You are on page 1of 20

NHÓM 7 - ĐỀ TÀI 4 - Gk ktqte 2 trac nghiem

dịch vụ mạng Internet (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)

Scan to open on Studocu

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Hoàng Ngân (hoangthungankthp@gmail.com)
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN
Lehman Brothers – Vụ phá sản
khủng khiếp nhất lịch sử nước

Môn học: Kế toán quốc tế 2


Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Hiền
Thực hiện: Nhóm 7

Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 05 năm 2023


1|Page

Downloaded by Hoàng Ngân (hoangthungankthp@gmail.com)


Nhóm 7
Họ và tên Mssv Phần trăm đóng góp
Lưu Kim Hiệp 31201023231 100%
Trần Trọng Tín 31201026160 100%
Nguyễn Thị Hương Giang 31201025206 100%
Nguyễn Quỳnh Anh 31201023110 100%
Dương Khánh Linh 31201023317 100%

2|Page

Downloaded by Hoàng Ngân (hoangthungankthp@gmail.com)


Mục lục
MỤC LỤC...................................................................................................................................................3
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU...........................................................................................................................4
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.....................................................................................................5
CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG LEHMAN BROTHERS....................................5
3.1. Giới thiệu khái quát về công ty..........................................................................................................5
3.2.1. Nguyên nhân...............................................................................................................................6
3.2.2. Diễn biến.....................................................................................................................................6
3.2.3. Kết quả........................................................................................................................................7
CHƯƠNG IV: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CÔNG CỤ PHÁI SINH LIÊN QUAN ĐẾN LEHMAN
BROTHERS............................................................................................................................................7
4.1. Hợp đồng Repo..............................................................................................................................7
4.1.1. Một vài thông tin về Hợp đồng Repo......................................................................................7
4.1.2. Lehman Brothers và Hợp đồng Repo......................................................................................8
4.2. Tài trợ lửng (Mezzanine notes)....................................................................................................14
4.2.1. Một vài thông tin về Tài trợ lửng..........................................................................................14
4.2.2. Lehman Brothers và Tài trợ lửng.........................................................................................14
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN...................................................................................................................16
CHƯƠNG VI: BÀI HỌC RÚT RA.....................................................................................................17
CHƯƠNG VII: TRÍCH DẪN NGUỒN..............................................................................................19

3|Page

Downloaded by Hoàng Ngân (hoangthungankthp@gmail.com)


CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
Vào ngày 10/3/2023, khi nghe tin Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ (FDIC)
đã thông báo đóng cửa và tịch thu tài sản của Ngân hàng Silicon Valley (SVB), ngân
hàng thương mại lớn thứ 16 nước Mỹ với khối tài sản 209 tỷ USD, khiến giới đầu tư
chấn động bởi vì vụ việc này khiến nhiều người lo ngại một cuộc khủng hoảng hệ thống
tài chính Mỹ tương tự như sau vụ Lehman Brothers hồi năm 2008.
Với những thiệt hại khủng khiếp của vụ phá sản của Lehman Brothers hồi năm 2008, thì
lẽ ra những bài học từ sau vụ phá sản phải được khắc sâu vào tâm trí của các nhà chính
trị khắp nơi. Nhưng điều đáng kinh ngạc là chúng ta dường như đã quên những bài học
này quá nhanh và hệ thống tài chính vẫn còn hết sức rủi ro.
Những bài học của cuộc khủng hoảng 2008 đã quá rõ ràng vì các ngân hàng khi đó nợ
quá nhiều mà vốn chủ sở hữu lại quá ít nên đã không thể chống chịu được các khoản
thua lỗ ập đến. Lúc đó, các cơ quan quản lý nhà nước thì bị che mắt: hệ thống tài chính
quá phức tạp tới mức các nhà quản lý không thể nhận ra được rằng rủi ro đang tích tụ và
không biết ai có quan hệ với ai. Ngoài ra, cho dù các cơ quan quản lý có nhìn thấy tất cả
những điều này thì họ cũng không thể dễ dàng cắt nhỏ một định chế tài chính lớn với
hoạt động toàn cầu. Từ vụ phá sản của Lehman Brothers đã cho chúng ta thấy rõ hai lựa
chọn đáng sợ mà các cơ quan quản lý đối mặt: Dùng tiền thuế của dân để giải cứu các
ngân hàng hoặc để ngân hàng phá sản hoặc chấp nhận khả năng Ngày tận thế có thể xảy
đến với hệ thống tài chính.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nhà làm luật và nhà quản lý đã rất nỗ
lực để đảm bảo hệ thống tài chính sẽ được chuẩn bị tốt hơn thông qua việc soạn thảo và
áp dụng hàng nghìn trang luật lệ và quy định mới. Thế nhưng, trong một số trường hợp,
những thay đổi này lại trở nên phiền phức một cách không cần thiết và nói chung là
chưa đáp ứng được kỳ vọng. Các cuộc kiểm tra sức chịu đựng (stress-tests) đã cải thiện
đáng kể chất lượng quản trị rủi ro của các ngân hàng hơn trước nhưng những kịch bản
được sử dụng hình như vẫn còn quá nhẹ nhàng so với một cuộc khủng hoảng thật. Các
quy định và chế độ báo báo mới được lập nên về chứng khoán phái sinh đã làm sáng tỏ
nhiều góc khuất của hệ thống tài chính hiện nay nhưng vẫn chưa cung cấp một bức
tranh tổng thể theo thời gian thực để giúp các cơ quan quản lý nhìn thấy những nguy
hiểm và có biện pháp đối phó cần thiết khi cần. Một số ngân hàng thuộc loại lớn nhất
trên thế giới vẫn chưa thể cung cấp dữ liệu đầy đủ, kịp thời và chính xác về những rủi
ro của chính ngân hàng mình. Đây là một điều rất đáng lo ngại nên các cơ quan quản lý
đã phát triển một cơ chế để tiếp quản một định chế tài chính lớn gặp khó khăn nhưng cơ
chế này chưa từng được thử nghiệm và còn mang tính lý thuyết nhiều nên khả năng
không phát huy tác dụng trong một cuộc khủng hoảng toàn hệ thống.
Nhìn chung, hiện nay hệ thống tài chính toàn cầu có quá nhiều điểm tiêu cực tương
đồng với giai đoạn 2007 và vì thế nên, không sớm thì muộn, một cuộc khủng hoảng
khác sẽ ập tới. Lúc đó, những khoản đầu tư được cho là an toàn sẽ trở thành rủi ro và
sức chịu đựng của hệ thống sẽ bị thử thách một lần nữa. Một hệ thống tài chính khoẻ
mạnh phải được xây dựng dựa trên nền tảng là một khối vốn chủ đủ lớn và đây sẽ là
nhân tố quyết định để xem sức chịu đựng của hệ thống đã được nâng lên hay chưa. Các
ngân hàng không có lý do gì để tuân thủ - và giờ đây chính là lúc thích hợp nhất để các
ngân hàng xây dựng cho mình một khối vốn chủ đủ lớn. Vì vậy, chúng ta cần phải
nghiên cứu về “Lehman Brothers - Vụ Phá Sản Ngân Hàng Khủng Khiếp Nhất Lịch Sử
Nước Mỹ” để đưa ra những bài học và giải pháp phù hợp cho nền kinh tế hiện nay.
4|Page

Downloaded by Hoàng Ngân (hoangthungankthp@gmail.com)


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm công cụ tài chính
Công cụ tài chính (Financial instrument) là hợp đồng (hay còn gọi là hợp đồng tài
chính) làm tăng tài sản tài chính của một bên và nợ phải trả tài chính hoặc công cụ vốn
chủ sở hữu của bên khác. Chúng có thể là tiền mặt (tiền tệ), chứng nhận quyền sở hữu
trong một thực thể hoặc quyền nhận hoặc giao theo hợp đồng (ví dụ: Tiền tệ; Nợ: gồm
trái phiếu, khoản vay; Vốn chủ sở hữu: cổ phiếu; quyền sở hữu phái sinh: quyền chọn
mua/chọn bán, hợp đồng tương lai, quyền chuyển tiếp).
Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IAS 32 và 39 định nghĩa công cụ tài chính là "bất kỳ hợp
đồng nào làm phát sinh tài sản tài chính của một đơn vị và công cụ nợ hoặc công cụ
vốn chủ sở hữu của một đơn vị khác". Các công cụ tài chính có thể được hiểu đơn giản
là các khoản vốn đầu tư có thể được trao đổi dễ dàng, mỗi khoản có các đặc điểm và
cấu trúc riêng biệt. Đó là một hợp đồng phát sinh tài chính hai chiều hoặc giữa nhiều
bên với nhau để giao dịch một loại tài sản nào đó trong tương lai và nó đã được ấn định
một mức giá nhất định và không thay đổi vào thời điểm tương lai.
2.2 Phân loại công cụ tài chính
Tài sản tài chính: là một tài sản phi vật chất có giá trị bắt nguồn từ việc đòi bồi thường
có khế ước, chẳng hạn như tiền gửi ngân hàng, trái phiếu và cổ phiếu. Tài sản tài chính
thường có tính thanh khoản cao hơn các tài sản hữu hình khác, chẳng hạn như hàng hóa
hoặc bất động sản, và có thể được giao dịch trên thị trường tài chính. Tài sản tài chính
đối lập với tài sản phi tài chính, quyền tài sản bao gồm cả tài sản hữu hình (đôi khi còn
được gọi là tài sản thực) như đất đai, bất động sản hoặc hàng hóa và tài sản vô hình như
tài sản trí tuệ, như bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu, v.v.
Nợ tài chính: Nghĩa vụ hợp đồng của doanh nghiệp, Hợp đồng sẽ được thanh toán bằng
công cụ vốn của một doanh nghiệp.
Công cụ vốn chủ sở hữu: Công cụ vốn chủ sở hữu là hợp đồng chứng tỏ được những lợi
ích còn lại về tài sản của đơn vị sau khi trừ đi toàn bộ nghĩa vụ của đơn vị đó.

CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG LEHMAN BROTHERS


3.1. Giới thiệu khái quát về công ty

Lehman Brothers là một tập đoàn về chứng khoán và ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của
Mỹ. Lĩnh vực chủ yếu của tập đoàn là một ngân hàng đầu tư, mua bán chứng khoán và
trái phiếu, phân tích thị trường chứng khoán, ngân hàng đầu tư, và ngân hàng tư. Tập
đoàn đặt trụ sở chính ở Thành phố New York, và hai trụ sở khác ở London và Tokyo,
cũng với nhiều văn phòng khác trên toàn cầu. Năm 1824, Henry Lehman di cư tới Mỹ
và sở hữu một hiệu tạp hoá có tên Cửa hàng H. Lehman tại Montgomery, Alabama. Vào
năm 1850 ông thay đổi tên cơ sở này thành Công ty Thương mại Lehman Brothers.
Thời bấy giờ, ngành công nghiệp bông ở Alabama đang phát triển. Việc buôn bán hoa
bông đã giúp cho cơ sở làm ăn của anh em nhà Lehman phát đạt và họ đã có được một
văn phòng tại thành phố New York. Năm 1855, Henry qua đời. Hai anh em Emanuel và
Mayer đã dùng nguồn tài chính của mình để tiến hành đầu tư tham gia khôi phục lại
bang Alabama bị tàn phá bởi cuộc nội chiến Mỹ, và thu lời to lớn. Không lâu sau, họ
dời trụ sở công ty mình tới thành phố New York. Năm 1870, sở giao dịch hoa bông
New York được thành lập. Công ty Lehman Brother còn tham gia vào thị trường trái
phiếu phát triển đường sắt, bắt đầu hoạt động tư vấn đầu tư. Năm 1887, Công ty trở
thành hội viên của Sở Giao dịch Chứng khoán New York. Năm 1899, lần đầu tiên
công ty nhận
5|Page

Downloaded by Hoàng Ngân (hoangthungankthp@gmail.com)


bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Con trai của Philips là Robert đã giúp
Lehman Brother vượt qua những ngày tháng khó khăn do cuộc Đại Khủng hoảng gây
ra. Lúc bấy giờ công ty này đã hậu thuẫn tài chính cho các nhà đầu tư cá nhân và hỗ trợ
tài chính cho các vụ sáp nhập doanh nghiệp. Sự nghiệp kinh doanh mạo hiểm của
Lehman Brothers bắt đầu từ đó.

3.2. Diễn biến vụ phá sản của ngân hàng Lehman Brothers

3.2.1. Nguyên nhân

Lehman Brothers sụp đổ có thể nói là do tài sản với khối lượng 639 tỷ đô la nhưng lại
rất khó bán hay chuyển đổi thành tiền ngay lập tức nên không thể trả nợ đúng hạn.
Lehman Brothers phá sản không phải do Chính phủ Mỹ không cứu vãn, mà là đã cố
gắng cứu mà không được. Bên cạnh đó, Lehman Brothers là một ngân hàng đầu tư nên
chính phủ đã không thể mua lại như các doanh nghiệp khác và không có cơ quan nào có
thể đảm nhận được việc này. Hơn nữa, Fed không thể đảm bảo một khoản vay như đã
làm với Bear Stearns, Lehman Brothers không đủ tài sản để đảm bảo khoản vay như
vậy.

3.2.2. Diễn biến


Trong thời kỳ phát triển của mình, Lehman đã phát triển rất tốt và quyết định đầu tư vào
lĩnh vực cho vay thế chấp bằng cách mua lại năm công ty cho vay thế chấp, trong đó
phải kể đến BNC Mortgage và Aurora Loan, chuyên về các khoản cho vay thế chấp Alt-
A. Những người đi vay này có lịch sử tín dụng rõ ràng nhưng có những mặt hạn chế, tuy
nhiên họ rất hấp dẫn đối với các công ty cho vay vì họ có thể đảm bảo trả được khoản
lãi suất cao hơn so với các khoản vay chính thông thường. Việc mua lại các công ty cho
vay thế chấp này ban đầu đã giúp cho Lehman Brothers đạt được sự thành công nhất
định như là: doanh thu kỷ lục từ các hoạt động kinh doanh bất động sản giúp doanh thu
tổng thể tăng 56% (từ năm 2004 đến năm 2006), một tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so
với các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư hoặc quản lý tài sản. Công
ty đã chứng khoán hóa 146 tỷ đô la thế chấp vào năm 2006, tăng 10% so với năm 2005.
Lehman báo cáo lợi nhuận kỷ lục hàng năm từ 2005 đến 2007. Năm 2007, công ty báo
cáo thu nhập ròng kỷ lục 4,2 tỷ đô la trên doanh thu 19,3 tỷ đô la. Lehman Brothers vẫn
đang tiếp tục phát triển và vào tháng 2 năm 2007, cổ phiếu đạt mức kỷ lục 86,18 USD.
Nhưng có một thực sự là vào quý 1 năm 2007, các khoản nợ thế chấp dưới chuẩn đã
tăng lên mức cao nhất trong bảy năm. Các nhà đầu tư bắt đầu lo ngại rằng các khoản nợ
tăng cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty. Những lo ngại này khiến giám đốc tài
chính của Lehman nhấn mạnh rằng những rủi ro do gia tăng đã được kiểm soát tốt và sẽ
ít ảnh hưởng đến thu nhập của công ty. Tuy nhiên ông cũng nói rằng ông không lường
trước được các vấn đề trên thị trường. Tuyên bố này cho thấy công ty đã trở nên liều
lĩnh để mà có thể làm hài lòng các nhà đầu tư với triển vọng lợi nhuận cao hơn. Và miễn
là lợi nhuận vẫn còn tốt, chiến lược vẫn sẽ được giữ nguyên. Năm tháng sau các rủi ro
bắt đầu xuất hiện. Cổ phiếu của Lehman giảm mạnh do 2 trong số các quỹ đầu cơ Bear
Stearns thất bại, điều này khiến họ phải đóng cửa công ty con BNC Mortgage , cắt bớt
2500 nhân sự, đồng thời đóng cửa một số văn phòng Aurora. Lúc này, giá cổ phiếu của
Lehman Brothers tăng trở lại, nhà đầu tư dần bình tĩnh hơn với thị trường. Đây là cơ hội
để Lehman Brothers cắt giảm danh mục đầu tư khổng lồ của họ và giải phóng vốn để
phòng trường hợp thị trường thế chấp gặp vấn đề. Họ có thể đầu tư vào các lĩnh vực
khác nhưng không may là Lehman Brothers vẫn giữ danh mục đầu tư của mình, thậm
6|Page

Downloaded by Hoàng Ngân (hoangthungankthp@gmail.com)


chí đầu tư nhiều hơn vào thị trường thế chấp nhiều hơn nữa. Tỷ lệ đòn bẩy của Lehman
Brothers vào năm 2007 lên đến mức cao nhất là 31. Cùng với hàng loạt các khoản mục
thế chấp khổng lồ của mình, công ty ngày càng dễ bị tác động trước bất kỳ sự thay đổi
nào trên thị trường. Vào tháng 3 năm 2008, giá cổ phiếu giảm hơn 40%. Mặc dù công ty
đã cố gắng nâng cao niềm tin bằng cách huy động 4 tỷ đô la nhưng các nhà đầu tư ngày
càng lo lắng về quy mô danh mục đầu tư rủi ro cao của công ty. Vào tháng 6, Lehman
đã ghi nhận khoản lỗ trong quý thứ hai là 3 tỷ đô la, nhưng họ đã cố gắng giữ được
niềm tin ở mức cao bằng cách huy động 6 tỷ đô la thông qua các nhà đầu tư. Lúc này
tổng thanh khoản đã tăng lên ước tính 45 tỷ đô la, giảm tổng tài sản xuống 147 tỷ đô la,
giảm tỷ lệ vay thế chấp nhà ở và thương mại xuống 20%, đồng thời giảm tỷ lệ đòn bẩy
từ hệ số 32 xuống còn khoảng 25. Vào ngày 22/08/2008, cổ phiếu của Lehman đóng
cửa tăng 5%. Vào ngày 09/09/2008, cổ phiếu của Lehman đã giảm 45% xuống còn 7,79
USD. Điều này khiến cho quỹ đầu cơ của công ty rút vốn ra ngoài, đồng thời các chủ nợ
ngắn hạn của công ty cắt hạn mức tín dụng. Vào ngày 10/09, Lehman đã sớm công bố
kết quả tài chính quý III đã gây sốc với tình trạng tài chính yếu kém của công ty lúc bấy
giờ. Công ty đã báo cáo khoản lỗ 3,9 tỷ đô la, bao gồm cả khoản xóa sổ 5,6 tỷ đô la.
Những diễn biến này đã khiến cổ phiếu sụt giảm 42% vào ngày 11/09. Với 1 tỷ USD tài
sản thanh lý còn lại, Lehman đã đi vào bế tắc. Những nỗ lực cuối cùng vào ngày 13/09
giữa Lehman, Barclays PLC và Bank of America, nhằm tìm cách tiếp quản Lehman, đã
không thành công. Vào thứ Hai, ngày 15/09, Lehman tuyên bố phá sản, dẫn đến việc cổ
phiếu giảm 93% so với mức đóng cửa trước đó vào ngày 12/09.
3.2.3. Kết quả
Sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers đã gây ra một cú chấn động trên toàn cầu,
gây ra sự suy thoái của thị trường tài chính toàn cầu và ảnh hưởng đến rất nhiều các lĩnh
vực kinh tế liên quan. Các ngân hàng và công ty tài chính khác cũng bị ảnh hưởng
nghiêm trọng, vì họ đã cho vay tiền cho ngân hàng này và phải đối mặt với rủi ro không
thu hồi lại được nợ. Chính phủ Mỹ đã thực hiện các nỗ lực can thiệp để ngăn chặn sự
sụp đổ này của các ngân hàng và công ty tài chính khác bằng cách ban hành những
chính sách khẩn cấp để cứu trợ các công ty tài chính đang gặp khó khăn, nhằm tiếp tục
duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính. Tuy nhiên, các biện pháp cứu trợ này không
mấy hữu hiệu. Ngoài ra, sự sụp đổ này như một lời cảnh tỉnh cho các nhà đầu tư và
công ty tài chính trên toàn thế giới, họ trở nên cẩn trọng hơn khi đầu tư và cho vay tiền.
Sự sụp đổ của Lehman Brothers đã cũng đã dẫn đến sự thay đổi trong các quy định kế
toán, quy trình thực hiện công tác kế toán và giám sát của các công ty tài chính.

CHƯƠNG IV: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CÔNG CỤ PHÁI SINH LIÊN QUAN


ĐẾN LEHMAN BROTHERS

4.1. Hợp đồng Repo


4.1.1. Một vài thông tin về Hợp đồng Repo.
● Hợp đồng repo thực chất là giao dịch đi vay có kỳ hạn bằng tài sản thế chấp là các tài
sản tài chính; giao dịch được áp dụng phổ biến trên thị trường tài chính quốc tế. Việc
này nhằm tăng thanh khoản trên thị trường; cung cấp vốn cho các tổ chức tài chính khi
khó khăn
● Ngoài ra, hợp đồng Repo còn được biết đến là hợp đồng giữa các bên về hoạt động
mua bán chứng khoán với cam kết của người bán sẽ mua lại chứng khoán đó từ
người mua với một mức giá cụ thể vào một ngày cụ thể trong tương lai.
7|Page

Downloaded by Hoàng Ngân (hoangthungankthp@gmail.com)


● Kỳ hạn của hợp đồng Repo: Hợp đồng Repo thường có kỳ hạn ngắn có thể là qua
đêm hoặc một vài ngày hoặc vài tuần hoặc đến 6 tháng.
● Lãi suất của hợp đồng Repo: Lãi suất của hợp đồng Repo được quyết định bằng sự
thỏa thuận trước trước khi thực hiện hợp đồng và chuyển giao tài sản giữa hai bên
mua và bán. Thông thường thì khoản tiền lãi sẽ có được từ khoản tiền chênh lệch giữa
giá bên và giá bán. Ngoài ra, lãi suất còn phụ thuộc vào thời hạn hợp đồng, thời hạn
càng dài thì người mua TSTC sẽ kỳ vọng lãi suất càng cao.
● Tỷ lệ chiết khấu trong giao dịch Repo: Là phần tiền sẽ được chiết khấu cho người
mua Tài sản tài chính; Phần chiết khấu dựa trên giá trị của chính tài sản đó. Tùy vào
mỗi giao dịch mà có các tỷ lệ chiết khấu khác nhau, nhưng thông thường là 5%
4.1.2. Lehman Brothers và Hợp đồng Repo.
a, Khởi đầu cho sự phá sản của Lehman Brothers
● Năm 2008, Một cú “Shock” đến từ khủng hoảng tài chính diễn ra trên toàn cầu đã
mang đến những hậu quả cực kỳ nặng nề cho nền kinh tế thế giới. Cho đến tận những
năm sau đó, cuộc khủng hoảng này vẫn để lại dư âm cho nền kinh tế. Nguyên nhân
cái kết “Dập tắt” của một ngân hàng lớn Lehman Brothers đến từ sản phẩm tài chính
với tên gọi là Repo ( Repurchase agreement - Một loại hợp đồng giao dịch chứng
khoán phái sinh, mà trong đó người bán sẽ cam kết mua lại TSTC với mức mức giá
tương đương đã được thỏa thuận bao gồm một khoản tiền lãi nhất định cho người mua)
● Thông qua chi nhánh London của mình, Lehman đã sử dụng nhiều hợp đồng repo để
có thể tạo ra lượng tiền mặt huy động khổng lồ trên BCTC. Ngân hàng đã báo khoản
lỗ của mình tại thời điểm này lên tới 3.9 tỷ USD, nhưng lượng tiền mà ngân hàng huy
động được lại đến 40 tỷ USD (mà thực chất chỉ đạt 2 tỷ USD), nhằm đánh lừa các
nhà đầu tư về tình hình tài chính thực sự của mình.

● Hợp đồng Repo thực chất là các hợp đồng đi vay và cho vay có kỳ hạn, nhưng do có
tính chất ngắn hạn và có thể linh hoạt điều chỉnh theo nhu cầu đầu tư. Muốn ghi nhận
khoản tiền thu được từ việc ăn chênh lệch của Hợp đồng Repo là Doanh thu thì cần
phải đáp ứng được những điều kiện, và những điều kiện này thì không hề dễ
dàng.Nhưng bằng sự khéo léo của mình Lehman đã "lách" được những điều kiện này
và biến những khoản thu được từ Repo trở thành doanh thu của mình.
● Bằng cách sử dụng thành thạo Repo như một công cụ, Lehman Brothers đã có thể đáp
ứng được nhu cầu ngắn hạn của mình về tiền mặt bằng cách bán các loại chứng khoán
của mình cho một số tổ chức khác và mua lại một vài ngày sau đó cùng với một khoản
lãi suất nhất định được thỏa thuận. Bán các repo, khoản chênh lệch lãi nhận được từ
hợp đồng thì Lehman ghi nhận đây là một khoản doanh thu tài chính dù khoản này
chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu; đồng thời cùng lúc, họ sử dụng tiền thu được
từ việc "bán" Repo để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khác của mình. Điều này
8|Page

Downloaded by Hoàng Ngân (hoangthungankthp@gmail.com)


giúp cho tỷ lệ vay nợ của doanh nghiệp giảm xuống (mặc dù thực chất thì không phải
như vậy).

● Quan sát bảng số liệu trên cho thấy, bằng cách “ vay mượn” này, chỉ trong vài tháng,
Lehman Brothers đã “hô biến” số liệu làm cho tổng tài sản và tỷ lệ nợ vay giảm so với
khi không sử dụng Repo. Điều này giúp cho các nhà đầu tư bị che mắt bởi số liệu trên
báo cáo tài chính đã được làm cho trở nên tốt hơn
● Tới ngày đáo hạn hợp đồng, Lehman tiếp tục sử dụng vay nợ ngắn hạn có ký quỹ để
trả tiền cho các đối tác đã mua khoản repo của họ; Và đặc biệt hơn, những khoản repo
này thường đáo hạn vào thời điểm công bố báo cáo quý. Vì vậy vào thời điểm công bố
BCTC, tỷ lệ đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp ở mức tốt hơn nhiều so với thực tế.

● Cho tới khi khủng hoảng tài chính nổ ra, để có thể xoay sở nguồn tài chính nhiều tổ
chức tài chính và ngân hàng đã phải bán tháo nhiều loại tài sản, điều này dẫn đến
việc các tài sản được nắm giữ bởi Lehman Brothers tính thanh khoản của chúng giảm
mạnh. Repo rõ ràng là một loại giao dịch tài chính có thể giúp cho ngân hàng "xử lý"
9|Page

Downloaded by Hoàng Ngân (hoangthungankthp@gmail.com)


được rất nhiều vấn đề, và không lường trước được những mối nguy hại khi sử dụng
quá đà, Lehman đã tiếp tục lạm dụng nó một cách thái quá. Đến giữa năm 2008, họ đã
sử dụng repo để che giấu tới hơn 50 tỷ USD nợ khỏi bảng cân đối kế toán.

Kết quả:
● Vì đã quá lạm dụng Repo để che đậy sự “rỗng tuếch” bên trong của mình, đối mặt với
những khoản nợ ngày một lớn hơn ngân hàng Lehman Brothers đã không thể “gắng
gượng” để thanh toán các khoản nợ. Cho đến tháng 9 năm 2008, ngân hàng này chính
thức mất khả năng thanh toán với các khoản nợ của mình và chỉ sau đó 2 tuần
Lehman đã thực sự phá sản với nhiều khoản nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản và bị
tê liệt hoàn toàn khả năng thanh khoản.
● Dù rằng Lehman là một ngân hàng lớn nhất tại nước Mỹ tại thời điểm này, việc nó
phá sản sẽ để lại dư chấn khá lớn cho nền kinh tế nước này nhưng FED – Cục dự trữ
Liên bang Mỹ cùng với Chính phủ Mỹ đã quyết định không giải cứu Lehman. Có lẽ
một trong những nguyên nhân chính là do sự gian lận đến mức quá lớn của ngân hàng
này, trong tình cảnh khủng hoảng kinh tế ngày một tồi tệ vào thời điểm đó. Đây là bài
học lớn cho việc sử dụng các công cụ tài chính để gian lận cho các ngân hàng sau này,
vì sau cùng, với những khoản nợ và thua lỗ quá lớn không thể che giấu, phá sản là
điều không thể tránh khỏi
b, Gian lận kế toán liên quan đến Repo trong vụ phá sản của Lehman
● Hơn một năm sau sự kiện phá sản của Lehman Brothers - Ngân hàng đầu tư lớn nhất
nước Mỹ. Vào ngày 11/03/2010 Một bản báo cáo gồm 9 phần với hơn 2.200 trang về
điều tra chi tiết về nguyên nhân sụp đổ của ngân hàng được lập bởi Anton R,
Valukas, Chủ tịch của Công ty luật Jenner & Block, đồng thời là thanh tra do toà án
chỉ định. Để cho ra bản báo cáo này, Valukas và các cộng sự của mình tại Công ty
Luật Jenner & Block đã phải thực hiện hơn 250 cuộc phỏng vấn với các cựu nhân
viên nắm giữ chức vụ cao của Lehman Brothers, sau đó tiếp tục thực hiện lọc trong
hơn 2.600 dữ liệu và email trong hệ thống thông tin của ngân hàng để có thể hoàn
thành bản báo cáo.

10 | P a g e

Downloaded by Hoàng Ngân (hoangthungankthp@gmail.com)


● Trong báo cáo này, điều mà gây chú ý nhất đó là “thủ thuật” kế toán có tên gọi trong
nội bộ của ngân hàng là Repo 105 và Repo 108 mà Lehman đã sử dụng để tạm thời
che dấu hệ số nợ quá cao cuối mỗi quý kể từ năm 2001 cho đến thời điểm phá sản.
Nhờ những thủ thuật này mà Lehman đã có thể “hô biến” số liệu nhằm che dấu thông
tin thực giúp cho ngân hàng che mắt được các nhà đầu tư về tình hình tài chính của
mình trong nhiều năm cho đến thời điểm phá sản.
● Báo cáo này cho biết các giao dịch Repo 105 được sử dụng rất nhiều trong giai đoạn
cuối năm tài chính 2007 và 2008 nhằm cố tình tạo ra sự sai lệch trọng yếu gây nên sự
hiểu nhầm trong việc người sử dụng thông tin đánh giá bức tranh tổng thể về tình hình
tài chính của Lehman. Trong giai đoạn này, Lehman, với sự “trợ giúp” của Repo 105,
đã “hô biến” tạm thời gần 50 tỷ đô la chỉ với trong khoảng thời gian ngắn về giá trị tài
sản tại thời điểm cuối quý I và quý II năm 2008, thời điểm mà thị trường tài chính
đang lo lắng trước tình trạng sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao của các ngân hàng (Vì
rằng, tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao dễ “bẩy” được lợi nhuận nhanh chóng hơn nhưng
đồng thời cũng đem đến rủi ro lớn đối với người sử dụng nó)
● Giao dịch Repo
● Repo 105 được thực hiện tương tự như giao dịch Repo truyền thống, một dạng nghiệp
vụ tài trợ nhằm giải quyết nhu cầu thanh khoản trong ngắn hạn nhưng kỳ hạn của
Repo 105 trung bình khoảng từ 7 đến 10 ngày.
● Khi sử dụng các giao dịch Repo, theo đúng bản chất, Lehman sẽ nhận được một khoản
tiền mặt đồng thời kèm theo nghĩa vụ nợ ngắn hạn tăng lên. Sau đó, Lehman sẽ sử
dụng toàn bộ khoản tiền thu được từ giao dịch này để thanh toán cho các khoản nợ
ngắn hạn khác, điều này dẫn đến hệ số nợ của Lehman sẽ không thay đổi so với khi
chưa thực hiện giao dịch Repo.
Repo 105 hoạt động như thế nào?
● Lợi dụng kẽ hở trong quy định chuẩn mực kế toán số 140 (“SFAS 140”) Lehman đã
gian lận giảm bớt hệ số nợ của mình nhằm che đậy tình hình tài chính thực. SFAS 140
cho phép ghi nhận giao dịch bán tài mua là một nghiệp vụ tài trợ hoặc, trong trường
hợp thỏa mãn một số tiêu thức nhất định, giao dịch bán tái mua được ghi nhận như một
khoản doanh thu. Khi phát hành BCTC ra công chúng Lehman nêu rằng các giao dịch
bán tái mua được ghi nhận là một nghiệp vụ tài trợ, nhưng thực tế Lehman đã ghi nhận
giao dịch này như là một khoản doanh thu của ngân hàng cho dù qua kết quả điều tra
cho thấy 50 tỷ đô la Mỹ của giao dịch Repo 105 này không thỏa mãn các điều kiện
được nêu trong SFAS 140 để có thể được ghi nhận là một khoản doanh thu
● Minh hoạ được trích từ bản báo cáo điều tra của Valukas dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu
rõ hơn làm thế nào Repo 105 có thể giúp Lehman giảm được hệ số nợ.

11 | P a g e

Downloaded by Hoàng Ngân (hoangthungankthp@gmail.com)


● Khi Lehman thực hiện công cụ tài chính bán tài mua tài sản, giao dịch Repo 105 với số
tiền 50 tỷ USD, và thay vì sẽ ghi nhận khoản giao dịch này như một nghiệp vụ tài trợ
ngắn hạn Lehman đã ghi nhận như một khoản doanh thu, lúc này số dư tiền trên BCTC
của công ty sẽ tăng lên 50 tỷ USD đồng thời số dư công cụ tài chính giảm đi cùng một
con số. Lúc này, bên tổng tài sản và các hệ số đòn bẩy tài chính của Lehman không
đổi, được trình bày tại Minh hoạ 2 dưới đây.

Sau đó, Lehman đã dùng số tiền thu được từ Repo 105 để thanh toán cho các khoản vay
ngắn hạn ký quỹ với số tiền 50 tỷ USD khiến cho tổng tài sản và hệ số đòn bẩy tài chính
giảm xuống. (Minh họa 3)

12 | P a g e

Downloaded by Hoàng Ngân (hoangthungankthp@gmail.com)


● Đến ngày đáo hạn giao dịch Repo 105, Lehman đi vay ngắn hạn ký quỹ để thanh toán
cho đối tác trong giao dịch Repo 105 và nhận về tài sản ký quỹ. Thời gian đáo hạn của
giao dịch Repo 105 kéo dài từ cuối quý trước sau đầu quý sau. Do đó, tại thời điểm báo
cáo quý, thị trường tài chính sẽ thấy hệ số đòn bẩy tài chính của Lehman trên báo cáo
tài chính quý phát hành của Lehman thấp hơn so với thực tế.
Lehman nhận được những lợi ích gì?
● Theo báo cáo điều tra được rằng, thời điểm từ giữa năm 2007 đến quý I năm 2008, “Cái
gì dù tốt nhưng lệ thuộc cũng không tốt” nhưng Lehman lại xem Repo 105 như một
“chiếc rìu vàng” lạm dụng quá đà trên hệ thống toàn cầu. Đỉnh điểm là có thời điểm giá
trị tài sản mà Lehman đã “hô biến” khỏi BCTC nhằm giảm hệ số nợ lên đến gần 50 tỷ
USD.

● Trong suốt giai đoạn này, thị trường tài chính phố Wall vô cùng quan ngại về tình trạng
lạm dụng đòn bẩy tài chính quá đà của các ngân hàng đầu tư. Các ngân hàng lớn nói
chung và cả Lehman Brothers nói riêng thì trong giai đoạn này cũng đang đứng trước
sức ép phải giảm bớt quy mô tài sản. Tuy nhiên, một thực tế lúc đó tài sản do Lehman
nắm giữ đang dần mất tính thanh khoản do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng cho vay
mua nhà dưới chuẩn. Do đó, Repo 105 có thể là một cứu cánh cho lãnh đạo của
Lehman khi việc bán bớt tài sản là rất khó khăn.
● Ngoài ra, theo báo cáo điều tra, một trong những nguyên nhân chính Lehman sử dụng
Repo 105 để giảm hệ số nợ là nhắm tới phương pháp đánh giá của Hãng đánh giá định

13 | P a g e

Downloaded by Hoàng Ngân (hoangthungankthp@gmail.com)


mức tín nhiệm S&P nhằm duy trì hệ số tín nhiệm. Lehman cho rằng phương pháp của
S&P tập trung vào đánh giá ảnh hưởng của hệ số nợ của các ngân hàng.
Trách nhiệm của kiểm toán viên
Trong bản báo cáo này cũng dành một phần để đề cập tới trách nhiệm của kiểm toán
viên của Lehman lúc đó là Công ty kiểm toán Ernst & Young (E&Y) tại Mỹ, mô tả các
thủ tục kiểm toán của E&Y là “cẩu thả” và các kiểm toán viên của E&Y đã rất “sơ suất”
khi thực hiện kiểm toán dù rằng sau đó E&Y đã lên tiếng phủ nhận hành vi sai trái và
lập luận rằng Lehman Brothers đã cung cấp thông tin sai lệch và gây hiểu nhầm cho
nhóm kiểm toán dẫn đến đưa ra kết luận sai.
Tờ DailyMail của Anh cho rằng E&Y đã thiếu sự cẩn trọng trong xét đoán nghề nghiệp.
Tờ báo cũng cho rằng cho dù báo cáo của Valukas không có cáo buộc nghiêm trọng
nào, nhưng E&Y có thể phải chịu các hình phạt nhất định. Đồng thời Scandal này có thể
ảnh hưởng tới uy tín toàn cầu của E&Y.
Kết luận
Việc sử dụng Repo 105 của Lehman đã bị chính các cựu nhân viên của mình gọi với các
mỹ từ như “Xảo thuật kế toán” hay “một cách lười nhác để làm đẹp bảng cân đối kế
toán”. Một phản hồi của độc giả của tờ The Economist còn châm biếm “hỡi các kế toán,
hãy tập trung vào các phép tính và dành sự sáng tạo cho Apple!”.

4.2. Tài trợ lửng (Mezzanine notes)


4.2.1. Một vài thông tin về Tài trợ lửng.
● Tài trợ lửng là một vốn nợ mà người cho vay có quyền chuyển đổi thành quyền
sở hữu hoặc vốn chủ sở hữu trong công ty đi vay nếu khoản vay đó không được
trả lãi kịp thời hoặc đầy đủ.
● Tài trợ lửng thường được cung cấp bởi những người cho vay cao cấp như ngân
hàng và các công ty đầu tư mạo hiểm.
● Tài trợ lửng dành cho các công ty vượt ra ngoài giai đoạn khởi nghiệp nhưng
đang rất cần nhiều vốn để mở rộng và tăng trưởng quy mô công ty.
● Tài trợ lửng là một hình thức khá là linh hoạt dành cho các công ty nhỏ với hai lý
do sau. Thứ nhất, các công ty nhỏ chưa đủ nguồn lực để chi trả chi phí vốn lớn
cho việc tài trợ từ vốn cổ phần. Thứ hai, Tài trợ lửng không cần thế chấp.
● Tài trợ lửng có rủi ro cao: Đối với bên đi vay, tuy rằng giúp doanh nghiệp tăng
vốn nhanh, nhưng lãi suất của Tài trợ lửng cũng khá cao, dẫn đến nguy cơ cao
sẽ không trả lãi khi đến hạn. Đối với bên cho vay, vì không cần thế chấp nên bên
cho vay phải cần có thêm nhiều yêu cầu kèm theo để đảm bảo tối đa quyền lợi
của mình.
4.2.2. Lehman Brothers và Tài trợ lửng
Bên cạnh hợp đồng Repo là nguyên nhân chính dẫn đến phá sản của Lehman Brothers,
thì còn có những công cụ tài chính nhỏ khác xung quanh góp phần vào cuộc khủng
hoảng này. Và Tài trợ lửng hay Mezzanine notes của Lehman Brothers sẽ cho chúng ta
một góc nhìn khác.
a, Tài trợ lửng phát triển mạnh mẽ đầu những năm 2000
● Từ sau những năm 2000, Lehman quyết định thay đổi chính sách, đường lối để
phát triển mạnh mẽ, và như vậy lấy nhiều rủi ro hơn. Đi cùng với đó là thị
trường
14 | P a g e

Downloaded by Hoàng Ngân (hoangthungankthp@gmail.com)


bất động sản ở Mỹ đang rất “sốt dẻo”, thu hút nhiều nhà đầu tư. Nhiều công ty
nhỏ cần nhiều nguồn vốn hơn để mở rộng quy mô của doanh nghiệp. Vì thế Tài
trợ lửng (một trong những loại của cho vay dưới chuẩn) là một trong những lựa
chọn tốt nhất tại thời điểm bấy giờ.
● Vì thế Lehman Brothers đã cung cấp nhiều gói Tài trợ lửng cho các công ty
nhỏ, với mức lãi suất cao kèm với những rủi ro không hề nhỏ.
● Từ những năm 2000 đến 2006, các khoản Tài trợ lửng này của Lehman Brothers
đã trở nên rất hiệu quả, phát triển song với thị trường tài chính lúc này. Trở
thành công cụ tài chính khá quan trọng của doanh nghiệp

b, Từ 2006 đến 2008, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế cho đến phá sản của
Lehman Brothers thông qua Tài trợ lửng
● Đầu năm 2006, sự kiện “bong bóng bất động sản” ở Mỹ đã bắt đầu vỡ tung làm
cho thị trường bất động sản trở nên lao đao, kéo theo cả trị trường tài chính cũng
không thoát khỏi.
● Bởi vì có sự biến đổi các khoản cho vay thành các công cụ đầu tư cho nên thị
trường tín dụng để phục vụ cho thị trường bất động sản. Các công ty không còn
đủ khả năng thanh toán lãi khi đến hạn.
● Các gói Tài trợ lửng của Lehman dần trở nên có dấu hiệu xấu, khi không nhận
được lãi cũng như không thu hồi được vốn ban đầu. Giá trị của các các gói
Tài trợ lửng bắt đầu giảm mạnh trên thị trường đến năm 2008

Kết quả

15 | P a g e

Downloaded by Hoàng Ngân (hoangthungankthp@gmail.com)


● Việc không thể thu hồi lại vốn lẫn lại đã khiến cho tình hình tài chính của
Lehman Brothers trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Vì ngay từ ban đầu không
có thỏa thuận thế chấp nên sau cùng Lehman Brothers chẳng thu được gì cả,
dần cạn kiệt dần nguồn lực tài chính.
● Tuy không ảnh hưởng quá lớn, nhưng Tài trợ lửng là đại diện tiêu biểu cho các
công cụ tài chính nhỏ mà Lehman Brothers sở hữu, khi tổng cộng các thiệt hại từ
các công cụ này lại thì sức ảnh hưởng đến tài chính công ty cũng không thể xem
thường được.
Tóm lại, thông qua sự kiện phá sản của Lehman Brothers, ta có thêm nhiều bài học hơn
về các công cụ tài chính. Đối với các khoản cho vay dưới chuẩn, đại diện là Tài trợ lửng
thì việc lãi suất siêu cao kèm với rủi ro không hề nhỏ là không phải là một “bài toán
dễ”, cần có những chiến lược rõ ràng đối với các bên đi vay có tín nhiệm thấp. Cân
nhắc kỹ nguồn lực tài chính của công ty trước khi phát hành các khoản vay dưới chuẩn.

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN


Trước hết, một kết luận có thể được đưa ra rằng Lehman là nạn nhân của chính
mình chứ không ai khác. Được mệnh danh là “tổ chức 158 tuổi”, ngân hàng này đã làm
nên lịch sử kinh tế toàn cầu và là bài học đắt giá về gian lận kế toán doanh nghiệp.
Các ngân hàng đầu tư là các tổ chức tài chính có rủi ro cao kiếm tiền bằng cách
“quản lý rủi ro”. Rủi ro cao đối với lĩnh vực bất động sản trong bối cảnh khủng hoảng
tín dụng nghiêm trọng và phổ biến trong lịch sử là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp
đổ của đế chế tài chính hùng mạnh lúc bấy giờ. Giống như các ngân hàng đầu tư khác,
Lehman Brothers đã sử dụng chứng khoán hóa để biến các khoản vay thế chấp thành
các đợt chào bán trái phiếu bất động sản rủi ro như MBS, MBO, và CDO trên thị
trường.
Không chỉ là các gói trái phiếu bất động sản, Lehman còn đầu tư vào bất động
sản thương mại. Ngoài ra, các gói "Tài trợ lửng" khác nhau cũng được cung cấp cho
các doanh nghiệp nhỏ có rủi ro cao trong điều kiện kinh tế khó khăn để Lehman có thể
cấu trúc các giao dịch liên quan đến bất động sản.
Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu nổ ra vào năm 2007 đã tạo ra thời kỳ không
thuận lợi để bán bớt tài sản và hoàn trả các khoản vay nợ mặc dù khi đó Lehman cần
giảm sự phụ thuộc vào hồ sơ tài chính cho vay. Vậy nên, họ đã lợi dụng thủ thuật kế
toán để hỗ trợ nhiệm vụ rút ngắn thời gian thu nhập của công ty. Trong quý II năm
2008, Lehman Brothers đã sử dụng “thủ tục’’ kế toán có tên gọi trong nội bộ ngân hàng
là Repo 105 và Repo 108 để tạm thời che dấu hệ số nợ quá cao cuối quý dùng để làm
đẹp bctc. Trong giai đoạn này, Lehman Brothers với sự “trợ giúp” của Repo 105 đã “hô
biến” tạm thời gần 50 tỷ đô la giá trị tài sản tại thời điểm cuối quý I và quý II năm
2008, thời điểm mà thị trường tài chính đang lo lắng trước tình trạng sử dụng đòn bẩy
tài chính quá cao của các ngân hàng.
Chìa khóa cho thời kỳ khó khăn của Lehman là Repo 105. Đây là một thủ thuật
kế toán cho phép một công ty tạm thời loại bỏ các khoản nợ khỏi bảng cân đối kế toán.
Các chuyên gia cho biết giao dịch không thể diễn ra "trơn tru" nếu không theo dõi thông
tin từ các khoản thanh toán của công ty.
Sau sự sụp đổ của Lehman, thị trường đã rút ra bài học cho riêng mình. Một số
thậm chí còn chỉ trích mô hình hoạt động độc lập của công ty đầu tư. Họ cho rằng mô
hình siêu thị tài chính “ngân hàng vạn năng” là phù hợp với tình hình hiện nay nhằm đa
dạng hóa nguồn vốn của các ngân hàng thương mại để giúp các ngân hàng đầu tư vượt
16 | P a g e

Downloaded by Hoàng Ngân (hoangthungankthp@gmail.com)


qua khủng hoảng. Tuy nhiên, khi nhìn lại cuộc Đại suy thoái những năm 1930 và lý do
tại sao Hoa Kỳ ban hành Đạo luật Glass-Steagall đề xuất tách ngân hàng đầu tư khỏi
ngân hàng thương mại thì kết luận này có thể cần xem xét thêm.
Thực tế cho thấy hệ thống quản trị rủi ro của Lehman rất tốt nhưng không ngăn
được cuộc khủng hoảng "trăm năm có một" này. Sự sụp đổ của Lehman không phải do
các khoản thanh toán, mà là do ngày càng có nhiều thất bại trong kinh doanh. Tuy
nhiên, các chiến lược giao dịch thận trọng luôn hoạt động để giảm thiểu tác động của
các điều kiện thị trường bất lợi và tăng khả năng phục hồi.
Chiến lược kinh doanh thận trọng càng có ý nghĩa hơn khi so sánh với tình hình
hiện tại ở Việt Nam, nơi các ngân hàng chưa có hệ thống quản lý rủi ro tốt. Bởi không
đánh giá được mức độ nghiêm trọng của tình hình, Lehman đã có những xử lý không
quyết đoán. Và điều đáng tiếc chính là việc bỏ lỡ cơ hội tự cứu mình và tự đặt mình vào
thế ngặt nghèo.

CHƯƠNG VI: BÀI HỌC RÚT RA


Lehman Brothers sụp đổ ngày 15/08/2009 là giọt nước tràn ly gây ra cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu năm 2008. Nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tương tự vẫn hiện
hữu. Sự sụp đổ của Lehman Brothers là tạo nên sự hoảng loạn trong khối ngân hàng, và
nó đe dọa đến tình hình kinh tế thế giới, tiếp theo đó là những nỗ lực của chính phủ các
nước trên thế giới để giảm thiểu rủi ro, trấn áp khủng hoảng. Và câu hỏi đặt ra ở đây là:
“Các ngân hàng có thể rút ra được những gì từ sự sụp đổ này?”
Thứ nhất, trước khi kể đến những bài học kinh tế sâu sa thì bài học đầu tiên từ vụ
phá sản ngân hàng Lehman Brothers đó là “sự thận trọng”. Vậy sự thận trọng ở đây là
gì? Đó là sự thận trọng của người đứng đầu. Lehman đã mắc phải những sai lầm
nghiêm trọng khi lao vào đầu tư bất động sản ở thời điểm suy sụp của thị trường bất
động sản và các nhà đầu tư khác đều rất dè chừng. Lehman cũng bỏ qua những phân
tích bằng con số về tình trạng của thị trưởng, cũng như tình trạng hiện tai của doanh
nghiệp ông ta, mà không hoàn toàn nhận ra tầm quan trọng của vấn đề. Phải chăng, sự
thành công vượt bậc sau sự sụp đổ của quỹ đầu cơ “Long-Term Capital Management” -
một khách hàng lớn của Lehman được quản lý bởi những “thiên tài” kinh tế đã khiến
cho những nhà lãnh đạo cấp cao của ngân hàng trở nên “ngạo nghễ, chủ quan”? Bởi
vậy mới nói, thận trọng là những đức tính cần thiết trong hoạt động đầu tư nói chung,
hay trong lĩnh vực chứng khoán nói riêng.
Thứ hai, bản thân các ngân hàng luôn tồn tại rủi ro đối với hoạt động cho vay vì
vậy “lập quỹ dự phòng rủi ro và các phương án đối phó với rủi ro” là một hành động
cần thiết. Các ngân hàng cần áp dụng nghiêm ngặt quy định về lập quỹ dự phòng rủi ro
theo nguyên tắc “tính đúng, tính đủ”. Để quản lý việc lập quỹ dự phòng rủi ro của các
ngân hàng, thì ngân hàng Nhà nước phải có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các
ngân hàng báo cáo không trung thực về tình hình nợ xấu của mình..
Thứ ba, “giảm nợ xấu” là việc làm rất cần thiết để khách hàng tăng khả năng tiếp
cận nguồn vốn. Cách tốt nhất và nhanh nhất để có thể xóa nợ xấu trên CIC là khách
hàng đến làm việc trực tiếp với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính mà bạn đã vay để
thanh toán toàn bộ nợ gốc và lãi suất.
Thứ tư, các ngân hàng cần phải “Quản lý bộ máy nhân sự chặt chẽ, công tâm,
trọng người tài”. Một trong những nguyên nhân khiến cho Lehman Brothers phá sản là
“sự thiếu sáng suốt và quyết đoán” của ban lãnh đạo. Có thể thấy khi ngân hàng có đội
ngũ cán bộ tín dụng năng lực kém, thiếu trình độ chuyên môn và tư cách đạo đức kém
17 | P a g e

Downloaded by Hoàng Ngân (hoangthungankthp@gmail.com)


từ đó sẽ dẫn tới những sai sót khi thẩm định, phân tích đánh giá khi đưa ra các quyết
định cho vay làm tăng khả năng mất vốn của ngân hàng. Vì vậy, nếu ngân hàng có một
đội ngũ nhân viên có năng lực, có tư duy, sự phán đoán tốt khi thẩm định, phân tích,...sẽ
có lợi cho việc giảm nợ xấu, đem lại hiệu quả hơn trong công việc.
Tóm lại, những biện pháp cần thiết để tránh rơi vào tình trạng phá sản như
Lehman Brothers liên quan đến dự phòng rủi ro, nhân sự, hay giảm nợ xấu... Ngoài ra,
việc chúng ta theo dõi cập nhật tình hình tài chính thế giới cũng rất quan trọng. Bởi sau
khủng hoảng 2008, có thể thấy tình hình kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng đến nền kinh
tế nước nhà nhường nào. Và các ngân hàng cũng nên theo dõi động thái của chính phủ,
để phần nào có thể giảm thiểu rủi ro trong lĩnh vực này.

18 | P a g e

Downloaded by Hoàng Ngân (hoangthungankthp@gmail.com)


CHƯƠNG VII: TRÍCH DẪN NGUỒN

1. Công ty Luật Dương Gia (2023). Công cụ tài chính là gì? Phân loại công cụ tài
chính và tài sản?,
https://luatduonggia.vn/cong-cu-tai-chinh-la-gi-phan-loai-cong-cu-tai-chinh-va-
tai-san/
2. CryptoViet.com (2022). Câu chuyện phá sản của Lehman
Brothers https://cryptoviet.com/lehman-brothers-la-gi/
3. CryptoViet.com (2023). Bong Bóng dotcom LÀ GÌ? SỰ sụp đổ Của Các Công
ty dotcom, CryptoViet.com
https://cryptoviet.com/bong-bong-cong-nghe-dotcom-la-gi/#su-sup-do-cua-cac-
cong-ty-dotcom
4. Lehman Brothers – Wikipedia tiếng Việt.
(2023),
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lehman_Brothers
5. Vikas Shilpiekandula, Olga Gorodetsky (2007). Who Owns Residential
Credit Risk?
6. LEHMAN BROTHERS HOLDINGS INC.,
https://www.sec.gov/Archives/edgar/data/806085/000104746906001870/a21674
55z10-k.htm#toc_ba1686_1
7. Mạc San (2008). Cái chết của Lehman dưới góc nhìn của một người trong cuộc,
https://vneconomy.vn/cai-chet-cua-lehman-duoi-goc-nhin-cua-mot-nguoi-trong-
cuoc.htm?fbclid=IwAR3k2iEe-
MspBwL6FkN1O_DJ_QQwmPZzVZpz5Q8pt2eJkZMg6JyJzsI8nuI
8. Như Tâm, Liên Hương (2018). [Infographic] Lehman Brothers và vụ sụp đổ chấn
động thị trường thế giới năm 2008, https://cafef.vn/infographic-lehman-brothers-
va-vu-sup-do-chan-dong-thi-truong-the-gioi-nam-2008-
9. ThS. Nguyễn Đình Tuấn (2021). Nợ xấu và các biện pháp xử lý nợ xấu của
Ngân hàng thương mại, https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/no-xau-va-cac-bien-
phap- xu-ly-no-xau-cua-ngan-hang-thuong-mai

19 | P a g e

Downloaded by Hoàng Ngân (hoangthungankthp@gmail.com)

You might also like