You are on page 1of 21

KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

TỔ BỘ MÔN KỸ NĂNG TRANH TỤNG CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ

HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CHUẨN BỊ CHO BUỔI


THỰC HÀNH TÌNH HUỐNG VÀ DIỄN ÁN

HÀ NỘI, THÁNG 9 – 2014


HỌC PHẦN I: LÝ THUYẾT KỸ NĂNG VÀ THỰC HÀNH
TÌNH HUỐNG

Học viên lưu ý:


- Phần chuẩn bị cho việc thực hành tình huống của Học viên được thể hiện dưới
hình thức Bài thu hoạch chuẩn bị thực hành tình huống
- Học viên bắt buộc phải có Bài thu hoạch chuẩn bị thực hành tình huống khi
tham gia các buổi học tình huống trên lớp.
- Giảng viên sẽ thu Bài thu hoạch chuẩn bị thực hành tình huống của Học viên
và chấm điểm theo quy định của Tổ bộ môn.

2
BÀI 1: KỸ NĂNG KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ

Tình huống 1
Thực hành kỹ năng đại diện, xác định các điều kiện khởi kiện vụ án dân sự
(Hồ sơ vụ án dân sự 01/B1-TH1)

1. Yêu cầu chung


- Rèn luyện kỹ năng nhận đại diện của Luật sư khi tham gia tranh tụng các
vụ án dân sự.
- Rèn luyện kỹ năng trao đổi, tiếp xúc với khách hàng để làm rõ hơn nội
dung tranh chấp cũng như yêu cầu khởi kiện của khách hàng trong tranh chấp về
dân sự.
- Rèn luyện kỹ năng kiểm tra điều kiện khởi kiện cho khách hàng trong tranh
chấp về dân sự.
2. Yêu cầu cụ thể
 Học viên nghiên cứu hồ sơ tình huống 01 và thực hiện các công việc sau
(thể hiện trong bài thu hoạch chuẩn bị tình huống):
- Tóm tắt nội dung tranh chấp.
- Xác định sơ bộ những vấn đề cần làm rõ khi trao đổi, tiếp xúc với khách
hàng.
- Xác định các điều kiện khởi kiện của bà Loan.
 Học viên nghiên cứu kỹ quy định của pháp luật về:
- Đại diện và các thủ tục để nhận đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân
sự.
- Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự.
- Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
 Học viên chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến hồ sơ tình huống, đến các vấn
đề đại diện ngoài tố tụng để thảo luận ở lớp.

3
Tình huống 2
Thực hành kỹ năng khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại
(Hồ sơ vụ án kinh doanh thương mại 02/B1-TH2)

1. Yêu cầu chung


- Rèn luyện kỹ năng trao đổi, tiếp xúc với khách hàng để làm rõ hơn nội
dung tranh chấp cũng như yêu cầu khởi kiện của khách hàng trong tranh chấp về
kinh doanh thương mại.
- Rèn luyện kỹ năng kiểm tra điều kiện khởi kiện cho khách hàng trong vụ
án tranh chấp kinh doanh thương mại.
- Rèn luyện kỹ năng soạn thảo đơn khởi kiện và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện vụ
án tranh chấp kinh doanh thương mại.
2. Yêu cầu cụ thể
 Học viên nghiên cứu kỹ hồ sơ tình huống và thực hiện các công việc sau:
- Tóm tắt nội dung tranh chấp.
- Xác định sơ bộ những vấn đề cần làm rõ khi trao đổi, tiếp xúc với khách
hàng là Công ty TNHH Xây dựng và Thương Mại Thể Đào
- Xác định các điều kiện khởi kiện của khách hàng Công ty TNHH Xây dựng
và Thương Mại Thể Đào (quyền khởi kiện; Toà án có thẩm quyền..)
- Nhận xét về Đơn khởi kiện của Công ty TNHH Xây dựng và Thương Mại
Thể Đào và các tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo Đơn khởi kiện
 Học viên nghiên cứu kỹ quy định của pháp luật về:
- Đặc thù của việc khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại.
- Hợp đồng mua bán hàng hoá.
 Học viên thu thập những vụ việc trên thực tế mà Tòa án từ chối thụ lý,
những vướng mắc khi áp dụng pháp luật ở giai đoạn khởi kiện để nêu vấn đề
thảo luận, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho những vụ việc tương tự.

4
Tình huống 3
Thực hành kỹ năng khởi kiện vụ án lao động về chấm dứt hợp đồng lao động
(Hồ sơ vụ án lao động 03/B1-TH3)

1. Yêu cầu chung


- Rèn luyện kỹ năng trao đổi, tiếp xúc với khách hàng để làm rõ hơn nội
dung tranh chấp cũng như yêu cầu khởi kiện của khách hàng trong tranh chấp về
lao động.
- Rèn luyện kỹ năng kiểm tra điều kiện khởi kiện cho khách hàng trong tranh
chấp về lao động.
- Rèn luyện kỹ năng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện cho khách hàng trong vụ án
lao động.
2. Yêu cầu cụ thể
 Học viên nghiên cứu kỹ hồ sơ tình huống 03 và thực hiện các công việc sau:
- Tóm tắt nội dung tranh chấp.
- Xác định sơ bộ những vấn đề cần làm rõ khi trao đổi, tiếp xúc với khách
hàng là ông Phạm Thế Hùng.
- Xác định các điều kiện khởi kiện của khách hàng là ông Phạm Thế Hùng
(quyền khởi kiện; Toà án có thẩm quyền..)
- Soạn thảo Đơn khởi kiện cho ông Hùng theo tình tiết có trong hồ sơ.
- Kiểm tra các giấy tờ, tài liệu trong Hồ sơ đã đủ để phục vụ cho việc khởi
kiện chưa?
 Học viên nghiên cứu kỹ quy định của pháp luật về:
- Đặc thù của việc khởi kiện tranh chấp lao động.
- Hợp đồng lao động và chấm dứt hợp đồng lao động.
 Học viên thu thập những vụ việc trên thực tế mà Tòa án từ chối thụ lý,
những vướng mắc khi áp dụng pháp luật ở giai đoạn khởi kiện để nêu vấn đề
thảo luận, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho những vụ việc tương tự.

5
BÀI 2: KỸ NĂNG THU THẬP, CUNG CẤP CHỨNG CỨ
TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ

Tình huống 1
“Thực hành kỹ năng thu thập, cung cấp chứng cứ”
(Hồ sơ vụ án Hôn nhân gia đình LS.DS-04/B2.TH1)

1. Yêu cầu chung


- Rèn luyện kỹ năng hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ để giao nộp
cho Toà án trong vụ án Hôn nhân gia đình.
- Rèn luyện kỹ năng hướng dẫn khách hàng giao nộp chứng cứ cho Toà án
trong vụ án Hôn nhân gia đình.
- Rèn luyện kỹ năng yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ trong vụ án Hôn nhân
gia đình
2. Yêu cầu cụ thể
 Học viên nghiên cứu kỹ hồ sơ tình huống 04 và thực hiện các công việc sau:
- Tóm tắt nội dung tranh chấp.
- Xác định các chứng cứ cần có trong hồ sơ vụ án để bảo vệ quyền lợi cho
khách hàng.
- Xác định các chứng cứ khách hàng (nguyên đơn/bị đơn) cần thu thập để
giao nộp cho Toà án: chứng cứ về mức độ mâu thuẫn của quan hệ hôn nhân,
về khối tài sản chung vợ chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, các khoản
nợ và vay chung của vợ và chồng, về con chung và điều kiện nuôi con; về
các yêu cầu cụ thể (ly hôn, thỏa thuận tài sản, nuôi con và cấp dưỡng,...)
- Xác định các chứng cứ khách hàng cần yêu cầu Toà án thu thập để bảo vệ
quyền lợi cho mình.
 Học viên nghiên cứu quy định của pháp luật về:
- Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân sự.
- Quan hệ hôn nhân, ly hôn, chia tài sản chung…
 Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến hồ sơ tình huống để thảo luận ở lớp.

6
Tình huống 2
“Thực hành kỹ năng cung cấp, thu thập chứng cứ”
(Hồ sơ vụ án Tranh chấp Hợp đồng vay tài sản LS.DS - 05/B2.TH2)  
1. Yêu cầu chung
- Rèn luyện kỹ năng hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ để giao nộp
cho Toà án trong vụ án dân sự.
- Rèn luyện kỹ năng hướng dẫn khách hàng giao nộp chứng cứ cho Toà án
trong vụ án dân sự
- Rèn luyện kỹ năng hướng dẫn khách hàng yêu cầu Toà án thu thập chứng
cứ trong vụ án dân sự.
2. Yêu cầu cụ thể
 Học viên nghiên cứu kỹ hồ sơ tình huống 05 và thực hiện các công việc sau:
- Tóm tắt nội dung tranh chấp
- Xác định các chứng cứ cần có trong hồ sơ vụ án để bảo vệ quyền lợi cho
nguyên đơn và bị đơn.
- Xác định các chứng cứ khách hàng (nguyên đơn/bị đơn) cần giao nộp bổ
sung cho Toà án: chứng cứ về xác lập quan hệ vay tài sản giữa bà Tuyết, bà
Hoa; chứng cứ về quá trình thực hiện hợp đồng và sự vi phạm nghĩa vụ
giữa các bên; chứng cứ xác định trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng
(thời gian phát sinh nghĩa vụ, trả nợ gốc, trả tiền lãi trong hạn, trả tiền lãi
quá hạn, phạt hợp đồng, ..)
- Xác định các chứng cứ bà Tuyết, bà Hoa cần yêu cầu Toà án thu thập.
 Học viên nghiên cứu quy định của pháp luật về:
- Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân sự.
- Hợp đồng vay tài sản
 Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến hồ sơ tình huống để thảo luận ở lớp

7
BÀI 3: KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ, ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG
CHỨNG CỨ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ

Tình huống 1
Thực hành kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án
dân sự
(Hồ sơ vụ án dân sự LS.DS - 06/B3.TH1)

1. Yêu cầu chung


- Rèn luyện kỹ năng của Luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự,
- Rèn luyện kỹ năng của Luật sư khi đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án
dân sự để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ.
2. Yêu cầu cụ thể
 Học viên nghiên cứu kỹ hồ sơ tình huống 06 và thực hiện các công việc sau:
- Tóm tắt nội dung tranh chấp.
- Nghiên cứu các vấn đề về tố tụng: quyền khởi kiện, thời hiệu khởi kiện,
thẩm quyền của Toà án... => Tuỳ Luật sư của từng bên để có phương án xử
lý thích hợp
- Nghiên cứu hồ sơ và xác định trọng tâm vấn đề cần chứng minh để bảo vệ
quyền lợi cho nguyên đơn/bị đơn. Trên cơ sở đó xác định các chứng cứ có
lợi cho nguyên đơn/chứng cứ bất lợi cho nguyên đơn; chứng cứ có lợi cho
bị đơn/chứng cứ bất lợi cho bị đơn làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch
hỏi, chuẩn bị luận cứ bảo vệ quyền lợi cho thân chủ.
 Học viên nghiên cứu quy định của pháp luật về:
- Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự.
- Thừa kế (người để lại di sản, di sản thừa kế, diện và hàng thừa kế, thừa kế
theo di chúc, theo pháp luật, phương thức nhận di sản thừa kế, các trường
hợp từ chối và không được nhận di sản thừa kế...)
 Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến hồ sơ tình huống để thảo luận ở lớp

8
Tình huống 2.
Thực hành kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án
kinh doanh thương mại
(Hồ sơ vụ án Kinh doanh thương mại LS.TM-07/B3.TH2)

1. Yêu cầu chung


- Rèn luyện kỹ năng của Luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án kinh doanh thương
mại.
- Rèn luyện kỹ năng của Luật sư khi đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án
kinh doanh thương mại.
2. Yêu cầu cụ thể
 Học viên nghiên cứu kỹ hồ sơ tình huống 07 và thực hiện các công việc sau:
- Tóm tắt nội dung tranh chấp.
- Nghiên cứu các vấn đề về tố tụng (tính hợp lệ của việc khởi kiện, thẩm
quyền, thời hiệu, đánh giá quyết định của Tóa án trong việc áp dụng và huỷ
bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, đánh giá Quyết định tạm đình chỉ giải
quyết vụ án, tư cách đương sự và đại diện cho đương sự tham gia tố tụng
trong vụ án.) => Tuỳ Luật sư của từng bên để có phương án xử lý thích hợp.
- Nghiên cứu hồ sơ và xác định trọng tâm vấn đề cần chứng minh để bảo vệ
quyền lợi cho nguyên đơn/bị đơn. Trên cơ sở đó xác định các chứng cứ có
lợi cho nguyên đơn/chứng cứ bất lợi cho nguyên đơn; chứng cứ có lợi cho
bị đơn/chứng cứ bất lợi cho bị đơn làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch
hỏi, chuẩn bị luận cứ bảo vệ quyền lợi cho thân chủ.
 Học viên nghiên cứu quy định của pháp luật về:
- Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
- Hợp đồng mua bán hàng hóa trong lĩnh vực thương mại (mục đích giao kết
hợp đồng, chủ thể ký kết, tính pháp lý của hợp đồng, nội dung hợp đồng...)
 Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến hồ sơ tình huống để thảo luận ở lớp

9
Tình huống 3.
Thực hành kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án
lao động
(Hồ sơ vụ án lao động LS.LĐ - 08/B3.TH3)
1. Yêu cầu chung
- Rèn luyện kỹ năng của Luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án lao động.
- Rèn luyện kỹ năng của Luật sư khi đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án
lao động.
2. Yêu cầu cụ thể
 Học viên nghiên cứu kỹ hồ sơ tình huống 08 và thực hiện các công việc sau:
- Tóm tắt nội dung tranh chấp.
- Nghiên cứu các vấn đề về tố tụng (thời hiệu khởi kiện, hoà giải tranh chấp
tại cơ sở..) => Tuỳ Luật sư của từng bên để có phương án xử lý thích hợp
- Nghiên cứu hồ sơ và xác định trọng tâm vấn đề cần chứng minh để bảo vệ
quyền lợi cho nguyên đơn/bị đơn. Trên cơ sở đó xác định các chứng cứ có
lợi cho nguyên đơn/chứng cứ bất lợi cho nguyên đơn; chứng cứ có lợi cho
bị đơn/chứng cứ bất lợi cho bị đơn làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch
hỏi, chuẩn bị luận cứ bảo vệ quyền lợi cho thân chủ.
 Học viên nghiên cứu quy định của pháp luật về
- Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
- Kỷ luật lao động và chế tài áp dụng khi quyết định kỷ luật của người sử
dụng lao động trái pháp luật (căn cứ áp dụng hình thức kỷ luật lao động;
thời hiệu xử lý kỷ luật lao động; trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động…)
 Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến hồ sơ tình huống để thảo luận ở lớp

10
Bài 4: KỸ NĂNG CHUẨN BỊ THAM GIA PHIÊN TOÀ DÂN SỰ SƠ THẨM

Tình huống 1.
Thực hành kỹ năng xây dựng phương án hoà giải, tư vấn cho các đương sự
tự hoà giải và tham gia phiên hoà giải
(Hồ sơ vụ án lao động LS.LĐ-09/B4.TH1)
1. Yêu cầu chung
- Rèn luyện kỹ năng xây dựng phương án hoà giải cho khách hàng trước khi
tham gia hoà giải tại Toà án trong vụ án lao động.
- Rèn luyện kỹ năng tham gia buổi hoà giải tại Toà án trong các vụ án lao động.
2. Yêu cầu cụ thể
 Học viên nghiên cứu kỹ hồ sơ tình huống 09 và thực hiện các công việc sau:
- Tóm tắt nội dung tranh chấp.
- Xây dựng phương án hoà giải cho khách hàng với tư cách luật sư của
nguyên đơn và luật sư của bị đơn? Nêu rõ lý do vì sao Luật sư xây dựng
phương án hoà giải đó.
 Học viên nghiên cứu quy định của pháp luật về:
- Hoà giải trong tố tụng dân sự
- Đào tạo cho người lao động và yêu cầu hoàn trả chi phí đào tạo.
 Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến hồ sơ tình huống để thảo luận ở lớp

11
Tình huống 2
Thực hành kỹ năng chuẩn bị bản trình bày, kế hoạch hỏi, bản luận cứ trong
vụ án hôn nhân gia đình
(Hồ sơ vụ án hôn nhân gia đình LS.DS - 04/B4.TH2)

1. Yêu cầu chung


- Rèn luyện kỹ năng chuẩn bị phần trình bày yêu cầu khởi kiện cho
nguyên đơn và chứng cứ chứng minh/quan điểm của bị đơn với yêu cầu khởi
kiện của nguyên đơn và chứng cứ chứng minh trong vụ án Dân sự.
- Rèn luyện kỹ năng xây dựng kế hoạch hỏi trước khi tham gia phiên toà
sơ thẩm trong vụ án Dân sự
- Rèn luyện kỹ năng chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ quyền lợi cho thân chủ
trong vụ án Dân sự.
2. Yêu cầu cụ thể
 Học viên nghiên cứu kỹ hồ sơ tình huống 04 và thực hiện các công việc sau:
- Tóm tắt nội dung tranh chấp
- Chuẩn bị phần trình bày yêu cầu khởi kiện cho nguyên đơn (Chị Oanh) và
chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp/phần
trình bày quan điểm của bị đơn (anh Cường) với yêu cầu khởi kiện của chị
Oanh và chứng cứ chứng minh.
- Xây dựng kế hoạch hỏi trước khi tham gia phiên toà sơ thẩm với tư cách
luật sư của chị Oanh và Luật sư của anh Cường
- Chuẩn bị đề cương bản luận cứ bảo vệ quyền lợi cho chị Oanh và anh
Cường.
 Học viên nghiên cứu quy định của pháp luật về:
- Chuẩn bị xét xử sơ thẩm và phiên toà sơ thẩm
- Quan hệ hôn nhân, chia tài sản khi ly hôn
 Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến hồ sơ tình huống để thảo luận ở lớp

12
BÀI 5: KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ
THAM GIA PHIÊN TÒA DÂN SỰ SƠ THẨM

Tình huống 1
Thực hành kỹ năng tham gia phiên toà sơ thẩm
(Hồ sơ vụ án dân sự LS.DS-10/B5.TH1)
1. Yêu cầu chung
- Rèn luyện kỹ năng xử lý, đề xuất xử lý các vấn đề thường phát sinh tại phiên
tòa và sau phiên tòa dân sự sơ thẩm.
- Rèn luyện kỹ năng trình bày yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và chứng cứ
chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp/kỹ năng trình bày ý kiến
của bị đơn với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yên cầu phản tố, đề nghị của bị đơn
và chứng cứ chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp.
- Rèn luyện kỹ năng hỏi của luật sư tại phiên toà dân sự sơ thẩm.
- Rèn luyện kỹ năng tranh luận bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tại phiên toà
dân sự sơ thẩm.
2. Yêu cầu cụ thể
 Học viên nghiên cứu kỹ hồ sơ tình huống 10 và thực hiện các công việc sau:
- Tóm tắt nội dung tranh chấp;
- Chuẩn bị phần trình bày yêu cầu khởi kiện cho nguyên đơn và chứng cứ
chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp/phần trình bày
ý kiến của bị đơn với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và chứng cứ chứng
minh;
- Chuẩn bị cho việc thực hành kỹ năng hỏi tại phiên toà sơ thẩm: xây dựng kế
hoạch hỏi với tư cách luật sư của nguyên đơn và bị đơn;
- Chuẩn bị cho việc thực hành kỹ năng tranh luận tại phiên toà sơ thẩm:
chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn, bị đơn; chuẩn bị
phương án đối đáp - tranh luận.
 Học viên nghiên cứu quy định của pháp luật về:
- Phiên toà sơ thẩm
- Tranh chấp quyền sử dụng đất
 Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến hồ sơ tình huống để thảo luận ở lớp

Tình huống 2

13
Thực hành kỹ năng tham gia phiên toà sơ thẩm
(Hồ sơ vụ án kinh doanh thương mại LS.TM-11/B5.TH2)
1. Yêu cầu chung
- Rèn luyện kỹ năng xử lý, đề xuất xử lý các vấn đề thường phát sinh tại phiên
tòa và sau phiên tòa kinh doanh thương mại sơ thẩm.
- Rèn luyện kỹ năng trình bày yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và chứng cứ
chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp/kỹ năng trình bày ý kiến
của bị đơn với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yên cầu phản tố, đề nghị của bị đơn
và chứng cứ chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp.
- Rèn luyện kỹ năng hỏi của luật sư tại phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án kinh
doanh thương mại.
- Rèn luyện kỹ năng tranh luận bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tại phiên toà
xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại.
2. Yêu cầu cụ thể
 Học viên nghiên cứu kỹ hồ sơ tình huống 11 và thực hiện các công việc sau:
- Tóm tắt nội dung tranh chấp;
- Chuẩn bị phần trình bày trong thủ tục hỏi:
 Yêu cầu khởi kiện cho NĐ (Công ty Sơn Dẻo Nhiệt Synthetic) và chứng
cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;
 Ý kiến của BĐ (Công ty cổ phần vận tải và xây dựng công trình) với yêu
cầu khởi kiện của nguyên đơn; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn và
chứng cứ chứng minh cho đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp;
 Ý kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Công ty TNHH 1
thành viên Vận tải và Xây dựng) đối với yêu cầu, đề nghị của NĐ, BĐ;
yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và chứng
cứ để chứng minh cho đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp.
- Chuẩn bị cho việc thực hành kỹ năng hỏi: xây dựng kế hoạch hỏi với tư
cách Luật sư của nguyên đơn, Luật sư của bị đơn và Luật sư của người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
- Chuẩn bị cho việc thực hành kỹ năng tranh luận: Chuẩn bị bản luận cứ bảo
vệ quyền lợi cho nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan; Chuẩn bị phương án đối đáp - tranh luận với tư cách Luật sư của
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
 Học viên nghiên cứu quy định của pháp luật về:
- Phiên toà sơ thẩm
- Hợp đồng thầu phụ trong lĩnh vực xây dựng
 Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến hồ sơ tình huống để thảo luận ở lớp.

14
Tình huống 3
Thực hành kỹ năng tham gia phiên toà sơ thẩm
(Hồ sơ vụ án lao động LS.DS -12/B5.TH3)

1. Yêu cầu chung


- Rèn luyện kỹ năng xử lý, đề xuất xử lý các vấn đề thường phát sinh tại phiên
tòa và sau phiên tòa lao động sơ thẩm.
- Rèn luyện kỹ năng trình bày yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và chứng cứ
chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp/kỹ năng trình bày ý kiến
của bị đơn với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yên cầu phản tố, đề nghị của bị đơn
và chứng cứ chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp.
- Rèn luyện kỹ năng hỏi của luật sư tại phiên toà lao động sơ thẩm.
- Rèn luyện kỹ năng tranh luận bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tại phiên toà
lao động sơ thẩm.
2. Yêu cầu cụ thể
 Học viên nghiên cứu kỹ hồ sơ tình huống 12 và thực hiện các công việc sau:
- Tóm tắt nội dung tranh chấp;
- Chuẩn bị phần trình bày:
 Yêu cầu khởi kiện cho nguyên đơn (anh Dũng) và chứng cứ chứng
minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;
 Ý kiến của bị đơn (Công ty TNHH Electric) với yêu cầu khởi kiện
của nguyên đơn; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn và chứng cứ
chứng minh cho đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp;
- Chuẩn bị cho việc thực hành kỹ năng hỏi: xây dựng kế hoạch hỏi với tư
cách Luật sư của nguyên đơn, Luật sư của bị đơn.
- Chuẩn bị cho việc thực hành kỹ năng tranh luận tại phiên toà sơ thẩm:
Chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn, bị đơn; Chuẩn bị
phương án đối đáp - tranh luận với tư cách Luật sư của nguyên đơn, bị đơn.
 Học viên nghiên cứu quy định của pháp luật về:
- Phiên toà sơ thẩm
- Hợp đồng lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và chế tài áp
dụng trong trường hợp việc đơn phương là trái pháp luật.
 Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến hồ sơ tình huống để thảo luận ở lớp.

15
Tình huống 4
Thực hành kỹ năng tham gia phiên toà sơ thẩm
(Hồ sơ vụ án Hôn nhân gia đình LS.DS -13/B5.TH4)

1. Yêu cầu chung


- Rèn luyện kỹ năng xử lý, đề xuất xử lý các vấn đề thường phát sinh tại phiên
tòa và sau phiên tòa hôn nhân gia đình sơ thẩm.
- Rèn luyện kỹ năng trình bày yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và chứng cứ
chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp/kỹ năng trình bày ý kiến
của bị đơn với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yên cầu phản tố, đề nghị của bị đơn
và chứng cứ chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp.
- Rèn luyện kỹ năng hỏi của luật sư tại phiên toà hôn nhân gia đình sơ thẩm.
- Rèn luyện kỹ năng tranh luận bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tại phiên toà
hôn nhân gia đình sơ thẩm.
2. Yêu cầu cụ thể
 Học viên nghiên cứu kỹ hồ sơ tình huống 13 và thực hiện các công việc sau:
- Tóm tắt nội dung tranh chấp
- Chuẩn bị phần trình bày:
 Yêu cầu khởi kiện cho nguyên đơn (chị Ninh Thị Nga) và chứng cứ
chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.
 Ý kiến của bị đơn (anh Trịnh Văn Thiện) với yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn và chứng cứ
chứng minh cho đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp.
- Chuẩn bị cho việc thực hành kỹ năng hỏi: xây dựng kế hoạch hỏi với tư
cách Luật sư của nguyên đơn, Luật sư của bị đơn.
- Chuẩn bị cho việc thực hành kỹ năng tranh luận tại phiên toà sơ thẩm:
 Chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn, bị đơn
 Chuẩn bị phương án đối đáp - tranh luận với tư cách Luật sư của
nguyên đơn, bị đơn.
 Học viên nghiên cứu quy định của pháp luật về:
- Phiên toà sơ thẩm
- Quan hệ hôn nhân, tranh chấp ly hôn, chia tài sản, nuôi con.
 Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến hồ sơ tình huống để thảo luận ở lớp

16
BÀI 6: KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI THAM GIA
GIAI ĐOẠN PHÚC THẨM, GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM VỤ ÁN DS

Tình huống
Thực hành kỹ năng tham gia giai đoạn phúc thẩm
(Hồ sơ kinh doanh thương mại LS.TM - 14/B6.TH)

1. Yêu cầu chung


- Rèn luyện kỹ năng soạn thảo đơn kháng cáo, nộp đơn kháng cáo phúc thẩm
trong vụ án dân sự.
- Rèn luyện kỹ năng chuẩn bị tham gia phiên toà phúc thẩm: kỹ năng nghiên
cứu hồ sơ; kỹ năng chuẩn bị kế hoạch hỏi; kỹ năng chuẩn bị luận cứ bảo vệ quyền lợi
cho thân chủ.
- Rèn luyện kỹ năng của Luật sư khi tham gia phiên tòa phúc thẩm vụ án dân
sự.
2. Yêu cầu cụ thể
 Học viên nghiên cứu kỹ hồ sơ tình huống 14 và thực hiện các công việc sau:
- Tóm tắt nội dung tranh chấp.
- Soạn thảo Đơn kháng cáo cho ông Nguyễn Thế Chính và bà Trịnh Thị Thu
Trang và xác định các tài liệu chứng cứ ông Chính và bà Trang phải nộp bổ
sung kèm theo Đơn kháng cáo để chứng minh cho kháng cáo của mình là có
căn cứ và hợp pháp.
- Chuẩn bị:
 Phần trình bày về nội dung kháng cáo và căn cứ của việc kháng cáo với
tư cách luật sư của ông Chính và bà Trang; phần trình bày ý kiến về nội
dung kháng cáo với tư cách luật sư của các đương sự không kháng cáo
(Điều 271 BLTTDS).
 Kế hoạch hỏi tại phiên toà phúc thẩm;
 Bản luận cứ bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn, bị đơn, người liên quan
tại phiên toà phúc thẩm.
 Học viên nghiên cứu quy định của pháp luật về:
- Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp phúc thẩm.
- Các văn bản pháp luật có liên quan đến hợp đồng tín dụng và việc tính lãi
suất đối với khoản vay của Ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
 Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến hồ sơ tình huống để thảo luận ở lớp

17
BÀI 7: KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ THAM GIA GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

Tình huống
Thực hành kỹ năng tham gia giải quyết việc dân sự
(Hồ sơ yêu cầu tuyên bố một người mất tích LS.DS-15/B7.TH)

1. Yêu cầu chung


- Nắm được đặc trưng của thủ tục giải quyết việc dân sự so với thủ tục giải
quyết vụ án dân sự.
- Rèn luyện kỹ năng của luật sư trong việc tư vấn lựa chọn thủ tục “vụ” hay
“việc” khi tiếp xúc với khách hàng và tư vấn về thủ tục giải quyết.
- Rèn luyện kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết việc dân sự.
2. Yêu cầu cụ thể
 Học viên nghiên cứu kỹ hồ sơ tình huống 15 và thực hiện các công việc sau:
- Tóm tắt nội dung việc dân sự theo hồ sơ
- Xác định các nội dung cần trao đổi với khách hàng để tư vấn về yêu cầu và
thủ tục tố tụng khi tham gia giải quyết việc dân sự;
- Nhận xét về: (i) Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích trong Hồ sơ tình
huống; (ii) Các tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo đơn đã đủ chưa?.
- Chuẩn bị:
+ Phần trình bày tại phiên họp giải quyết yêu cầu tuyên bố người mất tích
với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có yêu cầu
(những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ
của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó:
+ Phần trình bày tại phiên họp giải quyết yêu càu tuyên bố người mất tích
với tư cách luật sư của người có quyền, nghĩa vụ có liên quan (ý kiến về
những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trong việc giải quyết việc dân sự)
 Học viên nghiên cứu quy định của pháp luật:
- Quy định của Pháp luật Tố tụng dân sự về thủ tục giải quyết việc dân sự
nói chung và thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích nói
riêng;
- Quy định của Bộ luật Dân sự về tuyên bố một người mất tích.
 Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến hồ sơ tình huống để thảo luận ở lớp

18
BÀI 8: KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN THI HÀNH ÁN DS
Tình huống
Thực hành kỹ năng của Luật sư tham gia giai đoạn thi hành án dân sự
(Hồ sơ thi hành án kinh doanh thương mại LS.DS-16/B8.TH)

1. Yêu cầu chung


Rèn luyện kỹ năng của Luật sư khi tham gia giai đoạn thi hành án dân sự như
kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ việc; kỹ năng soạn thảo Đơn yêu cầu thi hành án.
2. Yêu cầu đối với học viên
 Học viên nghiên cứu kỹ hồ sơ tình huống 16 và thực hiện các công việc sau:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ việc: xác định thời hiệu yêu cầu thi hành án, thẩm quyền
thi hành án, nội dung yêu cầu thi hành án;
- Soạn thảo Đơn yêu cầu thi hành án và xác định trình tự, thủ tục nộp Đơn yêu
cầu thi hành án;
- Nhận xét, đánh giá trình tự, thủ tục thi hành án của Chấp hành viên, cơ quan thi
hành án, cụ thể:
 Việc thông báo thi hành án;
 Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của chấp hành viên: kế
hoạch cưỡng chế kê biên; ra quyết định kê biên tài sản; thông báo việc kê biên tài sản;
thông báo hoãn kê biên; giao bảo quản tài sản kê biên; thỏa thuận về giá, tổ chức thẩm
định giá, tổ chức bán đấu giá tài sản; việc bán đấu giá tài sản;
 Việc thỏa thuận thi hành án;
 Việc thu phí thi hành án.
- Nêu những công việc mà Luật sư có thể làm nếu phát hiện ra những sai sót
của chấp hành viên, cơ quan thi hành án;
- Nêu đánh giá về khả năng thi hành vụ việc và khả năng thỏa thuận thi hành
án (dưới cả 2 tư cách là người được thi hành án và người phải thi hành án).
 Học viên nghiên cứu quy định của pháp luật về thi hành án dân sự
 Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến hồ sơ tình huống để thảo luận ở lớp

HỌC PHẦN II: DIỄN ÁN, SINH HOẠT NGOẠI KHOÁ

19
THỰC HÀNH DIỄN ÁN
(Hồ sơ tình huống số 10, 11, 12, 13, 17)

1. Yêu cầu chung


Học viên rèn luyện các kỹ năng của luật sư tại phiên toà sơ thẩm
trong vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động.
2. Yêu cầu cụ thể
 Yêu cầu với tất cả học viên
- Học viên nghiên cứu kỹ hồ sơ tình huống 10, 11, 12, 13, 17 và chuẩn bị bài
Thu hoạch diễn án với các nội dung sau:
 Tóm tắt nội dung tranh chấp;
 Phần trình bày yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và chứng cứ chứng
minh/ý kiến của bị đơn với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn;
 Xây dựng kế hoạch hỏi tại phiên toà sơ thẩm;
 Soạn thảo bản luận cứ bảo vệ quyền lợi cho thân chủ.
- Bài thu hoạch diễn án (có thể viết tay hoặc đánh máy) được trình bày trên khổ
giấy A4, tối thiểu là 5 trang.
- Học viên được lựa chọn bảo vệ cho 1 đương sự để chuẩn bị bài Thu hoạch
diễn án.
- Điểm tối đa cho bài Thu hoạch diễn án là 6 điểm.
 Yêu cầu riêng với học viên tham gia các vai diễn
- Các học viên tham gia vai diễn ngoài việc chuẩn bị Bài thu hoạch diễn
án còn phải tự chuẩn bị các tài liệu có liên quan phục vụ cho vai diễn của mình:
 Thư ký phiên toà: chuẩn bị phần phổ biến về Nội quy phiên toà
 Chủ toạ phiên toà: chuẩn bị Kịch bản điều hành phiên toà; Quyết định đưa
vụ án ra xét xử; các câu hỏi để hỏi đương sự.
 Hội thẩm nhân dân: chuẩn bị các câu hỏi để hỏi đương sự
 Luật sư nguyên đơn: chuẩn bị phần trình bày yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn và chứng cứ chứng minh; kế hoạch hỏi; bản luận cứ và các luận điểm
sẽ tranh luận tại phiên toà.
 Luật sư bị đơn: chuẩn bị phần trình bày ý kiến của bị đơn với yêu cầu khởi
kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có) và chứng cứ chứng minh; kế
hoạch hỏi; bản luận cứ và các luận điểm sẽ tranh luận tại phiên toà.
 Luật sư của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: chuẩn bị phần trình bày
ý kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với yêu cầu, đề nghị
của NĐ, BĐ; yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan

20
và chứng cứ để chứng minh cho đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp; kế
hoạch hỏi; bản luận cứ và các luận điểm sẽ tranh luận tại phiên toà.
 Kiểm sát viên: chuẩn bị các câu hỏi để hỏi đương sự; bài phát biểu của KSV
tại phần tranh luận.
- Điểm tối đa cho các vai diễn là 4 điểm
 Yêu cầu với học viên không tham gia vai diễn
- Học viên không tham gia vai diễn sẽ phải viết phần Nhận xét diễn án khi tham
dự buổi diễn án. Yêu cầu với phần Nhận xét diễn án:
 Học viên nhận xét về tất cả các vai diễn nhưng tập trung vào vai diễn Luật

 Nội dung nhận xét: Ngoài việc nhận xét về hành vi, tác phong của các vai
diễn, học viên cần nhận xét sâu về chất lượng diễn (cách đặt câu hỏi; câu trả
lời...). Khi nhận xét vai Luật sư, cần nhận xét đầy đủ các công việc Luật sư
đã thực hiện tại phiên toà (nhận xét về phần trình bày yêu cầu khởi kiện,
phần tham gia hỏi, phần tham gia tranh luận – đối đáp).
 Bản nhận xét diễn án phải viết tay trên khổ giấy A4.
- Điểm tối đa cho phần nhận xét diễn án là 4 điểm

HỌC VIÊN LƯU Ý:


- Bài Thu hoạch diễn án và phần nhận xét (với những học viên không tham
gia vai diễn) sẽ được Giảng viên hướng dẫn diễn án thu ngay sau buổi diễn
án.
- Điểm trung bình chung của 5 lần diễn án tính lấy điểm Học phần 2 môn Kỹ
năng tranh tụng vụ việc dân sự
- Học viên nghỉ học có Đơn xin phép hợp lệ theo quy định của Học viện Tư
pháp được phép diễn lại cùng lớp khác.
- Học viên nghỉ học không hợp lệ 1 buổi diễn án trở lên sẽ phải học lại học
phần diễn án cùng khoá sau.

21

You might also like