You are on page 1of 2

a.

Giai đoạn kháng cáo


Chỉ có các bên tranh chấp mới có quyền kháng cáo báo cáo của Ban hội
thẩm. Tuy nhiên, bên thứ ba đã được tham gia vào giai đoạn xét xử tại Ban hội
thẩm cũng có thể đệ trình văn bản đến Cơ quan phúc thẩm và sẽ được tạo cơ hội
để trình bày các vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình gắn với tranh chấp.
Thoả thuận DSU quy định rằng các kháng cáo chỉ có thể thực hiện trước
khi DSB thông qua báo cáo cuối cùng của Ban hội thẩm, tức là trong thời hạn
20 ngày kể từ ngày Ban hội thẩm gửi báo cáo cuối cùng cho các nước thành
viên của WTO.
Sau khi nhận được kháng cáo của một bên tranh chấp, DSB sẽ chỉ định
Cơ quan phúc thẩm gồm ba ủy viên trong số 7 ủy viên của Cơ quan phúc thẩm
thường trực. Cơ quan phúc thẩm sẽ nghe các ý kiến kháng cáo về các vụ việc
của Ban hội thẩm.
Phạm vi xem xét kháng cáo của Cơ quan phúc thẩm sẽ được giới hạn ở
những vấn đề pháp luật được đề cập trong báo cáo của Ban hội thẩm và việc
giải thích pháp luật của Ban hội thẩm chứ không mở rộng phạm vi vụ tranh
chấp. Cơ quan phúc thẩm sẽ đề cập từng vấn đề được nêu ra trong suốt quá trình
tố tụng phúc thẩm.
Thời hạn xem xét kháng cáo không quá 60 ngày kể từ ngày một bên
tranh chấp chính thức thông báo quyết định kháng cáo của mình tới ngày Cơ
quan phúc thẩm chuyển báo cáo của mình lên DSB. Khi Cơ quan phúc thẩm
thấy mình không thể cung cấp báo cáo trong vòng 60 ngày, cơ quan này sẽ
thông báo cho DSB bằng văn bản lí do trì hoãn cùng với khoảng thời gian dự
kiến sẽ đệ trình báo cáo. Tiến trình này không được vượt quá 90 ngày trong bất
cứ trường hợp nào.
b. Giai đoạn phúc thẩm
Thủ tục xét xử phúc thẩm được quy định tại các khoản 9, 10, 11, 12, 13
Điều 17 DSU, cụ thể như sau: 

 Thủ tục làm việc phải được Cơ quan Phúc thẩm (SAB) xây dựng có sự
tham vấn với Chủ tịch DSB và Tổng Giám đốc và được thông báo cho
các bên để có thông tin .
 Quá trình tố tụng của Cơ quan Phúc thẩm phải được giữ kín. Các báo cáo
của Cơ quan Phúc thẩm phải được soạn thảo không có sự tham gia của
các bên tranh chấp và theo tinh thần của các thông tin được cung cấp và
các ý kiến được đưa ra.
 Các ý kiến của các cá nhân làm việc tại Cơ quan Phúc được nêu tại báo
cáo của Cơ quan Phúc thẩm phải không được ghi tên người phát biểu ý
kiến đó.
 Cơ quan Phúc thẩm phải đề cập giải quyết từng vấn đề được nêu ra theo
khoản 6 trong suốt quá trình tố tụng phúc thẩm.
 Cơ quan Phúc thẩm có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc quyết định ngược lại
các ý kiến và kết luận của ban hội thẩm.
Đối với việc thông qua các báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm: Cơ quan
Phúc thẩm ra Báo cáo trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kháng cáo (trường hợp
có yêu cầu gia hạn thì có thể kéo dài thêm 30 ngày nữa nhưng phải thông báo lý
do cho DSB biết). Báo cáo này có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc loại bỏ các vấn
đề và kết luận pháp lý của Ban hội thẩm. Các Bên không có quyền phản đối Báo
cáo này. DSB thông qua Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm trong thời hạn 30
ngày kể từ khi Báo cáo của SAB được chuyển đến tất cả các thành viên trừ khi
DSB đồng thuận phủ quyết. Thủ tục thông qua không làm phương hại đến
quyền của các thành viên thể hiện quan điểm của mình trong bản báo cáo của
Cơ quan phúc thẩm.
Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm đã được DSB thông qua trở thành phán
quyết của DSB và các bên tranh chấp phải thi hành. Không có bên nào có quyền
kháng cáo báo cáo của Cơ quan phúc thẩm và phán quyết của DSB.

You might also like