You are on page 1of 6

Cross-cultural là gì?

Là cụm từ dùng để miêu tả hai hay nhiều nền văn hoá khác nhau và ý tưởng, phong
tục tập quán của một môi trường trên nhiều quốc gia. Hay có thể hiểu là sự thừa
nhận khác biết giữa các quốc gia, khu vực và dân tộc trong cách cư xử và phương
pháp, và mong muốn kết nối chúng.

Cross Cultural là gì và cấu trúc cụm từ Cross Cultural trong câu Tiếng Anh
(studytienganh.vn)

Văn hóa chéo trong thế giới kinh doanh đề cập đến nỗ lực của một công ty để đảm
bảo rằng nhân viên của họ tương tác hiệu quả với các chuyên gia từ các nền tảng
khác. Giống như tính từ xuyên văn hóa, nó ngụ ý sự thừa nhận sự khác biệt giữa
các quốc gia, khu vực và dân tộc trong cách cư xử và phương pháp và mong muốn
kết nối chúng.

Văn hóa chéo là một khái niệm thừa nhận sự khác biệt giữa các doanh nhân thuộc
các quốc gia, hoàn cảnh khác nhau. và các dân tộc, và tầm quan trọng của việc bắc
cầu họ.

Với toàn cầu hóa, giáo dục đa văn hóa đã trở nên cực kỳ quan trọng đối với các
doanh nghiệp.

Những người kinh doanh làm việc ở nước ngoài cần tìm hiểu những khác biệt tinh
tế trong phong cách và chất để đạt được hiệu quả.

Cross Culture là gì? - FinanceBiz

Những thử thách và cơ hội của Cross-culture


Thử thách

Mọi nền văn hóa đều định hình cách diễn giải các hành vi xã hội, xã hội và
nghề nghiệp dù chỉ là nhỏ nhất, và điều đó chắc chắn sẽ được chuyển sang
hoạt động kinh doanh. Một số nền văn hóa xem mối quan hệ giữa người
quản lý và cấp dưới là mối quan hệ cộng sinh. Ở những người khác, người
quản lý được cho là sẽ cai trị như một quan chức.

Văn hóa đa dạng mở rộng đến ngôn ngữ cơ thể, tiếp xúc cơ thể và nhận thức
về không gian cá nhân. Trong các nền văn hóa tuân thủ các tiêu chuẩn tôn
giáo nghiêm ngặt, tương tác giữa các thành viên khác giới, ngay cả trong
lĩnh vực kinh doanh, có thể phức tạp.

Ngôn ngữ cơ thể chẳng hạn như cử chỉ tay có thể khiến bạn khó chịu hoặc tệ
hơn, có thể có những ý nghĩa hoàn toàn không theo chủ ý. Ở một số nền văn
hóa, hành động đụng chạm thông thường là phổ biến, trong khi ở một số nền
văn hóa khác, hành vi này bị coi là thô lỗ, thiếu tôn trọng hoặc tệ hơn.

Ở một số nền văn hóa, việc đụng chạm thông thường là phổ biến, trong khi ở
những nền văn hóa khác, hành vi này sẽ bị coi là thiếu tôn trọng hoặc tệ hơn.

Cơ hội

Giới thiệu về môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh là tập hợp tất cả những yếu tố có liên quan chặt chẽ đối với
các hoạt động của doanh nghiệp, những yếu tố này có ảnh hưởng bên trong hoặc
ảnh hưởng bên ngoài đến kết quả, hiệu suất công việc và sự phát triển của công ty.
Vai trò

Môi trường kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của một
công ty, doanh nghiệp. Trong một môi trường kinh doanh có thể được phân
chia thành môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.

Môi trường vĩ mô được liên kết với các yếu tố ảnh hưởng đến tất cả các
doanh nghiệp bất kể ngành nghề hay quy mô. Còn môi trường vĩ mô được
coi là không khí cạnh tranh kinh doanh sẽ bao gồm các đối thủ, các khách
hàng và các nhà cung cấp.

Yếu tố

Môi trường kinh doanh được cấu thành từ các yếu tố khác nhau, xét theo cấp
độ tác động đến việc sản xuất, quản trị doanh nghiệp, cấp độ nền kinh tế
quốc dân và cấp độ ngành.

- Cấp độ nền kinh tế quốc dân hay còn gọi là môi trường vĩ mô là
những yếu tố nằm bên ngoài tổ chức, định hướng và có ảnh hưởng
đến các môi trường tác nghiệp, môi trường nội bộ tạo ra các cơ hội
và cũng tiềm ẩn những nguy cơ đối với doanh nghiệp.

Các yếu tố của môi trường gồm: các yếu tố về chính trị – pháp luật, yếu tố
về kinh tế, yếu tố kỹ thuật – công nghệ, yếu tố văn hóa – xã hội và các yếu
tố tự nhiên.

- Cấp độ ngành các yếu tố môi trường bao gồm: sức ép, yêu cầu của
khách hàng; sự canh tranh của các đối thủ, mức độ phát triển của
thị trường, những sản phẩm thay thế các sản phẩm mà doanh
nghiệp được sản xuất và các quan hệ liên kết.
Hoàn cảnh nội bộ của doanh nghiệp là các nguồn lực nội bộ tổ chức của môi
trường kinh tế vĩ mô bao gồm các yếu tố như nguồn nhân lực, việc nghiên
cứu và phát triển, sản xuất của doanh nghiệp, tài chính, kế toán của doanh
nghiệp.

Phân loại

Dựa vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp có thể phân loại môi trường
kinh doanh thành môi trường bên trong và môi trường bên ngoài.

- Môi trường bên trong của doanh nghiệp là toàn bộ những quan hệ
kinh tế, tổ chức kỹ thuật nhằm đảm bảo chô doanh nghiệp kết hợp
các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đạt kết quả cao.
- Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp là tổng thể tất cả các quan
hệ về kinh tế, chính trị, xã hội có tác động đến hoạt động của
doanh nghiệp. Môi trường bên trong bao gồm văn hóa tổ chức và
cơ cấu tổ chức.

Văn hóa tổ chức là các giá trị, chuẩn mực, thói quen được chia sẻ bởi các
thành viên của một tổ chức. Văn hóa kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến
các thành viên trong doanh nghiệp trong việc tương tác với nhau, gặp gỡ
khách hàng và các mỗi quan hệ liên quan.

Môi trường kinh doanh là gì? (luathoangphi.vn)

Lợi thế cạnh tranh của đa văn hoá trong môi trường kinh doanh

Nơi làm việc đa dạng văn hóa là môi trường lý tưởng cho sự sáng tạo

- Có nguồn nhân lực đa dạng thúc đẩy sự sáng tạo nơi công sở vì dù có sự
khác biệt về văn hóa hay vùng miền, tất cả mọi người đều hướng đến
cùng mục tiêu trong công việc. Càng có lợi hơn khi mục tiêu đó được xây
dựng, đánh giá và sửa đổi một cách vô cùng khách quan. Vì sự khác biệt
là yếu tố thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo thông qua nhiều cách tiếp cận,
các quan điểm độc đáo để đi đến hướng giải quyết vấn đề tốt nhất.

Đa dạng văn hóa ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp

- Theo một báo cáo năm 2015 của McKinsey & Company, khảo sát trên
366 công ty cho thấy sự đa dạng sắc tộc và chủng tộc giúp doanh nghiệp
thu về lợi nhuận tài chính cao hơn 35% so với mức trung bình của ngành.
Tương tự, những công ty dạng giới tính thì khả năng thu về lợi nhuận tài
chính cao hơn 15% so với mức trung bình.
- Khi được hỏi, 67% người tìm việc làm có xu hướng lựa chọn Công ty có
môi trường làm việc đa dạng văn hóa. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp
ghi điểm trong mắt công chúng, mà còn là cơ hội để tuyển dụng nguồn
nhân tài đa dạng.
- Ngoài ra, môi trường làm việc đa dạng văn hóa cũng đem đến danh tiếng
tốt cho công ty. Đặc biệt, khi bạn dành sự quan tâm cho các bộ phận
thiểu số, công chúng sẽ nhận thấy được mặt tích từ doanh nghiệp của
bạn. Các công ty tuyển dụng và khuyến khích sự đa dạng hóa nơi công sở
thường có môi trường năng động và luôn tạo điều kiện tốt nhất để nhân
viên có thể làm việc và phát triển bản thân.
- Các doanh nghiệp có văn hóa công sở đa dạng thường có ít nguy cơ mắc
phải tình trạng nhân viên liên tục nhảy việc hơn. Họ cảm thấy được tôn
trọng bởi các giá trị khác biệt mà doanh nghiệp tạo ra, được công nhận dù
là thiểu số. Nhờ các giá trị khác biệt đó, nhân viên thường sẽ quyết định
gắn bó lâu dài với công ty.
Đa dạng văn hóa nơi công sở: Nhân tố tạo nên thành công - Thăng tiến
(jobhopin.com)

You might also like