You are on page 1of 7

1


KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ
BỘ MÔN KỸ NĂNG THAM GIA GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ

THÔNG BÁO HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHẦN THỰC TẬP


(Theo Chương trình đào tạo luật sư tín chỉ năm 2023)

I/ HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TIẾP XÚC KHÁCH HÀNG


Hồ sơ sử dụng cho phần thực tập tiếp xúc khách hàng: LSHS 18 Nguyễn Thị Thu
cố ý gây thương tích.
1. Mục đích và yêu cầu
1.1. Mục đích:
Thực hành kỹ năng tiếp xúc, trao đổi giữa luật sư và khách hàng trong quá trình
tham gia giải quyết vụ án hình sự là hoạt động cần thiết và quan trọng. Qua đó, giúp
học viên vận dụng được các nguyên tắc, quy trình và các nội dung cần thiết khi tiếp
xúc, trao đổi với khách hàng thông qua việc học viên thực hiện đóng vai, thực hành kỹ
năng nghề nghiệp qua nghiên cứu hồ sơ 18.
1.2. Yêu cầu
* Đối với giảng viên:
- Giảng viên hướng dẫn học viên cách thức triển khai hoạt động tiếp xúc khách
hàng đối với nhóm học viên tham gia các vai diễn;
- Giảng viên đưa ra yêu cầu đối với học viên không tham gia vai diễn về các nội
dung họ cần theo dõi để nhận xét, góp ý;
- Quan sát thực hành phiên tiếp xúc khách hàng; nhận xét, đánh giá đối với các
vai diễn trong buổi thực hành; chốt vấn đề về kỹ năng của luật sư khi tiếp xúc, trao đổi
với khách hàng trong quá trình tham gia giải quyết vụ án hình sự.
* Đối với học viên tham gia vai diễn:
- Trước phiên diễn, ban cán sự lớp phân công học viên tham gia các vai diễn (luật
sư, khách hàng) theo hồ sơ 18 đã được bộ môn chỉ định. Học viên cần nghiên cứu, tìm
hiểu nội dung vụ án, các loại lời khai, tài liệu trong hồ sơ để phục vụ cho mục đích
đóng vai luật sư và khách hàng.
Lưu ý: Luật sư tiếp xúc khách hàng được thể hiện trong nhiều trường hợp như:
khách hàng là người bị buộc tội, bị hại; khách hàng trong các vụ án đặc thù về xâm
phạm tính mạng, sức khỏe; các loại án về chức vụ…

1
2

- Tra cứu văn bản pháp luật liên quan đến hành vi mà người bị buộc tội đã thực
hiện;
- Chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu phục vụ cho phiên diễn: giới thiệu về tổ chức hành
nghề, giới thiệu về dịch vụ pháp lý mà tổ chức hành nghề cung cấp, hợp đồng dịch vụ
pháp lý (đối với vai diễn luật sư); các tài liệu có liên quan đến vụ án để cung cấp cho
luật sư khi được yêu cầu (vai diễn khách hàng);
- Dự kiến bảng hỏi để sử dụng khi tiếp xúc, trao đổi với khách hàng nhằm làm rõ
các thông tin về vụ án của khách hàng, yêu cầu của khách hàng và dự kiến các tài liệu
liên quan đến vụ áncần khách hàng cung cấp;
- Tham gia thực hành theo đúng vai diễn được phân công;
* Đối với học viên không tham gia vai diễn:
- Nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề pháp lý mấu chốt liên quan đến vụ án mà luật
sư được mời tham gia bào chữa, bảo vệ hoặc nghiên cứ kỹ một số các tài liệu do khách
hàng đã cung cấp;
- Tra cứu văn bản pháp luật liên quan đến tội phạm mà luật sư phải bào chữa cho
bị cáo hay bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại;
- Quan sát và viết nhận xét các vai diễn về tác phong, việc thực hiện trình tự và
các kỹ năng của luật sư thể hiện trong phiên diễn tiếp xúc khách hàng trong quá trình
tham gia giải quyết vụ án hình sự.
2. Thực hành phiên tiếp xúc khách hàng giả định
2.1. Vai diễn Luật sư
- Thiết lập quan hệ giao tiếp với khách hàng khi bắt đầu phiên tiếp xúc (chào hỏi, giới
thiệu…);
- Tìm hiểu nguyện vọng và yêu cầu của khách hàng;
- Tiến hành hỏi để khai thác các thông tin cần làm rõ;
- Đưa ra yêu cầu cung cấp tài liệu để phục vụ cho việc bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho
khách hàng.
- Ghi chép các nội dung khách hàng trình bày vào sổ ghi chép.
- Đưa ra ý kiến, quan điểm của luật sư về khả năng bào chữa, bảo vệ cho khách hàng;
- Ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, tiến hành lập biên bản giao nhận tài liệu;
- Thực hiện các công việc tại phần kết thúc phiên tiếp xúc khách hàng.
2.2. Vai diễn Khách hàng
- Thực hành phần chào hỏi, giao tiếp với luật sư khi bắt đầu phiên tiếp xúc.
- Đưa ra yêu cầu bào chữa, bảo vệ quyền lợi (yêu cầu cụ thể, phương án sơ bộ) và
nguyện vọng, mục đích của khách hàng.
- Trình bày, trao đổi với luật về các thông tin liên quan đến vụ án;

2
3

- Cung cấp các tài liệu khi được luật sư yêu cầu;
- Trao đổi và thỏa thuận về hợp đồng dịch vụ pháp lý.
3. Đánh giá kết quả phiên tiếp xúc khách hàng giả định
- Học viên nhận xét, góp ý cho các vai diễn luật sư và khách hàng;
- Giảng viên hướng dẫn trực tiếp nhận xét, góp ý cho các vai diễn và chốt vấn đề về kỹ
năng của luật sư khi tiếp xúc, trao đổi với khách hàng trong quá trình tham gia giải
quyết vụ án hình sự.

II/ HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH DIỄN ÁN HÌNH SỰ


Diễn án lần 1: LSHS 16 Vũ Đức Thắng cố ý gây thương tích
Diễn án lần 2: LSHS 21 Đinh Xuân Phong đánh bạc
Diễn án lần 3: LSHS 25 Ngô Đình Hoàng chống người thi hành công vụ
1. Mục đích và yêu cầu
1.1. Mục đích
Thực hành Diễn án hình sự giúp học viên nắm được trình tự, thủ tục, kỹ năng
tham gia tranh tụng của Luật sư tại phiên tòa thông qua việc đóng vai và thực hành kỹ
năng nghề nghiệp của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng nói chung và
luật sư nói riêng tại phiên tòa hình sự giả định.
1.2. Yêu cầu
* Đối với giảng viên
Giảng viên hướng dẫn học viên cách thức triển khai một phiên tòa hình sự giả
định và đưa ra nhận xét, đánh giá đối với buổi diễn án. Cuối giờ học, giảng viên yêu
cầu các học viên nộp bài thu hoạch diễn án và chấm điểm theo quy định của Bộ môn.
* Đối với học viên
- Chuẩn bị trước bài thu hoạch diễn án ở nhà;
- Chuẩn bị các tài liệu có liên quan (Văn bản quy phạm pháp luật, giáo trình, hồ
sơ tình huống diễn án…);
- Tham gia buổi diễn án và nộp bài thu hoạch diễn án ngay tại lớp.
-Các học viên được phân công vai diễn án thực hiện phần việc của mình và nộp
bài thu hoạch diễn án cho giảng viên hướng dẫn ngay sau khi kết thúc buổi diễn án
(không cần viết nhận xét diễn án); các học viên còn lại theo dõi buổi diễn án, viết nhận
xét về buổi diễn án và nộp bài thu hoạch diễn án cho giảng viên ngay sau khi kết thúc
buổi diễn án.
*Chuẩn bị trước khi diễn án:
- Ban cán sự lớp phân công các tổ diễn án, nhóm diễn án dựa trên danh sách lớp.
Tổ trưởng các tổ, các nhóm diễn án được phân công phải cử người trong nhóm mình
3
4

đóng vai người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và lập danh sách vai diễn
trước buổi thực hành diễn án 01 tuần.
- Học viên nghiên cứu trước hồ sơ diễn án, chuẩn bị bài thu hoạch diễn án ở nhà
theo yêu cầu trên. Học viên đóng vai diễn, ngoài việc chuẩn bị bài thu hoạch diễn án
theo quy định chung, còn phải chuẩn bị các phần việc liên quan đến vai diễn của
mình(ví dụ: Thẩm phán chuẩn bị kế hoạch điều khiển phiên tòa, dự kiến kế hoạch xét
hỏi; Thư ký phải nắm vững các công việc cần thực hiện, chuẩn bị nội quy phiên tòa để
phổ biến tại phiên tòa….)
* Yêu cầu đối với bài thu hoạch diễn án
Bài viết thu hoạch Diễn án có thể đánh máy hoặc viết tay trên khổ giấy A4, tối
thiểu là 05 trang A4. Mẫu bìa bài thu hoạch Diễn án được đính kèm Phụ lục 01 của
Thông báo này.
Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ diễn án đã được phân công trước, học viên phải thể
hiện những nội dung sau trong bài viết thu hoạch diễn án:
- Tóm tắt nội dung vụ án;
- Dự kiến kế hoạch hỏi của luật sư;
- Viết luận cứ bào chữa hoặc luận cứ bảo vệ cho khách hàng mà mình lựa chọn.
*Yêu cầu đối với nhận xét diễn án
Nhận xét diễn án có thể viết tay trên khổ giấy A4, tối thiểu là 02 trang giấy.
Ngoài việc nhận xét các vai diễn về tác phong nghề nghiệp, việc thực hiện trình
tự, thủ tục tố tụng tại phiên tòa, học viên phải viết nhận xét về kỹ năng tranh tụng của
luật sư tại phiên tòa, nội dung hỏi và tranh luận, đối đáp của luật sư, nội dung trình bày
luận cứ bào chữa, bảo vệ cho khách hàng….
Đối với các học viên đóng các vai diễn tại buổi diễn án thì không phải viết nhận
xét diễn án.
2. Thực hành diễn án
2.1. Vai diễn Thư ký phiên tòa
- Ổn định trật tự phiên tòa.
- Yêu cầu những người được tòa án triệu tập xuất trình giấy tờ tại bàn thư ký.
- Yêu cầu những người được tòa án triệu tập ngồi đúng vị trí
- Phổ biến nội quy phiên tòa
- Mời hội đồng xét xử (HĐXX) vào phòng xử án, yêu cầu mọi người trong phòng xử
án đứng dậy khi HĐXX vào phòng xử án.
- Báo cáo danh sách những người được tòa án triệu tập khi chủ tọa phiên tòa yêu cầu
(có mặt, vắng mặt, lý do vắng mặt).
2.2. Vai diễn Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa

4
5

- Điều khiển phần thủ tục bắt đầu phiên tòa: Các nội dung chính như:
+ Tuyên bố khai mạc phiên tòa, đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
+ Yêu cầu thư ký báo cáo danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa (có mặt,
vắng mặt, lý do).
+ Tiến hành kiểm tra căn cước và phổ biến quyền, nghĩa vụ cho bị cáo; đề nghị người
làm chứng đọc lời cam đoan khai đúng sự thật.
+ Giới thiệu về thành phần HĐXX, kiểm sát viên, luật sư.
+ Hỏi ý kiến KSV và những người tham gia tố tụng về phần thủ tục bắt đầu phiên tòa.
Giải quyết các ý kiến (nếu có)…
- Điều khiển phần tranh tụng tại phiên tòa: Các nội dung chính như:
+ Đề nghị kiểm sát viên đọc bản cáo trạng, hỏi ý kiến bị cáo về nội dung bản cáo trạng
mà kiểm sát viên đọc có giống với bản cáo trạng bị cáo nhận được không?
+ Tiến hành xét hỏi những người tham gia tố tung và điều khiển nội dung phần xét hỏi
+ Đề nghị Kiểm sát viên trình bày luận tội, đề nghị luật sư trình bày bài bào chữa, bài
bảo vệ.
+ Điều khiển phần tranh luận, đối đáp….
- Điều khiển phần nghị án, tuyên án tại phiên tòa
2.3. Vai Kiểm sát viên (KSV)
- KSV phải vào vị trí ngồi của mình trước khi HĐXX vào phòng xử án
- Tham gia xét hỏi tại phiên tòa
- Trình bày bản cáo trạng, bản luận tội theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa
- Tham gia đối đáp tại phiên tòa
2.4. Vai diễn Hội thẩm nhân dân
- Chuẩn bị trước các câu hỏi
- Tiến hành hỏi theo sự điều khiển của chủ tọa.
2.5. Vai diễn Luật sư (LS)
- LS phải xuất trình giấy giới thiệu tại bàn thư ký.
- Kiểm tra lại kế hoạch hỏi, luận cứ bào chữa, luận cứ bảo vệ cho thân chủ
- Chuẩn bị ý kiến đối với phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, chuẩn bị trước các tài liệu,
chứng cứ mới (nếu có) để xuất trình trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa.
- Tiến hành hỏi khi được chủ tọa yêu cầu.
- Trình bày luận cứ bào chữa, bảo vệ cho khách hàng khi được chủ tọa yêu cầu.
- Tiến hành tranh tụng, đối đáp với các bên...
2.6. Các vai diễn khác (như bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan...):

5
6

Theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.


3. Đánh giá thực hành diễn án
- Giảng viên hướng dẫn diễn án trực tiếp chấm điểm các vai diễn tại buổi diễn án
dựatrên việc thực hành các vai diễn, tính chất của các vai diễn để cho điểm. Thang
điểm canhất cho phần đóng vai là 4 điểm;đối với học viên không tham gia đóng vai thì
điểm cho phần nhận xét diễn án là 4 điểm. Điểm cho phần bài thu hoạch diễn án là 6
điểm. Tổng điểm cho bài thu hoạch diễn án là 10 điểm.
- Điểm của phần thực tập diễn ánlà trung bình chungcủa 03bài thực hành diễn án.
Lưu ý: Nếu học viên không có mặt tại một trong 04 buổi học thuộc phần thực tập
môn Hình sự phải có đơn xin phép vắng mặt được Học viện Tư pháp chấp nhận, học
viên sẽ được đăng kí xếp tham gia buổi thực hành với lớp khác.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép bài của nhau và từ các bài khoá trước (nếu
sao chép bị phát hiện sẽ bị trừ điểm theo Quy chế Đào tạo của Học viện Tư pháp).

6
7

HỌC VIỆN TƯ PHÁP


KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN

Môn: Kỹ năng tranh tụng trong vụ án hình sự


Mã số hồ sơ số:…………………………
Diễn lần:…...............................................
Ngày diễn:…….........................................
Giảng viên hướng dẫn:…………………

Họ và tên:……………………
Sinh ngày….tháng….năm….
SBD…….…………………….
Lớp:…….LS Khóa 25 đợt …..tại…….

Hà Nội, ngày…..tháng…..năm

You might also like