You are on page 1of 5

CHƯƠNG 4: QUẢN TRỊ TRONG MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU

Bạn đã sẵn sàng để làm việc trong môi trường quốc tế?
Thế giới không biên giới
Việc cách ly khỏi các áp lực quốc tế là một điều không khả thi. Sự gia thương buôn bán,
sự hợp tác, sự giao lưu văn hóa, thông tin,…không chỉ hạn chế ở một quốc gia mà còn
vươn ra ngoài các quốc gia khác và mang tính toàn cầu. Thế giới ngày nay như là một sân
chơi lớn và nó đang dần được mở rộng để đón nhận sự tham gia của nhiều người. Khi đó
lượng khách hàng sẽ tăng lên, các đối thủ hay những yếu tố tác động tích cực (tiêu cực)
cũng tăng lên.
=>Những khó khăn và rủi ro của một thế giới không biên giới gắn kết các lợi ích và cơ
hội.
Toàn cầu hóa
Quá trình toàn cầu hóa cho thấy những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc
lẫn nhau giữa các quốc gia, giữa hoạt động kinh doanh và giữa con người. Từ đó đòi hỏi
nhà quản trị phải có khả năng và phát triển tư duy toàn cầu để thích nghi với môi trường
toàn cầu.
Phát triển tư duy toàn cầu
Nhà quản trị trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay cần có năng lực tư duy toàn cầu.
Nhìn vấn đề, sự kiện xảy ra trên phạm vi toàn cầu một cách nhanh nhạy, cảm nhận và
ứng phó với sự khác biệt mang tính toàn cầu. Điều đó đòi hỏi các nhà quản trị hiểu biết
và tìm thông tin về con người và các nền văn hóa khác nhau, phải có tư duy mở, không
phán đoán chủ quan để giải quyết vấn đề mang tính mơ hồ, phức tạp mà không bị quá tải
hay chán nản
=>Cung cấp một cái nhìn tổng quan về thế giới không biên giới ngày nay và tầm quan
trọng của tư duy toàn cầu. Đây là những điều cần thiết cho các nhà quản trị hoạt động có
hiệu quả.
Các công ty đa quốc gia
Cung cấp thông tin cho người đọc hiểu như thế nào là công ty đa quốc gia (MNCs), các
đặc trưng của nhà quản trị và phân loại các công ty đa quốc gia. Từ đó, ta xem xét những
hạn chế của quá trình toàn cầu hóa thông qua làn sống chống toàn cầu hóa và mô tả khái
niệm “tầng đáy của kim tự tháp”.
Làn sóng chống toàn cầu hóa
Quy mô và sức mạnh của các công ty đa quốc gia kết hợp với sự gia tăng các thỏa
thuận tự do mậu dịch đã khơi mào cho sự bùng nổ dư luận chống lại sự toàn cầu hóa. Các
vấn đề phát sinh như người dân o sợ mất việc làm và các đối tác ở nước ngoài cư xử tệ
với người lao động đã làm làn sóng chống toàn cầu hóa mạnh mẽ hơn. Từ đó, chúng ta
phải nghĩ cách để làm thế nào đề các nhà quản trị và các quan chức chính phủ ngồi lại
làm việc cùng nhau đảm bảo bảo những lợi ích của một thế giới toàn cầu được chia sẻ
đầy đủ và công bằng.
Phục vụ tần đáy của kim tự tháp
Một cách tiếp cận kết hợp cả kinh doanh với trách nhiệm xã hội đó là việc phục vụ
tầng đáy của kim tự tháp. Lúc trước, các công ty đa quốc gia chủ yêu phục vụ những
người có thu nhập cao sau khi tăng sản xuất giá thành giảm thì những người có thu nhập
thấp mới có thể mua được. Nhưng khi xu hướng toàn cầu hóa diễn ra, các công ty đa
quốc gia khi đi ra quốc tế, họ tập trung phục vụ nhu cầu của những người nghèo trên thế
giới.
Khởi sự hoạt động kinh doanh quốc tế
Mục này cung cấp thông tin cho người đọc như thế nào là quản trị kinh doanh quốc tế và
giải thích sự khác biệ của nó so với việc quản trị kinh doanh nội địa, đồng thời, đề cập
đến các chiến lược và các kỹ thuật khác nhau để bước vào thế giới toàn cầu. Các mức độ
tham gia sở hữu bao gồm:
Xuất khẩu
Thông qua hoạt động xuất khẩu, các công ty có thể bán sản phẩm của mình ở các
nước khác với một chi phí ở mức vừa phải và ít rủi ro. Tuy nhiên hoạt động này vẫn gặp
không ít khó khăn như khoảng cách vận chuyển, sự kiểm soát của chính phủ, tỷ giá hối
đoái và sự khác biệt về văn hóa. Nhìn chung, xuất khẩu ít tốn kém hơn so với việc đầu tư
xây dựng nhà máy ở nước khách.
Đặt hàng toàn cầu
Sử dụng bộ phận lao động quốc tế giúp các hoạt động thực hiện công việc được
tiến hành ở những quốc gia có nguồnlực cung ứng và lao động rẻ tiền
Cho thuê
Đầu tư trực tiếp
Môi trường kinh doanh quốc tế
Khi kinh doanh trong thị trường toàn cầu, chúng ta cần phân tích môi trường kinh
doanh quốc tế thông qua hoạt động quản trị quốc tế (hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm
soát) và các yếu tố cơ bản như kinh tế, chính trị - luật pháp, văn hóa – xã hội. Các nhà
quản trị toàn cầu phải xử lí với hàng loạt các thách thức đặt ra từ môi trường tổng quát
toàn cầu.
Môi trường kinh tế
Sự phát triển kinh tế
Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế
Môi trường chính trị - luật pháp
Môi trường văn hóa xã hội
Các giá trị xã hội
Các khác biệt trong truyền thông
Sự thay đổi của bối cảnh quốc tế
Ở mục này người đọc thảo luận về cách thức thay đổi của bức tranh quốc tế tổng thể, bao
gồm các quyền lực mới nổi như TQ, India, Brazil
Trung Quốc: Một tập đoàn sản xuất
Ấn Độ: Người khổng lồ về dịch vụ
Brazil: sự tăng trưởng quyền lực không chính thức
Các liên minh mậu dịch quốc tế
GATT vad WTO
Liên minh Châu Âu (EU)
Hiệp ước tự do mậu dịch Bắc Mỹ (NAFTA)
CHƯƠNG 5: ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
Bạn sẽ trở thành nhà quản trị dũng cảm?
Đạo đức quản trị là gì?
Mục này cung cấp cho người đọc khái niệm về đạo đức và những nguyên tắc về đạo lý
giúp nhà quản trị lựa chọn các phương án có liên quan đến vấn đề đạo đức (có thể mang
đến tích cực hoặc tiêu cực cho người khác). Đồng thời thông qua đó người đọc cũng có
thể nhận dạng mức độ của sự kiểm soát rõ ràng thông qua ba vùng phạm trù chi phối
hành động con người, từ đó chúng ta có những hành vi, cư xử có đạo đức, đúng mực phù
hợp với tình huống.
Quản trị có đạo đức trong thời đại hiện nay
Thông qua mục này người được hiểu thêm về thực trạng quản trị có tính đạo đức ngày
nay thông qua những cuộc tranh luận, khảo sát công chúng. Có rất nhiều bê bối về đạo
đức thời gian gần đây đặc biệt trong giới quản trị và gây ảnh hưởng lớn cho xã hội, khiến
công chúng yêu cầu một sự cam kết mới về việc quản trị có đạo đức. Các nhà quản trị
phải chịu trách nhiệm hình thành môi trường đạo đức trong mỗi tổ chức, phải có trách
nhiệm giám sát sử dụng nguồn lực để phục vụ cho các đối tượng hữu quan.
Những vấn đề lưỡng nan đạo đức: Bạn sẽ làm gì?
Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức
Để giải quyết các vấn đề lưỡng nan, các nhà quản trị cần phải dựa trên các tiêu chuẩn,
chuẩn mực về đạo đức. Mục này cũng giải thích cho ta các quan điểm tiếp cận về đạo đức
như vị lợi, vị kỷ, quyền đạo đức, công bằng và thực dụng trong việc ra quyết định có tính
đạo đức.
Nhà quản trị và các lựa chọn đạo đức
Mục này cung cấp thông tin cho người đọc về những áp lực dẫn đến các hành vi phi đạo
đức trong các tổ chức và xem xét các yếu tố khác nhau tác động đến cách thức các nhà
quản trị tiến hành các lựa chọn liên quan đến đạo đức. Từ đó, tiếp thu những thông tin
hữu ích và tạo nền tảng giúp người đọc mở mang, linh hoạt và ra quyết định có tính đạo
đức phù hợp với tình huống.
Trách nhiệm xã hội của công ty là gì?
Các đối tượng hữu quan của tổ chức
Khi đọc mục này chúng ta có thể nhận dạng các đối tượng hữu quan quan trọng
trong một tổ chức thông qua kỹ thuật “phát thảo sơ đồ đối tượng hữu quan” và thảo luận
về việc làm thế nào để nhà quản trị cân bằng được lợi ích của các đối tượng hữu quan
Phong trào xanh
Bên cạnh việc các nhà quản trị phải thực hiện trách nhiệm xã hội với các đối
tượng hữu quan thì ngày nay họ cũng cần có trách nhiệm với môi trường – “Phong trào
xanh” để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường khi hoạt động kinh tế.
Sự bền vững của ba tiêu chuẩn cốt yếu
Mục này giải thích triết lý của sự bền vững và các nhà quản trị cần nắm bắt vấn đề
này, kết nối các mối quan tâm về môi trường và xã hội vào trong các quyết định có tính
chiến lược để đạt mục tiêu tài chính theo một cách thức có trách nhiệm với xã hội và môi
trường. Ngoài ra, người đọc hiểu được những gì được gọi là “Ba tiêu chuẩn nền tảng”
trong trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững.
Đánh giá trách nhiệm xã hội của công ty
Chúng ta có thể xác định rõ trách nhiệm xã hội của công ty và đánh giá chúng dựa trên
tháp tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội (kinh tế, pháp lý, đạo đức và chủ động)
Quản trị đạo đức công ty và trách nhiệm xã hội
Mô tả cách thức mà các nhà quản trị xây dựng một tổ chức có đạo đức, có trách nhiệm
với xã hội. Để làm được như vậy, nhà quản trị trước hết phải là người có đạo đức và thực
hiện các hoạt động quản trị theo các tiêu chuẩn đạo đức đó
Bộ quy tắc đạo đức
Khi đã là một nhà quản trị có đạo đức thì chúng ta cần xây dựng bộ quy tắc đạo
đức cho công ty, về hành vi ứng xử và các quy tắc cho nhân viên trong công ty.
Cấu trúc đạo đức
Hoạt động thỏi còi
Những người thỏi còi thường đucợ ngưỡng mộ về lập trường đạo đức, đồng thời
họ phải đối mặt với nguy cơ thăng tiến nghề nghiệp và có thể bị trả đũa khi tố giác người
khác. Một nhà quản trị có đạo đức sẽ bảo vệ “người thỏi còi” thông qua các chương trình
đổi mới và các đường dây bí mật để khuyến khích các hoạt động thỏi còi.
Các tình huống kinh doanh về đạo đức và trách nhiệm xã hội

You might also like