You are on page 1of 29

CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC THANH TRA

1. Cơ quan thanh tra Nhà nước và Ban thanh tra nhân dân đều được
quyền tiến hành hoạt động thanh tra. (Tuấn)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- Giải thích: Theo quy định của Luật Thanh tra 2010, Ban thanh tra nhân dân có
quyền được tham gia vào việc thanh tra, kiểm tra tại xã, phường, thị trấn theo đề nghị
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, đến Luật Thanh tra 2022 đã bỏ chế
định thanh tra nhân dân và chuyển sang quy định trong Luật Thực hiện dân chủ ở cơ
sở 2022. Và tại luật này, cũng không còn quy định Ban thanh tra nhân dân được
quyền tiến hành hoạt động thanh tra.

2. Thanh tra là hoạt động chỉ do cơ quan nhà nước, người có thẩm
quyền trong cơ quan nhà nước tiến hành. (S. Nhi)
- NHẬN ĐỊNH ĐÚNG.
- CSPL: Điều 9 Luật Thanh tra 2022.
- Giải thích: Thanh tra là hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện sự
tác động lên các đối tượng bị quản lý. Nói cách khác, hoạt động thanh tra mang tính
quyền lực nhà nước, do vậy chỉ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ
quan nhà nước tiến hành. Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật thanh tra hiện
hành, những chủ thể có quyền thực hiện chức năng thanh tra cũng chỉ bao gồm những
cơ quan nhà nước (như Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở,…).

3. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các cơ quan có quyền tiến
hành hoạt động thanh tra chỉ được tổ chức ở các cơ quan hành chính nhà nước.
(Y. Nhi)
- Nhận định SAI.
- CSPL: Điều 9, Điều 115 Luật Thanh tra 2022.
- Giải thích: Mục đích của hoạt động thanh tra nhằm hướng đến hoạt động hành
chính – nhà nước. Do vậy, các cơ quan có quyền tiến hành hoạt động thanh tra cũng
là các cơ quan hành chính – nhà nước. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Thanh tra
2022 thì có những cơ quan không phải là cơ quan hành chính – nhà nước (hiểu theo
nghĩa hẹp), nhưng cũng có quyền tiến hành các hoạt động thanh tra nội bộ, đó là Cơ
quan thanh tra của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm
toán nhà nước.

4. Thủ trưởng các cơ quan thanh tra nhà nước đều do Thủ trưởng cơ
quan quản lý nhà nước cùng cấp bổ nhiệm. (Phú)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: Khoản 1 Điều 33, Khoản 1 Điều 25, Khoản 1 Điều 29 và Khoản 1 Điều
21 Luật Thanh tra 2022.
- Giải thích: Theo đó chỉ có Chánh Thanh tra Tỉnh, Huyện mới do Chủ tịch
UBND Tỉnh, Huyện bổ nhiệm (tức Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp
bổ nhiệm). Đối với Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, Chánh Thanh tra
Tổng cục, Cục do Tổng Cục trưởng, Cục trưởng bổ nhiệm.

5. Phó thủ trưởng các cơ quan thanh tra Nhà nước do Thủ trưởng cơ
quan quản lý nhà nước cùng cấp bổ nhiệm. (Phát)
- Nhận định SAI.
- CSPL: Khoản 2 Điều 8 Nghị định 54/2014/NĐ-CP.
- Giải thích: Không phải mọi Phó Thủ trưởng các cơ quan thanh tra Nhà nước
đều do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp bổ nhiệm. Chẳng hạn như Phó
Chánh Thanh tra Sở Tư pháp sẽ do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm – thủ trưởng cơ
quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà
nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương.

6. Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở chỉ tiến hành hoạt động thanh tra chuyên
ngành. (Tâm)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: Điều 14, Điều 26 Luật Thanh tra 2022.
- Giải thích: Nhiệm vụ của Thanh tra Bộ bao gồm thanh tra hành chính đối với
cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ và thanh tra chuyên ngành
trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của Bộ
trưởng. Tương tự Thanh tra Sở có nhiệm vụ thực hiện hoạt động thanh tra bao gồm
thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
7. Thanh tra tỉnh chỉ thanh tra đối với UBND cấp huyện chịu sự quản lý
của UBND cấp tỉnh. (Ngọc)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: điểm d, đ, e, g khoản 1 Điều 23 Luật Thanh tra 2022.
- Giải thích: Thanh tra tỉnh còn thanh tra đối với các trường hợp sau: Thanh tra
việc quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
Thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc
phạm vi quản lý của các sở không thành lập cơ quan thanh tra. Thanh tra vụ việc khác
khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao, Thanh tra lại vụ việc thanh tra
hành chính đã có kết luận của Thanh tra sở, Thanh tra huyện nhưng phát hiện có dấu
hiệu vi phạm pháp luật.

8. Trong lĩnh vực thanh tra, Chi cục thuộc Sở được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành không được quyền tiến hành hoạt động thanh tra
hành chính. (Phương)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: Điều 9, điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Thanh tra 2022.
- Giải thích: Trong số các cơ quan thanh tra theo quy định của pháp luật hiện
hành, Chi cục thuộc Sở là cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành. Do vậy sẽ không được quyền tiến hành hoạt động thanh tra hành chính.
Trường hợp cần thanh tra hành chính đối với hoạt động của Chi cục thuộc Sở hoặc
dưới Chi cục sẽ do Thanh tra Sở tiến hành thực hiện.

9. Thanh tra Sở là một trong các cơ quan thuộc hệ thống cơ quan được
giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành của Sở. (Soni)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: Điều 27 Luật Thanh tra 2022.
- Giải thích: Thanh tra Sở có thẩm quyền thanh tra chuyên ngành đối với cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi mà sở được giao tham mưu, giúp Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước. Đây là cơ quan thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành không phải cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành.
10. Chỉ có công chức được tuyển dụng vào các cơ quan thanh tra Nhà
nước mới có thể trở thành thanh tra viên. (Nhật)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: khoản 5 Điều 39 Luật Thanh tra 2022.
- Giải thích: Theo đó, điều kiện để trở thành thanh tra viên là có ít nhất 2 năm
làm công tác thanh tra không kể thời gian tập sự hoặc có ít nhất 5 năm công tác trở
lên đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an
nhân dân, người làm công tác cơ yếu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển sang cơ
quan thanh tra. Ngoài công chức ra thì vẫn còn một số đối tượng được nêu ở trên
được phép trở thành thanh tra viên, riêng đối với công chức thì cần phải có ít nhất 5
năm công tác mới có thể trở thành thanh tra viên.

11. Thanh tra viên của thanh tra huyện do Chủ tịch UBND cấp huyện bổ
nhiệm. (Tuấn)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: Điều 6 Nghị định 43/2023/NĐ-CP.
- Giải thích: Theo quy định pháp luật hiện hành thì chỉ có Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền bổ nhiệm ngạch Thanh
tra viên. Do vậy, dù có là Thanh tra viên của thanh tra huyện thì vẫn do Chủ tịch
UBND cấp tỉnh bổ nhiệm. Bổ nhiệm ngạch thanh tra khác biệt với bổ nhiệm chức vụ
trong cơ quan thanh tra, ví dụ ngạch thanh tra viên do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ
nhiệm, nhưng chức vụ Chánh Thanh tra huyện sẽ do Chủ tịch UBND cấp huyện bổ
nhiệm.

12. Thanh tra viên cao cấp đều do Bộ trưởng Bộ nội vụ bổ nhiệm. (Phú)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: Khoản 1 Điều 11 Nghị định 97/2011/NĐ-CP.
- Giải thích: Theo đó Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, bổ nhiệm công chức vào
ngạch thanh tra viên cao cấp; Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem
xét, bổ nhiệm sĩ quan Công an nhân dân, sĩ quan Quân đội nhân dân vào ngạch thanh
tra viên cao cấp. Vì vậy không phải mọi Thanh tra viên cao cấp đều do Bộ trưởng Bộ
Nội vụ bổ nhiệm.
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG THANH TRA

1. Hoạt động thanh tra chỉ được tiến hành bởi cơ quan thanh tra.
(Tuấn)
- NHẬN ĐỊNH ĐÚNG.
- CSPL: Điều 9, Điều 115 Luật Thanh tra 2022.
- Giải thích: Trước đây, theo Luật Thanh tra 2010, có một chủ thể không phải là cơ
quan thanh tra nhưng cũng có thẩm quyền được tiến hành thanh tra đó là Ban thanh
tra nhân dân. Tuy nhiên, từ Luật Thanh tra 2022, chủ thể có quyền thanh tra chỉ có
thể là cơ quan thanh tra, thậm chí đối với hoạt động thanh tra nội bộ cũng phải do cơ
quan thanh tra tiến hành (cơ quan thanh tra được thành lập trong Tòa án nhân dân,
Viện kiểm sát nhân dân,…).

2. Thanh tra hành chính là hoạt động được tiến hành bởi cơ quan thanh
tra được thành lập ở các cơ quan hành chính có thẩm quyền chung, thanh tra
chuyên ngành được tiến hành bởi cơ quan thanh tra ở các cơ quan hành chính có
thẩm quyền chuyên môn. (Soni)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: điểm đ khoản 1 Điều 23 và điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Thanh tra
2022.
- Giải thích: Theo đó, Thanh tra Sở là cơ quan thanh tra được thành lập ở cơ
quan cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn, nhưng bên cạnh chức năng
thanh tra chuyên ngành thì vẫn có quyền thanh tra hành chính đối với đơn vị, cá nhân
thuộc Sở. Mặt khác, ở cơ quan thanh tra được thành lập ở các cơ quan hành chính có
thẩm quyền chung vẫn được tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành. Ví dụ như
hoạt động thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Tỉnh (được thành lập theo Quyết
định của UBND cấp tỉnh) đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý
của các sở không thành lập cơ quan thanh tra.
Điểm mới của LTT 2022, đối với các Sở không thành lập cơ quan thanh tra sẽ được
giao về cho Thanh tra Tỉnh.
Hoạt động thanh tra hành chính cũng có thể được thực hiện bởi các chủ thể khác ví
dụ như trong CAND, QĐND, TAND, VKSND.
Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành vẫn được thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (mặc dù không được thành lập theo ngành,
lĩnh vực).

3. Kế hoạch thanh tra do thủ trưởng cơ quan thanh tra trình thủ trưởng
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành hằng năm. (Nhật)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: khoản 4 Điều 45 Luật Thanh tra 2022.
- Giải thích: Đối với kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ thì Tổng Thanh
tra Chính phủ chỉ việc ban hành và không cần trình đến cơ quan nào. Vì Thanh tra
Chính phủ là thủ trưởng cơ quan thanh tra, đồng thời cũng là thủ trưởng cơ quan quản
lý nhà nước.

4. Trong mọi trường hợp, việc công bố kết luận thanh tra là thẩm quyền
của Trưởng đoàn thanh tra. (Ngọc)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: khoản 1 Điều 64 Luật Thanh tra 2022.
- Giải thích: Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì công bố quyết định
thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra chủ trì việc công
bố quyết định thanh tra.

5. Công bố kết luận thanh tra là thủ tục bắt buộc với thành phần gồm
người ra kết luận thanh tra, Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra.
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: khoản 1 Điều 79 Luật Thanh tra 2022, điểm a khoản 2 Điều 49 Nghị
định 43/2023/NĐ-CP.
- Giải thích: Công khai kết luận thanh tra mới là thủ tục bắt buộc, còn công bố
thì không bắt buộc. Về thành phần tham gia cuộc công bố, có thể có thêm các chủ thể
khác (Luật quy định hình thức công bố kết luận thanh tra không bắt buộc là đối với
trường hợp quá nhiều đối tượng thanh tra).

6. Khi tiến hành thanh tra tại chỗ, Trưởng Đoàn thanh tra có thẩm
quyền áp dụng tất cả biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra. (Y. Nhi)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: khoản 1 Điều 89 Luật Thanh tra 2022.
- Giải thích: Một trong các biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra
mà Trưởng Đoàn thanh tra không có thẩm quyền áp dụng đó là biện pháp tạm giữ tài
sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Theo đó, nếu phát hiện việc sử dụng trái pháp
luật tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề mà cần phải ngăn chặn ngay hoặc để xác
minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý thì Trưởng Đoàn thanh tra chỉ có
thẩm quyền đề nghị người ra quyết định thanh tra hoặc người có thẩm quyền quyết
định tạm giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Bên cạnh đó cũng còn có biện pháp Trưng cầu giám định (Điều 87)/Thu hồi tài sản bị
chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp
luật gây ra (Điều 91) phải do người ra quyết định thanh tra quyết định áp dụng.

7. Chỉ có Trưởng đoàn thanh tra có quyền xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động thanh tra. (Tâm)
- Nhận định SAI.
- CSPL: điểm q khoản 1 Điều 80, điểm c khoản 1 Điều 82 Luật Thanh tra 2022.
- Giải thích: Theo đó, ngoài Trưởng đoàn thanh tra thì người ra QĐTT và thành
viên khác của Đoàn thanh tra cũng có quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm
quyền. Bên cạnh đó, trong quá trình tiến hành thanh tra khi phát hiện hành vi vi phạm
hành chính, ngoài Trưởng đoàn thanh tra thì Thanh tra viên có quyền buộc chấm dứt
hành vi vi phạm đó, xem xét áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm
hành chính, tiến hành xử phạt ngay theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính
mà không phải đợi kết luận thanh tra theo quy định tại khoản 2 Điều 68 LTT.
Những chủ thể có quyền XPVPHC trong hoạt động thanh tra có Chánh Thanh tra các
cấp, Trưởng đoàn thanh tra, Thành viên khác của đoàn thanh tra (Thanh tra viên).
Cũng có những vụ việc do Thanh tra Sở tiến hành nhưng người xử phạt lại là Giám
đốc Sở => vượt quá thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Sở.
Trong thanh tra hành chính tuyệt đối không có biện pháp xử phạt VPHC.

8. Mọi cuộc thanh tra đều phải có quyết định thanh tra. (Phú)
- NHẬN ĐỊNH ĐÚNG.
- CSPL: điểm b khoản 1 Điều 49, Điều 50 Luật Thanh tra 2022.
- Giải thích: Trong mọi trường hợp, dù là hình thức thanh tra theo kế hoạch hay
thanh tra đột xuất thì đều phải có quyết định thanh tra. Đây là văn bản chứng minh
Đoàn thanh tra có thẩm quyền thanh tra. Tuy nhiên, tùy tính chất của vụ việc mà
Đoàn thanh tra có thể tiến hành công bố quyết định thanh tra trước hoặc sau khi tiến
hành thanh tra.

9. Mọi cuộc thanh tra đều phải có kết luận thanh tra. (Phát)
- Nhận định ĐÚNG.
- CSPL: Điều 71 Luật Thanh tra 2022.
- Giải thích: Khi rơi vào những trường hợp như nội dung thanh tra đã được cơ
quan thanh tra cấp trên kết luận thì không có kết luận thanh tra => trường hợp thanh
tra trùng lắp.

10. Thời hạn thanh tra luôn được xác định dựa trên tính chất và mức độ
phức tạp của vụ việc thanh tra. (Phương)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: điểm c khoản 1 Điều 47 Luật Thanh tra 2022.
- Giải thích: Thời hạn thanh tra là khoảng thời gian được tính từ ngày công bố
quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp. Theo đó,
thời hạn thanh tra được luật quy định cụ thể tại Điều 47, trong một số trường hợp vì
tính chất và mức độ phức tạp của vụ việc thì có thể gia hạn thời hạn thanh tra. Tuy
nhiên, đối với cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành ở miền núi,
biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn (vị trí địa lý) thì cũng có thể là
căn cứ để gia hạn thời hạn thanh tra.

11. Người ra quyết định thanh tra là người kết luận thanh tra. (S. Nhi)
- NHẬN ĐỊNH ĐÚNG.
- CSPL: khoản 1 Điều 78 và điểm o khoản 1 Điều 80 Luật Thanh tra 2022.
- Giải thích: Theo quy định của Luật thanh tra 2022, trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày nhận được dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra ký ban
hành kết luận thanh tra và chịu trách nhiệm về kết luận, kiến nghị của mình.

12. Đoàn thanh tra làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
(Phát)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: Khoản 1 Điều 53 Luật Thanh tra 2022.
- Giải thích: Theo đó, đoàn thanh tra làm việc theo chế độ thủ trưởng. Điều này
được thể hiện qua việc thành viên Đoàn thanh tra phải chấp hành quyết định, chỉ đạo
của Trưởng đoàn thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh
tra phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra.

13. Trưởng đoàn thanh tra có quyền gia hạn thời hạn thanh tra.
(Phương)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: khoản 2 Điều 26 Thông tư 06/2021/TT-TTCP.
- Giải thích: Việc gia hạn thời hạn thanh tra do người ra quyết định thanh tra
xem xét, quyết định. Trưởng đoàn thanh tra có văn bản gửi người ra quyết định thanh
tra đề nghị gia hạn thời hạn thanh tra kèm theo dự thảo quyết định gia hạn thời hạn
thanh tra; văn bản đề nghị phải nêu rõ lý do, thời gian gia hạn.

14. Báo cáo tiến độ thanh tra là thủ tục bắt buộc trong hoạt động thanh
tra. (Tâm)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: Điều 49, Điều 50 Luật Thanh tra 2022.
- Giải thích: Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính theo quy
định tại Điều 49 LTT không quy định việc báo cáo tiến độ thanh tra là thủ tục bắt
buộc. Tương tự, trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành theo quy
định tại Điều 50 LTT cũng không quy định báo cáo tiến độ thanh tra là thủ tục bắt
buộc. Khoản 3 Điều 50 cũng quy rằng trường hợp để đáp ứng yêu cầu quản lý đặc thù
của ngành, lĩnh vực, theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành
khác với quy định tại khoản 1 Điều 50 nhưng phải bảo đảm có tối thiểu các thủ tục về
ban hành quyết định thanh tra, công bố quyết định thanh tra, tiến hành kiểm tra, xác
minh thông tin, tài liệu, ban hành kết luận thanh tra, công khai kết luận thanh tra. Do
đó, báo cáo tiến độ thanh tra không là thủ tục bắt buộc trong các hoạt động thanh tra.

15. Thời hạn thanh được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra. (S.
Nhi)
- NHẬN ĐỊNH SAI
- CSPL: khoản 11 Điều 2 và khoản 3 Điều 64 Luật Thanh tra 2022.
- Giải thích: Thời hạn thanh tra là khoảng thời gian được tính từ ngày công bố
quyết định thanh tra. Tuy nhiên, đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành, trường
hợp phát hiện hành vi vi phạm cần phải tiến hành thanh tra ngay thì việc công bố
quyết định thanh tra có thể được thực hiện sau khi lập biên bản về hành vi vi phạm
của đối tượng thanh tra. Như vậy, thời hạn thanh tra lúc này không được tính từ ngày
công bố quyết định thanh tra.

16. Báo cáo kết quả thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra.
(Nhật)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: khoản 1 Điều 73 Luật Thanh tra 2022
- Giải thích: Theo quy định thì sau khi kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp,
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng báo cáo kết quả thanh tra gửi đến
người ra quyết định thanh tra chứ không phải gửi đến đối tượng thanh tra. Riêng đối
với đối tượng thanh tra thì phải gửi quyết định thanh tra tùy theo cuộc thanh tra theo
kế hoạch hay cuộc thanh tra đột xuất được quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 59
của luật này.
CHƯƠNG 3: KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

I. NHẬN ĐỊNH.
1. Trong trường hợp người khiếu nại là người có nhược điểm về thể
chất, tâm thần, việc khiếu nại phải do người đại diện thực hiện. (Tuấn)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: khoản 3 Điều 11 LKN 2011.
- Giải thích: Theo quy định của Luật Khiếu nại, trong trường hợp người khiếu nại
không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp thì
khiếu nại sẽ không được thụ lý giải quyết. Tuy nhiên, người có nhược điểm về thể
chất, tâm thần chỉ được xem là người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi có
quyết định của Tòa án tuyên bố họ là người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ.
Do vậy, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần vẫn có thể thực hiện quyền khiếu
nại mà không cần đến người đại diện.

2. Người khiếu nại chỉ có thể nhờ luật sư và trợ giúp viên pháp lý làm
người đại diện theo ủy quyền cho mình. (Tuấn)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: điểm a khoản 1 Điều 12 LKN 2011.
- Giải thích: Theo quy định của pháp luật về khiếu nại hiện hành, trường hợp người
khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác
mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị,
em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để
thực hiện việc khiếu nại. Do vậy, người khiếu nại có thể ủy quyền cho bất kỳ chủ thể
nào có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại cho mình.

3. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp sẽ đương nhiên hết hiệu lực
khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại.
(Tâm)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: Điều 35 Luật Khiếu nại 2011.
- Giải thích: Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết
định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết
khiếu nại phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó. Theo đó thì
thời hạn tạm đình chỉ không được vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết.
Trường hợp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu
nại tại thời điểm hết thời hạn giải quyết khiếu nại thì quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp sẽ đương nhiên hết hiệu lực (vì thời hạn áp dụng biện pháp khẩn cấp không
được lớn hơn thời hạn giải quyết khiếu nại). Nhưng đối với trường hợp người giải
quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại tại thời điểm trước khi hết thời hạn
giải quyết khiếu nại, tức chưa hết thời hạn giải quyết khiếu nại thì quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp sẽ không đương nhiên hết hiệu lực (vì thời hạn áp dụng biện pháp
khẩn cấp có thể kéo dài tới khi kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại).

4. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại trong
quá trình giải quyết khiếu nại lần hai. (Tâm)
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG
CSPL: Điều 39 Luật Khiếu nại 2011 (sửa đổi, bổ sung năm 2014); Điểm a
Khoản 1 Điều 21 Thông tư 07/2013/TT-TTCP.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại chỉ tổ chức đối thoại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh
nội dung khiếu nại còn khác nhau. Còn đối với trong quá trình giải quyết khiếu nại
lần hai, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại (hoặc người có trách nhiệm xác
minh) phải tổ chức đối thoại trong mọi trường hợp mà không có trường hợp ngoại lệ.

- NHẬN ĐỊNH ĐÚNG.


- CSPL: Điều 39 Luật Khiếu nại 2011 và Điều 28 Nghị định 124/2020/NĐ-CP.
- Giải thích: Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại
phải tổ chức đối thoại.

5. Việc khiếu nại có thể được thực hiện bằng đơn hoặc trực tiếp. (Nhật)
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG.
CSPL: Khoản 1 Điều 8 Luật Khiếu nại 2011.
Giải thích: Việc khiếu nại có thể được thực hiện bằng hai hình thức, đó là thực hiện
bằng đơn khiếu nại hoặc thực hiện khiếu nại trực tiếp. Và ngoài ra thì ngay tại khoản
2, 3, 4 ,5 Điều 8 của luật này cũng đã quy định rõ trình tự, thủ tục khiếu nại bằng đơn
hoặc trực tiếp.
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: Khoản 1 Điều 8 và Điều 49 Luật Khiếu nại 2011.
- Giải thích: Đối với trường hợp khiếu nại QĐHC, HVHC thì việc khiếu nại có thể
được thực hiện bằng hai hình thức, đó là thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc thực hiện
khiếu nại trực tiếp. Tuy nhiên, đối với trường hợp khiếu nại QDDKLCB, CC thì bắt
buộc phải thực hiện khiếu nại bằng đơn.

6. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu quyết định kỷ luật
công chức là người đã ban hành quyết định kỷ luật đó. (Nhật)
Nhận định: đúng
CSPL: khoản 1 Điều 51 Luật Khiếu nại 2011.
Theo LKN quy định thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán
bộ, công chức theo phân cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với
quyết định kỷ luật do mình ban hành.

7. Đối thoại không là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết khiếu
nại lần đầu. (Soni)
- NHẬN ĐỊNH ĐÚNG.
- CSPL: khoản 1 Điều 30 Luật Khiếu nại 2011.
- Giải thích: Theo đó, việc tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại lần đầu được
tiến hành khi trong quá trình giải quyết khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và kết
quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau. Do vậy, đối với giải quyết khiếu nại
lần đầu thì đối thoại là thủ tục không bắt buộc.

8. Sau khi rút đơn khiếu nại, người khiếu nại có thể không thể khiếu nại
trở lại vụ việc đó. (Soni)
- NHẬN ĐỊNH ĐÚNG.
- CSPL: Điều 10 và khoản 8 Điều 11 Luật Khiếu nại 2011.
- Giải thích: Trường hợp người khiếu nại rút đơn khiếu nại thì người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại đình chỉ vụ việc giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người
khiếu nại về việc đình chỉ vụ việc khiếu nại. Sau khi rút khiếu nại, người khiếu nại
vẫn được quyền khiếu nại lại. Tuy nhiên, trường hợp sau 30 ngày kể từ ngày có văn
bản thông báo đình chỉ giải quyết khiếu nại mà người khiếu nại không tiếp tục khiếu
nại thì khiếu nại sẽ không được thụ lý và giải quyết sau thời gian này.
9. Khi đã khởi kiện và Tòa án đang giải quyết vụ án hành chính, cá
nhân, tổ chức không thể khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
(Phát)
Nhận định ĐÚNG
CSPL: Điều 33 Luật TTHC
Trường hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm
quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì Tòa án
phải yêu cầu người khởi kiện lựa chọn cơ quan giải quyết và có văn bản thông báo cho Tòa
án.
Trên tinh thần trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện thì người
khởi kiện chỉ có thể lựa chọn một trong hai chứ không đồng thời khiếu nại và khởi kiện. Do
đó mà nếu đã khởi kiện và Tòa án đang giải quyết vụ án hành chính thì cá nhân, tổ chức
không thể khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

- Nhận định ĐÚNG


- CSPL: khoản 9 Điều 11 Luật Khiếu nại 2011.
- Giải thích: Trong trường hợp vụ việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý thì khiếu nại sẽ
không được thụ lý giải quyết.

10. Công khai quyết định giải quyết khiếu nại không là một việc bắt buộc
trong quy trình giải quyết khiếu nại hành chính. (Phát)
- Nhận định ĐÚNG.
- CSPL: Điều 10 Luật Khiếu nại 2011.
- Giải thích: Do người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong
quá trình khiếu nại nên nếu như người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại nhận được
đơn xin rút khiếu nại thì phải đình chỉ và thông báo văn bản việc đình chỉ giải quyết
khiếu nại. Khi đó thì sẽ không có quyết định giải quyết khiếu nại từ đó sẽ không đặt
ra vấn đề công khai hay không công khai quyết định đó.

11. Người thực hiện việc khiếu nại là người khiếu nại. (Phú)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: Khoản 2 Điều 2 và khoản 3 Điều 11 Luật Khiếu nại 2011.
- Giải thích: Theo quy định của pháp luật về khiếu nại hiện hành, người khiếu nại sẽ
không bị giới hạn độ tuổi, nhưng người thực hiện việc khiếu nại phải là người từ đủ
18 tuổi trở lên. Do vậy, người thực hiện việc khiếu nại trong một số trường hợp
không phải là người khiếu nại. Ví dụ, trường hợp quyết định hành chính được ban
hành tác động đến một người 16 tuổi, trong trường hợp này pháp luật quy định người
này có quyền khiếu nại, nhưng người thực hiện việc khiếu nại phải là người đại diện
của họ.

12. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại lần hai đối với quyết định hành chính do Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị
trường giải quyết khiếu nại lần đầu. (Phú)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: Khoản 2 Điều 21 Luật Khiếu nại 2011.
- Giải thích: Theo đó, Chi cục Quản lý thị trường là tổ chức trực thuộc Sở Công
thương, mà Giám đốc Sở có quyền thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp
tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại. Vì vậy, Giám đốc Sở công
thương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính do
Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường giải quyết khiếu nại lần đầu.
Từ năm 2018, Chi cục QLTT đã bị bãi bỏ.
Những đơn vị thường có khiếu nại: Quản lý thị trường, Thuế, Thi hành án.

13. Giải quyết khiếu nại chỉ do người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
thực hiện. (Phương)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011.
- Giải thích: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ
tục do Luật Khiếu nại 2011 quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước,
của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán
bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm
phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Do vậy, ngoài người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại thì còn có các cơ quan, tổ chức giải quyết khiếu nại. Ví dụ: Toà Hành chính…

14. Quyết định hành chính bị khiếu nại có thể bị tạm đình chỉ thực hiện trong
một số trường hợp. (Phương)
- NHẬN ĐỊNH ĐÚNG.
- CSPL: Điều 35 Luật Khiếu nại 2011 và Điều 26 Nghị định 124/2020/NĐ-CP.
- Giải thích: Theo đó, trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết
định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại ra
quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại. Như vậy việc tạm
đình chỉ này là không bắt buộc, tùy vào các trường hợp cụ thể sẽ quyết định tạm đình chỉ
hay không. Ví dụ: Quyết định xử phạt VPHC đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép
xây dựng, trong đó cá nhân vi phạm phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả buộc tháo
dỡ công trình xây dựng trái phép. Việc thi hành quyết định có thể gây ra hậu quả khó khắc
phục, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, khởi kiện có thể ra quyết định tạm đình chỉ
thi hành quyết định xử phạt.

15. Khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, cá nhân, tổ
chức không thể khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án. (Y. Nhi)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: Khoản 1 Điều 7, Khoản 2 Điều 33 và Điều 42 Luật Khiếu nại 2011.
- Giải thích: Người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính khi thuộc trường
hợp sau: Không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định
mà khiếu nại không được giải quyết; Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu
nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết. Luật cho
phép người khiếu nại được thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính khi “không
đồng ý” với quyết định giải quyết khiếu nại, chứ không bắt buộc về thời hiệu.

16. Quyết định hành chính của Bộ trưởng chỉ được khiếu nại một lần. (Y.
Nhi)
- Nhận định đúng
-CSPL: Khoản 2,Điều 7,Luật khiếu nại 2011
-Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần
hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi
kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

- NHẬN ĐỊNH SAI.


- CSPL: Điều 51 Luật Khiếu nại 2011.
- Giải thích: Đối với QĐHC thông thường của Bộ trưởng thì chỉ được khiếu nại một
lần. Tuy nhiên, đối với QĐHC đặc biệt như QĐKLCB, CC thì trong trường hợp
người khiếu nại không đồng ý với QĐHC của Bộ trưởng thì có thể khiếu nại lần hai
đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
17. Thủ tướng Chính phủ không có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần
hai đối với quyết định kỷ luật công chức do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giải quyết khiếu nại lần đầu. (Ngọc)
- NHẬN ĐỊNH ĐÚNG.
- CSPL: Điều 26 và Điều 51 Luật Khiếu nại 2011.
- Giải thích: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Thủ tướng Chính phủ không
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Trong trường hợp, quyết định kỷ luật công chức
do Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không
đồng ý thì chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai là Bộ trưởng Bộ Nội
vụ.

18. Trong trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn về cùng một nội
dung thì không bắt buộc phải cử người đại diện để trình bày. (Ngọc)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: điểm b khoản 4 Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 và Điều 6 Nghị định
124/2020/NĐ-CP.
- Giải thích: Khi nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì phải cử người đại
diện để trình bày nội dung khiếu nại. Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn về
cùng một nội dung thì trong đơn phải ghi rõ nội dung theo quy định như đối với
khiếu nại bằng đơn, có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện
để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại. Do vậy, trong trường hợp
nhiều người khiếu nại bằng đơn về cùng một nội dung thì bắt buộc phải cử người đại
diện để trình bày.

19. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà Giám đốc
Sở hoặc cấp tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết khiếu nại
mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. (S. Nhi)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: khoản 2 Điều 21 Luật Khiếu nại 2011.
- Giải thích: Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối
với QĐHC, HVHC của Chủ tịch UBND cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn
khiếu nại. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND cấp tỉnh cũng có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại lần hai đối với QĐHC, HVHC của Giám đốc Sở hoặc cấp tương đương
thuộc UBND cấp tỉnh khi khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải
quyết.

20. Chỉ có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai mới có thể được thông
báo trên phương tiện thông tin đại chúng. (S. Nhi)
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- CSPL: điểm c khoản 3 Điều 29 Nghị định số 124/2020/NĐ-CP.
- Giải thích: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu nại,
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm công khai quyết định giải
quyết khiếu nại theo một trong các hình thức được quy định tại điểm c khoản 3 Điều
29, trong đó có hình thức thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Nghị định
chỉ quy định quyết định giải quyết khiếu nại phải được thông báo trên phương tiện
thông tin đại chúng (trong trường hợp chủ thể có thẩm quyền chọn hình thức này để
công khai quyết định GQKN) tức là bao gồm cả giải quyết khiếu nại lần một và lần
hai.

II. BÀI TẬP.


Bài 1.
Đầu tháng 10 năm 2012, Đoàn thanh tra Bộ Tài chính phát hiện thông tin một
số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có vi phạm về việc kê khai thuế
suất ưu đãi thuế, trong đó có (gọi tắt là Maseco, trụ sở tại số 78A Nguyễn Văn Trỗi,
Phường 8, Q. Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh).
Ngày 03/12/2012, Đoàn thanh tra Bộ Tài chính tiến hành lập biên bản đối với
Công ty cổ phần dịch vụ PN vì cho rằng công ty này đã kê khai không đúng thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2009 đến 2011. Ngày 11/12/2012, Chánh thanh
tra Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 150/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành
chính đối với Công ty PN về hành vi trên. Nhận được Quyết định ngày 15/12/2012,
Công ty PN đã khiếu nại đến người có thẩm quyền.

1. Hãy xác định đối tượng khiếu nại, người khiếu nại, người bị khiếu nại,
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu?

- Đối tượng khiếu nại: Quyết định số 150/QĐ-XPHC (vì đây là quyết định hành
chính căn cứ theo khoản 8 Điều 2 LKN 2011).
- Người khiếu nại: Công ty cổ phần dịch vụ PN (căn cứ theo khoản 2 Điều 2 LKN
2011).

- Người bị khiếu nại: Chánh thanh tra Bộ Tài chính (căn cứ theo khoản 5 Điều 2 LKN
2011).

- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu: Chánh thanh tra Bộ Tài chính
(căn cứ theo Điều 22 LKN 2011).

2. Giả sử đến ngày 27/01/2013, khiếu nại của Công ty PN vẫn không được
giải quyết, Công ty PN có thể khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại lần hai hay không? Vì sao? (Biết rằng khiếu nại lần đầu được thụ lý vào ngày
25/12/2012 và đây là vụ việc phức tạp).

- CSPL: Điều 28, khoản 1 Điều 33 LKN 2011.

- Theo đó, đây là vụ việc phức tạp nên thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không
quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý (Điều 28). Thời hạn khiếu nại được thụ lý là vào ngày
25/12/2012, do vậy thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu vẫn chưa hết (tính từ ngày
25/12/2012 tới 27/01/2013 chỉ mới 34 ngày). Chính vì thế, Công ty PN không thể
khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai vào ngày 27/01/2013
vì chưa hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu. Mà chỉ khiếu nại lần hai khi đã hết
thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết
hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu
nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại lần hai (khoản 1 Điều 33).

3. Giả sử ngày 26/12/2012, đại diện hợp pháp của Công ty PN đã rút đơn
khiếu nại nên người có thẩm quyền đã ra quyết định đình chỉ việc giải quyết. Ngày
30/01/2013, Công ty PN khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
lần hai. Hãy xác định người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai? Vụ việc
có được thụ lý giải quyết hay không? Vì sao?
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai trong trường hợp này sẽ là
Chánh thanh tra Bộ Tài chính. Trong trường hợp này thì vụ việc sẽ không được thụ lý
giải quyết. Bởi vì theo khoản 8 Điều 11 LKN 2011 sau khi có văn bản thông báo đình
chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại
thì khiếu nại đó sẽ không được thụ lý giải quyết. Trong trường hợp này thì vào ngày
26/12/2012, Công ty PN đã nhận được quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại,
tuy nhiên tới tận ngày 30/01/2013, tức là quá hạn 30 ngày thì Công ty PN mới tiếp
tục khiếu nại đến người có thẩm quyền. Thế nên vụ việc này sẽ không được thụ lý
giải quyết.
(Phú, Phát, Nhật)

Bài 2.
Ngày 11/01/2013, Đội Quản lý thị trường số 7 (Chi cục Quản lý thị trường tỉnh
BĐ) phát hiện công ty cổ phần An Trường An thuê 15 ô tô vận chuyển hơn 434 tấn
titan thô từ huyện Phù Mỹ về nhập kho tại cụm công nghiệp Nhơn Bình nên đã lập
biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng trên cùng 15 xe tải. Không đồng ý với quyết định
tạm giữ 15 chiếc xe tải vì số xe tải này là do công ty thuê của công ty TNHH Hồng
Hà (7 chiếc) và công ty TNHH Thương mại dịch vụ vận tải Bách Việt (8 chiếc), ngày
22/02/2013 ông Minh là Tổng Giám đốc công ty An Trường An đã khiếu nại đến
người có thẩm quyền.

1. Xác định người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến khiếu nại.
- Người khiếu nại: CTCP An Trường An (căn cứ theo khoản 2 Điều 2 LKN 2011 thì
CTCP An Trường An là đối tượng bị xâm phạm trực tiếp bởi QĐHC – Quyết định
tạm giữ 15 chiếc xe tải).
- Người bị khiếu nại: Đội Quản lý thị trường số 07 (căn cứ theo khoản 5 Điều 2 LKN
2011 vì Đội Quản lý thị trường có QĐHC bị khiếu nại).
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến khiếu nại: công ty TNHH Hồng Hà và
công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải Bách Việt (căn cứ theo khoản 7 Điều 2
LKN 2011 thì công ty TNHH Hồng Hà và công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải
Bách Việt không phải là người khiếu nại, người bị khiếu nại nhưng việc giải quyết
khiếu nại có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ cụ thể 15 chiếc xe tải bị tịch thu
được CTCP An Trường An thuê của 2 công ty này).

2. Ngày 15/02/2014, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra quyết định
bác yêu cầu khiếu nại của công ty An Trường An. Công ty đã khiếu nại đến người
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. Hãy xác định người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại lần hai và thời hạn giải quyết (biết rằng vụ việc được thụ lý
vào ngày 20/02/2014).

- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai:

CSPL: Khoản 2 Điều 20 LKN 2011.

Chi cục Quản lý thị trường tỉnh BĐ là cơ quan ra quyết định hành chính mà Chi cục Quản lý
thị trường là tổ chức trực thuộc Sở Công Thương (Thông tư liên tịch số 34/2015/TTLT-
BCT-BNV)=> Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai sẽ thuộc về Giám đốc Sở Công
thương tỉnh BĐ.

Vì Giám đốc Sở và cấp tương đương sẽ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương
đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn
nhưng chưa được giải quyết.

Người có thẩm quyền GQKN lần đầu là Đội trưởng Đội QLTT số 07. Mà căn cứ theo quy
định hiện hành thì Đội QLTT cấp huyện trực thuộc Cục QLTT cấp tỉnh. Do vậy, trong
trường hợp, công ty An Trường An không đồng ý với quyết định GQKN lần đầu thì chủ thể
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai chính là Cục trưởng Cục QLTT tỉnh BĐ (Điều
20 LKN 2011).

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai:

CSPL: Điều 37 Luật Khiếu nại 2011.

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc
phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ
lý.

Vụ việc được thụ lý vào ngày 20/02/2014, vậy 45 ngày kể từ ngày khiếu nại được thụ lý giải
quyết sẽ là ngày 06/4/2014.

3. Sau cuộc đối thoại giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại, ngày
25/02/2014, công ty An Trường An đã rút đơn khiếu nại. Nêu cách thức xử lý của
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại? Sau khi rút đơn khiếu nại, công ty An
Trường An có thể khiếu nại trở lại hay không? Vì sao?
- Cách thức xử lý của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại: Căn cứ vào
Điều 10 Luật Khiếu nại 2011 thì trường hợp người khiếu nại rút đơn khiếu nại
thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi nhận được đơn xin rút đơn
khiếu nại, thì đình chỉ vụ việc giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người
khiếu nại về việc đình chỉ vụ việc khiếu nại.
- Công ty An Trường An có thể/không thể khiếu nại trở lại: Căn cứ vào khoản 8
Điều 11 Luật Khiếu nại 2011 thì trong trường hợp có văn bản thông báo đình
chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục
khiếu nại thì khiếu nại sẽ không được thụ lý giải quyết. Do vậy, sẽ có 02
trường hợp xảy ra:
TH1: Trong văn bản thông báo đình chỉ vụ việc khiếu nại mà sau 30 ngày
người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại thì khiếu nại sẽ không được thụ lý và
giải quyết sau thời gian này.
TH2: Nếu khi nhận được thông báo đình chỉ mà vẫn còn trong thời hạn 30
ngày thì công ty An Trường An vẫn có thể khiếu nại lại theo quy định tại
khoản 8 Điều 11 luật này.
(Phương, S. Nhi, Soni)

Bài 3.
Ngày 30/01/2013 Cục trưởng Cục thuế thành phố H ra Quyết định số 350/QĐ-
CT về việc xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính qua thanh tra việc chấp hành
pháp luật thuế đối với công ty Luật IL. Không đồng ý với quyết định trên, công ty đã
khiếu nại yêu cầu hủy quyết định 350/QĐ-CT. Ngày 23/05/2013 Cục trưởng Cục
Thuế thành phố H đã ra Quyết định số 78/QĐ-CT về việc giải quyết khiếu nại, bác
yêu cầu khiếu nại, giữ nguyên quyết định 350/QĐ-CT, công ty nhận được quyết định
này vào ngày 25/05/2013.

1. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định 78/QĐ-CT, công ty Luật
IL có thể thực hiện những thủ tục gì để bảo vệ quyền và lợi ích của mình? Nêu
cơ sở pháp lý?
Cơ sở pháp lý: Điều 7, Điểm k khoản 1 Điều 12 LKN 2011
Theo khoản 1 Điều 7 quy định về trình tự khiếu nại, trường hợp người khiếu nại
không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khiếu nại lần
hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng
hành chính
Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền của người khiếu nại thì tại Điểm k khoản 1
Điều 12 LKN cũng quy định một trong các quyền của người khiếu nại là khiếu nại
lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng
hành chính.
Căn cứ vào các cơ sở pháp lý nêu trên, trong trường hợp không đồng ý với quyết
định 78/QĐ-CT, công ty Luật IL có thể khiếu nại lần hai đến Tổng Cục trưởng Cục
thuế thành phố H hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật
TTHC để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

2. Nếu công ty Luật IL khiếu nại lần hai, hãy cho biết thời hiệu khiếu nại.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 33 Luật Khiếu nại 2011
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại
lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời
hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày
Nếu công ty Luật IL khiếu nại lần hai, thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày kể
từ ngày công ty Luật IL nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Cục trưởng
Cục thuế thành phố H (30 ngày kể từ ngày 25/5/2013)

3. Sau khi đơn khiếu nại được thụ lý, luật sư Thi là người đại diện theo
pháp luật của công ty Luật IL đã yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại cho mình nghiên cứu hồ sơ vụ việc, sao chụp tài liệu, chứng cứ liên quan đến
nội dung khiếu nại. Yêu cầu của ông Thi có được chấp nhận không? Vì sao?
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 16 Luật Khiếu nại 2011
Theo đó, Điểm d khoản 1 Điều 16 LKN quy định luật sư có quyền nghiên cứu
hồ sơ vụ việc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu
nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Do đó, yêu cầu của ông
Thi được chấp nhận.
Tuy nhiên, yêu cầu của ông Thi sẽ không được chấp nhận nếu thông tin, tài liệu
mà luật sư Thi yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cho mình nghiên
cứu, sao chụp liên quan đến nội dung khiếu nại thuộc bí mật nhà nước.
4. Tại buổi đối thoại, Cục trưởng Cục thuế thành phố H thừa nhận có nhằm
lẫn trong việc áp dụng các văn bản pháp luật nên cam kết sẽ sửa một phần quyết
định số 350/QĐ-CT. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai sẽ quyết
định như thế dnào đối với yêu cầu khiếu nại của công ty Luật IL?
Cơ sở pháp lý: Điều 40 LKN 2011
Trong trường hợp trên, theo quy định tại Điều 40 LKN thì người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại lần hai sẽ ra quyết định giải quyết khiếu nại. Trong quyết định
giải quyết khiếu nại có kết luận nội dung khiếu nại là đúng một phần và yêu cầu
người có quyết định hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần quyết định
hành chính.
(Tâm, Ngọc, Y. Nhi)
CHƯƠNG 4: TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO.

I. NHẬN ĐỊNH.
1. Bất kỳ lúc nào người tố cáo cũng có quyền tố cáo vì pháp luật không
quy định thời hiệu tố cáo. (Tuấn)
- Nhận định ĐÚNG.
- Hiện nay, Luật Tố cáo 2018 vẫn tiếp tục kế thừa tinh thần của Luật Tố cáo
2011 không quy định thời hiệu tố cáo. Theo đó, bất cứ khi nào người dân phát
hiện có hành vi vi phạm pháp luật đều có quyền gửi đơn thư tới người có thẩm
quyền để giải quyết theo Luật Tố cáo. Luật quy định chủ thể có thẩm quyền
phải tiếp nhận tố cáo bất cứ lúc nào, tuy nhiên việc có truy cứu trách nhiệm kỷ
luật hay xử lý vi phạm hành chính hay không là tùy thuộc vào việc thời hiệu kỷ
luật và thời hiệu xử lý vi phạm hành chính.

2. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước có quyền giải quyết tố cáo.(Phát)
- Nhận định SAI.
- CSPL: Khoản 6 Điều 2, Điều 13 Luật Tố cáo 2018
- Giải thích: Người giải quyết tố cáo không chỉ là cơ quan hành chính nhà nước
mà còn có thể là tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Ví dụ Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các cấp giải quyết những hành vi vi phạm thuộc phạm vi
của cấp mình quản lý và cấp dưới.
3. Chỉ có công dân mới được thực hiện quyền tố cáo.(Phú)
- Nhận định sai.
- CSPL: K4 Điều 2 Luật tố cáo
- Giải thích: Theo đó, người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo. Vì vậy cá
nhân ở đây bao gồm công dân Việt Nam và người nước ngoài tại Việt nam mà
không chỉ là công dân Việt Nam.
4. Đơn tố cáo nặc danh được xem là tố cáo hợp pháp. (Soni)
- nhận định: sai
- CSPL: căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật tố cáo 2018 thì Khi nhận được
thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố
cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc
người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có
nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều
22 của luật này thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý
theo quy định của Luật này, như vậy đơn tố cáo nặc danh sẽ không được
xem là đơn tố cáo hợp pháp theo quy định của luật này.
5. Tố cáo là quyền của bất kỳ chủ thể nào. (Nhật)
Nhận định: đúng
Giải thích: Tố cáo là một trong những quyền cơ bản, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà
nước và công dân. Theo đó, công dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp tham gia
quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Tại Điều 30 của Hiến pháp 2013 có quy định: “Mọi
người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về
những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.” Ngoài ra, tại Điều 9 của
Luật Tố cáo 2018 cũng có quy định về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo. Thế nên
tố cáo là quyền của bất kỳ chủ thể nào.
6. Hành vi vi phạm pháp luật hình sự không là đối tượng tố cáo.(Y.Nhi)
-Nhận định sai
-CSPL: Khoản 1,Điều 2,Luật tố cáo 2018
-Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo, công dân có thể tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ
quan, tổ chức. Như vậy, trên tinh thần mọi hành vi vi phạm pháp luật đều được phát
hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, người dân có quyền tố cáo bất cứ hành vi vi
phạm pháp luật nào.

7. Hành vi vi phạm pháp luật dân sự không là đối tượng tố cáo.


(Ngọc)
Nhận định Sai.
CSPL: Điều 2 Luật tố cáo
Đối tượng của tố cáo là các hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá
nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm
pháp luật trong mọi lĩnh vực, không phân biệt tính chất, mức độ vi phạm. chỉ cần phát
hiện hành vi vi phạm pháp luật dù thuộc lĩnh vực dân sự hay hành chính thì đã có thể
tố cáo được.
8. Đối chất giữa người tố cáo và người bị tố cáo là hoạt động bắt buộc
trong thủ tục giải quyết tố cáo.(Tâm)
- NHẬN ĐỊNH SAI
- CSPL: Điều 28, Khoản 3 Điều 31 Luật Tố cáo
- Theo đó, Điều 28 LTC quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo bao gồm
4 bước: thụ lý tố cáo, xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung tố cáo, xử lý
kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo. Do đó, hoạt động đối chất
giữa người tố cáo và người bị tố cáo không là một thủ tục bắt buộc trong giải
quyết tố cáo. Tuy nhiên, trong quá trình xác minh nội dung tố cáo, người xác
minh nội dung tố cáo có thể tổ chức hoạt động đối chất giữa người tố cáo và
người bị tố cáo để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo theo
khoản 3 Điều 31 LTC.

9. Người đang thi hành bản án hình sự không được quyền tố cáo.
(M.Phương)

Nhận định sai

CSPL: Khoản 1 Điều 30, Hiến pháp năm 2013, Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018

Theo đó, mọi người đều có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Ngoài ra, chỉ công dân, cá nhân mới có quyền tố cáo về những hành vi vi phạm pháp
luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào -> người đang chấp hành án hình sự là
công dân.

VD: Điều 27, Điều 190 Luật thi hành án hình sự năm 2019

Người chấp hành án có quyền tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án
hình sự mà gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Ngoài ra, còn được đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo.

10. Hành vi cung cấp thông tin về vi phạm pháp luật cho người có thẩm
quyền được gọi là tố cáo. (Song Nhi)
Nhận định đúng
CSPL: khoản 1 Điều 2 Luật tố cáo 2018
Khái niệm tố cáo theo Luật tố cáo được hiểu như sau: Tố cáo là việc cá nhân theo thủ
tục luật định báo, cung cấp hoặc đưa ra các thông tin về một hành vi, việc làm vi
phạm pháp luật của bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị nào cho cơ quan nhà
nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước biết để ngăn ngừa, giải quyết và
xử lý theo quy định của pháp luật.

11. Người tố cáo được quyền giữ bí mật bút tích, họ tên, địa chỉ của mình
khi tố cáo. (Phát)
- Nhận định ĐÚNG
- CSPL: Điểm b khoản 1 Điều 9, điểm b khoản 2 Điều 47, khoản 1 Điều 56 Luật
Tố cáo 2018
- Người tố cáo được bảo đảm bí mật bút tích, họ tên, địa chỉ, thông tin cá nhân
khác và được bảo vệ, giữ bí mật khi tố cáo trừ trường hợp người tố cáo tự tiết
lộ.
12. Người tố cáo có quyền rút tố cáo. (Phú)
- Nhận định sai
- CSPL: K1 Điều 33 Luật tố cáo.
- Giải thích: Người tố cáo chỉ có quyền rút tố cáo trước khi người giải quyết tố
cáo ra kết luận nội dung tố cáo vì vậy không phải ở mọi thời điểm người tố cáo
đều có quyền rút tố cáo.
13. Khi người tố cáo rút tố cáo, người có thẩm quyền đình chỉ giải quyết tố
cáo.(Tâm)
- NHẬN ĐỊNH SAI
- CSPL: Khoản 2 và Khoản 3 Điều 33, Điểm a Khoản 3 Điều 34 Luật Tố cáo
- Giải thích: Người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần
nội dung tố cáo. Một số trường hợp mà khi người tố cáo rút tố cáo, người có
thẩm quyền không đình chỉ giải quyết tố cáo có thể kể đến như:
+ Trường hợp người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo thì phần còn lại
được tiếp tục giải quyết theo quy định.
+ Trường hợp người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo mà người giải
quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật
hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc
người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại
cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết
+ Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà có một hoặc một số người tố
cáo rút tố cáo thì tố cáo vẫn tiếp tục được giải quyết theo quy định.

14. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết
của mình thì ra thông báo trả lại đơn và hướng dẫn tố cáo cho người tố cáo.(S.Nhi)
Nhận định SAI
CSPL: khoản 2, khoản 3 Điều 24 Luật tố cáo 2018
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo không thuộc thẩm quyền giải
quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo,
phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo
cho người tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan, tổ chức,
cá nhân tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng
thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố
cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ
chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý.
15. Việc giải quyết tố cáo là liên tục không thể đình chỉ hoặc tạm đình
chỉ. (Tuấn)
- Nhận định SAI.
- CSPL: khoản 1 và khoản 3 Điều 34 Luật Tố cáo 2018.
- Giải thích: Tong quá trình giải quyết tố cáo, nếu như có các căn cứ được quy
định tại khoản 1 Điều 34 (như cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác hoặc đợi kết quả giải quyết vụ việc khác có liên quan,...) thì
người giải quyết tố cáo ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo. Bên
cạnh đó, người giải quyết tố cáo vẫn được đình chỉ việc giải quyết tố cáo nếu
có sự xuất hiện của một trong các căn cứ được quy định tại khoản 3 Điều 34
(như người bị tố cáo là cá nhân chết và nội dung tố cáo chỉ liên quan đến trách
nhiệm của người bị tố cáo,...).

You might also like