You are on page 1of 23

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

HỆ THỐNG KIỂM SOÁT QUẢN TRỊ

Đề cương báo cáo:


HỆ THỐNG KIỂM SOÁT DỰ ÁN
QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC NGỌT CÓ GAS

GVHD: ThS. Đinh Văn Hiệp


SVTH: Phạm Công Minh
MSSV: 2121013177
Hệ: Đại học chính quy

TP.HCM, NGÀY 30 THÁNG 07 NĂM 2023


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

HỆ THỐNG KIỂM SOÁT QUẢN TRỊ

Đề cương báo cáo:


HỆ THỐNG KIỂM SOÁT DỰ ÁN
QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC NGỌT CÓ GAS

GVHD: ThS. Đinh Văn Hiệp


SVTH: Phạm Công Minh
MSSV: 2121013177
Hệ: Đại học chính quy

TP.HCM, NGÀY 30 THÁNG 07 NĂM 2023


ĐỀ CƯƠNG LÀM BÀI BÁO CÁO

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ KIỂM SOÁT
 Kiểm soát là hoạt động đánh giá và chỉnh sửa lệch lạc từ tiêu chuẩn
(Schoderderbek, Peter P. Richard A. Cosier & John C. Aplin, 1988).
 Kiểm soát là quá trình nhà quản trị giám sát, điều tiết tính hiệu quả các
hoạt động liên quan nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức (Jones &
George, 2003).
 Kiểm tra – kiểm soát là việc đo lường và điều chỉnh hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp và mọi bộ phận của doanh nghiệp để tin chắc
rằng các mục tiêu và giải pharp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra vẫn
đang được hoàn thành (Nguyễn Ngọc Huyền, 2018).
1.2. VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA KIỂM SOÁT
 Vai trò:
 Đảm bảo cho các kế hoạch được thực hiện với hiệu quả cao nhờ
việc chủ động phát hiện kịp thời những sai lầm trước khi chúng
trở nên nghiêm trọng
 Xác định và dự đoán những chiều hướng chính và những thay đổi
cần thiết trong các vấn đề như: thị trường, sản phẩm, cơ sở vật
chất, tài nguyên, …
 Phát hiện kịp thời những vấn đề, những đơn vị chịu trách nhiệm
để sửa sai
 Giúp doanh nghiệp theo sát và đối phó với sự thay đổi của môi
trường
 Tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đổi mới
 Phổ biến những chỉ dẫn cần thiết một cách liên tục để cải tiến
hoạt động doanh nghiệp
 Chức năng:
 Chức năng phối hợp.
 Chức năng hỗ trợ.
1.3. CÁC NGUYÊN TẮC KIỂM SOÁT (7 NGUYÊN TẮC)
 Nguyên tắc thứ nhất đó là kiểm soát phải dựa trên những mục tiêu và
chiến lược của tổ chức và hoạt động kiểm soát này được tiến hành phải
phù hợp với cấp bậc của đối tượng được kiểm soát, ví dụ như kiểm soát
họat động bán hàng sẽ khác kiểm soát bộ phận tài chính, kiểm soát công
tác của phó giám đốc khác kiểm soát công tác của tổ trưởng.
 Nguyên tắc thứ hai đó là vệc kiểm soát phải được đưa ra theo yêu cầu.
Cụ thể thì hoạt động kiểm soát làm cho nhà quản trị nắm bắt được
những vấn đề đang xảy ra mà họ quan tâm. Vì vậy, việc kiểm soát phải
xuất phát từ những nhu cầu riêng của mỗi nhà quản trị để cung cấp cho
họ những thông tin phù hợp.
 Nguyen tắc thứ ba đó là việc kiểm soát phải được tiến hành ở những
điểm trọng yếu. Tại vì ở những yếu tố có ý nghĩa đối với hoạt động của
tổ chức là các điểm phản ảnh rõ nhất mục tiêu và tình trạng không đạt
mục tiêu; đo lường tốt nhất sự sai lệch, biết được ai là người chịu trách
nhiệm về sự thất bại; ít tốn kém nhất và là tiêu chuẩn kiểm tra hiệu quả
nhất.
 Nguyên tắc thứ tư đó là việc kiểm soát phải khách quan vì nếu việc kiểm
soát được thực hiện với những định kiến, thiên vị sẽ cho kết quả không
đúng và sai lệch.
 Nguyên tắc thứ năm đó là việc kiểm soát phải phù hợp với văn hóa tổ
chức, phù hợp với bầu không khí của tổ chức vì nếu không như vậy sẽ
tạo ra những căng thẳng, mâu thuẫn không đáng có.
 Nguyên tắc thứ sáu đó là việc kiểm soát phải tiết kiệm vì những hoạt
động kiểm soát luôn đòi hỏi những chi phí nhất định. Do vậy cần phải
tính toán để làm sao hoạt động kiểm soát được tiết kiệm nhất.
 Nguyên tắc cuối cùng đó là việc kiểm soát phải đưa đến các hành động
vì việc kiểm soát chỉ có hiệu quả khi những sai lệch được sửa sai, điều
chỉnh; nếu không thì việc kiểm soát sẽ trở nên vô nghĩa.
1.4. PHÂN LOẠI KIỂM SOÁT
1.4.1. Kiểm soát theo lĩnh vực hoạt động
 Kiểm soát hoạt động kinh doanh
 Kiểm soát nguồn lực đầu vào (nguyên vật liệu)
 Kiểm soát đầu ra (sản phẩm, thị trường tiêu thụ)
 Kiểm soát phương thức kinh doanh (phương thức tiêu thụ hàng hóa,
công nghệ kỹ thuật sản xuất)( sau và trong)
 Kiểm soát năng lực kinh doanh (năng lực cạnh tranh, nguồn nhân
lực, nguồn đầu tư cho các hoạt động) ( sau và trong lúc kd)
 Kiểm soát hoạt động quản trị
 Chức năng quản trị: kế hoạch hóa, tổ chức, phối hợp, lãnh đạo, kiểm
soát
 Nội dung quản trị: chiến lược, nhân sự, sản xuất
1.4.2. Kiểm soát theo tiến trình thời gian
 Kiểm soát lường trước: là kiểm soát được tiến hành trước khi hoạt
động thực sự diễn ra, nhằm tiên liệu các vấn đề có thể phát sinh để
tìm cách ngăn ngừa trước
 Kiểm soát thực hiện: là kiểm soát quá trình thực hiện quyết định,
kiểm soát các yếu tố đang diễn ra, so sánh nó với các tiêu chuẩn, dự
tính kế hoạch hay định mức để điều chỉnh hoạt động cho phù hợp
với mục tiêu đã xác định. ( ks đồng thời, vừa lm vừa ks)
 Kiểm soát sau thực hiện: là kiểm soát diễn ra sau quá trình thực hiện
quyết định( ks kết quả
1.5. KHÁI NIỆM TIÊU CHUẨN
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn
để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và
các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng
và hiệu quả của các đối tượng này.
1.6. KHÁI NIỆM QUY TRÌNH (LƯU ĐỒ TIẾN TRÌNH)
Là dạng biểu đồ mô tả quá trình bằng cách sử dụng hình ảnh, ký hiệu kỹ thuật
nhằm cung cấp sự hiểu biết đầy đủ về các bước (dòng chảy) của quá trình.
1.7. KHÁI NIỆM PHIẾU KIỂM TRA
Phiếu kiểm tra chất lượng (tiếng Anh: Check sheets) là một dạng biểu mẫu
dùng để thu thập, ghi chép các dữ liệu chất lượng theo những cách thức nhất
định để đánh giá tình hình chất lượng và đưa ra những quyết định xử lí phù
hợp.
1.8. KHÁI NIỆM PARETO
 Biểu đồ Pareto, được đặt tên dựa theo Vilfredo Pareto, là một loại biểu
đồ có bao gồm các cột và các đường thẳng trong đó các giá trị độc lập
được biểu diễn bằng những hình cột có thứ tự thấp dần, còn các giá trị
tổng tích lũy được biểu diễn bằng đường thẳng.
 Trục thẳng đứng bên trái được dùng để đo lường tần suất xuất hiện, tuy
nhiên nó cũng có thể được thay thế để đo lường chi phí hoặc một đơn vị
tính toán khác tùy theo mục đích. Trục thẳng đứng bên phải được dùng
để đo lường phần trăm tích lũy của tổng số lần xuất hiện, tổng chi phí
hoặc tổng của một đơn vị đo lường nào đó tùy mục đích. Vì giá trị được
sắp xếp theo thứ tự giảm dần, hàm tích lũy sẽ là một hàm lõm. Biểu đồ
Pareto mẫu kế bên giúp phân tích được rằng có thể giảm thiểu số lần đi
làm muộn đi 78% bằng cách giải quyết triệt để ba vấn đề đầu tiên (giao
thông, chăm sóc trẻ em, phương tiện công cộng), điều đó sẽ có hiệu quả
hơn là cố gắng giải quyết tất cả mọi vấn đề cùng lúc.
1.9. KHÁI NIỆM SƠ ĐỒ XƯƠNG CÁ (FISH BONRE)
 Biểu đồ xương cá (Fishbone Diagram), còn được gọi là biểu đồ
Ishikawa, là biểu đồ thể hiện mối quan hệ nhân quả. Đây là một phương
pháp trong 7 QC Tools – bộ công cụ kiểm tra, giám sát chất lượng.
 Sơ đồ này được gọi là sơ đồ xương cá vì cấu trúc của nó giống như
xương cá. Trục xương trung tâm được cho là quá trình gây ra vấn đề.
Các xương lớn gắn liền với cột sống đại diện cho các yếu tố chính hoặc
các loại chung, trong khi các xương nhỏ và trung bình đại diện cho các
nguyên nhân cụ thể, chi tiết.
1.10. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT
- Mục tiêu: Các mục tiêu cụ thể và rõ ràng là quan trọng để xác định
hướng đi và đánh giá thành công của hoạt động kiểm soát.
- Chuẩn mực và tiêu chuẩn: Cần thiết lập các tiêu chuẩn và chuẩn mực cụ
thể để so sánh và đánh giá hiệu suất và chất lượng.
- Nguyên tắc kiểm soát: Các nguyên tắc kiểm soát bao gồm kiểm soát nội
bộ, kiểm soát bên ngoài và kiểm soát kỹ thuật.
- Tài nguyên: Để thực hiện hoạt động kiểm soát, cần có đủ tài nguyên,
bao gồm nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ và vật liệu.
- Phương pháp kiểm soát: Lựa chọn phương pháp kiểm soát thích hợp sẽ
ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình kiểm soát.
- Môi trường và bên ngoài: Môi trường nội bộ và ngoại vi có thể ảnh
hưởng đến việc triển khai hoạt động kiểm soát và thành tựu của chúng.
- Lãnh đạo và quản lý: Sự cam kết và quản lý hiệu quả của lãnh đạo có
ảnh hưởng lớn đến việc thi hành hoạt động kiểm soát.
- Thay đổi và sự biến đổi: Các yếu tố thay đổi trong môi trường kinh
doanh và quản lý cần được đưa vào xem xét để điều chỉnh hoạt động
kiểm soát.
- Đánh giá và phản hồi: Hệ thống đánh giá và phản hồi kịp thời sẽ giúp
nắm bắt thông tin cần thiết và điều chỉnh hoạt động kiểm soát.
- Nhân viên và đào tạo: Nhân viên được đào tạo tốt về hoạt động kiểm
soát sẽ giúp tăng cường hiệu quả của quy trình kiểm soát.
CHƯƠNG 2: THIẾT LẬP HỆ THỐNG KIỂM SOÁT QUẢN TRỊ
2.1. CHÍNH SÁCH CỦA DOANH NGHIỆP( MỤC TIÊU DÀI HẠN/ TẦM
NHÌN CỦA DN)
Công ty chúng tôi hướng đến mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh với các
loại nước giải khát khác trên thị trường Việt Nam thông qua áp dụng, duy trì,
cải tiến hệ thống kiểm soát. Thực hiện hệ thống kiểm soát tuân thủ theo các yêu
cầu, tiêu chuẩn đã được thiết lập nhằm giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu
trở thành 1 trong những thương hiệu nước giải khát hàng đầu Việt Nam.
2.2. MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP
Công ty chúng tôi cam kết thiết lập áp dụng duy trì hệ thống kiểm soát trong
từng hoạt động sản xuất của công ty , tuân thủ các chuẩn mực và bộ tiêu chuẩn
đã đề ra nhằm đảm bảo chất lượng từng sản phẩm được đưa ra thị trường.
2.2.1 Bộ tiêu chuẩn
Input
Tên NVL+ PL+NL Tiêu chuẩn
Định lượng Định tính
Nước bão hòa CO2 5-9 g/l khí CO2 lỏng.
Đường mía nồng độ đường nghịch Màu tự nhiên, không
chuyển từ 250 mg/100 lẫn tạp chất
ml đến 400mg/100ml.
Đường HFCS 55% fructose và 42%
glucose, phần còn lại
là các hợp chất khác
Màu tự nhiên 0 mg/kg đến 200
( caramen nhóm IV) mg/kg thể trọng (từ 0
mg/kg đến 150 mg/kg
thể trọng tính theo
chất khô)
Chất điều chỉnh độ Mỗi ml dung dịch
acid ( 338) natri hydroxyd 1N
tương đương với
0,049 g H3PO4.
Hương Cola tự nhiên 0.1 – 0.3% mùi hương thơm, tròn
dầy, đặc trưng của
cola.
Caffeine 200 mg/l
bảo quản ở +4 oC
Process
Tên công đoạn Định lượng Định tính
Nhập & kiểm tra Nước tinh khiết.
NVL,PL,NL
Gia nhiệt nấu Nấu khoảng 2 giờ đến Đường saccharose
khi dung dịch đạt 90oC chuyển hóa thành
Tốc độ khuấy: 120 đường khử làm tăng
vòng/phút tính ổn định của sản
phẩm và làm tăng vị
ngọt dịu
Xuất hiện bong bóng
sôi

Phối trộn hương liệu, Thông số nhiệt độ giai Màu và acid điều vị
màu acid đoạn cho phụ gia và vào rồi tiếp tục khuấy
màu là 90oC, nhiệt độ cho đồng nhất.
được hạ xuống còn
80oC khi cho hỗn hợp
hương. Tốc độ cánh
khuấy không thay đổi
và được duy trì ở mức
120 vòng/phút
Lọc Nhiệt độ quá trình Syrup không còn lẫn
được duy trì ở 800C tạp chất
Bão hòa CO2 Nhiệt độ đạt 0 – 2 oC Sẽ tạo ra một lượng
thì tiến hành nạp CO2 nhỏ acid cùng với vị
từ bình CO2 lỏng. chua của acid trong
Quá trình hấp thụ CO2 hương liệu đủ tạo nên
thường kéo dài khoảng vị chua cho dung dịch
2 – 3 giờ Sủi lên trên bề mặt
làm cho sản phẩm hấp
dẫn hơn
Chiết rót, ghép mí Chiết cùng lúc 24 lon, Ghép mí để bảo quản
và từng lon sẽ được sản phẩm. Tạo giá trị
băng chuyền chuyển cảm quan tốt đối với
vào máy ghép nắp. người sử dụng
Thể tích mỗi lon là
330ml
Xử lý nhiệt lon nước ngọt từ 1 –
20oC sẽ được giải
nhiệt lên nhiệt độ
thường khoảng 30oC
Hoàn thiện sản phẩm 12 lon/thùng, 24 Dán nhãn, vô thùng
lon/thùng, 24 lon/khay còn nhằm cung cấp
thông tin về sản phẩm
Output
Sản phẩm Định lượng Định tính
Nước ngọt có gas Nhiệt độ sản phẩm từ Trên thùng ghi đầy đủ
25-30oC thông số về HSD,
code, tên sản phẩm.
Máy móc thiết bị
Sản phẩm Định lượng Định tính
Bồn RO lọc nước Công suất lọc: Vệ sinh sạch, không
5000L/h sử dụng 16 tạp chất.
màng RO 4040 (Hoặc
5 màng RO 8040).
+ Bơm lọc thô inox Ly
Tâm: 2.2Kw CNP
hoặc Ebara ITALY
+ Bơm chính: Bơm
trục đứng 7.5Kw CNP
hoặc Ebara ITALY
+ Bơm chung chuyển:
2.2Kw CNP hoặc
Ebara ITAL
Hệ thống diệt khuẩn:
Đèn UV, Ozone
Ecomax, Phin lọc xác
khuẩn.
Nguồn điện: 380V –
50Hz

Nồi nấu có cánh Chất liệu: Inox 304 Vệ sinh sạch, không
khoáy Điện áp: 380V tạp chất.
Điện trở: 50kW
Công suất mô tơ: 5HP
Biến tần: 5HP
Nhiệt độ: 50℃ –
320℃
Hệ thống lọc Công suất lọc: Vệ sinh sạch, không
10M3/H (10.000L/h) tạp chất.
– Số lượng màng: 04
màng UF 200A
– Bơm lọc thô: 3KW –
EBARA
– Nguồn điện: 220V –
50Hz
– 03 cột lọc thô
Composite 3072
– Đèn UV 3
gallons/phút
Bồn CO2 Áp suất : -0,1Mpa Vệ sinh sạch, không
Áp suất kiểm tra : tạp chất.
0,11Mpa
Fluid / Môi chất :
LCO2
Áp suất làm việc / Áp
suất thiết kế:
2.16Mpa/2.27Mpa
Nhiệt độ thiết kế: (oC)
-40 --> -18
Áp suất kiểm tra Vệ
sinh sạch, không tạp
chất. (test): 2.61Mpa
Hệ thống chiết rót Độ chính xác: ±5mm Vệ sinh sạch, không
Tổng công suất: tạp chất.
6.57KW
Nguồn điện: 220V
50Hz
Hệ thống ghép nắp lon Điện áp: 220V/50Hz Vệ sinh sạch, không
Công suất: 0.5Kw tạp chất.
Chất liệu: inox
Máy rút màng co tự Điện áp: 380V/50Hz Vệ sinh sạch, không
động Công suất: 12Kw tạp chất.
Chất liệu màng co có
thể sử dụng:
PP,POF,PVC
Hệ thống băng chuyền Điện áp: 3 pha 380V Vệ sinh sạch, không
tải tạp chất.
Bồn nhiệt Điện áp: 220V- 4 Vệ sinh sạch, không
thanh điện trở tạp chất.
Hệ thống quạt giải Công suất: Động cơ Vệ sinh sạch, không
nhiệt (5.500W), Làm mát tạp chất.
(80W)
Điện áp: 380V -
415V / 50Hz
2.3 . KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CỦA DOANH NGHIỆP
Đối với Input:
Tất cả các nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ liệu trước khi được giao từ nhà cung cấp;
trước khi đứa vào nhà máy sản xuất phải được kiểm tra chất lượng, tuân thủ tiêu chuẩn
Input với tỷ lệ mẫu được lấy kiểm tra 30% để quyết định chất lượng của lô hàng nhằm
cho phép nhập kho hay quyết định đưa vào sản xuất
Đối với Process:
Tất cả các công đoạn trong quy trình sản xuất đều được kiểm tra hằng ngày với chu kì
hay tuần suất 30p/ lần
Khi kiểm soát các công đoạn phát hiện sự không phù hợp ( No) so với tiêu chuẩn,
công ty chúng tôi sẽ có hành động khắc phục phòng ngừa
Tất cả các thiết bị đo lượng, phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp, định kì hằng năm kiểm định 2 lần
Tất cả máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất sẽ được kiểm tra hằng ngày, mỗi ngày 2
lần trước sản xuất và sau sản xuất
Hằng năm, công ty chúng tôi thực hiện 1 lần cái tiến
Đối với Output:
Tất cả các sản phẩm thành phẩm được sản xuất ra phải thực hiện kiểm tra 15p/ lần với
tỷ lệ lấy mẫu 30%
2.4 . HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CỦA DOANH NGHIỆP
Công ty của chúng tôi cam kết thực hiện việc kiểm soát tuân thủ theo kế hoạch
và bộ tiêu chuẩn đã thiết lập của doanh nghiệp
2.5 . HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN CỦA DOANH NGHIỆP
Công ty chúng tôi thực hiện cải tiến theo chu trình PDCA, cải tiến dựa vào kết quả
kiểm soát để nhận diện đúng vấn đề nhằm ưu tiên mục tiêu thực hiện việc cải tiến.
2.6 . HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CHI TIẾT CỦA DOANH NGHIỆP
Công ty chúng tôi thiết lập hệ thống kiểm soát nhằm giúp kiểm soát:
- Phần cứng:
+ Tổ chức phải xác định, cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng cho việc vận
hành các quá trình để đạt được sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ.
+ Hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức phảibao gồm:
a) Thông tin dạng văn bản theo yêu câu của tiêu chuẩn quốc tế này;
b) Thông tin dạng văn bản được tổ chức xác định là cần thiết đối với hiệu
lực của hệ thống quản lý chất lượng.
- Phần mềm:
+ Tổ chức phải xác định và cung cấp nhân sự cần thiết để áp dụng hữu
hiệu hệ thống quản lý chất lượng và để vận hành và kiểm soát các quá
trình của hệ thống.
+ Tổ chức phải xác định, cung cấp và duy trì môi trường cần thiết để vận
hành các quá trình và để đạt được sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ.
+ Tổ chức phải xác định kiến thức cần thiết cho việc vận hành các quá
trình của tổ chức và đạt được sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ.
+ Những kiến thức này phải được lưu giữ, và sẵn có ở mức độ cần thiết.
Khi đề cập đến việc thay đổi các nhu cầu và xu hướng, tổ chức phải xem
xét kiến thức hiện tại và xác định cách thức để có được hoặc tiếp cận
những kiến thức bổ sung cần thiết và những cập nhật cần thiết.
- Con người:
+ Tổ chức phải xác định các vấn đề nội bộ và bên ngoài có liên quan đến
mục đích và định hướng chiến lược của tổ chức và có ảnh hưởng đến
khả năng đạt được (các) kết quả dự kiến của hệ thống quản lý chất
lượng.
+ Tổ chức phải theo dõi và xem xét các thông tin về những vấn đề nội bộ
và bên ngoài
+ Lãnh đạo cao nhất phải chứng tỏ sự lãnh đạo và cam kết đối với hệ
thống quản lý chất lượng bằng cách:
a) Chịu trách nhiệm về hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng;
b) Đảm bảo rằng chính sách mục tiêu chất lượng được thiết lập trong hệ
thống quản lý chất lượng và phù hợp với bối cảnh và định hướng chiến
lược của tổ chức;
c) Đảm bảo sự tích hợp các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng vào
các quá trình hoạt động của tổ chức;
d) Thúc đẩy sử dụng cách tiếp cận quá trình và tư duy dựa trên rủi ro;
e) Đảm bảo sẵn có các nguồn lực cần thiết cho hệ thống quản lý chất
lượng;
f) Truyền đạt tầm quan trọng của việc quản lý chất lượng hữu hiệu và của
việc đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng;
g) Đảm bảo rằng hệ thống quản lý chất lượng đạt được các kết quả dự kiến;
h) Tham gia, chỉ đạo và hỗ trợ những nhân sự đóng góp vào hiệu lực của
hệ thống quản lý chất lượng;
i) Thúc đẩy cải tiến;
j) Hỗ trợ vai trò lãnh đạo khác có liên quan đểchứng tỏ sự lãnh đạo của họ
trong khuôn khổ trách nhiệm của họ.
2.7 . CHI PHÍ KIỂM SOÁT

CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG

CHI PHÍ BỊ THẤT


CHI PHÍ CẦN THIẾT THOÁT

CHI PHÍ THẨM CHI PHÍ DO SỰ


CHI PHÍ PHÒNG
ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ, KHÔNG PHÙ HỢP
NGỪA GÂY RA
KIỂM TRA

2.8 . TỔ CHỨC KIỂM SOÁT


Đại diện lãnh đạo

Thư ký

Tổ trưởng kiểm Tổ trưởng kiểm Tổ trưởng kiểm


Tổ trưởng kiểm Tổ trưởng kiểm Tổ trưởng kiểm
soát phòng thu soát phòng soát phòng nhân
soát sản xuất soát kế toán soát phòng KD
mua Marketing sự

2.9 . CÁC QUY TRÌNH VẬN HÀNH TRONG DOANH NGHIỆP


Công ty chúng tôi có các thủ tục quy trình cụ thể như sau ( liệt kê tất cả các quy
trình doanh nghiệp đang đó).
- Quy trình sản xuất sản phẩm nước ngọt có gas Coca Cola.
2.10 . SỔ TAY KIỂM SOÁT
Là tài liệu hướng dẫn cách thức kiểm soát các yếu tố:
- Phần cứng:
+ Tổ chức phải xác định, cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng cho việc vận
hành các quá trình để đạt được sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ.
+ Hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức phảibao gồm:
c) Thông tin dạng văn bản theo yêu câu của tiêu chuẩn quốc tế này;
d) Thông tin dạng văn bản được tổ chức xác định là cần thiết đối với hiệu
lực của hệ thống quản lý chất lượng.
- Phần mềm:
+ Tổ chức phải xác định và cung cấp nhân sự cần thiết để áp dụng hữu
hiệu hệ thống quản lý chất lượng và để vận hành và kiểm soát các quá
trình của hệ thống.
+ Tổ chức phải xác định, cung cấp và duy trì môi trường cần thiết để vận
hành các quá trình và để đạt được sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ.
+ Tổ chức phải xác định kiến thức cần thiết cho việc vận hành các quá
trình của tổ chức và đạt được sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ.
+ Những kiến thức này phải được lưu giữ, và sẵn có ở mức độ cần thiết.
Khi đề cập đến việc thay đổi các nhu cầu và xu hướng, tổ chức phải xem
xét kiến thức hiện tại và xác định cách thức để có được hoặc tiếp cận
những kiến thức bổ sung cần thiết và những cập nhật cần thiết.
- Con người:
+ Tổ chức phải xác định các vấn đề nội bộ và bên ngoài có liên quan đến
mục đích và định hướng chiến lược của tổ chức và có ảnh hưởng đến
khả năng đạt được (các) kết quả dự kiến của hệ thống quản lý chất
lượng.
+ Tổ chức phải theo dõi và xem xét các thông tin về những vấn đề nội bộ
và bên ngoài
+ Lãnh đạo cao nhất phải chứng tỏ sự lãnh đạo và cam kết đối với hệ
thống quản lý chất lượng bằng cách:
k) Chịu trách nhiệm về hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng;
l) Đảm bảo rằng chính sách mục tiêu chất lượng được thiết lập trong hệ
thống quản lý chất lượng và phù hợp với bối cảnh và định hướng chiến
lược của tổ chức;
m) Đảm bảo sự tích hợp các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng vào
các quá trình hoạt động của tổ chức;
n) Thúc đẩy sử dụng cách tiếp cận quá trình và tư duy dựa trên rủi ro;
o) Đảm bảo sẵn có các nguồn lực cần thiết cho hệ thống quản lý chất
lượng;
p) Truyền đạt tầm quan trọng của việc quản lý chất lượng hữu hiệu và của
việc đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng;
q) Đảm bảo rằng hệ thống quản lý chất lượng đạt được các kết quả dự kiến;
r) Tham gia, chỉ đạo và hỗ trợ những nhân sự đóng góp vào hiệu lực của
hệ thống quản lý chất lượng;
s) Thúc đẩy cải tiến;
t) Hỗ trợ vai trò lãnh đạo khác có liên quan đểchứng tỏ sự lãnh đạo của họ
trong khuôn khổ trách nhiệm của họ.
2.11 . HỒ SƠ KIỂM SOÁT
Tất cả các tài liệu và hồ sơ kiểm soát cuat công ty chúng tôi trước khi ban hành
cho sử dụng phải được phê duyệt. Các hồ sơ được lưu giữ với thời hạn là 2 năm

CHƯƠNG 3: VẬN HÀNH HỆ THỐNG KIỂM SOÁT


3.1. HỆ THỐNG BIỂU MẪU KIỂM SOÁT

Bảng 3.1:Kết quả kiểm soát nội bộ trong hoạt động sản xuất
TÊN KHUYẾT TẬT SỐ SP BỊ KHUYẾT TẬT ( CÁI)
Process 95
Output 16
Máy móc thiết bị 15
Input 14

3.2. BIỂU ĐỒ PARETO


Kết quả kiểm soát nội bộ hoạt động sản xuất
Tên khuyết tật Số lượng
Input 14
Process 95
Máy móc thiết bị 15
Output 16
KẾT QUẢ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
100 120
90
80 100
70 80
60
50 60
40
30 40
20 20
10
0 0
Process Output Máy móc thiết bị Input

Số sản phẩm bị khuyết tật % tích lũy tỉ lệ khuyết tật

3.3. BIỂU ĐỒ XƯƠNG CÁ

Hệ thống lọc bị Lượng sản phẩm


lỗi kĩ thuật cần lọc quá lớn

LỖI
CÔNG
ĐOẠN
LỌC

Nhân kỹ thuật có Xuất hiện nhiều


sai sót khi kiểm tra kết tủa khi sản xuất
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:
- Tăng cường kiểm tra hệ thống lọc.
- Điều chỉnh tốc độ sản xuất phù hợp.
- Nâng cao kĩ năng kiểm tra kỹ thuật cho bộ phận kĩ thuật.
- Cải thiện chất lượng nguyên vật liệu, điều chỉnh lượng nguyên liệu hợp lý.
3.4. CÔNG CỤ 5S
3.4.1. Lý thuyết
- 5S là một triết lý nhằm tạo ra môi trường làm việc ngăn nắp, sạch sẽ
- 5S là một công cụ nhằm loại bỏ lãng phí
- 5S là nền tảng cơ bản để thực hiện những công cụ cải tiến liên tục (Kaizen,
Lean, 6 Sigma,…)
 Mục tiêu
+ Xây dựng ý thức cải tiến
+ Tinh thần đồng đội
+ Phát triển vai trò lãnh đạo trực tiếp
 Tác dụng
+ Huy động sự tham gia của toàn thể nhân viên
+ Cải thiện môi trường làm việc
+ Giảm lãng phí thời gian tác nghiệp
+ Tận dụng hiệu quả mặt bằng nhà xưởng
 Các bước thực hiện 5S
S1: Seiri ( sàng lọc)
 Phát hiện và loại bỏ những thứ không cần thiết
 Chưa quyết định loại bỏ ngay thì dán nhãn “sẽ huỷ”
 Định kỳ kiểm tra lại và loại bỏ nếu không sử dụng
S2: Seiton ( sắp xếp)

 Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, trật tự


 Dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ sử dụng
S3: Seiso ( sạch sẽ)

 Giữ gìn nơi làm việc, thiết bị, dụng cụ luôn sạch sẽ
 Hạn chế nguồn gây dơ bẩn, bừa bãi
S4: Seiketsu ( săn sóc)
Duy trì thành quả đạt được “Liên tục phát triển” 3S
 Sàng lọc
 Sắp xếp
 Sạch sẽ
ở mọi lúc, mọi nơi
 S4 = S1 + S2 + S3
S5: Shiketsu ( sẵn sàng)
Tạo thói quen tự nguyện, tự giác làm việc theo phương pháp đúng
để cải thiện môi trường làm việc.
Tự Nguyện, Tự Giác việc thực hiện và duy trì 3S:
 Sàng Lọc
 Sắp Xếp
 Sạch Sẽ
Liên tục thực hiện các phong trào thi đua 5S.
 Thi đua giữa các cá nhân
 Thi đua giữa các phòng/ban
Thường xuyên đánh giá kiểm tra.
 Đánh giá nội bộ 5S
 Đánh giá chéo giữa các phòng/ban
 Các yếu tố cơ bản để thành công
 Lãnh đạo cam kết hỗ trợ
 Đào tạo huấn luyện nhân viên
 Tập thể tham gia
 Lặp lại với tiêu chuẩn cao hơn
3.4.2. Thực hiện
Thực hiện công cụ 5S trong quy trình sản xuất nước ngọt Coca-cola
S1: Sắp xếp

 Tiến hành kiểm tra và tách bỏ các vật dụng không cần thiết, thiết
bị hỏng, hao mòn hoặc không sử dụng.
 Xác định các thành phần, nguyên liệu và thiết bị cần thiết để sản
xuất nước ngọt Coca-Cola và loại bỏ những thứ không liên quan
ra khỏi khu vực sản xuất.
S2: Sắp xếp ngăn nắp

 Đặt các thành phần, nguyên liệu và thiết bị cần thiết vào các vị trí
cụ thể, dễ dàng tiếp cận và dễ nhận biết trong quy trình sản xuất.
 Sắp xếp đúng trình tự và vị trí cho từng bước trong quy trình sản
xuất để tối ưu hóa hiệu quả sản xuất.
S3: Làm sạch

 Xây dựng lịch trình làm sạch định kỳ cho các thiết bị và khu vực
sản xuất nước ngọt.
 Đào tạo nhân viên về quy trình làm sạch và vệ sinh đảm bảo các
thiết bị luôn trong tình trạng sạch sẽ và an toàn.
S4: Săn sóc

 Xây dựng các quy định và quy trình chuẩn cho việc thực hiện 5S
trong quy trình sản xuất Coca-Cola.
 Thực hiện đào tạo nhân viên về các quy trình 5S và đảm bảo mọi
người hiểu và tuân thủ chúng.
S5: Sẵn sàng

 Xây dựng một hệ thống giám sát và đánh giá thường xuyên để
theo dõi việc thực hiện và duy trì 5S trong quy trình sản xuất nước
ngọt Coca-Cola.
 Tạo ra một văn hóa tự giám sát và đảm bảo mọi người cam kết
duy trì 5S trong quy trình sản xuất hàng ngày.

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP


4.1. CÁC GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ XUẤT HIỆN TRONG HỆ THỐNG
KIỂM SOÁT
Nguyên nhân:
- Nhân viên kỹ thuật không thực hiện kiểm tra

You might also like