You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN KỸ NĂNG NGHỀ LUẬT
Lớp tín chỉ: D15LK01
Học kỳ 2 Năm học 2021 - 2022

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THU HƯỜNG


Mã SV: 1115080025
Ngày/tháng/năm sinh: 12/02/2001
Lớp niên chế: D15LK01
Họ và tên giảng viên: LƯU TRẦN PHƯƠNG THẢO
HÀ NỘI - 2022
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
NỘI DUNG...........................................................................................................1
1. Hình thức tư vấn pháp luật bằng lời nói..........................................................1
1.1. Hình thức tư vấn bằng văn bản.................................................................1
1.2. Quy trình tư vấn bằng lời nói, những lưu ý của kỹ năng nghe khách hàng
trình bày..............................................................................................................2
1.2.1. Nghe khách hàng trình bày.................................................................2
1.2.2. Tóm tắt lại yêu cầu của khách hàng...................................................2
1.2.3. Tra cứu tài liệu tham khảo..................................................................3
1.2.4. Định hướng cho khách hàng...............................................................3
1.3. Những lưu ý của kỹ năng nghe khách hàng trình bày..............................3
1.4. Những vấn đề thường mắc phải và khắc phục..........................................4
2. Xây dựng thư tư vấn pháp lý...........................................................................6
KẾT LUẬN...........................................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU

Dịch vụ tư vấn pháp luật ngày càng có vai trò quan trọng trong cuộc sống
hiện đại, cùng với sự phát triển của xã hội thì những mâu thuẫn tranh chấp về
pháp luật cũng phát sinh nhiều. Theo đó người tư vấn pháp luật cũng cần phải có
những kỹ năng tư vấn nhất định, trong các hình thức tư vấn pháp luật thì tư vấn
pháp luật bằng lời nói khá phổ biến. Hình thức tư vấn Pháp luật bằng lời nói khá
phổ biến hiện nay được nhiều khách hàng sử dụng. Theo đó ta không thể phủ
nhận tầm quan trọng của hình thưc tư vấn này trong đời sống xã hội phát triển
hiện nay. Qua hai câu hỏi sau đây ta có thể hiểu rõ hơn được về các hình thức tư
vấn pháp luật và tình huống thực tế giúp ta giải quyết vụ việc dễ dàng hơn .
NỘI DUNG

Câu 1: Có những hình thức tư vấn pháp luật nào? Hãy trình bày quy
trình tư vấn bằng lời nói, những lưu ý của kỹ năng nghe khách hàng trình
bày. Những vấn đề thường mắc phải và khắc phục .
Có hai hình thứ tư vấn pháp luật :

1. Hình thức tư vấn pháp luật bằng lời nói


 Tư vấn trực tiếp bằng miệng:
Ưu điểm của hình thức tư vấn pháp lý trực tiếp bằng miệng là:
Người tư vấn có thể quan sát trực tiếp cử chỉ, tâm lý khách hàng để hiểu rõ
hơn về tâm lý khách hàng. Có thể tương tác với khách hàng một cách tích cực để
tìm ra giải pháp phù hợp.
Ngoài ra, khi việc lựa chọn hình thức tư vấn này, khách hàng sẽ nhận được
câu trả lời nhanh nhất. Khách hàng sẽ được trao đổi nhiều hơn và hiểu sâu hơn
về vấn đề mình quan tâm. Có thể nói đây là hình thức tư vấn mà mang lại hiệu
quả cao nhất đối với khách hàng.
 Tư vấn bằng lời nói qua điện thoại:
Ưu điểm của hình thức tư vấn bằng lời nói qua điện thoại là gì?
Hình thức này rất tiện lợi cho khách hàng ở xa hay bận rộn không có thời
gian để đến gặp trực tiếp người tư vấn. Người tư vấn có thể nghe khách hàng
trình bày thắc mắc cũng như đưa ra cho khách hàng lời khuyên qua điện thoại.
Hình thức này thực hiện nhanh chóng nhưng chỉ giải quyết được các tranh
chấp hay các vấn đề không liên quan đến thủ tục. Hình thức tư vấn này ngày
càng phổ biến vì hiện tại, điện thoại là phương tiện liên lạc nhanh và hữu hiệu
nhất.
Nhược điểm của hình thức tư vấn bằng lời nói qua điện thoại là gì?
Bên cạnh những ưu điểm vô cùng thuyết phục mà hình thức tư vấn này
mang lại, nhưng nó cũng có những nhược điểm như:
Những vấn đề liên quan đến thủ tục, giấy tờ thì hình thức này không đạt
được hiệu quả cao. Bởi, người tư vấn không thể giới thiệu, tư vấn, hướng dẫn
khách hàng một cách tỉ mỉ và chi tiết như hình thức tư vấn trực tiếp bằng miệng.

1
1.1. Hình thức tư vấn bằng văn bản
 Ưu điểm:
- Hình thức tư vấn bằng văn bản tạo cơ hội cho người tư vấn thâm nhập hồ
sơ kỹ càng và chính xác hơn, vì thế có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu
cho khách hàng.
- Khách hàng có thể nắm bắt cụ thể hơn, đầy đủ hơn những điều mà người tư
vấn muốn truyền tải. Đặc biệt trong trường hợp, vụ việc cần tư vấn quá
phức tạp, mà khách hàng không thể nắm bắt hết được những gì người tư
vấn tư vấn bằng lời nói.
- Khách hàng có thể khẳng định độ tin cậy của giải pháp mà người tư vấn
đưa ra. Qua đó, khách hàng có thể sử dụng kết quả tư vấn vào những mục
đích khác của mình.
- Ngoài ra, với hình thức này, khách hàng không phải mất nhiều thời gian để
đến gặp trực tiếp người tư vấn. Chi phí thường ít tốn kém hơn so với tư vấn
mặt đối mặt bằng lời nói. Và giảm thiểu chi phí đi lại.
 Nhược điểm
- Khách hàng sẽ ít có cơ hội để tìm hiểu, yêu cầu giải đáp các vướng mắc
mới phát sinh vì thời gian nhận được sự tư vấn, hướng dẫn sẽ lâu hơn so
với tư vấn trực tiếp bằng lời nói.
- Một hình thức tư vấn mà nhiều văn phòng, trung tâm tư vấn đã áp dụng đó
là tư vấn qua email. Những vấn đề, thắc mắc mà bạn gặp trong cuộc sống
bạn có thể gửi đến các chuyên viên pháp lý qua mail. Tuy nhiên, hình thức
này thường mất khá nhiều thời gian.

1.2. Quy trình tư vấn bằng lời nói, những lưu ý của kỹ năng nghe khách
hàng trình bày

1.2.1. Nghe khách hàng trình bày


Bất luận vấn đề cần tư vấn là gì, người tư vấn vẫn phải chăm chú lắng
nghe khách hàng trình bày. Trong quá trình lắng nghe khách hàng trình bày,
người tư vấn cần chú ý ghi chép những nội dung chính, sau đó có thể đặt câu hỏi
để khách hàng làm rõ thêm.

1.2.2. Tóm tắt lại yêu cầu của khách hàng


Sau khi nghe khách hàng trình bày xong, người tư vấn nên diễn đạt lại câu

2
chuyện của khách hàng theo cách hiểu của mình. Việc này nhằm mục đích đảm
bảo rằng người tư vấn đã hiểu đúng câu chuyện của khách hàng và nếu phát hiện
có điểm nào nhầm lẫn hoặc chưa rõ, khách hàng kịp đính chính.

1.2.3. Tra cứu tài liệu tham khảo


Việc dùng các quy định của pháp luật để làm cơ sở cho các kết luận của
mình là điều bắt buộc. Việc tra cứu tài liệu tham khảo là điều bắt buộc vì:
Thứ nhất, để khẳng định với khách hàng rằng người tư vấn đang tư vấn dựa
trên quy định của pháp luật chứ không phải theo cảm tính chủ quan của mình.
Thứ hai, tra cứu tài liệu tham khảo giúp người tư vấn khẳng định những suy
nghĩ của mình, bời vì không phải lúc nào người tư vấn cũng có thể nhớ chính
xác các quy định của pháp luật về tất cả các vấn đề mà khách hàng yêu cầu.

1.2.4. Định hướng cho khách hàng


Định hướng cho khách hàng thực chất là đưa ra các giải pháp cho khách
hàng. Tuy vậy việc trả lời trực tiếp bằng miệng cũng chỉ mang tính định huống
trên cơ sở đó còn tạo cơ hội để khách hàng lựa chọn phương thức bảo vệ quyền
của mình một cách tốt nhất.

1.3. Những lưu ý của kỹ năng nghe khách hàng trình bày
Trong quá trình hành nghề, người tư vấn thường xuyên phải tiến chức có
liên quan để thực hiện yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng. Để
việc trao đổi có hiệu quả, luật sư không chỉ cần có kỹ năng nói, đặt câu hỏi tốt
mà còn cần có kỹ năng lắng nghe tích cực và hiệu quả. Ai cũng có thể nghe
người khác nói nhưng nghe sao cho đúng cách và theo kịp thông tin mà khách
hàng truyền tải thì không phải đi cũng có thể đáp ứng được.
 Thái độ lắng nghe
Khi khách hàng đang nói với người tư vấn có nghĩa người tư vấn sẽ là
người phải lắng nghe, vì thế, người tư vấn nên tạo cho bản thân mình có sự chủ
động và tập trung cao vào vấn đề mà khách hàng, đang nói. Có tập trung lắng
nghe, luật sư mới có thể tiếp nhận đầy đủ và không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào
được khách hàng cung cấp. Hơn nữa, việc tập trung lắng nghe còn thể hiện sự
tôn trọng, thái độ chuyên nghiệp, nghiêm túc khi tiếp xúc với đối tác, khách
hàng, qua đó tạo được thiện cảm để khách hàng cảm thấy tin tưởng và sẵn sàng
cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, việc lắng nghe một cách chủ động sẽ giúp luật
3
sư có thể phân tích được đâu là nội dung chính khi khách hàng trình bày nhiều
vấn đề khác nhau.
 Phản hồi, đặt câu hỏi
Việc lắng nghe của người tư vấn không phải là việc lắng nghe một chiều
mà phải có sự tương tác hai chiều từ hai phía, cụ thể là luật sư nên có những
phản hồi như việc đặt câu hỏi cho khách hàng, xác nhận lại một số nội dung
khách hàng vừa nói
- Thứ nhất, trong quá trình làm việc, không phải khách hàng nào cũng trình
bày được đầy đủ, rõ ràng và cụ thể vấn đề. Do đó, việc đặt câu hỏi chính là
cách để luật sư tìm hiểu, làm rõ các nội dung thông tin, tài liệu mà khách
hàng cung cấp nhằm làm rõ bối cảnh của vụ việc và xác định đúng yêu cầu
của khách hàng. Với việc thu thập được đầy đủ nội dung của vụ việc, luật
sư mới có thể đưa ra được ý kiến tư vấn đúng, hợp lý, hợp pháp, đáp ứng
những yêu cầu của khách hàng;
- Thứ hai, sự phản hồi đối với khách hàng cũng chính là cách mà người tư
vấn thể hiện rằng mình đang tập trung lắng nghe những trình bày của khách
hàng, thể hiện sự chú ý, quan tâm đến khách hàng Điều này tạo được ấn
tượng tốt của khách hàng đối với người tư vấn, tin rằng người tư vấn thực
sự lắng nghe, quan tâm đến vụ việc của khách hàng;
- Cuối cùng, người tư vấn cần hiểu rằng việc phản hồi, đặt câu hỏi không
đồng nghĩa với việc người tư vấn cắt ngang câu nói của khách hàng mà có
nghĩa là người tư vấn cần lưu ý về các vấn đề vướng mắc này để khí người
nói kết thúc, luật sư sẽ có sự phản hồi lại thông tin cho họ. Tránh tình trạng
đôi bên cùng nói không có người nghe, nói chuyện lan man sang các chủ đề
khác hay khiến người nói rơi vào trạng thái bế tắc không biết nói gì.

1.4. Những vấn đề thường mắc phải và khắc phục


- Người tư vấn chưa có sự chuẩn bị chu đáo, về tài liệu, thông tin, về địa
điểm tư vấn cũng như về trang phục. Cái nhìn đầu tiên chính là cái để lại ấn
tượng sâu nhất, và khi người tư vấn chưa có sự chuẩn bị cần thiết thì sẽ để
lại ấn tượng xấu với khách hàng, họ sẽ cho rằng mình là người không có
năng lực, quá trình tư vấn sẽ không thành công.
- Người tư vấn có thái độ thô lỗ, không kiềm chế cảm xúc. Có thể khách
hàng của mình là người sai và họ luôn cho rằng mình đúng, hay họ đang
4
mất bình tĩnh, nhưng người tư vấn phải có thái độ khách quan và phải
hướng đến bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình. Nếu người tư vấn
không làm được vậy thì khách hàng sẽ không có thiện chí, cảm thấy không
được tôn trọng.
- Người tư vấn không nắm bắt được yêu cầu cần thiết đối với từng loại khách
hàng. Có những khách hàng không thích người khác thể hiện hiểu biết hơn
họ, những khách hàng nước ngoài có những điều kiêng kỵ nhất định, người
tư vấn không biết thì sẽ gặp phải sai lầm khi tiếp xúc với họ, tạo cho họ sự
“ác cảm” ngay từ ban đầu.
- Người tư vấn luôn thể hiện ý chí chủ quan, áp đặt ý chí của mình vào
khách hàng và đưa ra sự tư vấn không có tính khách quan, không có độ tin
cậy cao
- Người tư vấn khi chưa hình thành quan hệ pháp lý với khách hàng mà đã
giải đáp hết những thắc mắc cho khách hàng, đưa ra phương án giải quyết
cho họ, đó chính là làm cho lợi ích của người tư vấn bị thiệt.
- Khách hàng thường kể lan man, không rõ trọng tâm, chỉ nghe những lời
khách hàng kể thì không thể giải quyết được hết vấn đề mà khách hàng yêu
cầu.
 Cách khắc phục
- Chuẩn bị chu đáo về tài liệu, thông tin, địa điểm và kể cả bề ngoài (phong
cách ăn mặc cần chỉnh chu, gọn gàng) bởi có nhiều khách hàng khó tính và
họ chú trọng những điểm này.
- Phân loại khách hàng, vì tùy đối tượng khách hàng mà có cách tư vấn khác
nhau, mỗi loại khách hàng này người tư vấn phải nắm bắt được kỹ năng
giao tiếp, ứng xử phù hợp, tránh những điều khách hàng cho là “kỵ”.
- Bên cạnh kiến thức chuyên môn, người tư vấn cần phải trau dồi các kỹ
năng giao tiếp, lắng nghe, ghi chép, đặt câu hỏi và diễn giải, tổng hợp vấn
đề.
- Người tư vấn cần có thái độ điềm tĩnh, cởi mở, biết trấn an cho khách hàng
khi khách hàng mất bình tĩnh và biết cách lắng nghe khi khách hàng nói.
Xuyên suốt quá trình tư vấn phải luôn tôn trọng khách hàng, nhưng không
phải nghe theo mọi yêu cầu của họ.
- Cần có sự tinh tế và nhạy bén trong việc nắm bắt yêu cầu, thái độ khách
5
hàng thông qua giọng nói, ngôn từ…
- Vì vậy người tư vấn cần đặt ra những câu hỏi phụ để khách hàng trả lời,
điều này giúp người tư vấn tìm hiểu vấn đề nhanh chóng và hiệu quả.
Người tư vấn có thể hỏi bất kỳ câu hỏi nào, tuy nhiên nên đặt ra những câu
hỏi đúng trọng tâm, cần thiết để giải quyết vấn đề.
Câu 2: Anh/chị hãy xây dựng một thư tư vấn pháp lý để giúp khách
hàng giải quyết vấn đề của mình.

2. Xây dựng thư tư vấnpháp lý

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***

THƯ TƯ VẤN PHÁP LÝ

Kính Gửi: Ông/Bà Ngày : 24/05/2022


Vụ việc : Xác định quan hệ cha con và việc cấp dương nuôi con sau ly hôn
Theo đề nghị của Chị L ngày 19/05/2022, tôi xin gửi đến quý Bà thư tư vấn
liên quan đến việc xác định quan hệ cha con và việc cấp dương nuôi con sau ly
hôn .
A. BỐI CẢNH CỦA THƯ TƯ VẤN
Tóm tắt vụ việc: Vợ chồng Chị L kết hôn được gần 04 năm, đã có một con
chung 5 tuổi, nay vợ chồng Chị L đang làm thủ tục xin ly hôn; chồng Chị L
không thừa nhận cháu bé là con của mình vì cho rằng cháu bé sinh ra trước khi
vợ chồng Chị L kết hôn nên từ chối việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn.
Vậy nên Chị đã có nhưng câu hỏi liên quan đến việc chồng Chị L không
thừa nhận con và không nhất trí cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có được tòa án
chấp nhận không? Nên Thư tư vấn này sẽ tập trung đề cập đến những vấn đề
pháp lý xung quanh chủ đề này nhằm giải đáp câu hỏi của Ông/Bà.
B. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư Tư Vấn này, chúng tôi đã xem
xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
C. Ý KIẾN PHÁP LÝ
Căn cứ vào yêu cầu, trên cơ sở thông tin, tài liệu cung cấp và quy định
pháp luật hiện hành tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
quy định về việc xác định cha, mẹ cho con, cụ thể như sau:
"Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ
hôn nhân là con chung của vợ chồng.
6
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn
nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con
chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và
phải được Tòa án xác định".
Như vậy con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của bạn thì sẽ được pháp luật
công nhận là con chung giữa hai vợ chồng, nếu chồng bạn không thừa nhận
bé là con của mình thì chồng bạn phải có căn cứ để chứng minh về điều này
và phải yêu cầu Tòa án xác định. Vậy, về nguyên tắc con sinh ra trong thời
kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng; trong trường hợp người chồng
không nhận đứa trẻ là con thì phải có chứng cứ để chứng minh và phải được
tòa án có thẩm quyền xác định bằng một quyết định hoặc bản án.
Nếu chồng Chị L không phải là người trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc
con thì căn cứ theo Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về
quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con,
cụ thể như sau:
"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi
ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con
được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm
nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở
hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền
thăm nom con của người đó".
Với quy định nói trên, sau khi ly hôn, nếu chồng Chị L không trực tiếp nuôi
con phải nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con; mức cấp dưỡng hai bên tự thỏa thuận
hoặc theo quyết định của Tòa án khi giải quyết ly hôn.
Việc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con nếu không có lý do chính đáng
(được tòa án xác định đứa trẻ không phải là con chung; không có thu nhập để
cấp dưỡng…) thì sẽ không được tòa án chấp nhận.
Trên đây là toàn bộ ý kiến của chúng tôi liên quan đến vấn đề mà quý
công ty yêu cầu tư vấn.
Nếu nội dung yêu cầu không thay đổi, nếu khách hàng cung cấp thông tin
chân thực thì chúng tôi xin chịu trách nhiệm về ý kiến tư vấn của mình
Chúng tôi rất mong nhận được hồi âm của công ty về vấn đề này và luôn
sẵn sàng trao đổi với công ty những thông tin cần thiết.

Tư vấn viên

7
KẾT LUẬN

Trên đây là các kiến thức, kỹ năng hữu ích dành cho việc rèn luyện kỹ năng
lắng nghe và tiếp xúc với khách hàng . Lắng nghe không chỉ đơn thuần là việc
nghe để hiểu mà còn cần sự thông cảm, thấu hiểu và đưa ra các lời khuyên cần
thiết đúng lúc. Đây là một trong những kỹ năng giao tiếp hiệu quả được rất
nhiều người áp dụng thành công trong công việc. Nghề luật là một nghề vinh
quang nhưng đòi hỏi người hành nghề luật nhiều yếu tố đặc trưng mà họ phải cố
gắng học hỏi, rèn luyện, tu dưỡng rất nhiều thì mới đáp ứng được yêu cầu về cả
chuyên môn lẫn đạo đức, đóng góp vào sự phát triển đi lên không ngừng của
toàn xã hội. Qua bài trên, ta có thể thấy khi đã vận dụng được tốt kỹ năng này,
bản thân luật sư vừa có thể phát triển bản thân đồng thời giúp tạo được niềm tin,
danh tiếng của luật sư với bạn nghề hay khách hàng trong lĩnh vực hoạt động
của mình.

8
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Luat-Hon-nhan-va-gia-
dinh-2014-238640.aspx
2. https://luatminhkhue.vn/amp/xin-mot-so-tinh-huong-ve-luat-hon-nhan-
gia-dinh-.aspx
3. https://everest.org.vn/ky-nang-lang-nghe-thau-hieu-cua-luat-su/
4. https://luatduonggia.vn/ky-nang-tu-van-phap-luat-bang-loi-noi/
5. https://danluat.thuvienphapluat.vn/nhung-sai-sot-thuong-gap-trong-tu-
van-phap-luat-va-cach-khac-phuc-163265.aspx

You might also like