You are on page 1of 49

BÀI GIẢNG

QUẢN TRỊ HỌC


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ
Tổng quan về quản trị

Quả
n trị
Mục tiêu chương

1) Nhận biết được các đặc điểm tổ chức, các tiêu chí
phân loại tổ chức.
2) Trình bày được khái niệm quản trị, phân biệt được
hiệu quả và hiệu suất quản trị.
3) Phân tích khái quát các chức năng quản trị.
4) Định nghĩa nhà quản trị, phân loại các cấp bậc quản
trị.
5) Xác định các kỹ năng cần thiết của nhà quản trị.
6) Đánh giá được tính khoa học và tính nghệ thuật
của quản trị và vận dụng trong thực tiễn.
Nội dung chương

1) Tổ chức và phân loại tổ chức.

2) Quản trị và hiệu quả quản trị.

3) Các chức năng quản trị.

4) Cấp bậc và kỹ năng nhà quản trị.

5) Một số đặc điểm của quản trị.


1. Tổ chức và phân loại tổ chức
1.1. Khái niệm

Là một sự sắp xếp có hệ thống gồm nhiều người


được nhóm lại với nhau để đạt được mục tiêu cụ thể.

Là tập hợp của nhiều người cùng làm việc vì


những mục đích chung trong hình thái cơ cấu nhất định
1. Tổ chức và phân loại tổ chức
Đặc điểm
Là tập hợp người, từ 2 người trở lên
Có mục tiêu chung.
Phối hợp với nhau hình thành một cơ cấu nhất định.
1. Tổ chức và phân loại tổ chức
Tổ chức là một hệ thống mở

Môi trường cung ứng Tổ chức Môi trường tiêu thụ

Nguồn lực Nguồn Các Sản Sản phẩm


đầu vào lực đầu hoạt phẩm đầu ra
- Nhân lực vào động đầu ra - Sản phẩm
- Vật lực - Dịch vụ
- Tài lực Quá trình chuyển hóa
- Công nghệ
- Thông tin Phản hồi của NTD
Các hoạt động: công việc chuyển hóa các
nguồn lực đầu vào thành đầu ra.
Thực hiện các chức năng quản trị
1. Tổ chức và phân loại tổ chức
1.2. Phân loại tổ chức

1) Tổ chức công và tổ chức tư.

2) Tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức vì


lợi nhuận.

3) Tổ chức chính thức và tổ chức không


chính thức.
1. Tổ chức và phân loại tổ chức

Tổ chức công: là tổ chức thuộc quyền


sở hữu của nhà nước.
Cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, các
trường học và bệnh viện công, các tổ chức chính trị,
xã hội, đoàn thể, ...

Tổ chức tư: là tổ chức thuộc quyền sở


hữu của tư nhân (1 người hoặc 1
nhóm người).
Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty hợp
danh, hợp tác xã, trang trại, hộ kinh doanh cá thể, hộ
nông dân, trường học tư, bệnh viện tư, ...
1. Tổ chức và phân loại tổ chức

Tổ chức vì lợi nhuận: tồn tại chủ yếu vì mục


tiêu lợi nhuận.
Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, …

Tổ chức phi lợi nhuận: tồn tại để cung cấp


các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cộng đồng.
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức tôn giáo, tổ
chức từ thiện, viện bảo tàng, …
1. Tổ chức và phân loại tổ chức

Tổ chức chính thức:


- Phân công rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm
cho mọi thành viên.
- Sơ đồ cơ cấu thể hiện các mối quan hệ.
- Cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo luật pháp.

Tổ chức phi chính thức:


- Những nhóm được hình thành thông qua các mối
quan hệ cá nhân, tồn tại trong tổ chức chính thức do cùng
chung nguyện vọng, sở thích, quan điểm, tư tưởng, …
2. Quản trị và hiệu quả quản trị

QUẢN TRỊ LÀ GÌ?


2. Quản trị và hiệu quả quản trị

Quản trị là một dạng hoạt động đặc biệt


quan trọng của con người gắn liền với các dạng
hoạt động khác nhau của một tập thể người.
2. Quản trị và hiệu quả quản trị

Các quan điểm khác nhau về quản trị như:

Quản trị là việc thiết lập và duy trì một môi trường nơi mà các cá nhân
làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có
kết quả, nhằm đạt được mục tiêu của nhóm (KoonNTZ, O'donnell, &
Weihrich, 1992)

Quản trị là nghệ thuật khiến cho công việc được thực hiện thông qua
người khác (Wren & Bedeian, 2020)

Quản trị là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các
nguồn lực và hoạt động của hệ thống xã hội nhằm đạt được mục đích
của hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong
điều điện môi trường luôn biến động (N. T. N. Huyền et al., 2012)
2. Quản trị và hiệu quả quản trị
2.1. Khái niệm quản trị

Quản trị bao gồm toàn bộ các hoạt động hướng


tới việc đạt được các mục tiêu của tổ chức theo
cách có hiệu quả và hiệu suất cao thông qua
hoạt động hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm
soát các nguồn lực của tổ chức.
Bài tập 15 phút

Phân biệt hiệu quả và hiệu suất?

Cho ví dụ
Viết ra giấy và nộp vào MS Teams
2. Quản trị và hiệu quả quản trị
2.2. Hiệu quả và hiệu suất

Hiệu quả là
Thể hiện mức độ đạt mục tiêu đã tuyên bố của tổ chức.
Việc cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ được khách hàng
đánh giá có giá trị.
Sự đo lường kết quả sử dụng các nguồn lực hiện có của các
nhà quản trị để làm hài lòng khách hàng và đạt được các
mục tiêu của tổ chức.
2. Quản trị và hiệu quả quản trị

Hiệu quả là làm đúng việc cần làm, nó đảm bảo


cho hoạt động quản trị đi đúng hướng.

𝐾 ế 𝑡 𝑞𝑢ả (𝐾 )
𝐻 𝑖 ệ 𝑢𝑞𝑢 ả=
𝑀 ụ 𝑐 𝑡𝑖 ê 𝑢(𝑀)

Hiệu quả đề cập đến “làm đúng việc”, cho


dù chưa phải với cách tốt nhất vẫn hơn là làm
không đúng việc cho dù nó được tiến hành với
cách tốt nhất.
2. Quản trị và hiệu quả quản trị
Ví dụ về hiệu quả

Người thợ may dùng nguyên


liệu (vài, chỉ, nút, …) may thành
bộ đồ theo yêu cầu của chủ,
hoặc của khách hàng.
2. Quản trị và hiệu quả quản trị

Hiệu suất là

Thể hiện mức độ nguồn lực đã


sử dụng để đạt được mục tiêu của tổ
chức.
Xác định dựa trên việc đo
lường bao nhiêu nguyên vật liệu, tiền
bạc, và con người cần sử dụng để tạo
ra một sản lượng đầu ra nhất định.
Xác định như là số lượng
nguồn lực đã sử dụng để sản xuất ra
sản phẩm hay dịch vụ.
2. Quản trị và hiệu quả quản trị
Hiệu suất đề cập đến việc nhận được nhiều đầu ra
nhất từ số lượng đầu vào ít nhất.
𝐾 ế 𝑡 𝑞𝑢 ả( 𝐾 )
𝐻 𝑖 ệ 𝑢 𝑠𝑢ấ 𝑡=
𝐶h𝑖 𝑝h í (𝐶)

Hiệu suất đề cập đến việc “làm đúng cách”.


Trong thực tế, hoạt động quản trị có hiệu suất khi:
- Giảm thiểu chi phí đầu vào, giữ nguyên sản lượng đầu ra
- Giữ nguyên giá trị đầu vào, gia tăng sản lượng đầu ra;
- Giảm thiểu chi phí đầu vào, gia tăng sản lượng đầu ra.
2. Quản trị và hiệu quả quản trị
Ví dụ hiệu suất

4 người thợ may, mỗi người phụ


trách 1 công đoạn may: Đo, Cắt, Ráp,
Hoàn thiện

4 người thợ may, mỗi người tự


hoàn thành bộ quần áo do mình
phụ trách
2. Quản trị và hiệu quả quản trị

Hiệu suất (cách thức) Hiệu quả (mục tiêu)

Sử dụng tài Đạt được


nguyên mục tiêu
Tránh lãnh phí Đạt mục tiêu cao

Nguồn lực lãng phí thấp (hiệu suất cao)


Đạt các mục tiêu cao (hiệu quả cao)
Các chức năng quản trị

QUẢN TRỊ CÓ MẤY CHỨC NĂNG?

CHỨC NĂNG NÀO LÀ QUAN


TRỌNG NHẤT?
3. Các chức năng quản trị

1
Hoạch
định
Kiểm Tổ
4 2
soát chức
Lãnh
đạo
3

Các nhà quản trị đều có trách nhiệm thực


hiện 4 chức năng này.
3. Các chức năng quản trị
3.1. Chức năng hoạch định (lập kế hoạch)
- Quyết định tổ chức sẽ theo đuổi mục tiêu nào.
- Quyết định áp dụng chiến lược gì.
- Quyết định phân bổ các nguồn lực của tổ chức.

Xác định cách thức đạt


Xác định mục tiêu
mục tiêu
Xác định các công việc
cần thực hiện
Xác định mục tiêu,
kết quả dự kiến Xác định nguồn lực thực
hiện
3. Các chức năng quản trị
3.2. Chức năng tổ chức
- Xây dựng cơ cấu.
- Sắp xếp công việc.
- Phân bổ nguồn lực phù hợp.

Xác lập sơ Tổ chức Tổ chức


đồ tổ chức công việc nhân sự
3. Các chức năng quản trị
3.3. Chức năng lãnh đạo
- Là quá trình dẫn hướng các hoạt động và kết
quả làm việc của nhân viên để góp phần đạt được mục
tiêu chung.
- Là quá trình tạo cảm hứng cho nhân viên, tác
động vào hành vi để họ làm việc tích cực và tự nguyện.

Tác động vào hoạt Một tập thể


động và kết quả làm Thiết lập tầm nhìn
Chỉ đạo, hướng dẫn làm việc
việc
Động viên, khuyến khích tận tụy, trung
Tạo cảm hứng làm việc thành
3. Các chức năng quản trị
3.4. Chức năng kiểm soát
Là việc giám sát hoạt động của nhân viên, xác
định tổ chức có đi đúng hướng trong quá trình thực
hiện mục tiêu hay không, và tiến hành các điều chỉnh
khi cần thiết.

Đo lường, so sánh,
đánh giá Quá trình Kết quả
thực hiện mong muốn
Điều chỉnh
3. Các chức năng quản trị

Hoạch
định
Nguồn lực Kết quả
- Con người. - Mục tiêu.
- Tài chính. Kiểm Tổ - Sản phẩm.
- Vật lực. soát chức - Dịch vụ.
- Công nghệ. - Hiệu quả.
- Thông tin. - Hiệu suất.
Lãnh
đạo
Bài tập

Thời gian làm bài: 30 phút Nộp file word


TRÌNH BÀY NGẮN GỌN CÁC VẤN ĐỀ SAU ĐÂY
1. Có mấy cấp bậc quản trị trong tổ chức, nhiệm vụ của
từng cấp bậc?

2. Nhà quản trị cần có những kỹ năng nào, ở mỗi cấp


bậc thì kỹ năng nào là quan trọng nhất, giải thích?

3. Nhà quản trị có những vai trò gì trong tổ chức? Liệt


kê những nhóm vai trò và vai trò của nhà quản trị.
4. Cấp bậc, kỹ năng nhà quản
trị
Nhà quản trị là những ai?
- Tổng giám đốc, giám đốc, hiệu trưởng.
- Trưởng phòng, trưởng bộ phận.
- Tổ trưởng, trưởng nhóm, trưởng ca.

Đặc điểm nhà quản trị:


- Nắm giữ vị trí đặc biệt.
- Có quyền hạn và trách nhiệm giám sát và điều
khiển công việc của người khác.
- Nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.
4. Cấp bậc, kỹ năng nhà quản
trị

Nhà
quản trị

Người
thừa hành
4. Cấp bậc, kỹ năng nhà quản
trị
4.1. Cấp bậc quản trị
- Quan sát môi trường bên ngoài, xác định chiến lược.
- Thiết lập mục tiêu của tổ chức. Nhà quản trị cấp cao
- Thiết lập cách thức giao tiếp giữa các phòng ban. Đưa ra các quyết định
- Giám sát các nhà quản trị cấp trung. chiến lược

- Tìm kiếm những phương thức tốt nhất để tổ chức nguồn lực.
Nhà quản trị cấp trung
- Quản lý nhà quản trị cấp cơ sở, chuyển tải những mục tiêu do
nhà quản trị cấp cao đặt ra thành những mục tiêu cụ thể mà
Đưa ra các quyết định
nhà quản trị thấp hơn có thể thực hiện. chiến thuật

- Giám sát hàng ngày đối với nhân viên. Nhà quản trị cấp cơ sở
- Hỗ trợ cho việc thực hiện công việc của nhân viên. Đưa ra các quyết định
- Đảm bảo các kế hoạch của nhà quản trị cấp trung tác nghiệp
đưa ra được thực hiện.
4. Cấp bậc, kỹ năng nhà quản
trị
Mối quan hệ giữa cấp bậc quản trị và
chức năng quản trị
4. Cấp bậc, kỹ năng nhà quản
trị
4.2. Kỹ năng nhà quản trị

Kỹ năng quản trị là năng lực thực hiện một công


việc nhất định; là những khả năng không mang tính bẩm
sinh; là năng lực của con người có thể đưa kiến thức vào
thực tế để đạt kết quả mong muốn với hiệu quả cao.

 Kỹ năng nhận thức (tư duy)

 Kỹ năng quan hệ con người (nhân sự)

 Kỹ năng kỹ thuật (chuyên môn)


4. Cấp bậc, kỹ năng nhà quản
trị
Kỹ năng nhận thức (Kỹ năng tư duy)

- Thể hiện năng lực tư duy tầm nhìn chiến lược, có quan
điểm tổng quát và dài hạn, có khả năng nhận dạng, đánh giá, giải
quyết vấn đề phức tạp.
- Nhận biết mối quan hệ và sự thay đổi giữa các bộ phận.
- Có khả năng bao quát bức tranh toàn cảnh về thực trạng
và xu hướng biến động của môi trường.

Kỹ năng nhận thức đặc biệt quan trọng đối với nhà quản
trị cấp cao vì trách nhiệm của họ chính là hoạch định và
tổ chức.
4. Cấp bậc, kỹ năng nhà quản
trị
Kỹ năng quan hệ con người (kỹ năng nhân sự)

- Thể hiện khả năng của nhà quản trị khi tiến hành công
việc cùng với và thông qua người khác để thực hiện công việc một
cách có hiệu quả.
- Kỹ năng quan hệ con người rất quan trọng đối với những
nhà quản trị ở cấp thấp vì họ phải làm việc trực tiếp với người lao
động trong các hoạt động hàng ngày.

Một số biểu hiện là: kỹ năng truyền thông, hợp tác, lãnh đạo, thúc
đẩy, quản trị xung đột, tạo mạng lưới tương tác giữa các cá nhân,
khả năng khích lệ, lôi kéo người khác thông qua các mối quan hệ
tương tác cá nhân.
4. Cấp bậc, kỹ năng nhà quản
trị
Kỹ năng kỹ thuật (kỹ năng chuyên môn)

- Thể hiện sự thông hiểu và thành thạo trong việc thực


hiện công việc, gắn liền với việc sử dụng các phương pháp, quy
trình và công cụ.
- Phải được đào tạo và trải qua kinh nghiệm thực tế và
được xác định bằng cấp bậc chuyên môn kỹ thuật.

Kỹ năng kỹ thuật đặc biệt quan trọng đối với nhà quản
trị cấp cơ sở.
4. Cấp bậc, kỹ năng nhà quản
trị
Mối quan hệ giữa cấp bậc quản trị và các kỹ năng quản
trị
4. Cấp bậc, kỹ năng nhà quản
trị
4.3. Vai trò nhà quản trị

Thẩm quyền chính thức Liên quan đến mối quan hệ


liên quan đến các quá trình với những người khác bên
ra quyết định trong và bên ngoài tổ chức
Liên kết
Ra quyết
con
định
người

Thông tin

Đảm bảo thông tin thông suốt, đầy đủ để


thực hiện công việc một cách hiệu quả
4. Cấp bậc, kỹ năng nhà quản
trị
Đại diện cho tổ chức thực hiện và
Pháp nhân chính chịu trách nhiệm pháp lý.
(ký kết hợp đồng, văn bản pháp luật,
thực hiện nghi lễ, đón tiếp khách, …)

Khích lệ tinh thần làm việc, đào tạo


Vai trò Người lãnh đạo và huấn luyện nhân viên.
liên kết (Chỉ dẫn, hướng dẫn, ra lệnh, động
con người viên hay tạo điều kiện thuân lợi để
nhân viên thực hiện tốt công việc).

Duy trì và phát huy các mối quan hệ


Người liên lạc bên ngoài, với đối tác.
(phát huy các mối liên hệ nhằm gắn
kết các bên cả trong lẫn bên ngoài tổ
chức)
4. Cấp bậc, kỹ năng nhà quản
trị
Có trách nhiệm và quyền hạn thay
mặt tổ chức cung cấp tin tức ra bên
Phát ngôn ngoài.
(cung cấp thông tin cho cá nhân, tổ
chức có liên quan:)
Phổ biến thông tin cho các bộ phận và
Phổ biến thông tin nhân viên trong tổ chức.
Vai trò (thông tin trong các buổi họp, truyền
thông tải thông tin nguyên bản hoặc có xử
lý)
tin
Tìm kiếm và tiếp nhận thông tin đặc
Thu thập – tiếp biệt để định hình sự hiểu biết rõ ràng
nhận thông tin hơn về tổ chức và môi trường bên
ngoài.
(đọc các báo cáo định kỳ, duy trì các
quan hệ, thiết lập hệ thống thu thập
thông tin để biết môi trường bên trong
và bên ngoài)
4. Cấp bậc, kỹ năng nhà quản
trị
Đưa ra những ý tưởng mới hoặc quyết
Doanh nhân định để phát triển tổ chức.
(khởi xướng dự án mới, chịu trách
nhiệm kết quả kinh doanh, áp dụng
công nghệ mới, chấp nhận rủi ro)

Xử lý các tình huống phát sinh.


Vai trò Người hòa giải (giải quyết mâu thuẫn giữa cá nhân,
quyết giữa các bộ phận, từ khách hàng)

định Phân bổ tài


Nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất,
nguyên vật liệu sản xuất.
nguyên (lập kế hoạch tiến độ, phân bổ ngân
sách và nguồn lực, phân công công việc)
Thương thuyết, đàm phán trong quan
Thương thuyết hệ với các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài tổ chức.
(thương lượng hợp đồng kinh tế với đối
tác, ký kết hợp đồng với nhà cung cấp)
Tóm tắt các vấn đề Nhà quản
trị
CẤP BẬC NHÀ QUẢN TRỊ KỸ NĂNG NHÀ QUẢN TRỊ

- Nhà quản trị cấp cao. - Kỹ năng nhận thức (tư duy).
- Nhà quản trị cấp trung. - Kỹ năng quan hệ con người
- Nhà quản trị cấp cơ sở. (nhân sự).
- Kỹ năng chuyên môn.

VAI TRÒ NHÀ QUẢN TRỊ

- Vai trò liên kết con người (pháp nhân chính,


người lãnh đạo, người liên lạc).
- Vai trò thông tin (phát ngôn, phổ biến thông
tin, thu thập thông tin).
- Vai trò quyết định (doanh nhân, người hòa
giải, phân bổ tài nguyên, thương thuyết).
5. Đặc điểm của quản trị
5.1. Tính phổ biến của quản trị
5. Đặc điểm của quản trị
5.2. Tính khoa học và tính nghệ thuật

- Tổng kết những kinh


nghiệm thành các - Nghệ thuật quản trị
nguyên tắc và lý là sự nhạy bén, sáng
thuyết. Tính Tính tạo, ứng phó kịp thời
với tình huống.
- Phối hợp nhiều môn khoa nghệ
khoa học: thống kê, - Nghệ thuật quản trị
kinh tế học, học thuật thường nói đến nghệ
marketing, tin học, thuật lãnh đạo.
phân tích kinh tế.

You might also like