You are on page 1of 20

Lý Thuyết (26/1) : Trúc Ly, Yến Nhi, Huyền Trân, Đức Long, Thiên (Note: Từ

slide 33)

PPT (29/1): Bảo Nhi, Thanh Tuyền

Thuyết trình (5) : Như Huỳnh, Hồng Ngân, Lan Anh, Trúc Nhi, Chính

Chương 4: Hoạt động PR thực tiễn


4.1. PR với báo chí
Báo chí chính là phương tiện hữu ích để PR và hoạt động quảng cáo phát triển.
Báo chí cũng được coi là nhận được nhiều sự tín nhiệm của công chúng hơn các kênh
truyền thông khác.
4.1.1. Tầm quan trọng của báo chí với PR
4.1.1.1.Báo chí là cầu nối hữu hiệu nhất giúp PR chuyển tải hình ảnh, thông tin
về tổ chức, doanh nghiệp đến với công chúng
Trong việc xây dựng, phát triển thương hiệu, tạo dựng hình ảnh của tổ chức,
doanh nghiệp thì báo chí chính là kênh hữu hiệu nhất, có độ phủ sóng lớn nhất và làm
thỏa mãn nhất nhu cầu thông tin và được thông tin giữa doanh nghiệp, tổ chức với
công chúng của họ.
Các loại hình báo chí phát triển phong phú bao gồm báo viết, báo nói, báo hình,
báo điện tử. Sự phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng của báo chí nước
nhà càng khẳng định vai trò, vị trí số 1 của báo chí trong việc giúp PR chuyển tải hình
ảnh, thông tin về tổ chức, doanh nghiệp đến với công chúng.
Báo chí, truyền thông là các phương tiện truyền thông đại chúng có ưu thế đưa
thông tin len lỏi tới mọi ngõ ngách, xuất hiện 24/24h và đi sâu vào đời sống của tất cả
công chúng - vì vậy nó là đối tượng ưu tiên đặc biệt của bất kỳ một tổ chức, cá nhân
nào trong quá trình truyền tin
Hiệu quả và độ tin cậy về mặt thông tin cũng là một lợi thế đặc biệt của báo
chí. Khi PR chú ý sử dụng các kênh khác để chuyển tải thông tin thì đó là các kênh do
PR, doanh nghiệp tự tạo ra và hoàn toàn theo ý muốn chủ quan của họ. Vì vậy độ
khách quan của thông tin không lớn và người tiếp nhận có xu hướng không tin vào
những gì được “quảng bá”. Nhưng khi phải qua một bên thứ 3, một kênh trung gian là
báo chí, thì độ tin cậy và khách quan của thông tin sẽ được công chúng chấp nhận dễ
dàng, vì công chúng tin tưởng rằng báo chí đã làm công việc “kiểm định” nguồn tin
thay họ.
4.1.1.2. Báo chí “đồng hành” cùng PR trong công tác quản trị, giải quyết khủng
hoảng
Trong việc quản lý chặt chẽ và tích cực quan hệ với báo giới và cơ quan chính
quyền, nhân viên PR giúp doanh nghiệp kịp thời ngăn ngừa, giải quyết các rắc rối
hoặc khủng hoảng tiềm ẩn có thể xảy ra. Ví dụ như một bức thư khiếu nại chất lượng
hay một bài báo thiếu thiện chí về một sản phẩm nào đó có thể sẽ không xuất hiện trên
mặt báo nếu nhân viên PR của doanh nghiệp trên biết sớm thông tin này và tiến hành
đàm phán với các bên có liên quan. Khi làm nhiệm vụ trích lục thông tin, nhân viên
PR sẽ theo dõi báo chí thường xuyên và kịp thời phản ánh những thông tin không có
lợi để doanh nghiệp có những quyết sách hợp lý...
Trong thị trường nóng bỏng và cạnh tranh hiện nay, thật khó có doanh nghiệp,
tổ chức nào có thể tự tin sẽ không bao giờ dính đến khủng hoảng. Bởi 45 bất cứ một
sự cố nào như thực phẩm có độc tố, thuốc gây phản ứng phụ, nước ngọt gây ngộ độc,
tai nạn lao động, công nhân biểu tình, thậm chí có người tự tử bằng thuốc của một
nhãn hiệu nổi tiếng nào đó đều có thể là “ngòi nổ” cho một cuộc khủng hoảng đáng
sợ, một khi báo chí "nhảy vào cuộc” và thông tin bị lan rộng không kiểm soát được.
Khi khủng hoảng xảy ra, những hậu quả sẽ thật khó lường. Công nhân đình
công sẽ khiến hoạt động sản xuất phải dừng lại hoàn toàn cho đến khi giải quyết được
mâu thuẫn, sản phẩm bị lỗi sẽ phải thu hồi lại toàn bộ trên thị trường, đền bù mọi thiệt
hại cho người tiêu dùng... thiệt hại vật chất lên đến hàng tỷ đồng. Nhưng xem ra
những mất mát này chưa thấm tháp gì so với sự mất lòng tin của khách hàng đi kèm
với sự mất uy tín của doanh nghiệp, giảm giá trị của nhãn hiệu và thương hiệu. Rõ
ràng là “mua danh ba vạn”, một doanh nghiệp có thể mất đến cả chục năm để xây
dựng một thương hiệu tốt nhưng chỉ mất vài phút để làm hỏng thương hiệu của mình.
Những giá trị hữu hình của doanh nghiệp mới là những tài sản thực sự to lớn mà
khủng hoảng có thể cướp đi.
Khi "đánh hơi" thấy tin tức, các nhà báo thường xuất hiện rất nhanh và tiếp cận
với đa dạng các đối tượng có liên quan đến sự việc. Trong tình huống đó, việc cố tình
lấp liếm, bưng bít sự việc, hay thông tin không nhất quán, không có người phát ngôn
chính thống đều khiến cho các bên liên quan, ngay cả nhân viên nội bộ hoang mang,
bối rối. Cách giải quyết thiếu chuyên nghiệp như vậy sẽ càng đổ dầu vào lửa. Và nếu
như quá chậm trễ thì sẽ “hết thuốc chữa”. Thực tế, như ở nhiều nước phát triển đã
chứng minh, các tập đoàn đa quốc gia đều hạn chế tối đa việc xảy ra khủng hoảng.
Khi xảy ra tình huống xấu, chỉ có các chuyên gia giàu kinh nghiệm mới có khả năng
giải quyết khủng hoảng theo một chiều hướng tích cực và giảm thiểu những hậu quả
xảy ra, và thậm chí nếu biến khủng hoảng thành cơ hội thì đó mới là kết quả lý tưởng
nhất và thể hiện rõ tính chuyên nghiệp của người làm PR.
4.1.2. Mối quan hệ giữa PR với Báo chí
4.1.2.1. PR - Báo chí hỗ trợ lẫn nhau trong việc đưa thông tin tới công chúng
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, mỗi tòa soạn báo, cơ quan báo
chí đều đang dốc hết nhân lực và các điều kiện cần thiết để tờ báo đáp ứng được nhu
cầu của công chúng về mặt thời sự và chất lượng thông tin. Để bắt kịp với dòng chảy
thông tin, các phóng viên đều phải quan tâm đến tất cả các nguồn tin mà họ có, từ đó
bao quát, phân tích thông tin để chọn lọc những gì “đắt” nhất, cần thiết nhất cho công
chúng. Khi sử dụng nguồn tin từ PR, báo chí vừa hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp
chuyển tải thông tin quan trọng đến công chúng, cũng vừa là hỗ trợ cho công việc của
chính họ. Cũng thế, những người làm PR luôn nỗ lực để thông tin về tổ chức, doanh
nghiệp mình xuất hiện trên báo chí nhiều nhất với hiệu quả cao nhất. Trong công việc
của mình, nhiều PR và nhà báo đều hiểu rằng, mình đang hỗ trợ “đối phương” và cũng
được “đối phương” hỗ trợ lại.
Sự hợp tác, hỗ trợ giữa PR và báo chí giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt
động thuận lợi hơn do tiếp cận được với công chúng đối tượng nhiều hơn. Sự hợp tác
đó cũng giúp lượng thông tin trên báo chí cập nhật, phong phú, bám sát thực tiễn đời
sống xã hội hơn. Với dòng chảy thông tin “ngồn ngộn” như hiện nay, tất nhiên không
chỉ PR, các tổ chức, doanh nghiệp 64 hay báo chí có lợi mà người hưởng lợi nhiều
nhất chính là công chúng, khách hàng, bởi nhu cầu về thông tin của họ đã được phục
vụ trên cả mức đầy đủ.
4.1.2.2. PR - Báo chí quan hệ trên nguyên tắc hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau
Về sự trung thực, có thể nói đây là yêu cầu quan trọng nhất trong quan hệ giữa
PR và báo chí, vì chỉ có trung thực mới tạo dựng được sự tin tưởng ở nhau. Người làm
PR phải tin tưởng vào báo chí, điều đó cũng đồng nghĩa với việc báo chí phải tin
tưởng hoàn toàn vào PR, và để làm được điều đó thì đòi hỏi PR sự trung thực, không
được nói dối. Khi thông tin do PR gửi được báo chí sử dụng từ 70 - 100% mà không
cần kiểm chứng lại (tất nhiên trừ trường hợp nhà báo làm việc cẩu thả), đó là lúc PR
đã chiếm được sự tin tưởng tuyệt đối của báo chí. Không khó khi nhận thấy trên nhiều
tờ báo bây giờ, TCBC (về cùng một nội dung, sự kiện) đã được các phóng viên đăng
lại gần y nguyên như bản gốc, các báo chỉ khác nhau ở một vài chi tiết nhỏ như “giật”
lại tít hoặc hay đổi trật tự, bổ sung thêm thông tin.
Về sự hiểu nhau, giới PR đã cho thấy mình là người am hiểu công việc, yêu cầu
cũng như tâm lý của báo chí. Điều đó thể hiện qua việc các PR chọn lọc những thông
tin thời sự, hấp dẫn nhất để cung cấp cho báo chí đúng lúc bởi họ biết nguyên tắc quan
trọng nhất của báo chí là tính thời sự. Khối lượng thông tin tràn ngập trên mặt báo về
các hoạt động diễn ra từng ngày, từng giờ của các tổ chức, doanh nghiệp chính là
minh chứng rõ ràng nhất.
Khi có thông tin tiêu cực, bất lợi cho tổ chức, doanh nghiệp, các PR đã không
còn tìm đủ mọi cách tạo áp lực để đề nghị báo chỉ bỏ qua, gỡ bài, dừng đăng thông tin
hay đôi co, tranh chấp với báo chí. Họ đã biết tìm đến những giải pháp tích cực, thiện
cảm hơn như: nói sự thật, không che đậy thông tin, cung cấp thêm thông tin và tạo
điều kiện để báo chí có điều kiện tìm hiểu, điều tra, tác nghiệp, sẵn sàng xin lỗi và
nhận trách nhiệm trước công chúng. Ví dụ về những vụ khủng hoảng truyền thông đã
xảy ra với nhiều doanh 66 nghiệp và cách thức xử lý khủng hoảng của PR đã chứng
minh được sự thay đổi tích cực của PR trong việc hiểu và bắt tay với báo chí.
Ngược lại, với báo chí, khi nhận được sự hợp tác chuyên nghiệp từ phía PR và
được hỗ trợ tích cực trong công việc, tự bản thân họ cũng thấy cần phải chủ động bồi
đắp, nuôi dưỡng cho mối quan hệ này bằng cách hiểu và tôn trọng PR. Trong giới báo
chí, không ít những nhóm nhà báo kết nạp thêm các hội viên là PR. Những hội viên
“phát sinh” này được mời đến tham dự thường xuyên trong những buổi hội họp,
chương trình của nhóm để họ có điều kiện tiếp xúc với báo chí, hiểu hơn về nghề báo
và những yêu cầu chính đáng của nhà báo với PR.
=> Quan hệ trên nguyên tắc bình đẳng, đôi bên cùng có lợi, hiểu biết công việc
của nhau và tôn trọng nhau là chìa khóa dẫn đến thành công trong mối quan hệ PR -
Báo chí nói riêng cũng như mọi mối quan hệ trong xã hội nói chung. Về cơ bản, hoạt
động PR trong nước đã thể hiện được điều đó, tuy nhiên mọi thứ đều có tính 2 mặt, và
chúng ta phải thừa nhận một thực tế là mặt trái, mặt tiêu cực trong mối quan hệ PR -
Báo chí đã xuất hiện ngay từ những ngày đầu tiên, và dường như chưa có dấu hiệu
dừng lại.
+ PR mua chuộc Báo chí
+ Báo chí và PR quan hệ vì lợi ích riêng
+ PR tạo chiến dịch lừa dối dư luận thông qua báo chí
+ PR - báo chí tạo thành liên minh trong cuộc cạnh tranh kinh doanh
không lành mạnh.
4.1.3. Xây dựng mối quan hệ giữa PR với Báo chí
Hiểu rõ được vai trò quan trọng của báo chí với hoạt động PR, các chuyên viên
PR trong các tổ chức, doanh nghiệp đã chú trọng xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với
mạng lưới các cơ quan báo chí trên toàn quốc. Bằng việc tổ chức các sự kiện như họp
báo và thường xuyên gửi TCBC tới các báo giới, PR của các tổ chức, doanh nghiệp đã
thu hút được sự quan tâm của báo chí và đó là cách nhanh nhất để thông tin được
quảng bá tới công chúng. Nhận định “truyền thông là trung tâm của hoạt động PR”
cũng nói lên rằng: Báo chí là một công cụ có sức tác động và thuyết phục ghê gớm.
Nếu báo chí được coi là “quyền lực thứ tư” đối với xã hội thì cũng có thể phong cho
báo chí có quyền lực thứ nhất, quyền lực lớn nhất đối với hoạt động PR.
❖ Giao thiệp
Quan hệ tốt ⇔ truyền tải được thông tin tốt & đẹp
- Lập ra một danh sách các nhà báo và phóng viên “có lĩnh vực liên quan đến
DN của bạn”
- Lên phương án tiếp xúc/làm quen:
+ Gọi điện, gửi thư,...tự giới thiệu
+ Mời gặp mặt thân mật - làm quen - tìm hiểu
+ Mời ghé thăm DN,...
- Tập trung vào những phóng viên chủ chốt/tờ báo có tiếng nói quan trọng nhất
đối với mục tiêu truyền thông của DN.
- Duy trì và mở rộng quan hệ trong từng giai đoạn.
❖ Kết bạn
- Lên kế hoạch gặp mặt trực tiếp ít nhất một lần/năm
- Nhớ những “thời điểm đặc biệt” của báo giới
- Không sử dụng “thông điệp thương mại/quảng cáo”
- “Giáo dục” các phóng viên, biên tập viên mục tiêu
- Theo đuổi/nhắc nhở/chờ đợi => để được đưa tin
- Vạch ra những mục tiêu cụ thể và thực tế
- Dung hòa quan hệ bạn bè - công việc
❖ Thu hút sự chú ý - 9 nguyên tắc
- Chân thành => Xây dựng những mối quan hệ bền vững
- Sự phù hợp lợi ích => Tìm hiểu kỹ quy trình làm việc, cung cấp & chia sẻ
thông tin có ý nghĩa
- Đạo đức => Hãy rõ ràng và trung thực khi đưa tin
- An toàn => Đừng quên ghi âm khi trao đổi thông tin
- Thư giãn/giảm áp => sáng tạo và chính xác khi viết
- Nhất quán => Luôn nắm vững ý nghĩa thông điệp
- Chi tiết => Chuẩn bị kỹ càng - dự đoán những câu hỏi khó - trả lời một cách
ngắn gọn và tích cực
- Nhẫn nại => luôn biểu đạt sự tích cực và nhiệt tình
- Kiên trì “nhắc đi, nhắc lại” thông điệp chính của bạn
❖ Các công cụ thông đạt
- Họp báo (Press Conferences), Tọa đàm
- Phát hành tin tức (News Releases); Thời sự (Actualities)
- Phát hành video tin tức (Video News Releases)
- Các tài liệu truyền thông (Media Kits)
- Thư mời tham gia các sự kiện (Pitch letters)
- Mời tham quan cơ sở vật chất,... (Inbound Media Tour)
- Bình luận/Biên tập của khách (Guest commentaries/Editorials) => các bài viết
nhận xét/khen ngợi của bên thứ 3
- Tin tức hội thảo (News Conferences), tọa đàm,...
- Tuyên bố dịch vụ công (Public service announcement): hoạt động, sự kiện, tài
trợ,...thường niên mang tính cộng đồng
- Tham gia “tư vấn truyền thông” (Media Advisories)
4.2 PR nội bộ.
4.3 PR với giới đầu tư.
- Đối tượng: Nhà phân tích tài chính, cá nhân/đơn vị đầu tư, cổ đông/cổ đông
tiềm năng
- Hoạt động PR chính: Khả năng giao tiếp, kiến thức tài chính & kiến thức về
pháp luật.
- Công cụ PR hiệu quả đối với nhà đầu tư/cổ đông:

Credential: Hồ sơ năng lực công ty, dùng để giới thiệu và kêu gọi sự hợp tác
hoặc huy động vốn từ nhà đầu tư (Bộ phận làm Credential phải thể hiện được
năng lực tài chính, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của công ty, thành quả
mà công ty có được)
Investing Presentation: Là chuỗi các cuộc họp giữa BGĐ và cổ đông tiềm
năng để vận động họ góp vốn.
Profit & Loss Report: Là báo cáo về tình trạng lãi lỗ của doanh nghiệp theo
tháng/Quý với những lý giải về những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp cho
tháng/Quý tiếp theo.
Q&A Meeting: Là buổi họp chất vấn các nhà đầu tư, cổ đông đối với hiệu quả
sử dụng vốn của ban điều hành. (Q&A meeting là cơ hội rất tốt cho ban điều
hành có thể giải đáp các thắc mắc cả chủ sở hữu, cũng như vận dụng sự ủng hộ
của họ. Q&A meeting nêm được tổ chức định kỳ sau khi nhà đầu tư nhận được
Profit & Loss report của Ban điều hành)
Shareholder Conference: Đại hội cổ đông là cuộc gặp thường niên của cổ
đông và nhà đầu tư.
- Các ví du:
Trên đây là Báo cáo thường niên của hãng hàng không Qantas (Úc). Thoạt đầu
bạn sẽ nghĩ báo cáo này chỉ để cung cấp các thông tin tài chính cho các cổ đông
và thị trường chứng khoán. Nhưng thực tế, báo cáo thường niên cũng là một
kênh giao tiếp được sử dụng để thông báo và giải thích lý do tại sao công ty
hoạt động tốt hoặc không, đưa ra kế hoạch trong tương lai và cung cấp thông
tin khác ngoài những con số.
- Yum! Brands - công ty sở hữu các thương hiệu KFC, Pizza Hut và Taco
Bell phát hành báo cáo thường niên của công ty qua một bức thư của CEO
Greg Creed. Lá thư “đặc biệt” này làm rõ những năng lực cốt lõi, lợi thế cạnh
tranh và những insight vượt khỏi “giới hạn” của một bản báo cáo tài chính. Các
nhà đầu tư và các bên liên quan khác có thể vừa có thể xem xét các chỉ số tài
chính, vừa nhận biết các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
(CSR).
- Ngoài ra, báo cáo thường niên cũng là một phương thức để ngăn chặn
các vấn đề tiềm ẩn trong quan hệ công chúng. Ví dụ vào năm 2017, Chủ tịch
kiêm CEO của McDonald’s - Steve Easterbrook đã gửi bức thư đi kèm với báo
cáo thường niên của công ty ghi nhận các cam kết thúc đẩy tính bền vững trong
nguyên liệu thịt bò, cải tiến bao bì và nâng cấp dinh dưỡng. Những tuyên bố
này giúp giảm bớt những quan ngại của cổ đông và người tiêu dùng về chất
thải, đồng thời thu hút các khoản đầu tư và đẩy mạnh lợi thế thương mại.

Chủ tịch kiêm CEO của McDonald’s - Steve Easterbrook

4.4 PR với cộng đông xã hội (cộng đông địa phương/ cộng đông đa văn hóa).

Cộng đồng không chỉ là những đối tượng nằm trong phạm vi ảnh hưởng bởi các hoạt
động của công ty mà thậm chí còn vượt khỏi ranh giới địa lý. Các hoạt động quan hệ
cộng đồng có thể liên quan đến giáo dục, thay đổi nhận thức,…
- Các hoạt động hướng đến cộng đồng thường thấy:
Hoạt động tài trợ:
• Tài trợ là hoạt động cung cấp các nguồn lực vật chất và tài chính của một tổ chức
cho một hoạt động độc lập để đổi lấy các lợi ích mà họ mong muốn sẽ nhận được từ
chính các hoạt động đó.
• Hoạt động tài trợ chính là sự phát triển của hình thức bảo trợ trước đây (thường là do
giới thượng lưu bảo trợ cho giới nghệ thuật nói chúng). Tuy nhiên, hoạt động tài trợ
ngày nay diễn ra thường xuyên hơn và nhằm tạo ra lợi ích cho cả hai phía, không giới
hạn với một người.
VAI TRÒ CỦA TÀI TRỢ:
• Giúp cho công chúng làm quen với các sản phẩm mới của công ty, hình ảnh và tên
tuổi, thương hiệu của một tổ chức
• Xây dựng và tăng cường sự hiểu biết về công ty, tình cảm của công chúng với hoạt
động của tổ chức ,thu hút các phương tiện truyền thông đại chúng
• Tài trợ thể hiện thiện chí của tổ chức và công ty đối với các hoạt động mang tính xã
hội
• Tạo ra hiệu ứng tích cực với công chúng và người tiêu dùng, nhất là khách hàng mục
tiêu thông qua các chương trình mà công ty tài trợ (Bia Heineken tài trợ cho bóng
chuyền bãi biển, P/S tài trợ cho phẫu thuật nụ cười, Honda tài trợ cho chương trình
Tôi yêu Việt Nam…).
P/S tài trợ cho phẫu thuật nụ cười
• Hoạt động tài trợ giúp nâng cao sự yêu mến của các đối tượng khách hàng mục tiêu,
do đó sẽ giành được sự tôn trọng và ủng hộ hơn các đối thủ cạnh tranh khác
NHỮNG HÌNH THỨC TÀI TRỢ CHỦ YẾU
• Tài trợ cho các hoạt động thể thao: Là lĩnh vực nhận được sự tài trợ nhiều nhất hiện
nay,do khả năng thu hút công chúng và sự hấp dẫn của hoạt động thể thao mang lại
Các công ty tài trợ cho thể thao có thể tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật (dụng cụ thi đấu,
trang phục thi đấu) Những môn thể thao nào càng phát triển và càng thu hút được
nhiều người hâm mộ thì hoạt động tài trợ cũng ngày càng phát triển như: bóng đá, đua
xe, bóng chuyền, tennis, bóng bàn, cầu lông, bóng rổ…
• Tài trợ cho các sự kiện văn hoá: đây cũng là lĩnh vực được tài trợ nhiều hiện nay.
Các dạng tài trợ cho sự kiện văn hóa cũng rất đa dạng như: Tài trợ cho xuất bản sách
(kỷ lục Guinness, bách khoa toàn thư…), tài trợ cho các hoạt động triển lãm và hội
chợ, các Festival, tài trợ cho các chương trình âm nhạc và nghệ thuật (Hennessy,
Heineken); tài trợ cho việc làm phim hoặc phát sóng các chương trình truyền thông.

Bia HUDA trở thành nhà tài trợ bạch kim cho Festival Huế 2020
• Tài trợ cho các hội nghị chuyên đề, các hội thảo khoa học: Dạng tài trợ này thu hút
được sự quan tâm của giới chuyên môn và khách hàng mục tiêu. Các lĩnh vực như
dược phẩm, y tế,dịch vụ tài chính… thường sử dụng hình thức tài trợ này.
• Tài trợ cho các hoạt động mang tính nhân đạo: Công ty tài trợ cho các hoạt động y
tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (phẫu thuật nụ cười, trái tim cho em, hiến máu nhân
đạo…)
• Tài trợ cho các hoạt động giáo dục và đào tạo:
+ Tài trợ trang bị điều kiện dạy và học cho các nhà trường (phòng thí nghiệm, bàn
ghế, máy tính, thư viện…)
+ Tài trợ bằng việc trao học bổng cho các học sinh, sinh viên xuất sắc trong học tập và
nghiên cứu khoa học
+ Tài trợ học bổng cho các sinh viên theo học các ngành nghề mà công ty quan tâm
+ Tài trợ bằng các sản phẩm do công ty sản xuất
• Tài trợ cho các sự kiện ở địa phương và các dịch vụ công: Những công ty hoạt động
trên toàn quốc có trụ sở chính và chi nhánh tại các địa phương có thể tài trợ cho các sự
kiện diễn ra ở địa phương như các lễ hội, sự kiện thể thao văn hoá… Ngoài ra nhằm
phục vụ cho lợi ích của công chúng tại địa phương, công ty có thể tài trợ cho các dịch
vụ công như: trồng cây xanh, làm sạch môi trường, xây dựng công viên, vườn hoa…
Ngoài ra còn có các hoạt động từ thiện khác:
• Ủng hộ các địa phương bị thiên tai (bão lụt, động đất, hoả hoạn…)
• Ủng hộ các hoàn cảnh gia đình khó khăn (xây nhà tình nghĩa, xóa nợ, phẫu thuật
tim)
• Trích tiền trên giá bán sản phẩm để góp vào các quỹ từ thiện
• Nhận đỡ đầu các cháu mồ côi, những người không nơi nương tựa, phụng dưỡng bà
mẹ Việt Nam anh hùng
• Xây dựng hoặc góp tiền xây dựng,trùng tu các công trình văn hoá tín ngưỡng
• Tài trợ cho các chương trình từ thiện nhân đạo trên truyền hình, đài phát thanh, báo
chí, các chương trình nghiên cứu y tế cộng đồng, các quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ
xóa mù chữ…
4.5 PR với khách hàng.

PR với khách hàng

Xây dựng hình ảnh thương hiệu với khách hàng

Hình ảnh thương hiệu sẽ được tăng cường khi công chúng mục tiêu tìm hiểu về
thương hiệu đó thông qua một bên thứ ba. Một chiến lược PR hiệu quả có thể giúp
thương hiệu xây dựng hình ảnh của mình theo cách mà họ muốn.

Ví dụ:

Trường hợp đối với Honda Việt Nam, công ty đã đăng tải nhiều thông tin tại các trang
báo mạng như:

Báo Dân trí:


Tin tức về Honda Việt Nam trên báo Dân trí.

Báo Vnexpress:

Tin tức về Honda Việt Nam trên báo Vnexpress.

Đây đều là những trang báo chính thống, uy tín và có nhiều người Việt đọc nhất.
Thông qua nền tảng online, các trang báo mạng này càng đến gần hơn với công chúng,
từ đó các tin tức, hình ảnh về Honda Việt Nam được xuất hiện rộng rãi và kịp thời.

Bên cạnh đó, Honda Việt Nam đã tham gia các cuộc thi như Giải đua Motor Châu Á
ARRC ở chặng 4, Honda Fuel Challenge 2016 – đạt kết quả tiêu hao nhiên liệu trung
bình ấn tượng với động cơ của Honda. Honda cũng khởi động hành trình WINNER
150: “4 đỉnh cực – Vạn chân trời – Chinh phục mọi nẻo đường”… Qua những hoạt
động này, Honda Việt Nam đã dần khẳng định chất lượng sản phẩm của mình.

Không chỉ vậy, trên trang web chính thức của mình, Honda Việt Nam thường xuyên
cập nhật những tin tức về công ty, về sản phẩm; cung cấp các thông tin chuyên sâu về
lĩnh vực xe máy, ô tô cho khách hàng. Khi các khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thông
tin chi tiết về lĩnh vực này – các khách hàng đam mê tốc độ, khách hàng quan tâm kỹ
thuật sản xuất xe, quan tâm đến an toàn khi lái xe… họ có thể theo dõi được thêm
nhiều thông tin tại website. Từ đó, các nội dung thu hút sự quan tâm của khách hàng
đã giúp gắn kết công ty với khách hàng.
Trang Web của Honda Việt Nam: Mục tin tức.

Honda còn đăng tải những thông tin, chia sẻ hình ảnh về công ty tại các trang mạng xã
hội và nhận được nhiều sự tương tác, chia sẻ của công chúng.

Kênh YouTube của Honda Việt Nam:


Fanpage của Honda Việt Nam:

Từ tất cả những hoạt động đó, Honda Việt Nam đã xây dựng được hình ảnh thương
hiệu với những sản phẩm bền, chất lượng, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng, phù hợp
với tâm lý của đa số người tiêu dùng Việt Nam.

Bạn biết rằng xây dựng hình ảnh thương hiệu cần một quá trình nỗ lực với việc xác
định rõ điểm khác biệt thương hiệu và tập trung vào truyền thông hình ảnh đó. Trong
kỷ nguyên thông tin bùng nổ như hiện nay, bạn nên tận dụng tốt các nền tảng mạng xã
hội và website để cung cấp các thông tin hữu ích, hấp dẫn cho khách hàng của mình.
Nếu có chiến lược phát triển nội dung rõ ràng và biết cách tận dụng tốt các nền tảng
online, chắc chắn sẽ mang lại những kết quả tuyệt vời cho thương hiệu.

Tổ chức sự kiện

Sự kiện là cơ hội để doanh nhân tăng sự hiện diện công ty, quảng bá sản phẩm, dịch
vụ mới và đảm bảo thông tin chính xác sẽ tới được khách hàng mục tiêu.

Từ góc nhìn của việc bán hàng, các sự kiện là cơ hội để đối mặt và đáp trả với những
nghi ngại, từ đó củng cố và xây dựng niềm tin từ phía khách hàng.

Sự kiện càng được chuẩn bị kỹ càng về nội dung, với cách thức thể hiện phong phú
sinh động sẽ dễ dàng tạo ấn tượng và thu hút các đối tượng nằm trong chiến dịch
quảng bá.
Hãy chắc chắn rằng trước khi đến sự kiện, chuyên viên PR chuẩn bị đủ các tài liệu để
giới thiệu, có cách tiếp cận phù hợp nhằm tạo ấn tượng, hiểu biết với khách hàng,
công chúng.

Có rất nhiều loại hình sự kiện, từ sự kiện triển lãm thương mại trong ngành dọc cho
đến các sự kiện tri ân CBNV, đối tác, khách hàng; đến các sự kiện ra mắt; họp báo
công bố những điểm mới… hay những sự kiện hướng tới cộng đồng đều đáng để
doanh nghiệp cân nhắc đầu tư.

Có những doanh nghiệp mà kế hoạch PR của họ trong một khoảng thời gian được
định vị các dấu mốc lớn bằng các sự kiện lớn.

Với mục tiêu thu hút nhiều người tới tham gia, địa điểm có thể rộng tùy theo quy mô
và tính chất của sự kiện như công viên, trung tâm hội nghị, khách sạn, sân vận động…
Mục tiêu của tổ chức sự kiện là thể hiện tính cách sản phẩm qua đối tượng tham gia,
thu hút sự chú ý của truyền thông, thu hút đông người biết đến và đưa thương hiệu sản
phẩm một cách khéo léo vào nhận thức của người tiêu dùng.

Trò chuyện gặp mặt khách hàng

Có được phần phát biểu tại sự kiện mà khách hàng tiềm năng tham dự sẽ giúp doanh
nghiệp của bạn định vị như là một đơn vị tiên phong, một nhà cải cách trong lĩnh vực
của mình. Là chủ doanh nghiệp hoặc nhà lãnh đạo, đừng ngần ngại xây dựng danh
tiếng của bản thân như một chuyên gia bởi việc này cũng đồng thời xây dựng danh
tiếng cho doanh nghiệp – và thu hút khách hàng mới.

Các sự kiện cộng đồng là cơ hội quảng bá giá trị kể cả khi đại diện doanh nghiệp của
bạn không có được sự chú ý như diễn giả. Hãy tư vấn cho sếp của bạn xây dựng danh
tiếng bằng những việc thật đơn giản như ghi rõ họ tên chủ doanh nghiệp và logo công
ty trong danh sách sự kiện, hoặc đưa ra bài trình bày về sản phẩm mới cũng như
những cải cách. Ngoài ra, cơ hội mở rộng mạng lưới kết nối là điều rất giá trị.

Tài liệu quảng cáo và catalogue

Ấn phẩm quảng cáo hay catalogue giới thiệu sản phẩm được gửi tận tay khách hàng
hoặc qua email giúp giữ chân khách hàng với doanh nghiệp, với sản phẩm và dịch vụ
công ty.

Các tài liệu quảng cáo và catalogue với thiết kế bài bản, chất lượng cao giúp khách
hàng có niềm tin vào chuyên viên PR và thương hiệu, dẫn khách hàng đến trang web
hoặc cửa hàng. Thông tin có trong tài liệu quảng cáo và catalogue doanh nghiệp sẽ tái
hoạt động hiệu quả website, giúp nhiều hơn cho quá trình kinh doanh trực tuyến.
Bản tin

Bản tin in hoặc gửi qua email là một cách hay để quảng bá doanh nghiệp, giao tiếp với
khách hàng và thông báo cho họ về các sản phẩm, dịch vụ mới.

Bản tin thường xuyên có thể tăng cường kết nối cá nhân của bạn với khách hàng, đồng
thời phản ánh thương hiệu và cá tính kinh doanh của bạn. Một bản tin hiệu quả là bản
tin là cung cấp thông tin giá trị cho khách hàng.

Tuy nhiên phát hành bản tin với tần suất như thế nào thì người làm PR cần phải cân
nhắc về nguồn lực, để làm sao có được sản phẩm thực sự có chất lượng, và không
spam khách hàng.

PR qua mạng xã hội

Các phương tiện truyền thông mới trong kỷ nguyên internet cho phép người làm PR
tiếp cận trực tiếp tới khách hàng. Các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter cho
phép nhà báo và chuyên viên PR theo dõi lẫn nhau, tăng lượng truy cập web, có thể xử
lý vấn đề bằng cách hồi đáp nhanh chóng các chỉ trích hoặc ý kiến tiêu cực, tăng khả
năng hiển thị cho thương hiệu doanh nghiệp.

Tài trợ

Tài trợ: Là hình thức giúp đỡ bằng hiện vật hoặc hiện kim cho một tổ chức khác để
đứng ra thực hiện chương trình từ thiện, gây quỹ, kêu gọi ủng hộ, chương trình giải
trí, văn hóa, thể thao… Trong chương trình hoặc cuối chương trình được nhận lời cảm
ơn qua lời dẫn của MC hay có logo trên phông màn sân khấu…

Quan hệ cộng đồng và tài trợ phát triển xã hội là lựa chọn khôn ngoan trong PR. Hỗ
trợ một hoạt động phi lợi nhuận có thể xây dựng cảm giác thiện chí và trung thành đối
với doanh nghiệp. Quan hệ đối tác cộng đồng bao gồm việc trao đổi qua lại tiền hoặc
lợi ích hiện vật để phát triển một tổ chức cộng đồng địa phương có khả năng đẩy
mạnh danh tiếng doanh nghiệp.

Xây dựng mối quan hệ tốt với các thành viên trong cộng đồng nơi bạn kinh doanh
giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Hãy tìm hiểu nơi sinh sống khách
hàng trong cộng đồng đó bằng cách thu thập mã bưu điện tại điểm bán hàng.

Thiết lập quan hệ với các bên liên quan và người có quyền quyết định tại địa phương
giúp xây dựng hồ sơ công ty và mức độ ảnh hưởng, thu hút nhiều khách hàng hơn qua
truyền thông truyền miệng, đảm bảo lợi ích kinh doanh gắn với những quyết định từ
cộng đồng.
Quan hệ đối tác có thể giúp người tiêu dùng xác định thương hiệu với hoạt động kinh
doanh tốt và có đạo đức. Hơn cả thế, chỉ doanh nghiệp nào thực sự làm việc có tâm,
và có tầm nhìn dài hạn mới làm được những việc trả lại những giá trị tốt cho doanh
nghiệp.

You might also like