You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

CHƯƠNG 2:CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ


NỘI DUNG TRÌNH BÀY

Phân loại chi phí theo chức năng


Phân loại chi phí thành chi phí kiểm soát được và
chi phí không kiểm soát được

Phân loại chi phí thành chi phí trực tiếp


và chi phí gián tiếp

Chi phí cơ hội


Phân loại chi phí thành chi phí thích đáng và
chi phí không thích đáng

Phân loại chi phí theo cách ứng xử


I. PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CHỨC NĂNG

1. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp sản xuất


1.1 Phân loại chi phí thành chi phí sản xuất công nghiệp
và chi phí ngoài sản xuất công nghiệp

 Chi phí sản xuất công nghiệp: là những chi phí


phát sinh ở những phân xưởng sản xuất, trong
các bộ phận sản xuất.
+ Chi phí NVLTT Chi phí ban đầu
+ Chi phí NCTT
Chi phí chuyển đổi
+ Chi phí SXC
I. PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CHỨC NĂNG

 Chi phí ngoài sản xuất công nghiệp: chi phí phát sinh
ngoài các phân xưởng sản xuất, nó bao gồm:
+ Chi phí bán hàng
+ Chi phí quản lý
1.2 Phân loại chi phí thành chi phí thời kỳ và chi phí
sản phẩm
- Chi phí thời kỳ: Là những chi phí phát sinh ở kỳ nào
thì có thể đưa hết vào trong chi phí của kỳ đó, nó không
được tính vào trong giá thành của sản phẩm như chi phí
bán hàng và chi phí quản lý
I. PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CHỨC NĂNG

 Chi phí sản phẩm: Là những chi phí phát sinh được
tính vào trong giá thành của sản phẩm như chi phí
NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC. Chi phí sản phẩm
có thể trở thành chi phí thời kỳ khi sản phẩm tiêu thụ, nó
kết hợp với chi phí thời kỳ tự thân để xác định tổng chi
phi thời kỳ, từ đó xác định lãi lỗ thời kỳ.
 2. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp thương mại

Chi phí hàng mua = Giá mua + chi phí mua hàng
I. PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CHỨC NĂNG

 Cách phân loại chi phí trong doanh nghiệp


thương mại chỉ khác với doanh nghiệp sản xuất một
điểm là: Trong doanh nghiệp thương mại không có
chi phí sản xuất công nghiệp mà thay vào đó là chi
phí hàng mua (giá vốn), nó bao gồm giá mua và chi
phí thu mua. Giá mua và chi phí thu mua là chi phí
sản phẩm trong doanh nghiệp thương mại.
II. Phân loại chi phí thành chi phí kiểm soát
được và chi phí không kiểm soát được

Chi phí kiểm soát được đối với cấp quản lý nào đó là
những chi phí mà cấp quản lý có quyền ra quyết định về

III. Phân loại chi phí thành chi phí trực tiếp và chi
phí gián tiếp

 Chi phí trực tiếp là


những chi phí phát sinh
gắn liền trực tiếp từng đối
tượng – từng sản phẩm –
từng bộ phận và nó được
hạch toán thẳng vào
trong chi phí, trong giá
thành của từng sản phẩm
– từng bộ phận như chi
phí NVLTT, chi phí
NCTT.
III. Phân loại chi phí thành chi phí trực tiếp và
chi phí gián tiếp

 Chi phí gián tiếp là những chi phí phát sinh mang tính
chất chung của tổng thể, không gắn trực tiếp với từng
đối tượng – từng sản phẩm và từng bộ phận. Để hạch
toán chi phí này vào trong giá thành phải thực hiện phân
bổ; tiêu thức sử dụng để phân bổ có thể là phân bổ theo
giờ máy, theo tiền lương của công nhân sản xuất, theo
giờ công…
IV. Chi phí cơ hội

 Chi phí cơ hội của


phương án được lựa
chọn là khoản lợi ích , thu
nhập bị mất đi của
phương án bị hủy bỏ
V. Phân loại chi phí thành chi phí thích đáng và
chi phí không thích đáng

 Chi phí thích đáng là chi phí có thể hạn chế được , có
thể tránh được trong phương án mà người quản lý
quyết định lựa chọn.
 Chi phí không thích đáng là chi phí không thể hạn
chế được , không thể tránh được trong phương án mà
người quản lý quyết định lựa chọn. Chi phí không
thích đáng có 2 loại :
V. phân loại chi phí thành chi phí thích đáng và
chi phí không thích đáng

1. Chi phí lặn . 2. Chi phí tương lai

Chi phí lặn là không chênh lệch

những chi phí đã xảy ra Chi phí tương lai

và không thể tránh được không chênh lệch là chi

trong phương án mà phí không có sự chênh

người quản lý quyết lệch giữa các phương án

định lựa chọn. mà người quản lý quyết


định lựa chọn.
VI. Phân loại chi phí theo cách ứng xử

1. Chi phí khả biến:


Chi phí khả biến là những chi phí thay đổi
theo sự thay đổi của mức độ hoạt động.
1.1 Chi phí khả biến thực thụ (CPKB tuyến tính)
Là những chi phí biến động theo cùng một
tỉ lệ với sự biến động của mức độ hoạt động.
VI. Phân loại chi phí theo cách ứng xử

C.phí

Nếu gọi
ax
x: mức độ hoạt động
=
y

a: là yếu tố khả biến đơn vị

→ y = ax

Möùc ñoä hoaït


ñoäng
VI. Phân loại chi phí theo cách ứng xử

1.2 Chi phí khả biến cấp bậc:


Là những chi phí thay đổi khi có sự thay đổi đủ
lớn và rõ ràng của mức độ hoạt động.
 Đường biểu diễn chi phí khả biến cấp bậc có dạng
như sau:
X1 < x < X2: y1 ch i phí
ch i ph í kh aûbieán caáp baäc
X2 < x < X3: y2
X3 < x < X4: y3 Y3

Y2

Y1

X1 X2 X3 X4 Möùc ñoähoaït ñoän g


VI. Phân loại chi phí theo cách ứng xử

 1.3 Chi phí khả biến và phạm vi


phù hợp
Chi phí
Trong thực tế mức độ hoạt động và
chi phí khả biến có mối quan hệ với
nhau và đồ thị biểu diễn mối quan hệ
đó là 1 đường cong, nhưng kế toán
quản trị chỉ ra rằng trong 1 phạm vi
thích hợp nào đó thì CPKB và mức
độ hoạt động nó có mối quan hệ Phaïm vi phuøhôïp
tuyến tính. Vậy phạm vi thích hợp
đối với CPKB là đoạn của mức độ
hoạt động mà ở đó CPKB và mức độ
hoạt động có mối quan hệ tuyến tính.
Möùc ñoähoaït ñoän g
VI. Phân loại chi phí theo cách ứng xử

2. Chi phí bất biến


Chi phí bất biến là những chi phí không đổi khi có sự
thay đổi của mức độ hoạt động.
2.1 Chi phí bất biến bắt buộc.
Là những chi phí không thay đổi trong dài hạn, nó tồn
tại không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người
quản lý, nó tồn tại ở mọi mức độ hoạt động; đó là
những chi phí gắn liền với máy móc thiết bị, gắn liền
với cơ cấu tổ chức bộ máy như chi phí khấu hao, và
phần lớn những chi phí phục vụ cho quá trình tổ chức
và điều hành.
VI. Phân loại chi phí theo cách ứng xử

 Những chi phí này có hai


đặc điểm:
Chi
- Có bản chất lâu dài: giả phí
sử một quyết định mua
sắm hoặc xây dựng các
loại tài sản cố định được
Chi phí bất biến
đưa ra thì nó sẽ liên quan
đến việc kinh doanh của
đơn vị trong nhiều năm.
- Không thể cắt giảm đến
Mức độ hoạt động
không, cho dù mức độ
hoạt động giảm xuống
hoặc khi sản xuất bị gián
đoạn.
VI. Phân loại chi phí theo cách ứng xử

2.2 Chi phí bất biến không bắt buộc.


Là những chi phí không đổi trong ngắn hạn, nó
tồn tại tùy thuộc vào từng chương trình, từng mục
tiêu ngắn hạn của từng doanh nghiệp. Đó là những
chi phí như chi phí quảng cáo, chi phí tuyển dụng đào
tạo, chi phí nghiên cứu khoa học,…
VI. Phân loại chi phí theo cách ứng xử

2.3 Chi phí bất biến và


phạm vi phù hợp Chi phí Phạm vi phù hợp

Trong thực tế mọi cpbb


rồi cũng sẽ thay đổi
nhưng KTQT chỉ ra
rằng trong 1 phạm vi
thích hợp nào đó thì
cpbb là không đổi. Vậy
phạm vi thích hợp đối
với cpbb là đoạn của
mức độ hoạt động mà ở Mức độ hoạt động

đó cpbb là không đổi.


VI. Phân loại chi phí theo cách ứng xử

3. Chi phí hỗn hợp:


Là những chi
phí vừa mang yếu tố
khả biến vừa mang
yếu tố bất biến.
Nếu gọi x là mức độ
hoạt động; a là yếu
tố khả biến; b là yếu
tố bất biến; y là chi
phí hỗn hợp  y =
ax + b
VI. Phân loại chi phí theo cách ứng xử

4. Phân tích chi phí hỗn hợp thành yếu tố khả


biến và bất biến.
4.1 Phương pháp cực đại – cực tiểu
Theo PP cực đại – cực tiểu, để xác định
CPKB và CPBB chúng ta căn cứ vào số liệu
thống kê về mức độ hoạt động và CPHH tương
ứng tại từng mức độ hoạt động đó
VI. Phân loại chi phí theo cách ứng xử

Mức độ hoạt động (x) Chi phí hỗn hợp (y)

x1 y1
x2 y2

x… y…

xmin Tương ứng


yxmin
xmax Tương ứng
yxmax
xn yn
VI. Phân loại chi phí theo cách ứng xử

- Chi phí khả biến:

Yxmax - Yxmin
a =
Xmax - Xmin
VI. Phân loại chi phí theo cách ứng xử

 Chi phí bất biến

Yxmax - aXmax

b
Yxmin - aXmin
VI. Phân loại chi phí theo cách ứng xử

 Căn cứ vào tài liệu sau đây hãy phân tích CP điện thoại
thành yếu tố khả biến và bất biến.

Tháng Thời gian sử Số tiền phải trả(đồng)


dụng(phút)
1 488 515.000
2 473 500.000
3 460 487.000
4 478 505.000
5 463 490.000
6 450 477.000
7 400 427.000
VI. Phân loại chi phí theo cách ứng xử

4.2 Phương pháp bình phương bé nhất.


Theo phương pháp bình phương bé nhất để xác
định CPKB và CPBB ta giải hệ phương trình sau đây.

∑xy = b∑x + a∑x2 (1)

∑y = nb + a∑x (2)
VI. Phân loại chi phí theo cách ứng xử

 Ví dụ: Tháng Thời gian Số tiền phải


Căn cứ sử trả(đồng)
vào tài liệu sau dụng(phút)
đây hãy vận 1 488 515.000
dụng phương
pháp bình 2 473 500.000
phương bé 3 460 487.000
nhất để xác
4 478 505.000
định CP điện
thoại thành yếu 5 463 490.000
tố khả biến và 6 450 477.000
bất biến.
7 400 427.000
VI. Phân loại chi phí theo cách ứng xử

5. Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí.


 1. Doanh thu
 2. Chi phí khả biến
 3. Số dư đảm phí
 4. Chi phí bất biến
 5. Lợi nhuận
 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí sẽ cung cấp
những thông tin để phục vụ cho quá trình ra quyết
định và điều hành.
Bài tập 1

- Chi phí SXC của DN X biến động theo số giờ


máy hoạt động, tài liệu về CPSXC như sau:
 Tại mức hoạt động thấp nhất là 10000 giờ máy:
 Chi phí SXC 210.000.000 đồng, trong đó:
+ Chi phí dầu mỡ (KB): 70.000.000 đồng
+ Chi phí tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng
(CPBB): 60.000.000 đồng
+ Chi phí bảo trì (CP hỗn hợp): 80.000.000 đồng
 Tại mức độ hoạt động cao nhất là 20.000 giờ máy
chi phí SXC là 330.000.000 đồng
Bài tập 1

 Yêu Cầu:
1. Xác định chi phí bảo trì tại mức độ hoạt động cao nhất?
2. Phân tích chi phí bảo trì thành yếu tố khả biến và bất
biến, xác định hàm số và vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ
giữa số giờ máy và chi phí bảo trì?
3. Tính CPSXC tại mức độ hoạt động 12.000 giờ máy và
16.000 giờ máy?
4. Phân tích CPSXC thành yếu tố khả biến và bất biến, xác
định hàm số và vẽ đồ thị mối quan hệ giữa số giờ máy
và CPSXC.
Bài tập 2

Tháng Giờ máy Số tiền


 Công ty TNHH
sản
Thành Đạt có tài
liệu sau: (đvt. xuất(h)
1000 đồng).
a. Chi phí sản xuất 1 1.000 42.000
chung trong 6 2 1.200 48.000
tháng như sau:
3 1.400 54.000
4 1.600 60.000
5 2.000 72.000
6 1.800 66.000
Bài tập 2

b. Chi phí sản xuất chung trong tháng 1 gồm có:


 Tiền lương nhân viên quản lý (Đp): 10.000
 Vật liệu gián tiếp (KB): 20.000
 Điện để thắp sáng và chạy máy sản xuất (HH): 12.000
Bài tập 2

 Yêu cầu:
1. Tính chi phí điện trong tháng 5
2. Sử dụng phương pháp cực đaị - cực tiểu phân tích chi
phí điện, lập phương trình chi phí điện.
3. Lập phương trình cpsxc, dự tính cpsxc tháng 7 với mức
sx là 2.100 giờ máy sản xuất.
4. Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất để phân
tích chi phí điện, lập phương trình chi phí điện.

You might also like