You are on page 1of 14

1

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Mẫu 2

KHOA: TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI TỰ LUẬN

Tên học phần: KIỂM TOÁN CĂN BẢN Mã học phần: FIA1315
Ngành đào tạo: KẾ TOÁN Trình độ đào tạo: Đại học
Lưu ý: Đề xuất các phương án tổ hợp câu hỏi thi thành các đề thi:
Một đề thi được tổ hợp từ 1 câu loại 2 điểm + 1 câu loại 3 điểm + 1 câu loại
5 điểm, trong đó cách tổ hợp từng câu như sau (Thời gian thi tính trên 01 đề thi
sau khi được tổ hợp là 90 phút):
- Loại câu hỏi 2 điểm: chọn 1 câu bất kỳ trong 15 câu
- Loại câu hỏi 3 điểm: chọn 6 câu bất kỳ trong 50 câu
- Loại câu hỏi 5 điểm: chọn 1 câu trong tổng số 12 câu
* Hướng dẫn cần thiết khác:
- Sinh viên được sử dụng Bảng số ngẫu nhiên khi làm bài
- Ngân hàng câu hỏi chỉ được công bố cho sinh viên phần câu hỏi loại 5 điểm
(sau khi đã thay đổi số liệu)
Loại câu hỏi 2 điểm
2.1 Cho biết vai trò, ý nghĩa của hoạt động kiểm toán trong nền kinh tế?
2.2 Khái niệm kiểm toán, phân loại kiểm toán theo chủ thể kiểm toán?
2.3 Khái niệm kiểm toán, phân loại kiểm toán theo đối tượng kiểm toán?
2.4 So sánh giữa 3 loại hình kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm
toán nội bộ?
2.5 Khái niệm, tác dụng và nội dung phân loại bằng chứng kiểm toán?
2.6 Nêu các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán?
2.7 Khái niệm rủi ro kiểm toán, nêu các loại rủi ro kiểm toán và nêu mối liên
hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán?
2.8 Khái niệm gian lận và nhầm lẫn trong kiểm toán, nêu lên các yếu tố ảnh
hưởng đến mức độ gian lận?
2.9 Nêu nội dung phương pháp kiểm toán tuân thủ theo kỹ thuật điều tra hệ
thống?
2.10 Nêu nội dung các kỹ thuật chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi xác suất?
2.11 Khái niệm gian lận và nhầm lẫn, nêu trách nhiệm của kiểm toán viên và
công ty kiểm toán đối với các gian lận và nhầm lẫn?
2.12 Nêu khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ và các yếu tố cấu thành hệ thống
kiểm soát nội bộ?
2

2.13 Nêu quy trình chung để tiến hành 1 cuộc kiểm toán?
2.14 Khái niệm kiểm toán Nhà nước và các mô hình tổ chức kiểm toán Nhà
nước?
2.15 Phân biệt rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Cho mỗi
loại rủi ro trên 1 ví dụ minh họa tại một doanh nghiệp sản xuất?

Loại câu hỏi (3 điểm) Hãy cho biết các phát biểu sau là đúng hay sai và
giải thích ngắn gọn ?
3.1 Kiểm toán là một nghề có tính cạnh tranh cao do vậy các công ty kiểm toán
toán độc lập rất mong nhận được khách hàng mới và bất cứ khách hàng nào mời kiểm
toán thì đều chấp nhận kiểm toán
3.2 Khi mà kiểm toán viên xác định rủi ro kiểm soát ở mức độ thấp thì kiểm toán
viên có thể tăng cường các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ
3.3 Các thủ tục phân tích chỉ hữu dụng ở giai đoạn cuối của cuộc kiểm toán vì
chúng được sử dụng để rà soát lại lần cuối các kết luận kiểm toán;
3.4 Trong yếu và rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ với nhau , đó là quan hệ tỷ lệ
thuận
3.5 Để có một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt cho khâu mua hàng thì những nhân
viên của phòng thu mua nên vừa là người đặt hàng , vừa là người kiểm tra và nhận hàng
khi được giao.
3.6 Chọn mẫu dựa vào bảng số ngẫu nhiên có thể làm thay đổi kích thước của
mẫu
3.7 Nhất định mọi nhân viên của một công ty kiểm toán độc lập cần phải độc lập
với khách hàng (khách thể kiểm toán) của mình
3.8 Để phát huy tác dụng thì bộ phận kiểm toán nội bộ nên trực thuộc bộ phận kế
toán của đơn vị.
3.9 Trong các mối quan hệ của KTV, mối quan hệ đối với khách hàng là mối
quan hệ đặc biệt.
3.10 Khái niệm rủi ro trong kiểm toán là nhắc đến mức rủi ro trong hoạt động
kinh doanh mà khách hàng có thể gặp.
3.11 Kiểm toán nội bộ là yêu cầu bắt buộc phải có trong tổ chức bộ máy của bất
kì đơn vị tổ chức nào.
3.12 Kiểm toán độc lập thiên về cung cấp chức năng xác minh.
3.13 Vấn đề trung tâm của chọn mẫu là chọn được mẫu tiêu biểu.
3.14 Chọn mẫu theo khối là một trong những phương pháp chọn mẫu phi xác
suất.
3.15 Trong nội dung thu thập bằng chứng kiểm toán, KTV chỉ nên thu thâp
những bằng chứng phản ánh yếu tố vật chất.
3.16 Phương pháp kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, số dư tài khoản chỉ nên áp dụng ở
những đơn vị có quy mô nhỏ, ít nghiệp vụ.
3

3.17 Khi tiến hành một cuộc kiểm toán thì kiểm toán viên không nhất thiết phải
hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng vì công việc đó do kiểm toán viên
chính đảm nhận.
3.18 Nếu một công ty kiểm toán độc lập cung cấp rất nhiều dịch vụ tư vấn quan
trọng cho một khách hàng kiểm toán trong một thời gian lâu dài thì sẽ có ảnh hưởng tới
tính độc lập của công ty kiểm toán khi tiến hành một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính.
3.19 Bằng chứng bằng miệng bản thân nó đã là đủ để đưa ra kết luận kiểm toán
nếu nó là bằng chứng thu được từ nhà quản lý cao nhất.
3.20 Nội dung công việc kiểm toán trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán tài
chính chỉ thực hiện lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.
3.21 Khi trọng yếu được đánh giá ở mức cao thì rủi ro sẽ đươc tăng lên tương
ứng.
3.22 Kiểm toán viên có thể thay đổi ý kiến của họ về báo cáo tài chính đã được
kiểm toán và công bố từ các năm trước.
3.23 Thử nghiệm kiểm soát được thực hiện trước khi kiểm toán viên đánh giá
ban đầu về rủi ro kiểm soát.
3.24 Bằng chứng kiểm toán là bất cứ thông tin hoặc tài liệu nào mà kiểm toán
viên thu thập được trong quá trình kiểm toán để làm căn cứ cho việc ra quyết định kiểm
toán.
3.25 Nhìn chung, kiểm toán viên thường phát hành loại báo cáo dạng chấp nhận
từng phần nếu khách hàng không cho phép kiểm toán quan sát, kiểm kê hàng tồn kho
hoặc gửi thư xác nhận các khoản phải thu.
3.26 Giữa kiểm toán và hoạt động kiểm tra kế toán hầu như không có ranh giới
phân biệt.
3.27 Tại một đơn vị khi muốn đánh giá việc chấp hành tuân thủ các quy định thể
lệ thì sẽ nhờ đến loại hình kiểm toán hoạt động
3.28 Lĩnh vực mà kiểm toán tham gia kiểm tra là hết sức đa dạng, phong phú
không chỉ giới hạn trong phạm vi các nghiệp vụ kế toán
3.29 Kiểm tra kế toán là một thuộc tính cố hữu của kiểm toán
3.30 Kiểm toán có 2 chức năng là chức năng xác minh và chức năng bày tỏ ý
kiến;
3.31 Chức năng xác minh nhằm khảng định tính trung thực của tài liệu, tính
pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập báo cáo tài chính
3.32 Chức năng bày tỏ ý kiến chỉ được thể hiện dưới hình thức thư quản lý;
3.33 KTV phải chịu trách nhiệm về những gian lận và sai sót xảy ra ở đơn vị
được kiểm toán.
3.34 Hồ sơ kiểm toán chỉ gồm những thông tin chung về khách hàng kiểm toán.
3.35 Báo cáo kiểm toán với dạng ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra trong
trường hợp các vấn đề không thống nhất với ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán là quan
trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục.
3.36 Các kiểm toán viên cần cung cấp toàn bộ hồ sơ kiểm toán cho đơn vị khách
thể
4

3.37 Lĩnh vực mà kiểm toán tham gia vào kiểm tra và cho ý kiến là toàn bộ hoạt
động của kế toán
3.38 Lập kế hoạch kiểm toán là 1 giai đoạn có thể loại bỏ khỏi chu trình kiểm
toán
3.39 Bằng chứng kiểm toán là những tài liệu bổ sung trong hoạt động kiểm
toán, báo cáo kiểm toán mới là tài liệu chính
3.40 Những thông tin chung về 1 khách thể trong nhiều kỳ kiểm toán, đơn vị
kiểm toán sẽ lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán năm
3.41 Gian lận và nhầm lẫn không có ranh giới phân biệt
3.42 Khi kiểm toán viên phát hiện ra trên sổ sách kế toán tại đơn vị khách thể có
dấu hiệu tẩy xóa sửa chữa, kiểm toán viên có thể đưa ra nhận định đây là nhầm lẫn
3.43 Kiểm toán Nhà nước có thể tiến hành hoạt động kiểm toán tại bất kỳ đơn
vị, tổ chức kinh tế nào trong nền kinh tế
3.44 Với chức năng bày tỏ ý kiến, kiểm toán Nhà nước thiên về việc tư vấn cho
các đơn vị khách thể cách thức hoàn thiện hoạt động
3.45 So sánh giữa 3 loại kiểm toán: kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập,
kiểm toán nội bộ thì tính chuyên nghiệp cao nhất dành cho kiểm toán nội bộ
3.46 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, các kiểm toán viên có thể dự thảo
sẵn báo cáo kiểm toán
3.47 Báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần sẽ được phát hành khi trong
đối tượng kiểm toán không tồn tại gian lận, nhầm lẫn ở bất kỳ quy mô, mức độ nào
3.48 Khi các phần tử ở tổng thể có nhiều đặc điểm đa dạng khác nhau, trước khi
tiến hành chọn mẫu, các kiểm toán viên nên sắp xếp phân loại, chia nhóm các phần tử
3.49 Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ là cách thức chọn mẫu xác suất
3.50 Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro là mối quan hệ tỷ lệ nghịch 1 chiều

Loại câu hỏi 5 điểm


Bài 5. 1:
Một doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng A. Theo số liệu trên báo cáo tài chính doanh nghiệp đã
giao cho kiểm toán viên có các số liệu sau:
Đơn vị: 1.000 đồng
Chỉ tiêu Số năm trước Số năm nay
1. Tổng doanh thu bán hàng 1.200.000 1.500.000
2. Giá vốn hàng bán 840.000 1.050.000
3. Lãi gộp 360.000 450.000
4. Chi phí bán hàng 42.000 45.000
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 60.000 85.000
6. Lãi kinh doanh trước thuế 258.000 320.000
7. Lãi hoạt động khác 4.000 6.000
8. Tổng lãi trước thuế 262.000 326.000
9. Thuế thu nhập phải nộp 83.840 104.320
5

10. Lãi sau thuế 178.160 221.680

Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên đã thu thập được các cơ sở dẫn liệu sau:
1- Tổng số hàng đã bán trong năm là: 1.500 sản phẩm. Với giá vốn bình quân là 700.000 đ/ 1 sản
phẩm. Giá bán bình quân là: 1.000.000 đ/1 sản phẩm
2 - Người mua đã có giấy báo cho DN biết khi nhập kho kiểm tra phát hiện có 150 sản phẩm
không đúng quy cách theo hợp đồng và đã trả lại doanh nghiệp
3 - Chi phí bán hàng, doanh nghiệp đã kết chuyển bớt sang TK 242 không đúng chế độ, với số
tiền là 20 triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Tính toán và xác định những chỗ sai sót của doanh nghiệp?
2. Lập lại báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo số liệu sau khi điều chỉnh những
sai sót đó? (Biết rằng thuế suất thuế GTGT là 10%, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là
20%)
3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp?
Bài 5.2
Trích số liệu từ Bảng cân đối kế toán của một số đơn vị đang được kiểm toán như sau
Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối kỳ
TÀI SẢN
A - Tài sản ngắn hạn 400.000 570.000
1. Các khoản tiền 72.000 50.000
2. Các khoản phải thu 80.000 100.000
3. Hàng tồn kho 200.000 350.000
4. Hàng gửi bán 48.000 70.000
B-Tài sản dài hạn 600.000 630.000
1. Nguyên giá TSCĐ 650.000 700.000
2. Hao mòn TSCĐ (50.000) (70.000)
Tổng cộng tài sản 1.000.000 1.200.000
NGUỒN VỐN
A- Nợ phải trả 340.000 570.000
1. Vay ngắn hạn 100.000 180.000
2. Các khoản phải trả 80.000 240.000
3. Vay dài hạn 160.000 150.000
B- Vốn chủ sở hữu 660.000 630.000
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 600.000 600.000
2. Lãi chưa phân phối 60.000 30.000
Tổng cộng nguồn vốn: 1.000.000 1.200.000
6

Yêu cầu: Dùng phương pháp phân tích kiểm toán (phân tích tổng quát) để đánh giá tình hình tài
chính và khả năng thanh toán của đơn vị?
Bài 5.3:
Tại một đơn vị có tài liệu như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31/12/Z
Đơn vị tính: triệu đồng

TÀI SẢN SỐ SỐ NGUỒN VỐN SỐ SỐ


ĐẦU CUỐI ĐẦU CUỐI
NĂM NĂM NĂM NĂM
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN …. …. A, NỢ PHẢI TRẢ …. ….
I. Tiền … … I. Nợ ngắn hạn …. …
1- Tiền mặt 40 40 1- Vay ngắn hạn 240 306
2- Tiền gửi ngân hàng 210 110 2- Phải trả người bán … …
II, Các khoản phải thu … … 3- Người mua trả tiền trước 25 50
1. Phải thu của khách hàng 200 220 II. Nợ dài hạn …. 294
2. Trả trước cho người bán … … 1. Vay dài hạn 370 ….
III. Hàng tồn kho …. ….. B, NGUỒN VỐN CSH ….. 1.530
1- Nguyên vật liệu 450 380 I, Nguồn vốn, quỹ 1.445 1.530
2- Chi phí sản xuất dở dang 190 350 1- Vốn đầu tư của CSH ….. 1.430
3- Thành phẩm 300 400 2- Quỹ đầu tư phát triển 100 …
B. TÀI SẢN DÀI HẠN …. 1.150 3- Lợi nhuận chưa phân phối 10 70
I, Tài sản cố định …. ……
1- TSCĐ hữu hình …. 1.150
- Nguyên giá 1.300 1420
- Giá trị hao mòn luỹ kế (200) (….)
TỔNG TÀI SẢN … … TỔNG NGUỒN VỐN
Tài liệu bổ sung: Số dư chi tiết tài khoản 331 năm Z như sau:
 Số dư đầu năm:
- Trả trước cho người bán: 80
- Phải trả cho người bán : 440
 Số dư cuối năm
- Trả trước cho người bán : 30
- Phải trả cho người bán: 500
Yêu cầu:
1. Hoàn tất Bảng cân đối kế toán trên
2. Kiểm toán số liệu trên Bảng cân đối kế toán sau khi đã hoàn tất
3. Nêu các phương pháp kiểm toán đã áp dụng
7

Bài 5.4:
Trong quá trình thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc tại ngày
31/12/x của công ty ABC, kiểm toán viên đã phát hiện những sai sót sau:
1. Đơn vị mua một TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý với giá mua 550 triệu đồng (đã bao
gồm 10% VAT) vào tháng 3/x, nhưng kế toán đã không ghi tăng TSCĐ mà hạch toán
thẳng vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm x sau khi đã khấu trừ thuế VAT đầu
vào. Tỷ lệ khấu hao của loại tài sản này là 12%/năm
2. Bù trừ nhầm nợ phải trả của nhà cung cấp Y vào nợ phải thu của công ty Z làm cho nợ
phải thu của công ty Z từ 110 triệu đồng xuống còn 60 triệu đồng
3. Ghi tăng giá vốn hàng bán 120 triệu đồng do áp dụng sai phương pháp tính giá hàng tồn
kho
4. Đơn vị khoá sổ các nghiệp vụ bán hàng vào ngày 17/12/x, các nghiệp vụ bán hàng từ
ngày 18/12/x được ghi chép vào năm x+1. Tổng doanh thu từ 18/12/x đến 31/12/x là
1.200 triệu đồng, giá vốn hàng bán của số hàng này là 800 triệu đồng, thuế suất VAT
10%.
5. Qua xác nhận, KTV phát hiện một khoản phải thu của khách hàng không thể thu được là
160 triệu đồng nhưng đơn vị chưa lập dự phòng
Yêu cầu:
1.Nêu ảnh hưởng của các sai sót (nếu có) đến Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh
doanh?
2. Lập các bút toán điều chỉnh tương ứng với các sai sót?
Biết rằng thuế suất VAT của đơn vị là 10%, thuế suất thuế TNDN là 20%
Bài 5.5
Trong quá trình kiểm toán BCTC cho năm tài chính X của công ty ABC, các kiểm toán đã phát
hiện những sai sót sau:
1. Công ty mua một số TSCĐ dùng cho bộ máy quản lý giá 400 triệu đồng (chưa bao gồm
thuế GTGT 10%) vào tháng 07/X, nhưng không ghi tăng TSCĐ mà hạch toán trực tiếp
vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm tài chính. Biết rằng tỷ lệ khấu hao của loại
tài sản này là 12%/năm.
2. Kế toán bỏ sót nghiệp vụ nhận hàng ngày 29/12/2003 trị giá 360.000.000 VND. Đến
ngày 31/12/X hóa đơn chưa về và tiền hàng chưa thanh toán.
3. Đơn vị mua một lô hàng giá 600.000.000 VND, hàng đã giao vào ngày 30/12/X tại kho
người bán. Đến 31/12/X hóa đơn đã về nhưng hàng chưa về kho, đơn vị chưa trả tiền cho
người bán và không ghi chép nghiệp vụ này vào năm X mà chỉ phản ánh vào sổ sách kế
toán khi hàng thực tế nhập kho 04/1/X+1
4. Qua xác nhận đã phát hiện một khoản phải thu khách hàng không thể thu được là
66.000.000 VND (khách hàng nợ đã chấm dứt hoạt động và không có khả năng trả nợ).
Đơn vị chưa lập dự phòng cho khoản phải thu này.
5. Ghi hóa đơn bán hàng phát sinh ngày 3/1/X+1 vào kết quả kinh doanh năm 2003 theo
giá bán 430.000.000 VND; giá vốn hàng bán 226.000.000VND
6. Đơn vị không phản ánh chi phí lãi vay trong năm 2003 trị giá 600.000.000 VND, các chi
phí được ghi chép vào tháng 1/X+1 khi công ty thanh toán số tiền này.
7. Kế toán bù trừ nhầm nợ phải trả cho Công ty D vào nợ của công ty E làm cho nợ phải
thu của công ty E từ 190.000.000 VND chỉ còn 70.000.000 VND
Yêu cầu:
a. Hãy nêu ảnh hưởng (nếu có) của mỗi sai sót trên đến Báo cáo tài chính và sự ảnh
hưởng đối với người sử dụng thông tin tài chính qua các tỷ suất? Biết thuế suất
thuế GTGT là 10% và thuế suất thuế TNDN là 20 %
8

b. Nêu các bút toán điều chỉnh?

Bài 5.6:
Kiểm toán viên đang tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính cho công ty ABC cho năm tài
chính kết thúc tại ngày 31/12/N. Hãy hoàn tất và tiến hành kiểm toán bảng cân đối kế toán và
nêu các phương pháp kiểm toán đã áp dụng.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31/12/N
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Số
Số đầu Số đầu Số cuối
TÀI SẢN cuối NGUỒN VỐN
năm năm kỳ
kỳ
A. Tài sản ngắn hạn …. …. A. Nợ phải trả …. ….
I.Vốn bằng tiền … … I. Nợ ngắn hạn …. …
1. Tiền mặt 20 14 1. Vay ngắn hạn 270 336
2. Tiền gửi ngân hàng 190 96 2. Phải trả cho người bán 390 510
II.Các khoản phải thu …. …. 3. Người mua trả tiền trước … …
1. Phải thu khách hàng …. …. 4. Phải trả, phải nộp khác 90 70
2.Trả trước cho người bán 60 70 II. Nợ dài hạn …. ….
3. Phải thu khác 40 20 1. Vay dài hạn 280 224
III. Hàng tồn kho …. ….
1. Nguyên vật liệu 400 380
2. Chi phí sxkd dở dang 190 350
3. Thành phẩm tồn kho 300 400
B. Tài sản dài hạn …. …
I. Tài sản cố định … 940 B. Nguồn vốn chủ sở hữu …. 1.320
1. Tài sản cố định …. I. Nguồn vốn, quỹ … ….
- Nguyên giá 1000 1.250 1. Nguồn vốn kinh doanh 1075 …
- Giá trị hao mòn luỹ kế (200) …. 2. Quỹ đầu tư phát triển 60 100
3. Lợi nhuận chưa phân phối 10 100
TỔNG CỘNG …. …. TỔNG CỘNG …. ….

Tài liệu bổ sung: Số dư chi tiết TK 131 “Phải thu đối với khách hàng” năm N như sau:
Tài khoản 131A 131B 131
Nợ Có Nợ Có Nợ Có
Số dư đầu kỳ ? 200 175
Số phát sinh ? ? 1.150 1.130 1.220 1.205
Số dư cuối kỳ ? 220 190

Biết rằng trong năm đơn vị chỉ có 2 khách hàng này và kế toán đã bù trừ sai dư Nợ và dư
Có trên TK 131.
Bài 5.7
Tại một đơn vị có các khoản chi trong tháng 9/N như sau

(ĐVT: $)
9

STT Quy mô STT Quy mô STT Quy mô


161 2.500 311 11.600 461 1.200
172 11.500 322 380 472 250
183 4.345 333 324 483 8.260
194 1.138 344 1.290 494 4.500
205 17.980 355 760 505 11.290
216 450 366 1.980 516 1.969
227 860 377 10.800 527 100
238 10.230 388 3.540 538 1.190
249 1.125 399 150 549 6.200
250 3.400 400 876 550 9.430
261 2.500 411 3.239 561 5.430
272 3.340 422 8.760 572 2.400
283 1.590 433 390 583 8.267
294 4.100 444 32.354 594 2.400
305 3.250 455 360 605 38.320

Các kiểm toán viên thực hiện chọn 12 khoản chi trong số những khoản chi trên để kiểm toán.
Yêu cầu:
1. Chọn mẫu nhờ bảng số ngẫu nhiên với điểm bắt đầu là dòng 2 cột 1 (dọc xuôi theo bảng)
theo 2 cách:
A, Theo đơn vị hiện vật với số thứ tự sẵn có của các phần tử (Trong dãy số ABCDE lấy các chữ
số ở vị trí từ phía trái qua, ví dụ tổng thể có 2 chữ số lấy DE, nếu tổng thể có 3 chữ số lấy
CDE…)
B,Theo đơn vị hiện vật với số thứ tự sau khi được đánh số lại của các phần tử (Trong dãy số
ABCDE lấy các chữ số ở vị trí từ phía phải qua, ví dụ tổng thể có 2 chữ số lấy AB, nếu tổng thể
có 3 chữ số lấy ABC…)
C, Theo đơn vị tiền tệ (lấy chữ số đầu tiên cột bên phải cột chủ ghép vào bên trái cột chủ, tất cả
các cột là cột chủ)
2. Chọn mẫu nhờ khoảng cách theo 2 cách:
A, Theo đơn vị hiện vật điểm bắt đầu là số 172
B, Theo đơn vị tiền tệ điểm bắt đầu là 1.500
3. Nhận xét về các mẫu được chọn ra theo các cách trên.
Lưu ý: không chấp nhận các phần tử lặp lại

Bài 5.8
Kiểm toán viên đang tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính cho công ty ABC cho
năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/N. Hãy hoàn tất và tiến hành kiểm toán bảng cân
đối kế toán và nêu các phương pháp kiểm toán đã áp dụng.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31/12/N
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Số Số Số Số
TÀI SẢN đầu cuối NGUỒN VỐN đầu cuối
năm kỳ năm kỳ
A. Tài sản ngắn hạn …. …. A. Nợ phải trả …. ….
10

I.Vốn bằng tiền … … I. Nợ ngắn hạn …. …


4. T iền mặt 20 14 1. Vay ngắn hạn 270 336
5. Tiền gửi ngân hàng 190 96 2. Phải trả cho người bán 390 510
II.Các khoản phải thu …. …. 3. Người mua trả tiền trước … …
1. Phải thu khách hàng …. …. 4. Phải trả, phải nộp khác 90 70
2. Trả trước cho người bán 60 70 II. Nợ dài hạn …. ….
3. Phải thu khác 140 20 1. Vay dài hạn 380 224
III. Hàng tồn kho …. ….
4. Nguyên vật liệu 400 380
5. Chi phí sxkd dở dang 190 350
6. Thành phẩm tồn kho 300 250
B. Tài sản dài hạn …. …
I. Tài sản cố định … 940 B. Nguồn vốn chủ sở hữu …. 1.280
1. Tài sản cố định …. I. Nguồn vốn, quỹ … ….
- Nguyên giá 1000 1.250 1. Vốn đầu tư của CSH 910 …
- Giá trị hao mòn luỹ kế (400) …. 2. Quỹ đầu tư phát triển 60 100
3. Lợi nhuận chưa phân phối 10 100
TỔNG CỘNG …. …. TỔNG CỘNG …. ….

Tài liệu bổ sung: Số dư chi tiết TK 131 “Phải thu đối với khách hàng” năm N như sau:
Tài khoản 131A 131B 131C 131
Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có
Số dư đầu kỳ ? 40 220 210
Số phát sinh ? ? 80 90 1.200 1.050 1.380 1.290
Số dư cuối kỳ ? 30 370 300

Biết rằng trong năm đơn vị chỉ có 3 khách hàng này và kế toán đã bù trừ sai dư Nợ
và dư Có trên TK 131.
Yêu cầu:
1. Hoàn tất Bảng cân đối kế toán?
2. Kiểm toán trên Bảng cân đối đã hoàn tất?
Bài 5.9
Công ty may mặc Việt Sơn tiến hành liên doanh với công ty WONSU của Hàn Quốc để thành
lập công ty Liên doanh SONSU chuyên về may thêu hàng xuất khẩu với thời hạn hợp đồng là 15
năm. Tại ngày 22/10/N vốn góp của 2 bên như sau:
PHÍA VIỆT NAM GÓP Số tiền PHÍA NƯỚC NGOÀI Số tiền
VỐN GÓP VỐN
1- Nhà cửa, vật kiến trúc 800.000.000VND 1- Tiền gửi ngân hàng 680.000 USD
2- Phương tiện và thiết bị nội 400.000.000 VND 2- Dây
thất chuyền công nghệ 550.000 USD
3- Đất 7.000 m2 với giá cho 20.000VND/m2/năm may xuất khẩu 200.000 USD
thuê đã thỏa thuận Trong đó bản quyền 200.000.000 VND
4- Tiền chuẩn bị mặt bằng để 600.000.000 VND 3- Nguyên vật liệu
xây dựng 4- Chi phí đi lại để 15.000 USD
thành lập doanh
nghiệp
Ngoài ra phía nước ngoài còn đại diện liên doanh đứng ra thuê một máy thêu có giá trị
500.000.000VND với tiền thuê là 11.000.000 VNd/tháng (giá chưa gồm 10% VAT) trong thời
11

hạn 09 tháng và chưa trả tiền cho người cho thuê (thời hạn trả tiền sau khi nhận tài sản thuê là 1
tháng).
Kế toán tổng hợp đã lập Bảng cân đối kế toán như sau: (ĐVT: 1.000 VND)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
A- Tài sản ngắn hạn 1.405.000 A- Nợ phải trả 0
1- Tiền gửi ngân hàng 860.000
2- Phương tiện, thiết bị 400.000
3- Chi phí thành lập DN 250.000
B- Tài sản dài hạn 3.280.000 B- Vốn chủ sở hữu 4.685.000
1. Nhà cửa 800.000 1. Vốn đầu tư của CSH 4.685.000
2. Dây chuyền may 650.000
3. Máy thêu 500.000
4. Quyền sử dụng đất 1.680.000
Cộng 4.685.000 Cộng 4.685.000

Yêu cầu:
1. Phát hiện sai sót có thể có trong việc lập Bảng Cân đối kế toán?
2. Lập lại Bảng cân đối kế toán mới?
3. Đánh giá về cơ cấu vốn góp của 2 bên trong liên doanh?
Biết rằng:
- Theo ý kiến của các chuyên gia tài sản của phía công ty Việt Sơn đều được đánh giá cao hơn
so với giá thị trường ở tại thời điểm liên doanh là 10 %, tài sản phía công ty nước ngoài bị
đánh giá thấp hơn giá thị trường 9%
- Tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm góp vốn là 23.150 VND/USD
- Tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm kiểm toán là 22.250 VND/USD
Các khoản chi phí trả trước chưa được ấn định về mặt thời gian phân bổ kế toán dự định phân bổ
trong thời hạn 16 tháng

Bài 5.10
Công ty may mặc Việt Sơn tiến hành liên doanh với công ty WONSU của Hàn Quốc để thành
lập công ty Liên doanh SONSU chuyên về may thêu hàng xuất khẩu với thời hạn hợp đồng là 18
năm. Tại ngày 22/10/N vốn góp của 2 bên như sau:
PHÍA VIỆT NAM GÓP Số tiền PHÍA NƯỚC NGOÀI Số tiền
VỐN GÓP VỐN
5- Nhà cửa, vật kiến trúc 800.000.000VND 5- Tiền gửi ngân hàng 680.000 USD
6- Phương tiện và thiết bị nội 400.000.000 VND 6- Dây
thất chuyền công nghệ 550.000 USD
7- Đất 7.000 m2 với giá cho 20.000VND/m2/năm may xuất khẩu 200.000 USD
thuê đã thỏa thuận Trong đó bản quyền 200.000.000 VND
8- Tiền chuẩn bị mặt bằng để 600.000.000 VND 7- Nguyên vật liệu
xây dựng 8- Chi phí đi lại để 15.000 USD
thành lập doanh
nghiệp

Ngoài ra phía nước ngoài còn đại diện liên doanh đứng ra thuê một máy thêu có giá trị
500.000.000VND với tiền thuê là 12.000.000 VNd/tháng (chưa bao gồm 10% VAT) trong thời
12

hạn 14 tháng và chưa trả tiền cho người cho thuê (thời hạn trả nợ là 2 tháng sau khi nhận tài sản
thuê).
Kế toán tổng hợp đã lập Bảng cân đối kế toán như sau: (ĐVT: 1.000 VND)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
A- Tài sản ngắn hạn 1.405.000 A- Nợ phải trả 0
1- Tiền gửi ngân hàng 860.000
2- Phương tiện, thiết bị 400.000
3- Chi phí thành lập DN 250.000
B- Tài sản dài hạn 3.280.000 B- Vốn chủ sở hữu 4.685.000
1. Nhà cửa 800.000 1. Vốn đầu tư của CSH 4.685.000
2. Dây chuyền may 650.000
3. Máy thêu 500.000
4. Quyền sử dụng đất 1.680.000
Cộng 4.685.000 Cộng 4.685.000

Yêu cầu:
1. Phát hiện sai sót có thể có trong việc lập Bảng Cân đối kế toán?
2. Lập lại Bảng cân đối kế toán mới?
3. Đánh giá về cơ cấu vốn góp của 2 bên trong liên doanh?
Biết rằng:
- Theo ý kiến của các chuyên gia tài sản của phía công ty Việt Sơn đều bị đánh giá thấp hơn
so với giá thị trường ở tại thời điểm liên doanh là 12 %, tài sản phía nước ngoài được đánh
giá cao hơn so với giá thị trường 8 %
- Tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm góp vốn là 23.000 VND/USD
- Tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm kiểm toán là 22.650 VND/USD
- Với các khoản chi phí chưa được ấn định về thời gian phân bổ, kế toán dự định phân bổ
trong thời hạn 10 tháng
Bài 5.11
Tại một đơn vị có các khoản chi trong tháng 9/N như sau:
(ĐVT: $)
STT Quy mô STT Quy mô STT Quy mô
116 14500 231 11600 346 1200
117 500 232 380 347 250
118 4345 233 324 348 28260
119 138 234 1290 349 4500
120 15980 235 760 350 11290
121 450 236 1980 351 1969
122 860 237 10800 352 2100
123 11230 238 3540 353 190
124 1125 239 150 354 6200
125 3400 240 876 355 9430
126 2500 241 3239 356 5430
127 3340 242 8760 357 2400
13

128 1590 243 390 358 8267


129 4100 244 32354 359 400
130 3250 245 360 360 38320

Các kiểm toán viên thực hiện chọn 12 khoản chi trong số những khoản chi trên để kiểm toán.
Yêu cầu:
2. Chọn mẫu nhờ bảng số ngẫu nhiên với điểm bắt đầu là dòng 6 cột 1 (dọc xuôi theo bảng)
theo 2 cách:
A, Theo đơn vị hiện vật (Trong dãy số ABCDE lấy 2 chữ số ở vị trí CD)
B, Theo đơn vị tiền tệ (lấy chữ số đầu tiên cột bên phải cột chủ ghép vào bên phải cột chủ)
2. Chọn mẫu nhờ khoảng cách theo 2 cách:
A, Theo đơn vị hiện vật điểm bắt đầu là số 17
B, Theo đơn vị tiền tệ điểm bắt đầu là 2.426
3. Nhận xét về các mẫu được chọn ra theo các cách trên.
Lưu ý: không chấp nhận các phần tử lặp lại
Bài 5. 12
Một công ty kiểm toán tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính 201X của
công ty Bánh kẹo Hải Hà. Số liệu đã có đến ngày kiểm toán như sau:
A- Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/201X (đã lược bỏ những khoản mục không có số dư).

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


Tại ngày 31/12/201X
TÀI SẢN Số đầu Số cuối NGUỒN VỐN Số đầu Số cuối
năm năm năm năm
A. Tài sản ngắn hạn A. Nợ phải trả 2.800
1. Tiền 800 1. Nợ ngắn hạn 1.900
- Tiền mặt tại quỹ 150 - Vay ngắn hạn 600
- Tiền gửi ngân hàng 250 - Phải trả cho người bán 850
- Tiền đang chuyển 400 - Phải trả cho CNV 600
2. Các khoản phải thu 2. Nợ dài hạn 700
- Phải thu của khách hàng 800 - Vay dài hạn 900
3. Hàng tồn kho
- Hàng hóa 1.000 1000
- Hàng gửi bán 600 950
B. Tài sản dài hạn 3000 B. Nguồn vốn chủ sở hữu
1. Tài sản cố định hữu hình 2400 1. Vốn đầu tư của CSH 3400 3500
- Nguyên giá 4300 - Vốn góp của CSH 2400
- Hao mòn lũy kế (1200) (1320) - Quỹ đầu tư phát triển 500
2. XDCB dở dang 600 320
Tổng cộng Tổng cộng
B. Số liệu trên một số tài khoản quý IV/201X chưa được kiểm toán (ĐVT: triệu đồng):
14

Yêu cầu:
1. Phát hiện sai sót có thể có trên tài khoản và hoàn tất số liệu trên Bảng CĐKT?
2. Kiểm toán số liệu trên Bảng CĐKT đã được hoàn tất?
Biết rằng các khoản vay của đơn vị là vay ngắn hạn

Ngân hàng câu hỏi thi này đã được thông qua Hội đồng thẩm định Khoa
Tài chính Kế toán 1.
Hà Nội, ngày … tháng 11 năm 2021
Giảng viên biên soạn

NGUYỄN THỊ CHINH LAM

You might also like