You are on page 1of 5

ÔN TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

§1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC. NHÀ NƯỚC CHXHCNVN.


1. Mục tiêu:
1.1. Trình bày được khái niệm nhà nước. Kể tên các chức năng Nhà nước và các
nguyên tắc tổ chức của các hoạt động bộ máy Nhà nước.
1.2. Trình bày được địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước
CHXNCNVN.
1.3. Trình bày được các đặc tính của pháp luật và hệ thống pháp luật Việt Nam.
2. Nội dung chi tiết.
2.1. Mục tiêu 1.
2.1.1. Khái niệm Nhà nước:
- Nhà nước là một tổ chức có quyền lực chính trị đặc biệt, có quyền quyết
định cao nhất trong phạm vi lãnh thổ, thực hiện sự quản lý xã hội bằng pháp luật và
bộ máy được duy trì bằng nguồn thuế đóng góp từ xã hội.
2.1.2. Chức năng Nhà nước: 04 căn cứ.
- Tính pháp lý của việc thực hiện quyền lực Nhà nước:
 Lập pháp (Quốc hội).
 Hành pháp (Chính phủ, Bộ và CQ ngang Bộ, UBND các cấp).
 Tư pháp (TAND, VKS, CA, Thanh tra).
- Tính hệ thống và chủ thể thực hiện chức năng:
 Chức năng của toàn thể bộ máy NN.
 Chức năng của cơ quan NN.
- Lĩnh vực hoạt động thực tế của NN:
 Kinh tế.
 Xã hội.
- Phạm vi lãnh thổ của sự tác động:
 Đối nội.
 Đối ngoại.
2.1.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các bộ máy NN:
- Bộ máy NN VN được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền.
- 05 nguyên tắc:
 Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm
soát giữa các CQNN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp.
 Đảng lãnh đạo.
 Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật,
quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.
 Tập trung dân chủ.
 Bình đẳng và đoàn kết dân tộc.
2.2. Mục tiêu 2: Địa vị pháp lý của các CQNN trong bộ máy Nhà nước Việt Nam.
2.2.1. Chủ tịch nước:
- CTN là người đứng đầu NN, thay mặt NN về đối nội và đối ngoại.
- Có quyền ban hành: Lệnh, Quyết định.
2.2.2. Hệ thống cơ quan quyền lực NN:
- Quốc hội và UBTVQH được gọi là cơ quan quyền lực TW.
- Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN.
- Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan
trọng của đất nước, giám sát tối cao đối với hoạt động của NN.
- QH có quyền ban hành: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết.
- HĐND các cấp là các cơ quan quyền lực địa phương, có quyền ban hành
Nghị quyết.
2.2.3. Hệ thống cơ quan quản lý NN:
2.2.3.1. Chính phủ:
- Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXNCNVN, thực
hiện quyền hành pháp.
- Có quyền ban hành: Nghị định.
2.2.3.2. Bộ và cơ quan ngang Bộ.
2.2.3.3. Cơ quan thuộc chính phủ (Cục, Tổng cục, Viện, Trung tâm, Ban,...).
2.2.3.4. UBND các cấp:
- Là cơ quan hành chính NN ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến
pháp, luật, các văn bản của cơ quan NN cấp trên và NC của HĐND cùng
cấp.
- Có quyền ban hành: Quyết định, Chỉ thị.
- Do HĐND cùng cấp bầu.
2.2.3.5. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND: Sở, phòng, ban,...
2.2.4. Hệ thống cơ quan xét xử:
- TAND các cấp là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử.
- TANDTC và TAND địa phương (tỉnh, huyện).
- TAQS: TAQSTW, TAQS quân khu và tương đương, khu vực,...
2.2.5. Hệ thống cơ quan kiểm sát.
- VKSND các cấp có 2 chức năng:
 Kiểm sát hoạt động tư pháp.
 Thực hiện quyền công tố, bảo đảm Pháp luật được chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất.
- VKSNDTC, VKSND địa phương (tỉnh, huyện).
- VKSQS: VKSQSTW, VKSQS quân khu, quân chủng,…VKSQS tỉnh và
khu vực.
2.3. Mục tiêu 3.
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành (hoặc
thừa nhận) để điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hớp với ý chí của giai cấp
thống trị, và được NN đảm bảo thực hiện.
2.3.1. Đặc tính của PLVN: 05 đặc tính.
2.3.1.1. Tính quy phạm phổ biến: Tính QPPL là nhằm chỉ ra cách xử sự mà mọi
người phải theo trong trường hợp hay tình huống nhất định.
2.3.1.2. Tính cưỡng chế: Những quy tắc xử sự đặt ra trong luật bắt buộc mọi
người phải thực hiện và nó được đảm bảo bằng các hình thức chế tài của
NN.
2.3.1.3. Tính tổng quát: Mọi người đều bình đẳng như nhau, đều chịu sự tác
động của PL.
2.3.1.4. Tính hệ thống: PL gồm nhiều quy định khác nhau nhưng đều được sắp
xếp theo một trật tự, thứ bậc, thống nhất với nhau bằng một hệ thống.
2.3.1.5. Tính ổn định: Pháp luật có vai trò giúp ổn định xã hội, dó đó nếu PL
luôn thay đổi sẽ đánh mất lòng tin của mọi người đối với PL. Tính ổn
định của PL là tính ổn định tương đối.
2.3.2. Hệ thống pháp luật:
- Là tổng thể các QPPL có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được
phân định thành các chế định PL, các ngành luật và được thể hiện trong các
VB do NN ban hành theo những trình tự và hình thức nhất định.
- Các yếu tố cấu thành thể hiện trong hệ thống PL: 2 mặt
 Các bộ phận mang cấu trúc bên trong: QPPL, Chế định PL, Ngành
luật.
 Mặt thể hiện bên ngoài: VB luật, VB dưới luật,...

§2. Quy phạm pháp luật. Văn bản Quy phạm pháp luật.
1. Mục tiêu:
1.1. Trình bày được khái niệm QPPL và phân tích được các bộ phận cấu thành QPPL.
1.2. Trình bày được khái niệm, đặc điểm VBQPPL.
1.3. Phân biệt được các loại VBQPPL và hiệu lực của VBQPPL.
2. Nội dung chi tiết:
2.1. Mục tiêu 1.
2.1.1. Khái niệm QPPL:
- Quy tắc xử sự chung.
- Có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính
nhất định.
- Do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành.
- Được nhà nước đảm bảo thực hiện.
2.1.2. Các bộ phận cấu thành QPPL: Giả định, Quy định, Chế tài.
2.1.2.1. Giả định:
- Tình huống thực tế, dự kiến xảy ra.
- Trả lời cho câu hỏi: “Tổ chức, cá nhân nào? Khi nào? Trong hoàn cảnh
điều kiện nào?”.
- Phân loại: Giả định giản đơn và Giả định phức tạp.
2.1.2.2. Quy định:
- Quy tắc xử sự bắt buộc các chủ thể phải thực hiện khi ở hoàn cảnh, trường
hợp đã nêu ở phần giả định.
- Trả lời cho câu hỏi: “Khi gặp hoàn cảnh, tình huống đó chủ thể phải làm
gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?”.
- Phân loại: Quy định dứt khoát và Quy định không dứt khoát.
2.1.2.3. Chế tài:
- Quy định những biện pháp, những hậu quả tác động tới các chủ thể không
tuân thủ quy định của pháp luật.
- Trả lời cho câu hỏi: “Chủ thể phải chịu hậu quả như thế nào nếu vi phạm
pháp luật, không thực hiện đúng quy định, mệnh lệnh được nêu ra ở bộ
phận quy định?”
- Phân loại: Chế tài cố định, Chế tài không cố định hoặc Chế tài hình sự/dân
sự/hành chính/kỷ luật.
2.2. Mục tiêu 2.
2.2.1. Khái niệm VBQPPL:
- Văn bản QPPL là văn bản có chứa QPPL, được ban hành theo đúng thẩm
quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định.
2.2.2. Đặc điểm VBQPPL:
- Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Chưa đựng những quy tắc xử sự chung bắt buộc.
- Được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội và sự áp dụng không làm
chấm dứt tính hiệu quả của văn bản.
- Văn bản QPPL có tên gọi, nội dung, trình tự ban hành được quy định cụ thể
bằng PL.
 Số kí hiệu của VBQPPL: STT/năm ban hành/loại VB-cơ quan ban
hành.
2.3. Mục tiêu 3.
2.3.1. Hiệu lực của VBQPPL:
2.3.1.1. Theo thời gian: Là giá trị thi hành của VBQPPL trong một khoảng thời
gian nhất định.
- Thời điểm phát sinh hiệu lực: Trong VB có ghi (ngày hiệu lực).
 Nếu trong VB không quy định cụ thể ngày hiệu lực thì theo Luật:
CQNN TW sau 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.
HĐND, UBND tỉnh (huyện, xã): 10 (7 ngày).
- Thời điểm chấm dứt hiệu lực: Toàn bộ hoặc 1 phần.
 Hết hiệu lực được quy định cụ thể trong VB.
 Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng VB mới của chính CQNN
đã ban hành.
 Hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng VB khác.
2.3.1.2. Theo không gian: Là giá trị thi hành của VBQPPL trong một khoảng
không gian địa lý.
 CQNN TW: Phạm vi cả nước.
 HĐND-UBND ở đơn vị hành chính nào thì trong phạm vi hành
chính đó.
2.3.1.3. Theo đối tượng tác động: Là giá trị thi hành của văn bản đối với những
đối tượng nhất định. Hiệu lực về đối tượng không tách rời hiệu lực về
không gian.
 CQNNTW: Mọi đối tượng.
 CQNNĐP: Đối tượng ở địa phương.
2.3.2. Phân loại VBQPPL: Căn cứ vào hiệu lực pháp lý.
 Văn bản luật: Hiến pháp, Luật (bộ luật, đạo luật).
 Văn bản QPPL dưới luật: Pháp lệnh, nghị định, thông tư, lệnh...

You might also like