You are on page 1of 5

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH

----o0o----

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
ĐỀ TÀI: CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH SINH VIÊN CHUYÊN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH CẦN NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP

SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc ( NT) – 2040210160


Đặng Hoàng Quân– 2040210009
Nguyễn Thị Tường Vy – 2040210216
Nguyễn Thị Xuân Hương – 2040210591
Bùi Thị Bính Quyên – 2040210439
Nguyễn Jo Linh Chi – 2040210595

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2024


2.3. Nhận thức về đạo đức kinh doanh của sinh viên chuyên ngành QTKD
Nghiên cứu đánh giá thực trạng nhận thức về Đạo đức kinh doanh của sinh viên cũng
dựa vào các tiêu chí đặt ra là đối với người tiêu dùng, nhà đầu tư, cơ quan pháp lý, tình
hình nội bộ của công ty, quyền sở hữu trí tuệ, hình thức đánh bóng thương hiệu, môi
trường cũng như đối với đối thủ cạnh tranh…

2.3.1. Đạo đức trong kinh doanh về phương diện pháp luật và đối xử đúng
mực đối với đối thủ cạnh tranh
Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải tuân thủ đúng
nội dung và tinh thần của luật pháp, có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng thuế cho nhà
nước cũng như có những đóng góp cho hoạt động chính trị để thể hiện sự thiện chí
hợp tác với cơ quan pháp lý (Verne E. Henderson, 1996)

Đối với đối thủ cạnh tranh: Trong kinh doanh, cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp
cố gắng vượt qua các đối thủ cạnh tranh và vượt qua chính mình. Cạnh tranh lành
mạnh là thực hiện những điều pháp luật không cấm để cạnh tranh công với đạo đức
kinh doanh và tôn trọng đối thủ cạnh tranh. Trên thực tế đã có những trường hợp cạnh
tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh và giảm sút uy tín của doanh nghiệp. Trong kinh doanh, cạnh tranh không
lành mạnh thể hiện phổ biến nhất ở hành vi thông đồng giữa các đối thủ cạnh tranh để
nâng cao sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra, cạnh tranh không lành mạnh còn thể hiện ở
việc ăn cắp bí mật thương mại của đối thủ cạnh tranh bằng nhiều cách khác nhau

2.3.2. Đạo đức trong kinh doanh về phương diện nhà cung ứng, khách hàng
Để nhận thức đúng đắn về đạo đức kinh doanh, các sinh viên cần nhận thức đúng đắn
về phương diện đối với nhà cung ứng, với khách hàng của doanh nghiệp (Trang Trieu,
2008).

Đối với nhà cung ứng, đạo đức đòi hỏi họ phải cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất
lượng, đáp ứng đúng thời gian và cam kết của mình, không vi phạm các điều khoản
hợp đồng và tôn trọng quyền lợi của người lao động. Họ cũng nên thúc đẩy các tiêu
chuẩn an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất.

Đối với khách hàng, đạo đức đòi hỏi doanh nghiệp phải cung cấp thông tin chính xác
và minh bạch về sản phẩm và dịch vụ của họ, không áp đặt hay lừa dối khách hàng để
bán hàng. Họ cũng cần đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ đều đáp ứng được nhu cầu

2
và mong muốn của khách hàng một cách công bằng và chất lượng. Ngoài ra, việc giải
quyết các khiếu nại và phản hồi từ khách hàng một cách công bằng và kịp thời cũng là
một phần không thể thiếu của đạo đức kinh doanh.

2.3.3 Đối với người lao động, môi trường tự nhiên và xã hội
* Đối với người lao động:
 Tôn trọng nhân quyền lao động: sinh viên QTKD thường coi trọng việc đảm
bảo quyền lợi và sự tôn trọng của người lao động. Bao gồm việc đảm bảo mức lương
công bằng, công việc an toàn và lành mạnh,...
 Trách nhiệm xã hội: trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao
động bao gồm việc đảm bảo môi trường làm việc công bằng, khuyến khích sự phát
triển và tiến bộ cá nhân, thúc đẩy các chính sách và hoạt động bền vững trong việc
quản lý nhân sự.
 Đối xử công bằng: cung cấp cơ hội cho sự thăng tiến và phát triển cá nhân,
đánh giá công việc dựa trên năng lực và hiệu suất, tạo ra môi trường làm việc không
có sự bất công và độc đoán.
 Bảo vệ quyền lợi người lao động: đây là một phần quan trọng của đạo đức kinh
doanh, bao gồm việc đảm bảo việc làm ổn định, đầy đủ phúc lợi và quyền lợi hợp lí.

* Môi trường tự nhiên và xã hội:

 Trách nhiệm xã hội và môi trường: sinh viên QTKD tin rằng hoạt động kinh
doanh không chỉ tạo lợi nhuận mà còn phải đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi
trường, cũng như đáp ứng các nhu cầu và lợi ích của xã hội.
 Tích cực tham gia: sinh viên QTKD có ý thức cao về trách nhiệm xã hội và môi
trường, họ tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, chương trình thiện nguyện,
các dự án tích cực,...
 Tìm kiếm cách thức kinh doanh bền vững: kinh doanh bền vững là một xu
hướng quan trọng, vì vậy họ đánh giá cao việc tích hợp các tiêu chuẩn đạo đức và môi
trường vào các quyết định kinh doanh và tìm kiếm cách thức để phát triển doanh
nghiệp có ý thức môi trường xã hội.
 Ý thức trách nhiệm cá nhân: họ có ý thức trong việc đưa ra quyết định đúng
đắn và tránh những hành vi không đạo đức như gian lận, tham nhũng,...

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP


3.1 Giải pháp:

3
3.1.1 Đối với doanh nghiệp:
Tổ chức các hội thảo, tập huấn về đạo đức kinh doanh: Mời các chuyên
gia, nhà quản trị doanh nghiệp uy tín chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về
đạo đức kinh doanh.

Hợp tác với nhà trường: Tham gia vào các hoạt động đào tạo, chia sẻ
kinh nghiệm về đạo đức kinh doanh.

Cung cấp môi trường thực tập: Tổ chức các chương trình thực tập, tham
quan để sinh viên trải nghiệm thực tế môi trường kinh doanh.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đề cao đạo đức: Ban hành bộ quy tắc
ứng xử đạo đức, công khai minh bạch thông tin, khen thưởng những
hành vi đạo đức.

3.1.2 Về cộng đồng xã hội:


Tham gia các hoạt động cộng đồng, thiện nguyện: Rèn luyện đạo đức,
trách nhiệm xã hội cho sinh viên.

Hợp tác với các tổ chức xã hội: Mời các chuyên gia từ các tổ chức xã
hội tham gia chia sẻ về các vấn đề đạo đức kinh doanh.

Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về đạo đức
kinh doanh cho cộng đồng.

3.1.3 Về nhà trường:


Lồng ghép nội dung đạo đức kinh doanh vào chương trình đào tạo:
Thêm các bài giảng, bài tập, tình huống thực tế về đạo đức kinh doanh
vào các môn học chuyên ngành.

Khuyến khích nghiên cứu và thảo luận về các vấn đề đạo đức kinh
doanh: Tổ chức các cuộc thi nghiên cứu khoa học, hội thảo chuyên đề về
đạo đức kinh doanh.

Xây dựng môi trường học tập đề cao đạo đức: Ban hành bộ quy tắc ứng
xử đạo đức cho sinh viên, công khai minh bạch thông tin, khen thưởng
những hành vi đạo đức.

Phát triển năng lực bản thân: Tự học tập và nghiên cứu, rèn luyện kỹ
năng giải quyết vấn đề đạo đức, luyện tập kỹ năng giao tiếp và thuyết
trình..

4
III. KẾT LUẬN

Việc học tập các chuẩn mực đạo đức kinh doanh là vô cùng quan trọng đối với
sinh viên quản trị kinh doanh vì: Giúp sinh viên phát triển nền tảng đạo đức
vững chắc để trở thành những nhà quản lý có tinh thần trách nhiệm và đạo
đức. Giúp sinh viên đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt có lợi cho tất cả
các bên liên quan. Giúp sinh viên xây dựng danh tiếng và niềm tin vào bản
thân cũng như tổ chức nơi họ làm việc.

Thấu hiểu và áp dụng các chuẩn mực đạo đức kinh doanh giúp sinh viên xây
dựng nền tảng đạo đức vững chắc. Thông qua việc tìm hiểu về giá trị và nguyên
tắc đạo đức trong kinh doanh, họ không chỉ đơn thuần là những người học, mà
còn là những người biết cách áp dụng những giá trị đó vào thực tế, từ đó trở
thành một tấm gương sáng trong lĩnh vực quản trị.

Cuối cùng, không thể phủ nhận rằng việc áp dụng các chuẩn mực đạo đức kinh
doanh giúp sinh viên xây dựng danh tiếng và sự tin tưởng không chỉ cho bản
thân mình mà còn cho tổ chức mà họ làm việc. Việc có được một danh tiếng
vững vàng trong lĩnh vực quản trị không chỉ đơn thuần là ảnh hưởng đến sự
thành công cá nhân mà còn là sự tin cậy của đối tác, khách hàng và cả cộng
đồng xung quanh.

Tóm lại, nắm vững và thấu hiểu các chuẩn mực đạo đức kinh doanh không chỉ
là một yêu cầu mà còn là một trách nhiệm của sinh viên chuyên ngành Quản trị
kinh doanh. Điều này không chỉ giúp họ thành công trong sự nghiệp cá nhân mà
còn góp phần tích cực vào việc xây dựng một môi trường kinh doanh lành
mạnh, bền vững cho cả xã hội.

You might also like