toàn cầu hoá là xu thế khách quan gắn liền với xu thế phát triển của nền sản
xuất xã hội, là kết quả tất yếu của sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công
lao động quốc tế ngày càng sâu rộng. Bản chất khách quan của toàn cầu hoá được
quy định bởi tính tất yếu khách quan từ quá trình quốc tế hoá sức sản xuất xã hội.
Mặt khác, toàn cầu hoá trong giai đoạn hiện nay gắn liền với chủ nghĩa tư bản và hiện
đang bị chủ nghĩa tư bản, nhất là các nước tư bản phát triển và các tập đoàn xuyên
quốc gia tư bản chi phối, lợi dụng để phục vụ cho mục đích của họ. Đây là vấn đề lớn
đặt ra tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị quốc tế trong thế giới đương đại.
Trên thực tế, toàn cầu hoá không chỉ diễn ra trên lĩnh vực kinh tế, mà còn diễn ra trên
nhiều mặt khác của đời sống xã hội (an ninh, đối ngoại, văn hoá, tư tưởng…). Song,
toàn cầu hoá kinh tế là cơ bản và thực chất của xu hướng toàn cầu hoá. Xu hướng
tự do hoá kinh tế song song với xu hướng bảo hộ mậu dịch, toàn cầu hoá kinh tế đi
đôi với khu vực hoá, toàn cầu hoá đi liền với phản toàn cầu hoá, phát triển gắn liền
với những nhân tố phản phát triển.
Vì vậy, không thể quan niệm một cách đơn giản, phiến diện về quá trình toàn cầu hoá
kinh tế, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Toàn cầu hoá kinh tế là một quá trình phức
tạp, đầy mâu thuẫn, có tính chất hai mặt, chứa đựng cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực,
cả thời cơ và thách thức đối với tất cả các quốc gia dân tộc, trong đó các nước đang
phát triển, chậm phát triển chịu nhiều thách thức gay gắt hơn. Quá trình toàn cầu hoá
kinh tế và gắn với nó là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác,
vừa đấu tranh hết sức quyết liệt; và đó cũng là một đặc điểm lớn trong đời sống chính
trị thế giới hiện nay.
Tác động của toàn cầu hoá trong đời sống chính trị quốc tế hiện nay ngày càng sâu
sắc và mạnh mẽ, đến tất cả các mối quan hệ chính trị quốc tế cả tích cực và tiêu cực.
Cạnh tranh kinh tế, thương mại, giành giật thị trường, nguồn tài nguyên, năng lượng,
nguồn vốn, công nghệ… giữa các nước diễn ra ngày càng gay gắt, tác động mạnh
mẽ đến đời sống chính trị quốc tế, làm cho chính trị thế giới trở nên phức tạp hơn.
Toàn cầu hóa thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất, đưa
lại tăng trưởng kinh tế cao; góp phần quan trọng chuyển hóa cơ cấu kinh tế thế giới;
cạnh tranh kinh tế ngày càng trở nên gay gắt; làm sâu sắc hơn sự chuyên môn hóa
và phân công lao động trên quy mô toàn cầu; tạo nên khả năng phát triển rút ngắn
cho các nước đang phát triển; thúc đẩy sự xích lại gần ngau giữa các dân tộc; góp
phần giao lưu văn hóa, nâng cao dân trí và sự khẳng định của các dân tộc6. Toàn cầu
hoá kinh tế diễn ra ngày càng sâu rộng, mạnh mẽ với nhiều tầng nấc khác nhau trong
sự đan xen của những nhân tố thuận và nghịch, là quá trình không phải đơn giản,
trơn tru, bằng phẳng. Các cường quốc tư bản chủ nghĩa phát triển là những lực lượng
chủ đạo, là lực lượng đang chi phối quá trình toàn cầu hoá, là động lực thúc đẩy và là
người thu lợi chủ yếu từ quá trình toàn cầu hoá, do đó chi phối chính trị quốc tế, làm
cho quá trình toàn cầu hóa là toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa. Toàn cầu hoá hiện nay
diễn ra trong sự bất công, bất bình đẳng do tính chất tư bản chủ nghĩa của nó, do sự
chi phối của các nước tư bản phát triển, của các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia.
Trong quá trình toàn cầu hoá, sự bất bình đẳng giữa các nước phát triển và đang phát
triển ngày càng tăng, hố ngăn cách giàu nghèo giữa các nước và trong từng nước
ngày càng lớn.
Trong điều kiện toàn cầu hóa phát triển ngày càng mạnh mẽ, vị trí, vai trò của các
nước đang phát triển, của các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng có trọng
lượng trong các mối quan hệ quốc tế và trong đời sống chính trị quốc tế. Quá trình
toàn cầu hoá làm cho các mối quan hệ quốc tế trong đời sống chính trị quốc tế trở
nên chặt chẽ và khăng khít hơn, do đó, chính trị của các nước có cơ sở quan hệ chặt
chẽ và phụ thuộc vào nhau nhiều hơn bởi các mối liên kết và quan hệ kinh tế, thương
mại giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới.
Toàn cầu hóa làm cho đời sống con người trở nên kém an toàn hơn, an ninh chính trị
thế giới trở nên khó kiểm soát hơn, từ an ninh kinh tế, văn hóa, xã hội đến an ninh
chính trị, từ an ninh từng con người, gia đình đến an ninh quốc gia và an ninh toàn
nhân loại. Toàn cầu hóa tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, đánh mất
độc lập chủ quyền quốc gia; tạo khả năng quốc tế hóa các hiện tượng tiêu cực xã hội.
Toàn cầu hóa đặt ra đặc biệt đối với các nước đang phát triển những thách thức to
lớn, nếu vượt qua thì cái được là rất lớn, nếu không vượt qua được thì cái mất là rất
to, khó có thể lường trước.
Vấn đề giữ vững độc lập tự chủ, đặc biệt là bảo đảm nền kinh tế độc lập, tự chủ trong
điều kiện toàn cầu hóa là vấn đề trở nên phức tạp, chi phối mạnh mẽ các mối quan
hệ trong đời sống chính trị quốc tế. Các quan hệ chính trị quốc tế được dựa trên cơ
sở của các mối liên kết kinh tế song phương, đa phương và các thiết chế kinh tế, tài
chính quốc tế, khu vực, trở nên phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn. Các quan hệ chính trị
lại làm cho các mối liên kết và quan hệ kinh tế của các nước có điều kiện được mở
rộng và vững chắc hơn. Toàn cầu hóa là cả một quá trình phát triển, ẩn chứa những
sức mạnh ghê gớm, cùng những thách thức và nguy cơ rất lớn, đòi hỏi mỗi quốc gia
dân tộc phải chủ động giữ vững bản sắc văn hóa, độc lập tự chủ, kiểm soát và chế
ngự tính chất không giới hạn, mặt tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, nhất là đối với
các nước đang phát triển.
2.2.2. Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, dân chủ, công bằng và tiến bộ xã
hội trong bối cảnh toàn cầu hoá
Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội không phải
là một chủ đề mới của đấu tranh dân tộc và giai cấp trên thế giới. Tuy nhiên, trong bối
cảnh toàn cầu hoá, chủ đề này hiện đang nổi lên mấy vấn đề đáng chú ý như sau:
Trong toàn cầu hoá kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề độc lập dân
tộc và chủ quyền quốc gia, một lần nữa, lại được đặt ra rất gay gắt đối với các nước
đang phát triển. Các nước này có cơ hội tranh thủ các điều kiện và nguồn lực bên
ngoài để phát triển kinh tế-xã hội, từng bước giành độc lập về kinh tế, củng cố độc lập
về chính trị; đồng thời, cũng đứng trước những khó khăn và thách thức rất lớn, phải
đương đầu với những tác động phức tạp theo cả hai chiều thuận và không thuận, tích
cực và tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá kinh tế do các nước công nghiệp phát triển
và các tập đoàn xuyên quốc gia chi phối.
Đáng chú ý là mặt thuận và mặt không thuận, tác động tích cực và tác động tiêu cực
luôn quyện chặt với nhau, chứa đựng trong nhau. Ví dụ: vấn đề chuyển giao công
nghệ và nguy cơ lệ thuộc về công nghệ; vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài và nguy
cơ hình thành cơ cấu kinh tế lạc hậu; vấn đề mở rộng xuất khẩu và sức ép mở cửa
thị trường; vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế và việc phải chấp nhận các “luật chơi” quốc
tế đã có; v. v. . Đúng như Đảng ta đã nhận định: “Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế
khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực, vừa có
mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh”
2.2.3. Lập trường của Việt Nam đối với vấn đề toàn cầu hoá hiện nay
Là một nước đang phát triển, trong dòng chảy toàn cầu hoá, Việt Nam ý thức rất rõ
về cả những cơ hội to lớn và cả những thách thức không nhỏ mà toàn cầu hoá mang
lại. Việt Nam nhìn nhận toàn cầu hoá như một tất yếu khách quan đồng thời khẳng
định sự cần thiết phải có những động thái nỗ lực chủ quan của mỗi quốc gia, chủ thể
quan hệ quốc tế mới có thể thúc đẩy những mặt thuận của toàn cầu hoá phát triển.
Lập trường của Việt Nam về vấn đề toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế có thể khái quát
gồm 04 điểm:
i) Toàn cầu hoá là xu thế khách quan;
ii) Quá trình toàn cầu hoá hiện đang bị các nước tư bản phát triển và các tập
đoàn xuyên quốc gia chi phối; cho nên chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa
có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh;
iii) Toàn cầu hoá tác động nhiều chiều đến tất cả các nước, các nền kinh tế,
vừa mở ra cơ hội phát triển, vừa tạo ra thách thức, nhất là đối với các nước
đang phát triển;
iv) Việt Nam không thể đứng ngoài quá trình toàn cầu hoá, phải chủ động và
tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên
các lĩnh vực khác.
Toàn cầu hóa nói chung và toàn cầu hóa về kinh tế nói riêng luôn luôn có tính chất
hai mặt, vừa tích cực vừa tiêu cực, chứa đựng cả thời cơ và thách thức. Trong quá
trình đó các nước chậm phát triển như Việt Nam đảng phải gánh chịu những mặt tiêu
cực và những thách thức gay gắt hơn.
Trong xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia muốn tiếp tục phát triển phải chủ động hội
nhập quốc tế với những bước đi thích hợp và có chính sách khôn khéo tận dụng
những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế,
đồng thời phải đoàn kết đấu tranh chống lại sự áp đặt đe doạ của các thế lực lợi dụng
toàn cầu hóa để thực hiện những ý đồ riêng của họ.
Nhận thức đúng đắn xu thế tất yếu khách quan cũng như những mặt tiêu cực, những
thách thức của toàn cầu hóa nói chung và toàn cầu hóa về kinh tế nói riêng, trong khi
tiếp tục khẳng định con đường và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng cộng
sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có những quan
điểm, chủ trương chính sách thích hợp trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực,
đa dạng hóa đa phương hóa quan hệ quốc tế.
Trong quá trình chủ động hội nhập, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn luôn khẳng định
những quan điểm, lập trường có tính nguyên tắc là: Việt Nam muốn làm bạn với tất
cả các nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và cùng có lợi: hội nhập phát triển kinh
tế nhưng phải giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa, truyền thống dân tộc; mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ mọi nguồn lực từ bên
ngoài, trên cơ sở phát huy nội lực là chính: hội nhập là quá trình vừa hợp tác vừa đấu
tranh chống mọi sự áp đặt, xâm phạm độc lập, chủ quyền bất bình đẳng, can thiệp
công việc nội bộ của nước khác, tích cực góp phần đấu tranh vì một thế giới hòa bình,
hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và phát triển trên cơ sở pháp luật quốc tế

You might also like