You are on page 1of 28

CHƯƠNG 1:

QUẢN TRỊ TRONG THỜI KỲ BẤT ỔN


Mục tiêu
1. Mô tả bốn chức năng QT và loại hoạt động QT tương ứng.
2. Giải thích sự khác biệt hiệu quả và hiệu suất và tầm quan trọng của kết
quả của tổ chức
3. Mô tả các kỹ năng QT và sự thích ứng của các kỹ năng này với nhà
quản trị
4. Mô tả các loại nhà QT theo chiều dọc và ngang
5. Xác định 10 vai trò của nhà QT và đánh giá chúng trong các tổ chức
6. Hiểu được các thách thức cá nhân khi gặp phải của nhà QT
7. Tranh luận về các năng lực cải tiến để trở thành nhà QT trong môi
trường hiện nay
Nội dung của chương
1. Bạn đã sẵn sàng để trở thành nhà quản trị?
2. Tại sao quản trị đổi mới là một vấn đề quan trọng?
3. Định nghĩa về quản trị
4. Các chức năng của quản trị
5. Thực hiện hoạt động của tổ chức
6. Phân loại nhà quản trị
7. Những đặc trưng của nhà quản trị
8. Quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và tổ chức phi lợi nhuận
9. Năng lực quản trị hiện đại
1. Bạn đã chuẩn bị để trở thành một
nhà quản trị?
Chưa. Vì chưa đủ kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm
2. Tại sao quản trị đổi mới lại quan trọng?

• Sự đổi mới là những điều sẽ giữ cho các công ty luôn tăng trưởng, thay đổi
và tồn tại lâu dài
• Đổi mới gắn với sản phẩm, dịch vụ, quy trình SX, con người và giá trị công
ty
• Môi trường toàn cầu đầy bất ổn ( các cuộc khủng hoảng về kinh tế, thảm
họa từ môi trường, dịch bệnh, căng thẳng về chiến tranh thương mại giữa
các nước,..) => Thích nghi
• Con người có thể học tập quản trị một cách sáng tạo(tìm ra lối đi đúng trong
bối cảnh không dự đoán trước thông qua sự linh hoạt và đổi mới)
• Đổi mới kết hợp với quản trị
->Đổi mới trở thành một mệnh lệnh mới(chương 11 sẽ thảo luận chi tiết nội
dung này)
3. Định nghĩa về quản trị
- Các NQT ngày nay phải đối mặt với nhiều khó khăn, phải thực hiện sự thay đổi để tình trạng
của tổ chức từ một tình hình xấu chuyển sang tốt hơn. Để thành công, mỗi tổ chức đều cần
NQT giỏi. Vậy NQT cần phải làm những điều gì?
- Năm hoạt động chủ yếu của nhà QT:
- Thiết lập mục tiêu cho nhóm và quyết định những gì cần thực hiện để đạt chúng.
- Tổ chức: phân chia công việc thành các hoạt động có thể quản lý và bố trí con người để
hoàn thành chúng
- Động viên và truyền thông( tạo ra các đội và ra quyết định về thu nhập, đề bạt và truyền
thông)
- Đo lường: Thiết lập các mục tiêu và tiêu chuẩn, đánh giá thực hiện
- Phát triển con người: công nhận các giá trị của con người và phát triển chúng thành tài sản
- Các hoạt động này được tập hợp qua 4 chức năng: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát
=> Quản trị bao gồm toàn bộ các hoạt động hướng tới việc đạt được các mục tiêu của tổ chức
theo cách có hiệu quả và hiệu suất cao thông qua các hoạt động hoạch định, tổ chức, lãnh
đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức.
4. Các chức năng quản trị
Quy trình quản trị
Hoạch định
Thiết lập mục tiêu
và cách thức đạt
Nguồn lực chúng
Kết quả
 Con  Đạt mục
Người tiêu
Kiểm soát Tổ chức
 Tài chính  Sản phẩm
Giám sát hoạt Phân công trách
 Vật tư  Dịch vụ
động và điều nhiệm để thực
 Công  Hiệu suất
chỉnh đúng hiện công việc
nghệ  Hiệu quả
 Thông tin
Lãnh đạo
Sử dụng ảnh
hưởng để động
viên
5. Thực hiện hoạt động của tổ chức
 Tổ chức: Thực thể xã hội được định hướng theo mục tiêu và được cấu trúc có chủ định
trước ( việc phân chia các công việc và trách nhiệm thực hiện các công việc được phân chia
cho các thành viên của tổ chức).
 Trách nhiệm của nhà quản trị: phối hợp các nguồn lực theo cách có hiệu quả và hiệu suất để
hoàn thành các mục tiêu của tổ chức:
+ Hiệu quả tổ chức: Thể hiện mức độ đạt được của mục tiêu. Bao hàm cung cấp sản phẩm hoặc
dịch vụ mà khách hàng đánh giá cho rằng là có giá trị
+ Hiệu suất tổ chức: thể hiện mức độ nguồn lực đã sử dụng để đạt được mục tiêu của tổ chức
=> Ví dụ SX với chi phí thấp (hiệu suất) nhưng SP phải được khách hàng chấp nhận (hiệu quả)
5. Thực hiện các hoạt động của tổ chức
Không hiệu suất nhưng hiệu quả Hiệu quả và hiệu suất
Cao  Đạt các mục tiêu  Đạt các mục tiêu
 Nguồn lực lãng phí  Nguồn lực không lãng phí
 Năng suất cao

Đạt
mục Không hiệu quả và không hiệu Hiệu suất nhưng không
tiêu suất hiệu quả
 Không đạt các mục tiêu  Không đạt các mục tiêu
Thấp  Nguồn lực lãng phí  Nguồn lực không lãng phí

Kém Tốt
Tận dụng nguồn lực

Các khía cạnh của việc thực hiện các hoạt động của tổ chức
6. Các kỹ năng quản trị
• Nhà quản trị trong công ty là ai?
• Nhà quản trị cần có những kỹ năng gì?
6. Các kỹ năng quản trị
Nhận thức Thể hiện khả năng hiểu biết để xem xét tổ chức, thể
hiện năng lực tư duy ở tầm chiến lược và nhận dạng,
đánh giá, giải quyết các vấn đề phức tạp

Quan hệ con người Thể hiện khả năng của nhà quản trị khi tiến hành công việc
cùng với và thông qua người khác để thực hiện công việc
một cách có hiệu quả.

Chuyên môn Thể hiện sự thông hiểu và thành thạo trong việc thực hiện
công việc
Các kỹ năng quản trị
Các cấp quản trị Kỹ năng nhận thức Quan hệ con người Kỹ năng kỹ thuật

+ Cấp cao

+ Cấp trung

+ Cấp cơ sở

 Mức độ của các kỹ năng có thể khác nhau nhưng tất cả những nhà
quản trị phải có các kỹ năng quản trị
 Việc áp dụng các kỹ năng quản trị thay đổi theo các cấp của nhà quản
trị
6. Phân loại nhà quản trị theo chiều dọc (trong hệ thống cấp bậc quyền lực)

Doanh nghiệp Tổ chức phi lợi nhuận


Hội đồng quản trị Ban Quản Trị

Tổng giám đốc Tổng giám đốc Chịu trác nhiệm về hoạt động của toàn
Chủ tịch Nhà Chủ tịch bộ tổ chức, tập trung chủ yếu vào việc
Phó chủ tịch quản trị Phó chủ tịch giám sát môi trường bên ngoài và xác
cấp cao định các chiến lược tốt nhất
Giám đốc bộ phận Nhà quản trị Giám đốc bộ phận Chịu trách nhiệm cho những đơn vị
Giám đốc khu vực cấp trung Giám đốc khu vực
Giám đốc nhà máy Giám đốc nhà máy
kinh doanh và các bộ phận chủ yếu
Trưởng phòng Trưởng phòng Chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt
Quản đốc Nhà quản trị cấp thấp Quản đốc động sản xuất sản xuất hàng hóa và
Đội trưởng Đội trưởng dịch vụ.
Nhân viên thừa hành
6. Phân loại nhà quản trị theo chiều dọc
Nhà quản trị cấp cao Chịu trác nhiệm về hoạt động của toàn bộ
tổ chức, tập trung chủ yếu vào việc giám
sát môi trường bên ngoài và xác định các
chiến lược tốt nhất

Nhà quản trị cấp trung Chịu trách nhiệm cho những đơn vị kinh
doanh và các bộ phận chủ yếu

Nhà quản trị cấp cơ sở: Chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động sản
xuất sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
Phân loại nhà quản trị theo chiều ngang (theo các
năng lực chuyên môn khác nhau)
• Nhà quản trị chức năng (functional managers): Chịu trách nhiệm về các bộ
phận chuyên thực hiện một chức năng đơn lẻ ( tài chính, bán hàng, quảng cáo,
sản xuất, kế toán)
• Nhà quản trị theo tuyến: (line managers) chịu trách nhiệm về các công việc
đóng góp trực tiếp cho việc tạo ra kết quả đầu ra của tổ chức( như chịu trách
nhiệm cho bộ phận sx và mar để thực hiện hoạt động sx hay bán hàng)
• Nhà quản trị tham mưu (staff managers) là người lãnh đạo các đơn vị chuyên
môn, họ sử dụng năng lực chuyên môn để tư vấn và hỗ trợ những người lao
động theo tuyến nỗ lực thực hiện công việc
• Nhà quản trị điều hành (general managers): Chịu trách nhiệm về hoạt động
của nhiều bộ phận thực hiện các chức năng khác nhau
7. Những đặc trưng của nhà quản trị

Sự khác biệt giữa một nhà hoạt động cá nhân với


một nhà quản trị

Những đặc trưng cá nhân: Những đặc trưng của nhà quản trị:
- Là chuyên gia: thực hiện - Người khái quát, phối hợp các công việc
đa dạng
các công việc cụ thể
- Làm cho mọi việc được thực hiện bởi
- Làm cho mọi công việc người khác
được thực hiện bởi nỗ lực
- Người xây dựng mạng lưới tương tác xã
bản thân
hội(xây dựng các đội, hoạt động gắn kết
- Người hành động cá nhân với nhau->hiệu quả)
- Làm việc tương đối độc - Hoạt động trong bối cảnh sự phụ thuộc
lập rất cao (xây dựng các đội và hệ thống
mạng, họ trở thành người động viên, nhà
tổ chức trong phạm vi hệ thống con
người và cv phụ thuộc lẫn nhau)
Tiến hành sự nhảy vọt: Những bước khi
trở thành nhà quản trị
• Sự chuyển hóa sâu sắc trong cách suy nghĩ về bản thân
• Chuyển hóa từ một nhà hoạt động cá nhân sang nhà quản trị
• Thực hiện trong toàn bộ tổ chức bằng cách thực hiện công việc thông qua người khác
• Mong đợi có được tự do lớn hơn để làm những gì mà họ nghĩ rằng là tốt nhất cho tổ chức
• Thực hiện xây dựng các đội và hệ thống mạng tương tác
• Trở thành người động viên và nhà tổ chức trong phạm vi hệ thống con người và công
việc
Chuyển đổi sự nhận dạng

Từ nhận Đến sự
dạng cá nhận dạng
nhân nhà quản trị

 Là chuyên gia: thực hiện các  Ngư¤i khái quát hóa, phối hợp
công việc cụ thể các công việc đa dạng
 Làm cho mọi công việc được  Làm cho mọi việc được thực
thực hiện bởi nỗ lực bản thân hiện bởi người khác
 Nhà hành động cá nhân  Người xây dựng mạng lưới
 Làm việc tương đối độc lập  Hoạt động trong bối cảnh sự
phụ thuộc rất cao
Các hoạt động của nhà quản trị

Các hoạt động của nhà QT có các đặc điểm sau:


• Thực hiện nhiệm vụ một cách đa dạng và nhanh gọn
• Thực hiện công việc với tốc độ nhanh và đòi hỏi nhà quản trị phải có nhiều nghị lực
• Nhà quản trị phải quản trị thời gian nhằm đảm bảo thực hiện nhiều việc hơn với một thời
gian ít hơn và có kết quả tốt hơn, được thư giãn và hưởng thụ nhiều hơn trong công việc và
cuộc sống. Với nguyên tắc:
• Thực hiện đúng danh sách các việc phải làm (to-do-list)
• Ghi nhớ nguyên tắc ABC: xác định thứ tự ưu tiên trong công việc
• Thực hiện tóm lược hàng ngày và dự đoán trước
• Chỉ làm một việc tại một thời điểm (tập trung hoàn toàn vào thực hiện một việc nhỏ)
8. Vai trò của nhà quản trị
• Hoạt động đa dạng của nhà quản trị tập hợp lại thành 10 vai trò
• Mỗi vai trò là tập hợp các kỳ vọng về hành vi của nhà quản trị
• Mỗi vai trò sẽ thể hiện các hoạt động thực hiện để hoàn thành được
các chức năng: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát
8. Vai trò của nhà quản trị (Mintzberg)
1. Người giám sát: Tìm kiếm và nhận thông tin, thu thập và sàng lọc thông tin trên mạng, trên các
tạp chí định kỳ, từ các báo cáo, ; duy trì mối quan hệ cá nhân

Nhóm vai trò 2. Người phổ biến: Chuyển tiếp thông tin đến các thành viên của các tổ chức khác, chuyển các
thông tin bản ghi nhớ và các báo cáo, tiến hành các cuộc trao đổi bằng điện thoại.

3. Người phát ngôn: Truyền thông tin cho các đối tác bên ngoài thông qua các bài phát biểu, các
báo cáo

4. Người đại diện có tính biểu tượng: Thực hiện các nhiệm vụ mang tính nghi lễ và biểu tượng như
tiếp khách, ký tên vào các văn bản mang tính pháp lý của tổ chức
Nhóm vai trò
tương tác cá 5. Người lãnh đạo: Chỉ đạo và động viên nhân viên, đào tạo, tư vấn, và truyền đạt cho cấp dưới.

nhân
6. Người liên kết: Duy trì các liên kết thông tin bên trong và bên ngoài tổ chức thông qua thư điện
tử, điện thoại, và các cuộc họp.
7. Người khởi xướng kinh doanh: Khởi xướng các dự án cải tiến, nhận dạng các ý tưởng mới, ủy
quyền trách nhiệm thực hiện các ý tưởng cho người khác.

8. Người xử lý vướng mắc: Tiến hành các hành động điều chỉnh trong suốt thời gian xảy ra xung
đột hoặc khủng hoảng, giải quyết các bất đồng giữa các nhân viên.
Nhóm vai trò
quyết định 9. Người phân bổ nguồn lực: Quyết định ai hay bộ phận nào s4 nhận các nguồn lực, lên lịch tiến
độ phân bổ nguồn lực, hoạch định ngân sách, thiết lập các thứ tự ưu tiên.

10. Người thương thuyết: Đại diện cho quyền lợi của đội hay bộ phận, đại diện cho bộ phận trong
Vai trò của nhà quản trị
• Việc nhấn mạnh từng vai trò trong 10 vai trò của nhà quản trị phụ
thuộc vào:
- Vị trí của nhà quản trị trong hệ thống cấp bậc, kỹ năng nhà
quản trị, loại hình tổ chức, mục tiêu của tổ chức.
- Các yếu tố khác như bối cảnh môi trường thay đổi
• Các nhà quản trị phải luôn xác định nhu cầu của các đối tượng bên
trong và bên ngoài tổ chức để xác định vai trò nào là quan trọng
nhất trong từng thời điểm khác nhau
• NQT cấp cao: vai trò người phát ngôn, đại diện.
• Sự xuất hiện của ĐTCT: Vai trò người giám sát
• Liên quan đến động viên, tinh thần làm việc: vai trò người lãnh đạo
9. Quản trị doanh nghiệp nhỏ và các tổ chức
phi lợi nhuận
• Quản trị doanh nghiệp nhỏ:
- Nhấn mạnh theo cách khác nhau về các vai trò so với nhà quản trị trong các công ty lớn:
• Vai trò người phát ngôn được ưu tiên (thúc đầy cty nhỏ ra bên ngoài công chúng)
• Vai trò người khởi xướng kinh doanh nhằm hỗ trợ sự đổi mới trong cạnh tranh(phát triển các ý tưởng
mới để duy trì lợi thế cạnh tranh)
• Họ xếp ưu tiên thấp cho vai trò xử lý thông tin, lãnh đạo
• Các tổ chức phi lợi nhuận: ( Tổ chức hỗ trợ quân đội, bảo vệ thiên nhiên,.., hoạt động không vì LN mà
nỗ lực tạo ra tác động xã hội)
• Thể hiện sự ứng dụng cơ bản 4 chức năng, kỹ năng QT
• Tuy nhiên thang đo KQKD là tương đối mơ hồ và nhấn mạnh các vai trò của nhà QT cũng thể hiện ở
người phát ngôn “bán” tổ chức mình cho cho các nhà tài trợ và công chúng, người lãnh đạo( xây dựng
đội ngũ và các tình nguyện viên) và người phân bổ các nguồn lực( phân bổ các nguồn lực của chính
phủ và các quỹ tài trợ mà chúng thường được phân chia từ trên xuống)
• Các nhà QT trong tất cả các tổ chức - DN lớn, DN nhỏ, tổ chức phi lợi nhuận – sẽ hợp nhất và điều chỉnh 4
chức năng và 10 vai trò của nhà QT để phát triển tổ chức.
10. Năng lực quản trị hiện đại
• Thay đổi nhanh chóng của môi trường đã dẫn đến sự chuyển hóa cơ bản và đòi
hỏi các NQT có hiệu quả:
Công nghệ
Kỳ vọng của nhân viên và khách hàng
Nhà quản trị trở thành nhà hỗ trợ
Cho nhân viên thực hiện công việc với khả năng cao nhất của họ
Nhà quản trị sử dụng phong cách quản trị trao quyền cho người lao động.
Năng lực quản trị hiện đại
Từ tiếp cận truyền Đến cách tiếp cận hiện
Nguyên tắc quản trị
thống đại

Giám sát công nhân Từ ngư¤i kiểm soát Đến ngư¤i tạo điều kiện

Thực hiện công việc Từ giám sát cá nhân Đến lãnh đạo đội

Từ xung đột và cạnh


Quản trị mối quan hệ Đến trao đổi và hợp tác
tranh

Đến phân quyền và


Lãnh đạo Từ phong cách độc đoán
trao quyền

Đến việc huy động thực


Thiết kế Từ duy trì sự ổn định
hiện sự thay đổi
Thảo luận nhóm
Tìm ví dụ thực tế về thực hiện các hoạt động của tổ chức: hiệu suất
và hiệu quả
• Đạt hiệu quả nhưng không hiệu suất
• Đạt hiệu suất nhưng không hiệu quả
• Đạt hiệu quả và hiệu suất
• Không hiệu quả và không hiệu suất

You might also like