You are on page 1of 26

• CHƯƠNG 4: QUẢN TRỊ TRONG MÔI TRƯỜNG

TOÀN CẦU
I. Toàn cầu hóa và quản trị toàn cầu
II. Doanh nghiệp toàn cầu
III. Môi trường kinh doanh quốc tế
IV. Các liên minh mậu dịch quốc tế
I. Toàn cầu hóa và quản trị toàn cầu
•I.1.Toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong
nền kinh tế thế giới, được tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng
giữa các quốc gia, các tổ chức, các cá nhân trong mọi lĩnh vực văn hóa, chính
trị, kinh tế trên quy mô toàn cầu

Toàn cầu hóa: Là sự gia tăng nhanh chóng mức độ dịch chuyển mậu dịch,
đầu tư, thông tin, các ý tưởng về văn hóa xã hội, chính trị giữa các quốc gia.
Điều này đã dẫn đến sự phụ thuộc ngày càng tăng giữa các quốc gia, giữa
các hoạt động kinh doanh và giữa những con người với nhau trên thế giới.
I.2:Quản trị toàn cầu( Quản trị quốc tế): Là thuật ngữ dùng để
mô tả quản trị trong các đơn vị kinh doanh hay tổ chức có mối quan hệ kinh
doanh vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia.Để quản trị toàn cầu nhà quản trị
cần phải có tư duy toàn cầu
Người có tư duy toàn cầu là người có năng lực:
 Đánh giá được mức độ tác động của các đặc trưng về
xã hội, văn hóa, chính trị, thể chế…trong môi trường
toàn cầu vào các cá nhân, doanh nghiệp và các hệ
thống khác biệt khác…
 Cảm nhận và ứng phó với nhiều bối cảnh khác nhau
một cách đồng thời thay vì chỉ dựa vào tư duy nội địa
và chỉ nhìn nhận mọi việc theo quan điểm riêng của
mình
 Để phát triển tư duy toàn cầu đòi hỏi nhà quản trị phải
có tư duy mở, không phán đoán chủ quan, phải tiếp
xúc và nghiên cứu trực tiếp các nền văn hóa khác nhau
II. Các doanh nghiệp toàn cầu ( công ty đa
quốc gia)
II.1. Khái niệm: Công ty đa quốc gia là những công ty sản xuất
hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia trở lên và thường có
trên 25% doanh số phát sinh từ thị trường nước ngoài. Công ty đa
quốc gia thường có ba đặc trưng sau:
Một công ty đa quốc gia được quản trị theo một hệ thống kinh
doanh hợp nhất toàn cầu, trong đó từng chi nhánh ở nước ngoài
hoạt động theo dạng liên minh hợp tác mật thiết với các chi
nhánh khác. Nguồn nhân lực trong công ty được luân chuyển
giữa các chi nhánh trong các quốc gia khác nhau. Các nguyên liệu
và linh kiện đều được chế biến từ bất kỳ nơi nào trên thế giới nếu
như tại đó có nhiều lợi thế chế tạo
 Một công ty đa quốc gia được kiểm soát bởi
một hệ thống quyền lực quản trị duy nhất và
hệ thống này sẽ ra các quyết định chiến lược
cơ bản cho công ty mẹ và các chi nhánh
 Các nhà quản trị cấp cao công ty đa quốc gia
sẽ tiến hành hoạt động quản trị theo quan
điểm tòan cầu. Họ xem cả thế giới như một thị
trường trong việc ra các quyết định chiến
lược, thu hút nguồn lực, phân bổ các cơ sở
sản xuất , quảng cáo, và tiến hành marketting
một cách có hiệu suất cao nhất
II.2.Các loại công ty đa quốc gia: Các nhà ghiên cứu chia
các công ty đa quốc gia thành ba nhóm:
Các công ty định hướng vị tộc: Những công ty này hoạt
động theo hướng nhấn mạnh vào đặc tính của thị
trường nội địa
Các công ty định hướng đa cực: Các công ty này định
hướng hoạt động vào từng thị trường nước ngoài một
cách riêng biệt
Các công ty theo định hướng toàn cầu: Các công ty này
xem cả thế giới là một thị trường không có một sự lưu ý
đặc biệt nào cho một quốc gia cụ thể. Các công ty này
không hề quan tâm công ty mình thuộc một quốc gia
nào
II.3 .Lý do các công ty tham gia hoạt động kinh tế toàn cầu:
 Hoạt động kinh tế toàn cầu đem lại nhiều cơ hội và tạo ra lợi
nhuận nhiều hơn cho các doanh nghiệp
 Hoạt động kinh tế toàn cầu giúp doanh nghiệp mở rộng
thêm nhiều thị trường mới từ đó tạo ra nhiều khách hàng
hơn
 Hoạt động kinh tế toàn cầu giúp doanh nghiệp tìm ra được
nhiều nhà cung cấp hơn giúp doanh nghiệp đảm bảo được
các yếu tố đầu vào
 Hoạt động kinh tế toàn cầu giúp doanh nghiệp tiếp cận được
nhiều nguồn lực tài chính với chi phí thấp qua đó giải được
bài toán căng thẳng về vốn
 Hoạt động kinh tế toàn cầu giúp doanh nghiệp phân bổ tài
sản trên nhiều quốc gia từ đó phân tán rủi ro cho doanh
nghiệp
II.4. Những lập luận ủng hộ và chống đối doanh
nghiệp toàn cầu
Những ủng hộ hay chống đối tùy thuộc theo từng quan hệ :
Quan hệ giữa nước khách và công ty đa quốc gia:
Ủng hộ:
•Thu thuế nhiều hơn
•Tăng việc làm giảm thất nghiệp
•Tiếp thu công nghệ mới
•Hình thành những ngành công nghiệp mới
•Phát triển nguồn lực địa phương
•Tạo ra nguồn lực để làm những điều tốt đẹp cho thế giới (phục vụ tầng đáy kim tự tháp)
•Chống đối:
•Nhiều người chống vì cho rằng công ty dqg hưởng nhiều lợi nhuận hơn
•Thống trị nền kinh tế nước khách
•Hạn chế sự phát triển doanh nghiệp trong nước
•Chỉ tuyển dụng nhân viên bản xứ mà không chuyển giao công nghệ tiên tiến
 Quan hệ giữa nước chủ nhà và công ty đa
quốc gia: Vì là nước chủ nhà của các công ty
đa quốc gia nên họ luôn có những đòi hỏi
thậm chí gây khó khăn cho doanh nghiệp như:
 Đòi hỏi các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ
trách nhiệm xã hội và lợi ích quốc gia
 Cản trở các doanh nghiệp trong việc chuyển
vốn ra nước ngoài…
II.5.Các hình thức doanh nghiệp tham gia vào
thị trường quốc tế
Đầu tư
Mức độ mới chi
Tham Mua lại
nhánh

Gia doanh
nghiệp
Sở Liên doanh
Hữu Nhượng
quyền kinh
doanh
Cho thuê
Đặt hàng
toàn cầu
Xuất khẩu
Chi phí xâm nhập thị trường quốc tế
III.Môi trường kinh doanh quốc tế
Môi trường kinh doanh quốc tế là tất cả các
yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị luật pháp, văn
hóa xã hội,khoa học kỹ thuật…diễn ra trên thế
giới có ảnh hưởng tới các doanh nghiệp .
Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế quốc tế
bao gồm các yếu tố như:
 Mức độ phát triển kinh tế của các quốc gia
 Thị trường sản phẩm trên thế giới
 Nguồn lực kinh tế của các quốc gia
 Tốc độ lạm phát của các quốc gia
 Tỷ giá
 Lãi suất tín dụng
Trong môi trường quốc tế luôn xuất hiện sự phát
triển không đồng đều giữa các quốc gia và sự phụ
thuộc lẫn nhau về kinh tế
 Môi trường chính trị- luật pháp
Trong môi trường toàn cầu các tổ chức thường gạp rất
nhiều khó khăn từ yếu tố chính trị- Luật pháp do:
 Mỗi nước có một hệ thống luật pháp khác nhau
 Hệ thống chính trị khác nhau
 Chính phủ các nước thường có những chính sách quản lý
nền kinh tế khác nhau
 Chính phủ và nhân dân thường coi tổ chức nước ngoài là
“người ngoài”
Vì vậy các tổ chức cần phải nghiên cứu nắm bắt các yếu tố
chính trị- luật pháp để tránh những Rủi ro chính trị
Rủi ro chính trị là những tổn thất về tài sản,
về các yếu tố năng lực tạo thu nhập, hoặc sự
kiểm soát về quản trị của các tổ chức do các sự
kiện mang tính chính trị hay do các hành động
bởi chính phủ nước khách
Môi trường văn hóa xã hội
 Khái niệm văn hóa:
• Văn hóa là tất cả các giá trị vật chất và tinh
thần các niềm tin,mô hình được các thành
viên cộng đồng nhận thức và chia sẻ nó ảnh
hưởng rất lớn đến hành vi của các thành viên
• Văn hóa ở các khu vực khác nhau đều có
những đặc trưng khác nhau từ đó tạo ra sự đa
dạng trong văn hóa toàn cầu
 Các giá trị văn hóa quốc gia
Nhà khoa hoc người Hà lan Geer Hofstede đã nghiên cứu qua
116000 người lao động trên 40 quốc gia đã nhận dạng ra các
khía cạnh giá trị văn hóa quốc gia có ảnh hưởng tới tổ chức và
mối quan hệ làm việc của người lao động

 Khoảng cách quyền lực


 Chủ nghĩa cá nhân chủ nghĩa tập thể
 Né tránh bất ổn
 Nam tính nữ tính
 Định hướng thời gian (sự quan tam đến mục tiêu dài han hay
ngắn hạn)
Khoảng cách quyền lực: Khoảng cách quyền lực là
mức độ mà xã hội chấp nhận hay không chấp nhận sự
phân chia quyền lực bất bình đẳng giữa con người
trong tổ chức và trong các định chế của xã hội.
Chủ nghĩa cá nhân – chủ nghĩa tập thể: Thể hiện mức
độ nhấn mạnh thành tựu và quyền lợi cá nhân so với
thành tựu tập thể và lợi ích nhóm trong một xã hội.
Né tránh bất ổn: Thể hiện mức độ chấp nhận rủi ro và
bất trắc. Né tránh bất ổn cao thể hiện các thành viên
trong xã hội thường lo lắng với những bất ổn nên họ
thường ủng hộ những niềm tin hứa hẹn đưa đến sự
ổn định
Nam tính - Nữ tính: Xã hội có văn hóa Nam
tính thường đánh giá cao tính quyết đoán và
quan tâm nhiều đến chủ nghĩa vật chất. Xã hội
có văn hóa Nữ tính thường đánh giá cao về
cảm xúc, mối quan hệ và chất lượng cuộc sống
Định hướng thời gian: Thể hiện mức độ xã
hội nhấn mạnh đến mục tiêu dài hạn hay ngắn
Các khía cạnh giá trị văn hóa quốc gia do dự án
nghiên cứu về lãnh đạo toàn cầu và hiệu quả của
hành vi tổ chức GLOBE ( Global Leadership and
Organizational Behavior) đề ra: Có 5 giá trị sau:
 Tính quyết đoán: Xã hội có tính quyết đoán cao
thường đề cao tính kiên định quyết đoán và cạnh tranh
ngược lại tính quyết đoán thấp thể hiện con người
đánh giá cao sự nhạy cảm và đặt mối quan tâm vào
con người nhiều hơn so với sự cạnh tranh
 Định hướng về tương lai: thể hiện thông qua việc xã
hội khuyến khích và khen thưởng cho việc hoạch định
nhấn mạnh về tương lai dài hạn hơn các kết quả ngắn
hạn và khen thưởng tức thì
 Sự phân biệt về giới tính: Thể hiện thông qua việc xã
hội nhấn mạnh vào sự khác biệt về vai trò của giới tính
đối với hoạt động của xã hội
 Định hướng về kết quả: Xã hội định hướng kết quả cao
thường nhấn mạnh vào kết quả thực hiện công việc và
khen thưởng dựa vào sự cải thiện về kết quả. Xã hội
định hướng kết quả thấp thường ít quan tâm đến kết
quả mà nhấn mạnh hơn đến lòng trung thành với tổ
chức và kinh nghiệm
 Định hướng về con người: Giá trị này đề cập đến mức
độ mà xã hội khuyến khích và khen thưởng cho những
con người có lòng công bằng, phóng khoáng, vị tha, và
luôn chăm sóc người khác
Sự khác biệt trong truyền thông: Truyền thông trong
môi trường quốc tế thường bị ảnh hưởng văn hóa ngữ
cảnh:
 Trong nền văn hóa ngữ cảnh thấp như Đức, Mỹ con
người sử dụng truyền thông chủ yếu để trao đổi thông
tin, ý nghĩa của truyền thông được nhận dạng qua ngôn
ngữ, lời nói
 Trong nền văn hóa ngữ cảnh cao con người thường
quan tâm nhiều đến các định chế xã hội, hành vi phi
ngôn ngữ, địa vị xã hội..con người sử dụng truyền
thông chủ yếu để tạo dựng các mối quan hệ xã hội. Ý
nghĩa của truyền thông được nhận dạng từ ngữ cảnh,
địa vị và hành vi phi ngôn ngữ
TIÊU THỨC CÁC QUỐC GIA CÁC QUỐC GIA CÁC QUỐC GIA
ĐIỂM SỐ THẤP ĐIỂM SỐ TRUNG ĐIỂM SỐ CAO
BÌNH

KHOẢNG CÁCH BẮC ÂU CHÂU PHI TIỂU CHÂU PHI TIỂU


QUYỀN LỰC SAHARA SAHARA

NÉ TRÁNH BẤT ỔN MỸ LA TINH NAM Á CHÂU ÂU


GERMANIC

BÌNH ĐẲNG GIỚI TRUNG ĐÔNG ANGLO-SAXON ĐÔNG ÂU

ĐỊNH HƯỚNG ĐÔNG ÂU CHÂU MỸ BẮC ÂU


TƯƠNG LAI
CHỦ NGHĨA TẬP CHÂU MỸ ANGLO-SAXON CHÂU Á (KHỔNG
THỂ TỔ CHỨC GIÁO)

CHỦ NGHĨA TẬP ANGLO-SAXON CHÂU ÂU TRUNG DÔNG


THỂ NHÓM

SỰ QUYẾT ĐOÁN BẮC ÂU CHÂU Á (KHỔNG CHÂU ÂU


GIÁO) GERMANIC

ĐỊNH HƯỚNG KẾT ĐÔNG ÂU NAM Á CHÂU Á ( KHỔNG


QUẢ GIÁO )

ĐỊNH HƯỚNG CON CHÂU ÂU TRUNG ĐÔNG CHÂU PHI TIỂU


NGƯỜI (GERMANIC) SAHARA
IV. Các liên minh mậu dịch quốc tế
 WTO: tổ chức thương mại thế giới
 APEC: tổ chức hợp tác kinh tế châu á thái bình
dương
 Liên minh châu âu
 OPEC: tổ chức kinh tế các nước xuất khẩu dầu
mỏ
 Các tác động của các định chế tài chính quan
trọng trên thế giới như: IMF, WB…

You might also like