You are on page 1of 47

CHƯƠNG 5:NHÀ QUẢN LÝ

5.1-VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHÀ QUẢN LÝ

5.2-XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁC NHÀ QUẢN LÝ

5.3-TỔ CHỨC KHOA HỌC LAO ĐỘNG CỦA NHÀ QUẢN LÝ


5.1-VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN LÝ

5.1.1 Khái niệm nhà quản lý

5.1.2 Phân loại nhà quản lý

5.1.3 Yêu cầu đối với nhà quản lý


5.1-VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN LÝ

5.1.1 Khái niệm nhà quản lý

 Nhà quản lý là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và


kiểm soát công việc của những người khác để hệ thống do họ
quản lý đạt được mục đích của mình
*Nhà quản lý được xác định bởi các yếu tố:
Có vị thế trong tổ chức với những quyền hạn nhất định trong quá
trình ra quyết định quản lý

Có chức năng thực hiện những nhiệm vụ quản lý nhất định trong
quản lý tổ chức

Có nghiệp vụ để đáp ứng những đòi hỏi nhất định của công việc
5.1.2 Phân loại nhà quản lý
5.1.2.1 Theo cấp quản lý
- Cán bộ quản lý cấp cao: là những người chịu trách
nhiệm quản lý toàn diện đối với hoạt động của tổ chức
và đại diện cho tổ chức trong mối quan hệ với môi
trường bên ngoài.
- Cán bộ quản lý cấp trung: là những người chịu trách
nhiệm quản lý những bộ phận và phân hệ của tổ chức.
- Cán bộ quản lý cấp cơ sở: là những người chịu trách
nhiệm trước công việc của những người lao động trực
tiếp.
5.1.2.2 Theo phạm vi quản lý

- Cán bộ quản lý chức năng : là người chỉ chịu trách nhiệm


quản lý một chức năng hoạt động của tổ chức, như quản lý
tài chính, quản lý công nghệ …

- Cán bộ quản lý tổng hợp : là người chịu trách nhiệm quản


lý tất cả các hoạt động của một đơn vị phức tạp như tổ chức,
chi nhánh hay đơn vị hoạt động độc lập
5.1.2.3 Theo mối quan hệ với đầu ra của tổ chức
- Nhà quản lý theo tuyến
- Nhà quản lý tham mưu
5.1.2.3 Theo loại hình tổ chức
- Các nhà quản trị trong các tổ chức kinh doanh
- Các nhà quản lý trong tổ chức phi lợi nhuận
- Các nhà quản lý hoặc hành chính trong các cơ sở quản
lý nhà nước
5.1.3-Vai trò của Nhà quản lý
Nhà quản lý
Vị thế-Quyền hạn- Nghĩa vụ

Vai trò liên kết con người


Nhà quản lý tác động qua lại với những người khác như thế nào?
-Người đại diện -Người lãnh đạo -Trung tâm liên lạc

Vai trò thông tin


Nhà quản lý trao đổi và xử lý thông tin như thế nào?
-Người giám sát -Người truyền tin -Người phát ngôn

Vai trò quyết định


Nhà quản lý sử dụng TT trong quá trình ra quyết định như thế nào?
-Người ra quyết định - Người đảm bảo nguồn lực
-Người điều hành
Chuong 6 khql -Nhà đàm phán
•Vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng tăng do
các nhân tố

- Nền kinh tế ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và
có sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. Điều đó làm tăng nhanh
số lượng các phương án và quyết định lựa chọn phương án tối ưu
trở nên phức tạp hơn .

- Tác động của các quyết định quản lý đối với đời sống xã hội ngày
càng sâu sắc, đòi hỏi, trách nhiệm cao của mỗi cán bộ quản lý về
chất lượng các quyết định quản lý của họ .

- Sự tăng nhanh khối lượng, tính phức tạp của tri thức, sự xuất hiện
của hệ thống thông tin mới và các phương tiện kĩ thuật hiện đại
trong quản lý vừa tạo khả năng, vừa đặt ra những đòi hỏi cao đối
với đội ngũ cán bộ quản lý.
5.1.4-Yêu cầu đối với cán bộ quản lý
5.1.4.1 Yêu cầu về kỹ năng quản lý :
a)Kỹ năng kỹ thuật :
-Là khả năng của nhà quản lý thể hiện được kiến thức
và tài năng trong quá trình quản lý các hoạt động thuộc lĩnh
vực chuyên môn.
- Bao gồm kỹ năng thực hiện các qui trình quản lý .
-Gắn liền với việc sử dụng các phương pháp, công cụ cụ
thể và quá trình .
b) Kỹ năng thực hiện các mối quan hệ con người

-Biết tự đánh giá đúng mình, thấy rõ các mặt mạnh, yếu của bản
thân để tự hoàn thiện.

-Đánh giá đúng con người, có khả năng thấu hiểu và thông cảm với
những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của con người.

-Có khả năng dành quyền lực và tạo ảnh hưởng.

-Mềm dẻo trong hành vi, có kỹ năng giao tiếp và đàm phán.
-
Sử dụng một cách có nghệ thuật các phương pháp lãnh đạo con n
gười
.

-Có khả năng xây dựng và làm việc theo nhóm.

-Có khả năng chủ trì các cuộc họp.

-Quản lý có hiệu quả thời gian và sự căng thẳng của bản thân,
không để các vấn đề cá nhân làm ảnh hưởng đến công việc chung
c) Kỹ năng nhận thức

-Là khả năng phát hiện, phân tích và giải quyết những vấn
đề phức tạp.
-Phải có khả năng thấy được bức tranh toàn cảnh về thực
trạng và xu thế biến động của đơn vị do mình phụ trách,
của toàn tổ chức và môi trường
-Nhận ra những nhân tố chính trong mỗi hoàn cảnh
-Nhận thức được mối quan hệ giữa các phần tử, bộ phận
trong tổ chức và mối quan hệ của tổ chức với môi trường
Đồ thị :Tầm quan trọng của các kỹ năng thay đổi
theo cấp quản lý
100
Phần
Kỹ thuật
trăm
công
việc
Quan hệ con người
50

Nhận thức

0
Nhà quản lý Nhà quản lý Nhà quản lý
cấp cao cấp trung cấp cơ sở
5.1.4.2-Phẩm chất đạo đức cá nhân:

- Có ước muốn làm công việc quản lý


- Có tính nguyên tắc trong công việc, đặt lợi ích của xã
hội, lợi ích của tổ chức lên trên lợi ích cá nhân
- Có văn hóa
-Có ý chí
-Có tư duy phục thiện
5.2-XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NHÀ QUẢN LÝ

5.2.1 Kế hoạch hoá đội ngũ nhà quản lý

5.2.2 Phân định chức năng, quyền hạn và trách nhiệm cho
cán bộ trong bộ máy quản lý

5.2.3 Lựa chọn nhà quản lý

5.2.4 Đánh giá nhà quản lý

5.2.5 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhà quản lý

5.2.6 Bố trí, sử dụng các nhà quản lý


5.2.1 Kế hoạch hoá đội ngũ nhà quản lý
Xuất phát từ mục tiêu và kế hoạch hoạt động của toàn bộ
hệ thống quản lý. Từ chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu cần
đạt đực và cơ cấu tổ chức để xác định số lượng cán bộ:
Trình tự:
- Dự báo tình hình cán bộ, biến động và những nhu cầu mới
về số lượng và chất lượng cán bộ
- - Lập kế hoạch bổ sung cán bộ và kế hoạch luân chuyển
cán bộ
- Lập kế hoạch cho từng mặt riêng biệt, như kế hoạc trẻ hóa
đội ngũ cán bộ quản lý, kế hoạch định kỳ nâng cao trình
độ của đội ngũ cán bộ đương chức

Chuong 6 khql
5.2.2 Phân tích chức năng, quyền hạn và trách
nhiệm cho cán bộ trong bộ máy quản lý
Là sự phân công lao động trong quản lý, phân chia chức
năng, quyền hạn và trách nhiệm của người lãnh đạo nhằm
sử dụng đúng đắn năng lực của người dưới quyền để thực
hiện chức năng chung của bộ máy quản lý
Yêu cầu:
- Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả nhất định cần
đạt tới theo từng chức năng
- Quy định phạm vi quyền hạn cần thiết để đạt được những
kết quả đó
- Xác định rõ trách nhiệm phù hợp với quyền hạn đó

Chuong 6 khql
5.2.3 Lựa chọn nhà quản lý:

-Được đặt ra khi tổ chức còn những chức vụ bỏ trống, chưa


có người đảm nhận hoặc hoàn thiện bộ máy tổ chức có chất
lượng cao hơn

-Phải xuất phát từ yêu cầu thực tế đối với công việc sẽ xác
định được những yêu cầu cần phải có đối với cán bộ quản lý,
mối quan hệ giữa trách nhiệm và quyền hạn ở mỗi cương vị
quản lý
-Phải xem xét tới những phẩm chất cần thiết của người
quản lý : ước muốn làm công việc quản lý, quan hệ với
sự đồng cảm, chính trực và trung thực .

-Phương pháp lựa chọn :Thi tuyển, quan sát phát hiện
năng khiếu, thử nghiệm, trưng cầu ý kiến, bỏ phiêú
kín…
5.2.34 Đánh giá nhà quản lý :
* Mục đích :Nhằm phát huy được mọi khả năng sáng tạo,
sự cống hiến của từng người và sử dụng cán bộ có hiệu
quả hơn .
* Nội dung :- Kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ
với tư cách là người quản lý .
- Việc làm của từng người (làm được và chưa
làm được) trong từng thời kỳ nhất định .
Dựa vào các tiêu chuẩn và yêu cầu về phẩm chất, năng lực
của cán bộ quản lý để đánh giá.

* Phương pháp đánh giá :Thu thập thông tin nhiều chiều,
nghiên cứu hồ sơ, kết quả thử nghiệm lượng hoá các chỉ
tiêu đánh giá và mối quan hệ kết quả với chi phí …
5.2.5 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhà
quản lý :
- Nhằm tạo cho họ khả năng thích nghi được với những yêu
cầu mới, khó khăn và thách thức mới .

- Cần được chia thành từng bước cụ thể :


+Nhu cầu đào tạo trong công việc hiện tại
+Nhu cầu đào tạo cho công việc tương lai

- Phải theo kế hoạch, theo trình tự


-Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có
hai nhóm phương pháp chính :

+Nhóm 1: Gồm các phương pháp cung cấp cho người


được đào tạo những kiến thức cần thiết qua các buổi lên
lớp, toạ đàm, phụ đạo

+Nhóm 2: Gồm các phương pháp đào tạo tích cực, giúp
cán bộ nắm bắt được các kinh nghiệm tiên tiến và những
tri thức mới nhất …
5.2.6 Bố trí, sử dụng các nhà quản lý
-Việc bố trí đúng cán bộ quản lý tạo điều kiện bổ sung
những mặt mạnh, khắc phục những mặt hạn chế của cả
tập thể qua đó nâng cao trình độ của từng người.

-Phải đảm bảo phù hợp giữa trình độ, năng lực với đòi
hỏi của công việc
- Khi bố trí cán bộ phải làm cho cán bộ đó nhận thức
đầy đủ chức năng, quyền hạn trách nhiệm và các mối
quan hệ công tác của mình, có định hướng lâu dài để
nâng cao năng lực và tích luỹ kinh nghiệm quản lý .

-Sau khi bố trí phải thường xuyên theo dõi, phát hiện
những bố trí không phù hợp để kịp thời sắp xếp lại.

- Có chính sách tiền lương và đãi ngộ thỏa đáng,


thưởng phạt kịp thời căn cứ vào hiệu quả công việc.
5.3-TỔ CHỨC KHOA HỌC LAO ĐỘNG CỦA NHÀ QUẢN LÝ

5.3.1-Nội dung lao động của nhà quản lý

5.3.2-Đặc điểm lao động của nhà quản lý

5.3.3-Xây dựng uy tín của nhà quản lý

5.3.4- Xây dựng phong cách công tác của cán bộ quản lý

5.3.5-Tổ chức khoa học lao động của nhà quản lý


5.3-TỔ CHỨC KHOA HỌC LAO ĐỘNG NHÀ QUẢN LÝ

5.3.1-Nội dung lao động của cán bộ quản lý

Gồm 3 chức năng cơ bản :

-Chính trị - xã hội

-Kinh tế - sản xuất

-Tổ chức - quản lý


5.3.2-Đặc điểm lao động của nhà quản lý

*Là loại lao động trí óc đặc biệt mang tính sáng tạo cao

*Là loại lao động tổng hợp :

-Với tư cách là nhà quản lý


-Với tư cách là nhà giáo dục
-Với tư cách là nhà chuyên môn
-Với tư cách là nhà hoạt động xã hội
5.3.3-Xây dựng uy tín của nhà quản lý

* Khái niệm :

Uy tín là hình thức phản ánh quan hệ giữa cán bộ quản lý và


cấp dưới. Nó biểu hiện sự tín nhiệm của mọi người đối với người
cán bộ quản lý, thể hiện khả năng ảnh hưởng của cán bộ quản lý
đến quan niệm, tình cảm, hành vi của cấp dưới
*Nguồn gốc tạo lập uy tín nhà quản lý:

- Những qui định về mặt pháp lý của chức vụ được


giao (uy tín chính thức).

- Phẩm chất và năng lực thực sự của người cán bộ


quản lý (uy tín thực tế).
*Vai trò uy tín của nhà quản lý:

- Luôn luôn kết hợp việc lôi cuốn mọi người đi theo và ủng hộ
mình với việc thực hiện những tác động đối với họ .

- Có khả năng gắn kết các thành viên trong tổ chức thành
một khối vững chắc, có liên hệ chặt chẽ với nhau trong việc
thực hiện nhiệm vụ chung.
* Đặc điểm của uy tín :
-Thường được xác lập trong một thời gian dài nhưng lại
có thể mất đi nhanh chóng .

- Là một vấn đề mang tính chất xã hội đòi hỏi quần


chúng phải thừa nhận .
* Các nguyên tắc tạo lập uy tín :
-Không ngừng bồi dưỡng kiến thức mọi mặt cho bản
thân .
- Tạo ra sự thống nhất về quan điểm và phương hướng
hành động trong tập thể .
- Trong hoạt động phải tôn trọng pháp luật, tránh
những việc làm và thủ đoạn mờ ám .
-Phải biết dựa vào đội ngũ cán bộ cốt cán .
-Lời nói phải đi đôi với việc làm .
- Tránh việc tạo lập các dạng uy tín giả .
Các dạng uy tín giả
- Uy tín bằng áp lực
- Uy tín trong khoảng cách
-Uy tín công thần
- Uy tín tiểu nhân
- Uy tín tốt bụng
- Uy tín móc ngoặc
5.3.4-Xây dựng phong cách làm việc của nhà quản

* Khái niệm :

Phong cách làm việc của cán bộ quản lý là tổng thể các
biện pháp, cách thức, thói quen, cách cư xử đặc trưng mà
người cán bộ quản lý sử dụng trong giải quyết công việc
hàng ngày để hoàn thành nhiệm vụ .
*Những đặc điểm chung của phong cách khoa học
- Sự thống nhất giữa tính nguyên tắc cao với tính năng
động, sáng tạo trong công việc và sự nhạy cảm với cái mới .

- Sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng với tính trung
thực khách quan, khoa học trong công việc .
-Thống nhất giữa phong cách làm việc dân chủ với tính
chất quyết đoán và trách nhiệm cá nhân cao của người
lãnh đạo .

- Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, lời nói đi đôi với
việc làm .

- Sâu sát cơ sở, phát hiện và giải quyết kịp thời yêu cầu,
nguyện vọng của quần chúng .
Trong thực tế, nhà quản lý thường có ba phong
cách làm việc cơ bản:

- Phong cách cưỡng bức

- Phong cách dân chủ

- Phong cách tự do

Chuong 6 khql
5.3.5-Tổ chức khoa học lao động của nhà quản lý :

5.3.5.1-Sự cần thiết phải tổ chức khoa học lao động của
nhà quản lý :

-Tổ chức khoa học lao động của nhà quản lý là việc
nhà quản lý phân bổ và sử dụng có hiệu quả nhất quĩ
thời gian của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ .

Chuong 6 khql
-Nhằm đảm bảo cho nhà quản lý chủ động tập trung thời
gian và trí lực vào việc chỉ huy điều phối hoạt động của cả
hệ thống, nghiên cứu và giải quyết những vấn đề cơ bản và
mấu chốt. Đồng thời đảm bảo cho chế độ làm việc nghỉ
ngơi bình thường của nhà quản lý .
5.3.5.2.Kế hoach hoá công tác của nhà quản lý:
(1)Phải phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
trách nhiệm của nhà quản lý và người dưới quyền (cấp
phó, trợ lý)

(2)Phải phân loại công việc một cách khoa học


+Theo khả năng xuất hiện :
.Công việc thường xuyên, định kỳ .
.Công việc thường xuyên, không định kỳ
.Công việc ít xảy ra .
+Theo tính chất :
.Công việc cấp bách phải làm ngay
.Công việc không cấp bách

+Theo chức năng :


.Lập kế hoạch
.Họp khách hàng
.Tiếp khách …
(3)Kế hoạch công tác của người lãnh đạo gồm:

-Kế hoạch dài hạn :năm, quí, tháng

-Kế hoạch ngắn hạn :tuần lễ, hàng ngày


5.3.5.3 Tổ chức nơi làm việc và các điều kiện phục vụ
-Nơi làm việc phải được bố trí hợp lý để thuận tiện khi làm việc, giảm
bớt căng thẳng về tâm lý, biểu hiện tính nghiêm túc, lịch sự, có văn hoá.
Xu hướng chung là phải khang trang, hiện đại, thiết thực và hiệu quả

-Tuyển chọn người giúp việc để tránh cho người lãnh đạo những công
việc sự vụ
Câu hỏi ôn tập
1. Phân loại và vai trò của nhà quản lý?
2. Những yêu cầu cơ bản đối với nhà quản lý?
3. Các xu hướng tác động lên sự thay đổi của nhà quản lý?
4. Những nội dung cơ bản của việc xây dựng đội ngũ các
nhà quản lý?
5. Tổ chức khoa học lao động của nhà quản lý?

You might also like