You are on page 1of 25

KIỂM SOÁT

Bộ môn Quản trị chuyên ngành – K. QTKD


2
3
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Phương pháp đánh giá Điểm thành phần
QUÁ TRÌNH Điểm cá nhân 20%
(50%) (TB bài trắc nghiệm cuối mỗi buổi)
Bài tập nhóm
• Nhóm 4-6 SV
• Thảo luận nhóm trên lớp: 1 lần = 1 điểm 20%
(chỉ ghi nhận SV có mặt trên lớp)
• Bài tập nhóm về nhà (theo mức độ đóng góp) 20%
• Thuyết trình (bài tập nhóm về nhà) 10%
Bài kiểm tra quá trình: 60p, đề mở 30%
THI KẾT THÚC 60 phút, đề mở
HỌC PHẦN 10 câu trắc nghiệm + 2 câu hỏi ngắn + 1 câu hỏi áp dụng
(50%)
4
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT QUẢN TRỊ

5
CHƯƠNG 1:
NHẬP MÔN KIỂM SOÁT
MỤC TIÊU
1. Khái lược về kiểm soát
2. Bản chất của kiểm soát
3. Phân loại kiểm soát
4. Các yêu cầu đối với kiểm soát
5. Các chức năng của kiểm soát
1. KHÁI LƯỢC VỀ KIỂM SOÁT
 Kiểm soát là hoạt động đánh giá và chỉnh sửa lệch lạc từ tiêu chuẩn
(Schoderderbek, Peter P. Richard A. Cosier & John C. Aplin, 1988) .
 Kiểm soát là quá trình nhà quản trị giám sát, điều tiết tính hiệu quả các hoạt
động liên quan nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức (Jones & George, 2003).
 Kiểm tra – kiểm soát là việc đo lường và điều chỉnh hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp và mọi bộ phận của doanh nghiệp để tin chắc rằng các mục tiêu
và giải pharp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra vẫn đang được hoàn thành
(Nguyễn Ngọc Huyền, 2018).

8
1. KHÁI LƯỢC VỀ KIỂM SOÁT
 Các nguyên tắc xây dựng cơ chế kiểm soát:
• Phải được thiết kế theo kế hoạch hoạt động của tổ chức và cấp bậc của đối tượng
được kiểm soát
• Công việc kiểm soát phải được thiết kế theo đặc điểm cá nhân của nhà quản trị

• Sự kiểm soát phải được thực hiện tại những khâu trọng yếu

• Việc kiểm soát phải trên tinh thần khách quan, minh bạch, không vụ lợi

• HTKS phải phù hợp với văn hóa của tổ chức

• Việc kiểm soát phải tiết kiệm, đảm bảo tính hiệu quả kinh tế cho tổ chức

• Việc kiểm soát phải đưa đến thực thi bằng hành động, có báo cáo kết quả 9
1. KHÁI LƯỢC VỀ KIỂM SOÁT
 Vai trò của việc xây dựng cơ chế kiểm soát:
• Đảm bảo cho các kế hoạch được thực hiện với hiệu quả cao nhờ việc chủ động phát hiện
kịp thời những sai lầm trước khi chúng trở nên nghiêm trọng
• Xác định và dự đoán những chiều hướng chính và những thay đổi cần thiết trong các vấn
đề như: thị trường, sản phẩm, cơ sở vật chất, tài nguyên, …
• Phát hiện kịp thời những vấn đề, những đơn vị chịu trách nhiệm để sửa sai

• Giúp doanh nghiệp theo sát và đối phó với sự thay đổi của môi trường

• Tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đổi mới

• Phổ biến những chỉ dẫn cần thiết một cách liên tục để cải tiến hoạt động doanh nghiệp

10
2. BẢN CHẤT CỦA KIỂM SOÁT
 Kiểm soát doanh nghiệp khác với kiểm soát nhà nước.

 Kiểm soát với tư cách một chức năng quản trị doanh nghiệp khác với kiểm
soát của những người góp vốn (kiểm soát công ty).

11
NHÀ QUẢN TRỊ NGƯỜI GÓP VỐN

• ĐÁNH GIÁ

TIÊU CHUẨN ĐÃ
ĐƯỢC THIẾT LẬP

• CHỈNH SỬA

Cách thành viên trong Các nhà quản trị


tổ chức
12
3. PHÂN LOẠI KIỂM SOÁT
 Theo lĩnh vực hoạt động

 Theo tính chất bao quát của kiểm soát

 Theo nội dung kiểm soát

 Các cách phân loại khác

13
3.1 THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
 Kiểm soát hoạt động kinh doanh
• Kiểm soát nguồn lực đầu vào (nguyên vật liệu)

• Kiểm soát đầu ra (sản phẩm, thị trường tiêu thụ)

• Kiểm soát phương thức kinh doanh (phương thức tiêu thụ hàng hóa, công nghệ kỹ thuật sản xuất)

• Kiểm soát năng lực kinh doanh (năng lực cạnh tranh, nguồn nhân lực, nguồn đầu tư cho các hoạt
động)
 Kiểm soát hoạt động quản trị
• Chức năng quản trị: kế hoạch hóa, tổ chức, phối hợp, lãnh đạo, kiểm soát

• Nội dung quản trị: chiến lược, nhân sự, sản xuất

14
3.2 THEO TÍNH CHẤT BAO QUÁT CỦA
KIỂM SOÁT
Kiểm soát chiến lược Kiểm soát tác nghiệp
 Gồm những hoạt động kiểm soát trong hoạch  Gồm những hoạt động kiểm soát các hoạt động ở tầm
định chiến lược, kiểm soát triển khai thực hiện ngắn hạn và rất ngắn hạn.
chiến lược đã hoạch định.
 Kiểm soát trên phạm vi rộng.  Kiểm soát trên phạm vi bên trong doanh nghiệp.
 Gắn với mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp  Gắn với mục tiêu chiến lược cụ thể, tập trung vào mục
và tập trung vào mục tiêu dài hạn. tiêu trung và ngắn hạn.
 Định hướng ở góc độ chiến lược  Định hướng thích ứng, các chỉ tiêu kế hoạch tác nghiệp
phải thích ứng với sự phát triển của các yếu tố môi
trường bên ngoài và thị trường.

15
3.2 THEO TÍNH CHẤT BAO QUÁT CỦA
KIỂM SOÁT
Kiểm soát chiến lược Kiểm soát tác nghiệp
 Xác định trong khuôn khổ các hệ thống quản trị cũng  Phối hợp kế hoạch hóa các mục tiêu tác nghiệp bộ phận
như giữa chúng với mặt bằng chiến lược  Phối hợp bên trong và giữa các hệ thống lãnh đạo bộ
 Làm thích ứng và sáng tạo phù hợp với những yếu tố phận khác nhau
bên ngoài và bên trong ở mặt bằng chiến lược  Làm thích ứng và đổi mới cần thiết phù hợp với những
 Phát triển và đưa vào áp dụng các hệ thống kích thích thay đổi môi trường bên tỏng và ngoài doanh nghiệp
ở tầm chiến lược  Chuẩn bị và kiểm soát các hệ thống khuyến khích phù
 Chuẩn bị các mô hình quyết định đối với các vấn đề hợp
chiến lược phù hợp với các dòng thông tin cần thiết  Chuẩn bị các mô hình quyết định theo từng nội dung và
 Đưa ra, áp dụng và tiếp tục phát triển các hệ thống vấn đề quản trị
thông tin quan trọng ở tầm chiến lược.  Tạo lập hệ thống thông tin thích hợp với các mô hình
quyết định trên cơ sở các hệ thống thông tin bên trong
và bên ngoài
 Soạn thảo và phát triển các hệ thống thích ứng nhằm
trợ giúp quản trị tác nghiệp các thông tin quản trị

16
3.3 THEO NỘI DUNG KIỂM SOÁT

 Kiểm soát tiêu thụ

 Kiểm soát nguồn nhân lực

 Kiểm soát hậu cần kinh doanh

 Kiểm soát sản xuất

 Kiểm soát chất lượng

 Kiểm soát tài chính

 Kiểm soát hoạt động quản trị

17
3.3 CÁCH PHÂN LOẠI KHÁC
 Theo tiến trình thời gian:

• Kiểm soát lường trước: là kiểm soát được tiến hành trước khi hoạt động thực sự diễn ra,
nhằm tiên liệu các vấn đề có thể phát sinh để tìm cách ngăn ngừa trước

• Kiểm soát thực hiện: là kiểm soát quá trình thực hiện quyết định, kiểm soát các yếu tố
đang diễn ra, so sánh nó với các tiêu chuẩn, dự tính kế hoạch hay định mức để điều chỉnh
hoạt động cho phù hợp với mục tiêu đã xác định.

• Kiểm soát sau thực hiện: là kiểm soát diễn ra sau quá trình thực hiện quyết định

18
3.3 CÁCH PHÂN LOẠI KHÁC

 Theo tính chất chủ động hay bị động của kiểm soát:

• Kiểm soát chủ động: là hoạt động kiểm soát có dự kiến, tính toán trước ở mọi phương
diện: đối tượng, sử dụng công cụ, phương tiện, nguồn lực, thời gian, nội dung … và được
đưa vào kế hoạch từ trước.

• Kiểm soát thụ động: là kiểm soát không lường trước, dự kiến trước mà thực hiện tức thời
theo đòi hỏi của thực tế.

 Theo không gian kiểm soát:

• Kiểm soát bên ngoài: là kiểm soát các hoạt động gắn với các đối tượng nằm ngoài phạm vi
doanh nghiệp.

• Kiểm soát nội bộ: là kiểm soát các hoạt động diễn ra bên trong doanh nghiệp
19
4. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI
KIỂM SOÁT
 Kiểm soát phải phù hợp với đối tượng kiểm soát: Sự phù hợp phải thể hiện ở việc xác định
nội dung, tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá trên cơ sở đòi hỏi của đối tượng kiểm soát.
 Kiểm soát phải đảm bảo tính linh hoạt: Để đảm bảo tính linh hoạt, doanh nghiệp phải kết
hợp cả hình thức kiểm soát định kỳ và kiểm soát bất thường
 Kiểm soát phải đảm bảo tính lường trước: Để đảm bảo tính lường trước của kiểm soát và
hướng các đánh giá kiểm soát vào các điều kiện trong tương lai.
 Kiểm soát phải tập trung vào những điểm thiết yếu: chỉ tập trung vào những vấn đề quan
trọng nhất, có ý nghĩa nhất đối với chiến lược hoạt động kinh doanh

20
5. CÁC CHỨC NĂNG CỦA KIỂM
SOÁT
Chức năng Chức năng
phối hợp hỗ trợ

Phối hợp bên trong Phối hợp giữa các Trợ giúp việc ban Cung cấp
từng bộ phận bộ phận hành quyết định thông tin

21
5. CÁC CHỨC NĂNG CỦA KIỂM SOÁT
 Chức năng phối hợp:

• Phối hợp với bên trong từng bộ phận: Kiểm soát có nhiệm vụ trợ giúp phát triển hệ thống kế hoạch phù
hợp được xác định bởi các kế hoạch thời gian và không gian được thực hiện nhờ sự trợ giúp của kỹ thuật
tính toán. Trong khuôn khổ hệ thống kế hoạch, việc kiểm soát các công cụ lập kế hoạch ngân sách và điều
chỉnh giá tính toán đóng vai trò rất quan trọng. Giá cả tính toán là công cụ có ý nghĩa để định hướng tối ưu
các quyết định liên quan.

• Phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống quản trị: Nhiệm vụ phối hợp giữa các hệ thống quản trị bộ
phận với nhau nằm ở việc xác định hệ thống kế hoạch hóa (lập kế hoạch) và kiểm tra. Mỗi giai đoạn của
quá trình xây dựng kế hoạch phải gắn chặt với kế hoạch kiểm tra. Kế hoạch hóa và kiểm tra phải mang tính
dài hạn và có tính thích ứng với sự thay đổi của môi trường: kiểm tra các giá trị “phải đạt” trong kế hoạch
bằng cách so sánh phân tích sai lệch giữa kế hoạch và thực tế, từ đó đưa ra nguyên nhân, giải pháp khắc
phục, và dự báo sự thay đổi của môi trường. Có nghĩa là, kiểm soát liên quan tới toàn bộ hoạt động của
doanh nghiệp, và trở thành cơ sở kiểm soát cho toàn bộ doanh nghiệp.
22
5. CÁC CHỨC NĂNG CỦA KIỂM SOÁT
 Chức năng hỗ trợ:

• Trợ giúp việc ra quyết định: Để hỗ trợ các quyết định quản trị về thực chất phải phân biệt hai nhiệm vụ
cụ thể: xây dựng các mô hình ra quyết định thích hợp và cung cấp các thông tin cần thiết phù hợp với mô
hình đó. Các bộ phận kiểm soát phải thống nhất các tính toán kết quả ngắn hạn ở phương diện kế hoạch với
tác tính toán kết quả tiềm năng tầm chiến lược. Chẳng hạn tính toán chi phí kinh doanh kế hoạch cần phải
gắn chặt với các tính toán đầu tư, qua đó chẳng hạn chi phí kinh doanh ngắn hạn phải trên cơ sở các tính
toán đầu tư dài hạn. Sự thống nhất của các tính toán kế hoạch khác nhau được hiện thực hóa bởi sự phát
triển của công nghệ tin học.

• Cung cấp thông tin: Nhiệm vụ cung cấp thông tin nhằm phối hợp và trợ giúp quyết định đòi hỏi kiểm soát
phải tạo ra, đưa vào thực hiện và tiếp tục phát triển một hệ thống thông tin phù hợp. Dựa vào hệ thống
thông tin này, kiểm soát chuẩn bị cho bộ máy quản trị các thông tin quản trị quan trọng, đúng mục đích, tại
đúng thời điểm thích hợp. Các thông tin dự báo sớm về những thay đổi có tính chiến lược về môi trường
kinh doanh là vô cùng có ý nghĩa.
23
Năm 2008, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần
Mía đường La Ngà, ông Phạm Như Hóa đã bị phát hiện sử dụng gần 18 tỉ đồng chơi
chứng khoán bắt đầu từ tháng 8/2007 nhưng mãi đến tháng 4/2008 các cổ đông, kể cả cổ
đông nhà nước (chiếm 51%) mới hay biết. Sự việc vô tình được phát hiện bởi các cổ
đông, chứ không phải do hệ thống kiểm soát của công ty.
Ngoài ra, các cổ đông của Công ty XNK thủy sản Hà Nội (Seaprodex HN) cũng phát
hiện ban lãnh đạo công ty đã tự ý đưa trên 16 tỉ đồng để “đầu tư tài chính ngắn hạn”, mua
cổ phần của một ngân hàng, và tính toán sơ bộ khoản đầu tư này gây lỗ tới 10 tỉ đồng.

Thảo luận: Bình luận về nguyên nhân hoạt động yếu kém của Ban kiểm soát tại
các doanh nghiệp này.

24
Kết thúc
Chương 1
Cảm ơn!

You might also like