You are on page 1of 58

3.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý


 Ôn tập lại bài cũ (tự ôn/ôn nhóm)

 Chuẩn bị bài (đọc trước giáo trình, trả lời câu


hỏi ôn tập, chuẩn bị bài tập nhóm)

 Nghiêncứu giáo trình và tài liệu liên quan đến


học phần theo từng nội dung
Trang web/ CDs:
• http://www.managementconcepts.com
• http://quantri.com.vn
MỤC TIÊU MÔN HỌC
 Cung cấp kiến thức cơ bản về Quản trị - làm nền
tảng để nghiên cứu các môn quản trị chuyên
ngành
 Có khả năng đưa ra các quyết định Quản Trị
 Trang bị kỹ năng quản trị cơ bản; tham gia thị
trường lao động
QUẢN TRỊ HỌC

Bài 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ HỌC


MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG CHÍNH
1. Mục đích

 Nắm được các định nghĩa về quản trị

 Có kiến thức về quản trị: Nhà quản trị; vai trò và


chức năng của nhà quản trị

 Tính khoa học và nghệ thuật trong quản trị


MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG CHÍNH
2. Nội dung chính
1 Khái niệm quản trị và tổ chức?

2 Ai là nhà quản trị?

3 Nhà quản trị làm những công việc gì?

4 Các kỹ năng quản trị?

56 Học Quản trị để làm gì?


TỔ CHỨC?

A) Thu hoạch B) Xây dựng nhà C) Người bán


hoa

D) Tòa án
DÀN NHẠC GIAO HƯỞNG
Mời các bạn xem và suy nghĩ về một đoạn
clip sau đây
I. QUẢN TRỊ VÀ TỔ CHỨC
1. QUẢN TRỊ
1.1 Khái niệm quản trị
“Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức,
điều khiển và kiểm soát những hoạt động
của các thành viên trong tổ chức và sử dụng
tất cả các nguồn lực khác của tổ chức
nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”

“Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích


thông qua người khác”
1. QUẢN TRỊ
1.1 Khái niệm quản trị
“Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của
con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi
vì mọi nhà quản trị ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở
đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một
môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với
nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các
nhiệm vụ và các mục tiêu đã định”
1. QUẢN TRỊ
1.1 Khái niệm quản trị
Xác định mục tiêu và
quyết định cách tốt nhất Hoạch Định
để đạt được mục tiêu

Kiểm Soát Tổ Chức


Phân bổ và sắp xếp
Kiểm tra việc thực hiện các nguồn lực
so với những mục tiêu đã
đề ra của tổ chức
Lãnh Đạo
Tác động đến người
khác để đảm bảo đạt
được mục tiêu
Phương thức quản trị
1. QUẢN TRỊ
1.1 Khái niệm quản trị
Quản trị là sự tác động có định hướng của chủ
thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được
những kết quả cao nhất so với mục tiêu.
1. QUẢN TRỊ
1.1 Khái niệm quản trị
Chủ thể quản trị là gì?

Chủ thể quản trị có thể là 1 người, 1 bộ máy


quản trị (gồm nhiều người); là tác nhân tạo ra
các tác động quản trị nhằm dẫn dắt đối tượng
quản trị đạt đến mục tiêu.
1. QUẢN TRỊ
1.1 Khái niệm quản trị

Đối tượng quản trị là gì?

Là một tổ chức hay tập thể, một doanh nghiệp


tiếp nhận các tác động của Chủ thể quản trị.
1. QUẢN TRỊ
1.2 Yêu cầu của hoạt động quản trị

 Phải có một hoặc tập hợp mục đích thống


nhất cho cả Chủ thể và Đối tượng quản trị;

 Phải có sự trao đổi thông tin từ nhiều phía;

 Có khả năng thích nghi với môi trường quản trị


I. QUẢN TRỊ VÀ TỔ CHỨC
2.Tổ chức
2.1. Khái niệm tổ chức
 Là thực thể hoạt động có mục tiêu; đạt được
mục tiêu sau một thời gian nhất định
 Có các thành viên; bộ phận cấu thành

 Có cơ cấu tổ chức theo hệ thống, có phân công lao


động, quy định quyền hạn trách nhiệm của từng
đơn vị, bộ phận, cá nhân
2. TỔ CHỨC
2.2. Hiệu suất trong quản trị

Trong đó: H là hiệu suất


K là kết quả đạt được
C là chi phí bỏ ra
2. TỔ CHỨC
2.2. Hiệu quả và Hiệu suất Quản trị
Hiệu suất Hiệu quả
(phương tiện) (kết quả cuối cùng)

Sử dụng Đạt được


nguồn lực mục tiêu
(mức độ lãng phí (kết quả cao
thấp nhất) Quản trị nỗ lực nhất)
để đạt được:
- Lãng phí nguồn
lực thấp nhất
(hiệu suất cao)
- Đạt được mục
tiêu cao nhất
(hiệu quả cao)
2. TỔ CHỨC
2.2. Hiệu quả và Hiệu suất quản trị

VS
II. CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ
1. Khái niệm chức năng quản trị

Là những nhóm công việc chung, tổng quát


mà nhà quản trị ở cấp bậc nào cũng thực hiện,
gồm:
Chức năng Hoạch định
Chức năng Tổ chức
Chức năng Điều khiển
Chức năng Kiểm soát
II. CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ
2. Các chức năng quản trị
2.1. Hoạch định (Planning)
 Xác định mục tiêu hoạt động của tổ chức

 Xây dựng chiến lược tổng thể để đạt mục tiêu

 Thiết lập hệ thống các kế hoạch để thực hiện

 Đưa ra các biện pháp thực hiện kế hoạch nhằm đạt mục tiêu
2. CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ
2.2. Tổ chức (Organizing)

Thiết kế cơ cấu tổ chức

Xác định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận

Quyền hạn, quyền lợi và trách nhiệm


của từng cấp quản trị
2. CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ
2.3. Điều khiển (Leading)
Biết động cơ, hành vi của những người dưới
quyền, biết cách động viên, điều khiển, lãnh
đạo người khác
Giải quyết các xung đột giữa các thành viên
trong tổ chức
 Đưa ra ý tưởng
 Củng cố niềm tin
 Hỏi:” Cái gì?”,
“ Tại sao?”
2. CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ
2.4. Kiểm soát (Controlling)
Theo dõi hoạt động của tổ chức,

đảm bảo kế hoạch dự kiến

Thu thập thông tin về kết quả

thực hiện so với thực tế

Điều chỉnh (nếu có)

=> Đạt mục tiêu đề ra


III. NHÀ QUẢN TRỊ

Cấp bậc quản trị và nhiệm vụ từng cấp?

Ai là nhà quản trị?

Nhà quản trị thực hiện những vai trò gì?


III. NHÀ QUẢN TRỊ
1. Ai là nhà quản trị?

Các nhà quản trị làm việc trong các tổ chức,

nhưng không phải ai trong tổ chức đều là nhà quản trị.

Các thành viên trong mọi tổ chức có thể chia

làm hai loại: Nhà quản trị và Người thừa hành.


1. AI LÀ NHÀ QUẢN TRỊ?

Nhà quản trị là người chỉ huy, có một chức danh


nhất định trong hệ thống quản trị, có trách nhiệm
trong hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm
soát hoạt động của những người dưới quyền.

Người thừa hành (Non-managerial employees):


Là những người trực tiếp thực hiện công việc do nhà
quản trị phân công để thực hiện mục tiêu chung của
tổ chức
III. NHÀ QUẢN TRỊ
2. Các cấp bậc nhà quản trị

- Quản trị cấp cao


- Quản trị viên cấp trung

- Quản trị viên cấp cơ sở


2. Các cấp bậc nhà quản trị

Nhà QT
Cấp chiến lược
cấp cao

Nhà QT cấp Cấp kỹ thuật


trung gian

Nhà QT cấp cơ sở Cấp tác nghiệp

Nhân viên

Hình 1.1: Nhà quản trị và các cấp quản trị


2. CÁC CẤP BẬC NHÀ QUẢN TRỊ
Quản trị viên cấp cao (Top managers):

 Phát triển và xem xét các kế hoạch và chiến lược dài hạn
 Điều phối hoạt động và đảm bảo sự hợp tác giữa các bộ phận
 Đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của các bộ phận
 Tham gia quá trình tuyển chọn nhân sự chủ chốt của công ty
 Thảo luận và bàn bạc với các quản trị viên cấp dưới về các
vấn đề chung.
2. CÁC CẤP BẬC NHÀ QUẢN TRỊ
Quản trị viên cấp trung (Middle managers):
 Lập kế hoạch trung hạn và chuẩn bị cho kế hoạch dài hạn
để các quản trị viên cấp cao xem xét.
 Điều phối hoạt động của bộ phận mình phụ trách:
• Thiết lập chính sách bộ phận.
• Xem xét các báo cáo hàng ngày, hàng tuần về tình hình
sản xuất và kinh doanh.
• Bàn bạc với các nhà quản trị cấp dưới vấn đề sản xuất,
nhân sự, bán hàng,....
• Tham gia vào quá trình tuyển dụng và lựa chọn nhân sự.
2. CÁC CẤP BẬC NHÀ QUẢN TRỊ
Quản trị viên cấp cơ sở (First-line managers):

 Lập kế hoạch chi tiết và kế hoạch ngắn hạn

 Phân công nhiệm vụ cụ thể

 Quan sát hoạt động của cấp dưới

 Giám sát các công việc hàng ngày

 Đánh giá thành tích cấp dưới

 Duy trì mối quan hệ mật thiết với nhân viên thừa hành.
2. CÁC CẤP BẬC NHÀ QUẢN TRỊ

Tỷ lệ % thời gian dành cho từng chức năng quản trị theo cấp bậc

15% 18% 28%

24% 33%
36%

51% 36%
22%

10% 13% 14%


III. NHÀ QUẢN TRỊ
3. Vai trò của nhà quản trị
Quan hệ với con người

Đại diện Tiếp khách, ký văn bản, luật lệ …

Lãnh đạo Phối hợp & kiểm tra cấp dưới …

Kết nối Liên lạc Kết nối, quan hệ trong & ngoài tổ chức …
3. VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ
Thông tin

Thu thập thông tin Qua các báo, tạp chí, báo cáo …, những
thông tin nội bộ & bên ngoài tổ chức có
thể ảnh hưởng đến tổ chức

Truyền đạt; Chuyển tải các thông tin trong nội bộ tổ chức
Thông tin nội bộ thông qua các cuộc họp, điện thoại, email…

Truyền thông ra Cung cấp thông tin ra bên ngoài tổ chức thông
bên ngoài qua các phương tiện thông tin…
3. VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ
Quyết định

Doanh nhân Hành động như một người tiên phong, cải
tiến
các hoạt động của tổ chức, phát triển các
chương trình hành động
Giải quyết các Thực hiện các điều chỉnh cần thiết khi tổ chức
xáo trộn đối mặt với những khó khăn không tiên liệu trước

Phân phối Phân bổ ngân sách, nhân lực, thời gian …


nguồn lực

Đàm phán Thương lượng, đàm phán, ký


kết…
3. VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ
Tổ chức thực hiện từng cấp Quản trị

Quản trị viên cấp cao: Chủ tịch HĐQT, Tổng giám
đốc, Giám đốc …
Xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động và phát
triển tổ chức
Quản trị viên cấp trung: Trưởng phòng, Quản đốc,
Cửa hàng trưởng …
Đưa ra các quyết định chiến thuật để thực hiện
kế hoạch và chính sách của tổ chức
Quản trị viên cấp cơ cở: Tổ trưởng, Nhóm trưởng,
Trưởng ca…
Hướng dẫn, đốc thúc, điều khiển nhân viên
trong công việc hàng ngày
III. NHÀ QUẢN TRỊ
4. Kỹ năng nhà quản trị

Cấp cao

Cấp trung

Cấp cơ sở

Kỹ năng Kỹ Năng Kỹ Năng


Tư duy Nhân Sự Chuyên Môn
4. KỸ NĂNG NHÀ QUẢN TRỊ

KỸ NĂNG YÊU CẦU


- Khả năng khái quát hóa mối quan hệ
Tư duy giữa các sự vật hiện tượng qua đó giúp cho
(Nhận thức) việc nhận dạng vân đề và đưa ra giải pháp;
- Tầm chiến lược, tư duy có hệ thống.

Kỹ thuật - Nắm bắt và thực hành được công


(Chuyên môn) việc chuyên môn liên quan đến phạm
vi mình phụ trách.
4. KỸ NĂNG NHÀ QUẢN TRỊ

KỸ NĂNG YÊU CẦU


- Hiểu biết về nhu cầu, động cơ, thái độ
hành vi của con người;
Quan hệ
- Biết tạo động lực làm việc cho nhân
(Nhân sự)
viên;
- Khả năng thiết lập mối quan hệ hợp tác
có hiệu quả, có nghệ thuật giao tiếp tốt;
- Quan tâm và chia sẻ đến người khác.
III. NHÀ QUẢN TRỊ
5. Quản trị là nghệ thuật
5. QUẢN TRỊ LÀ NGHỆ THUẬT

 Nghệ thuật sử dụng con người


 Nghệ thuật giáo dục
 Nghệ thuật bán hàng
 Nghệ thuật quảng cáo
 Nghệ thuật ra quyết định
 Nghệ thuật giao tiếp, đàm phán
 …
5. QUẢN TRỊ LÀ NGHỆ THUẬT
5.1. Nghệ thuật sử dụng người
5.1. NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG NGƯỜI

Trước hết phải hiểu đặc điểm tâm lý, năng lực thực tế của

con người, từ đó sử dụng họ vào việc gì, lĩnh vực gì, ở cấp bậc

nào là phù hợp nhất; có như vậy mới phát huy hết khả năng

và sự cống hiến cao nhất của mỗi cá nhân cho tổ chức


5. QUẢN TRỊ LÀ NGHỆ THUẬT
5.2. Nghệ thuật giáo dục con người
Giáo dục một con người có thể thông qua nhiều hình thức:

Khen – chê, thuyết phục, tự phê bình và phê bình, khen

thưởng và kỷ luật đều đòi hỏi ở tính nghệ thuật rất cao.

Áp dụng hình thức, biện pháp giáo dục không phù hợp; không

giúp cho người ta tiến bộ hơn mà còn làm phản tác dụng,

tăng thêm tính tiêu cực trong tư tưởng và hành động


5. QUẢN TRỊ LÀ NGHỆ THUẬT
5.3. Nghệ thuật bán hàng

“Nghệ thuật bán hàng tức là nghệ thuật làm cho người
mua tin chắc rằng họ có lợi khi họ mua” SHELDON.
(Trích Lời vàng cho các nhà doanh nghiệp – Nhà xuất
bản trẻ năm 1994)
5. QUẢN TRỊ LÀ NGHỆ THUẬT
5.4. Nghệ thuật quảng cáo

“Nghệ thuật vĩ đại nhất của nghề quảng cáo là ấn sâu


vào đầu óc người ta một ý tưởng nào đó nhưng bằng
cách thức mà người ta không nhận thấy được điều đó
– Khuyết danh”
5. QUẢN TRỊ LÀ NGHỆ THUẬT
5.5. Nghệ thuật ra quyết định

 Quyết định quản trị là một thông điệp biểu hiện ý chí

của nhà quản trị buộc đối tượng phải thi hành được diễn đạt
nhiều hình thức như: Văn bản chữ viết, lời nói, …

 Quyết định quản trị không những mang tính mệnh lệnh,

cưỡng chế bằng văn bản chữ viết mà còn đòi hỏi ở tính sáng
tạo, thích nghi và tính thuyết phục
5. QUẢN TRỊ LÀ NGHỆ THUẬT
5.6. Nghệ thuật giao tiếp, đàm phán

Đòi hỏi tính nghệ thuật rất cao. Trong thực tế không
phải người nào cũng có khả năng này, cùng một việc
như nhau đối với người này đàm phán thành công,
người khác thì khó khăn và thất bại
Năm (05) chú khỉ và nải chuối
TÓM TẮT
Quản trị là hoạt động cần thiết phải được thực

hiện khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức
nhằm đạt được những mục tiêu chung.

Quản trị là nhằm tạo lập và duy trì một môi trường

nội bộ thuận lợi nhất, trong đó các cá nhân làm việc


theo nhóm có thể đạt được hiệu quả cao nhất nhằm
hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.
TÓM TẮT
Nhà quản trị có...
3 nhóm vai trò chính:
Quan hệ với con người, Thông tin, Quyết định

3 kỹ năng cơ bản:
Kỹ năng tư duy, kỹ năng nhân sự, kỹ năng kĩ thuật

4 chức năng quang trọng:


Hoạch định, Tổ chức, Điều khiển, Kiểm soát
Câu hỏi ôn tập
1. Phân tích khái niệm và đối tượng quản trị

2. Trách nhiệm và kỹ năng của nhà quản trị theo


cấp bậc quản trị

3. Phân tích vai trò của nhà quản trị

4. Nhà quản trị nên chọn khoa học quản trị hay
nghệ thuật quản trị? Tại sao?

You might also like