You are on page 1of 7

ĐOÀN TN – HỘI SV TRƯỜNG ĐH MỞ HÀ NỘI

BCH LCĐ – LCH KHOA LUẬT


Số: 13/KH-LCĐ-LCH Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2023

KẾ HOẠCH VÀ THỂ LỆ
TỔ CHỨC CUỘC THI PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH LẦN THỨ I NĂM 2023
---&&&---
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Mục đích
- Tạo môi trường và cơ hội để sinh viên có cơ hội để thực hành tranh tụng một
vụ án, tìm hiểu về thủ tục tố tụng.
- Tạo sân chơi bổ ích, rèn luyện chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết cho sinh
viên chuyên ngành Luật;
- Tăng cường giao lưu, đoàn kết giữa sinh viên các lớp, khóa, ngành tạo phong
trào học tập và thi đua sôi nổi lập thành tích trong toàn Khoa.
2. Yêu cầu
- Cuộc thi được triển khai đồng bộ, rộng rãi trong toàn Khoa Luật, được sự hưởng
ứng của đông đảo Đoàn viên - sinh viên;
- Cuộc thi tổ chức đảm bảo thực hành tiết kiệm, hiệu quả.
3. Vấn đề giả định
- BTC sẽ cung cấp vấn đề giả định được sử dụng cho cuộc thi phiên tòa giả định.
- Các sự kiện tạo nên chủ đề tranh luận được bao gồm trong vấn đề giả định.
Không có sự kiện nào khác được đưa ra trừ khi đó là sự suy diễn hợp lý và cần thiết từ
các sự kiện được bao hàm trong vấn đề giả định.
- Bất kỳ yêu cầu làm rõ vấn đề tranh luận nào sẽ được gửi đến BTC trong thời
gian quy định tại kế hoạch.
4. Thành phần đội và trình tự vòng thi nói
4.1. Mỗi đội gồm 4 thành viên, các vai trong phiên tòa sẽ do các đội tự chỉ định
4.2. Trình tự phiên xét xử
4.2.1. Trình tự của phiên xét xử vụ án hình sự như sau:
1. Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa.
2. Thư ký phiên tòa báo cáo với Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của
những người được Tòa án triệu tập hoặc được mời và lý do vắng mặt.
3. Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên tòa
theo giấy triệu tập, giấy mời của Tòa án; kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền và nghĩa vụ
của họ; giải thích cho họ biết về những bản án, quyết định được công bố trên Cổng thông

1
tin điện tử của Tòa án và quyền của họ về việc yêu cầu Tòa án không công bố những
nội dung liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
4. Chủ tọa phiên tòa giới thiệu những người tiến hành tố tụng và hỏi Kiểm sát
viên, những người tham gia tố tụng xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm,
Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa hay không.
5. Chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo đã được giao nhận bản cáo trạng và quyết định
đưa vụ án ra xét xử hay chưa. Bị cáo đã nhận được cáo trạng và quyết định đưa vụ án ra
xét xử.
6. Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng xem có
ai yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra
xem xét hay không.
7. Kiểm sát viên công bố cáo trạng
8. Chủ tọa phiên tòa hỏi các bị cáo về nhân thân, sau đó tuyên bố kết thúc xét hỏi
chuyển sang tranh luận
4.2.2.Trình tự của phiên xét xử vụ án dân sự như sau:
1. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa: Thư ký phiên tòa tiến hành công việc sau đây
trước khi khai mạc phiên tòa: Phổ biến nội quy phiên tòa, kiểm tra sự có mặt, vắng mặt
của người tham gia; nếu vắng mặt phải làm rõ lý do, ổn định trật tự trong phòng xử án.
2. Khai mạc phiên tòa: Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định
đưa vụ án ra xét xử; Thư ký phiên tòa báo cáo sự có mặt, vắng mặt của người tham gia
phiên tòa.
3. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự: Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương
sự có thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án hay không.
4. Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa: Bao gồm trình bày của đương sự, người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, hỏi tại phiên tòa, và tranh luận tại phiên tòa.
5. Kiểm sát viên phát biểu: Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh
luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng
của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong
quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị
án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án.
6. Nghị án: Sau khi kết thúc phần tranh luận, HĐXX vào phòng nghị án để nghị
án; Chỉ có thành viên HĐXX mới có quyền nghị án; Khi nghị án phải có biên bản ghi
lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của hội đồng xét xử. Biên bản phải được các thành
viên HĐXX ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án; Hội đồng xét xử phải thông
báo cho người có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa
ngày, giờ và địa điểm tuyên án. Trường hợp HĐXX đã thực hiện thông báo mà có người

2
tham gia tố tụng vắng mặt vào ngày, giờ và địa điểm tuyên án thì HĐXX vẫn tiến hành
tuyên án theo quy định tại BLTTDS.
7. Tuyên án: Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án với sự có mặt của các đương sự,
đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân khởi kiện. Trường hợp đương sự có mặt tại phiên
tòa nhưng vắng mặt khi tuyên án hoặc vắng mặt trong trường hợp quy định tại khoản 4
Điều 264 của Bộ luật TTDS thì Hội đồng xét xử vẫn tuyên đọc bản án. Khi tuyên án,
mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý
của chủ tọa phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử
tuyên đọc bản án và có thể giải thích thêm về việc thi hành bản án và quyền kháng cáo.
4.3. Phong cách người tham gia và người tiến hành tố tụng phải được thể hiện
bởi người nói trong suốt buổi trình bày.Việc liên lạc giữa các thành viên trong đội tại
bàn luật sư được thực hiện bằng cách viết để tránh gây sao nhãng.
4.4. Đội tham gia và khán giả không được gây tiếng ồn hoặc bất kỳ hình thức
hành vi không phù hợp làm sao nhãng phiên tòa đang tiến hành. Các thành viên đang
thi sẽ không được phép giao tiếp với khán giả ( bao gồm cả thành viên nói và thành viên
đóng vai trò nghiên cứu), hoặc với bất kỳ người nào khác bên ngoài. Các đội được phép
mang tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật nhưng không được phép sử dụng bất kỳ
phương tiện điện tử nào trong quá trình thi.
II. ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ VÀ CÁCH THỨC ĐĂNG KÝ
1. Đối tượng tham dự
Đối tượng tham dự cuộc thi: Sinh viên hệ chính quy, song bằng đang học tập tại
Khoa Luật, Trường Đại học Mở Hà Nội có hiểu biết xã hội và pháp lý, không thuộc các
trường hợp:
- Sinh viên đang thuộc diện bảo lưu kết quả học tập, đang chấp hành bất kỳ hình
thức kỷ luật nào hoặc bị cảnh báo học tập học kì gần nhất;
- Sinh viên chưa làm thủ tục xét tốt nghiệp tính đến ngày 20/10/2023.
2. Cách thức đăng ký
- Sinh viên đăng ký dự thi theo đội gồm 4 thành viên
- Hình thức, địa điểm: Đăng ký trực tuyến qua Google Form tại link:
https://forms.gle/UtSQH5CGENPYFBJt6
- Hạn cuối nhận danh sách đăng ký: 17h00 ngày 18/11/2023
III. NỘI DUNG, THỜI GIAN TỔ CHỨC
1. Các vòng thi
Cuộc thi sẽ diễn ra với 3 vòng thi: vòng loại, vòng bán kết và chung kết.
1.1. Vòng loại
1.1.1. Thời gian: 09h00 ngày 19 tháng 11 năm 2023
3
1.1.2. Đối tượng: Tất cả thí sinh đăng ký tham dự cuộc thi tại Vòng sơ loại.
1.1.3. Nội dung: BTC sẽ tiến hành phỏng vấn các thí sinh đăng ký tham gia cuộc
thi
1.1.4. Hình thức: Trực tiếp
1.1.5. Địa điểm: Khu giảng đường Khoa Luật – Trường Đại học Mở Hà Nội.
1.2. Vòng Bán kết
1.2.1. Thời gian: Dự kiến ngày 05 tháng 12 năm 2023
1.2.2. Đối tượng: Căn cứ kết quả Vòng loại, 06 đội thi có kết quả cao nhất được
chọn vào Vòng bán kết của cuộc thi và được chia ngẫu nhiên thành các vai trò trong 1
phiên toà
1.2.3. Nội dung:
- Vai trò của mỗi đội trong từng phiên tòa sẽ được phân định bằng hình thức bốc
thăm các đội bởi ban tổ chức tại các vòng thi. Trong một phiên tòa có các thành viên
được phân công
+ Hội đồng xét xử: Gồm có chủ tọa phiên tòa, hội thẩm nhân dân.
+ Nguyên đơn: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, nguyên
đơn.
+ Bị đơn: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, bị đơn.
- Các đội có quyền thay đổi vai trò của thành viên trong nhóm theo phiên tòa
nhưng phải đăng ký trước với BTC.
- Vòng Bán kết được tổ chức như một buổi tranh tụng thực tế, sẽ không có bất kỳ
một kịch bản nào được đưa ra. Kết quả của phiên tòa hoàn toàn dựa vào sự thể hiện của
các bên, cách cả nhóm làm việc và phối hợp với nhau từ người tranh tụng cho đến các
thành viên trong đội.
- Ban tổ chức sẽ công bố hồ sơ vụ án trước Vòng bán kết 1 tuần để thí sinh nghiên
cứu và chuẩn bị.
1.2.4. Hình thức, địa điểm: Trực tiếp tại phòng 4.3, khu giảng đường Khoa Luật
– Trường Đại học Mở Hà Nội (193 Phố Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội)
1.3. Vòng Chung kết
1.3.1. Thời gian: Dự kiến ngày 15 tháng 12 năm 2023
1.3.2. Đối tượng: Ba đội được xếp hạng cao nhất tại vòng bán kết sẽ được chọn
vào vòng chung kết
1.3.3. Nội dung:
- Vai trò của mỗi đội trong từng phiên tòa sẽ được phân định bằng hình thức bốc
thăm các đội bởi ban tổ chức tại các vòng thi. Trong một phiên tòa có các thành viên
được phân công
+ Hội đồng xét xử: Gồm có chủ tọa phiên tòa, hội thẩm nhân dân.
+ Viện kiểm sát: Kiểm sát viên.

4
+ Bị cáo: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo, bị cáo
- Các đội có quyền thay đổi vai trò của thành viên trong nhóm theo phiên tòa
nhưng phải đăng ký trước với BTC.
- Vòng chung kết được tổ chức như một buổi tranh tụng thực tế, sẽ không có bất
kỳ một kịch bản nào được đưa ra. Kết quả của phiên tòa hoàn toàn dựa vào sự thể hiện
của các bên, cách cả nhóm làm việc và phối hợp với nhau từ người tranh tụng cho đến
các thành viên trong đội.
- Ban tổ chức sẽ công bố hồ sơ vụ án trước Vòng chung kết 1 tuần để thí sinh
nghiên cứu và chuẩn bị.
1.3.4. Hình thức, địa điểm: Trực tiếp tại phòng 4.3, khu giảng đường Khoa Luật
– Trường Đại học Mở Hà Nội (193 Phố Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội).
IV. LỊCH TRÌNH CHI TIẾT CUỘC THI
STT NỘI DUNG THỜI GIAN THỰC HIỆN
1 Phát động cuộc thi 14/11/2023 Ban tổ chức
Hạn cuối đến
2 Tiếp nhận đơn đăng ký 17h00 ngày Ban tổ chức
18/11/2023
3 Tổ chức thực hiện Vòng loại 19/11/2023 Thí sinh
4 Thông báo kết quả Vòng loại 20/11/2023 Ban tổ chức
5 Cung cấp đề bài Vòng bán kết 27/11/2023 Ban tổ chức
6 Tổ chức Vòng bán kết 05/12/2023 Ban tổ chức & thí sinh
Thông báo kết quả Vòng bán
7 06/12/2023 Ban tổ chức
kết
Cung cấp đề bài Vòng chung
8 08/12/2023 Ban tổ chức
kết
9 Tổ chức Vòng chung kết 15/12/2023 Ban tổ chức & thí sinh
V. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG
1.1. Giải tập thể
- 01 Giải Nhất: Đội thi có điểm cao nhất tại Vòng chung kết: 800.000đ + Giấy
chứng nhận
- 01 Giải Nhì: Đội thi có điểm xếp thứ hai tại Vòng chung kết: 600.000đ + Giấy
chứng nhận
- 01 Giải Ba: Đội thi còn lại tại Vòng chung kết: 400.000đ + Giấy chứng nhận
1.2. Giải cá nhân
- 01 Giải ấn tượng: Thí sinh có thành tích tốt nhất trong cuộc thi do Ban tổ chức
và Ban giám khảo bình chọn: 300.000đ + Giấy chứng nhận
VI. BAN GIÁM KHẢO VÀ CỐ VẤN CUỘC THI

5
Ban giám khảo và cố vấn cho cuộc thi bao gồm các thành phần:
- Đại diện Chi ủy – Ban lãnh đạo Khoa Luật;
- Đại diện Ban chấp hành Liên chi Đoàn – Liên chi Hội Khoa Luật;
- Đại diện lãnh đạo các Tổ bộ môn trong Khoa Luật;
- Giảng viên thỉnh giảng và các Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên người có
chuyên môn về lĩnh vực tố tụng.
VII. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA THÍ SINH THAM DỰ CUỘC THI
- Tất cả các thí sinh tham dự cuộc thi từ vòng loại sẽ được nhận Giấy chứng nhận
đã tham gia cuộc thi. Các giải thưởng sẽ có “Giấy chứng nhận giải thưởng” và phần
thưởng của Khoa Luật - Trường Đại học Mở Hà Nội;
- Liên chi Đoàn – Liên chi Hội Khoa Luật sẽ xem xét đề xuất các cấp khen thưởng
cho những sinh viên đạt thành tích tốt trong cuộc thi và có đóng góp cho công tác Đoàn
- Hội của Khoa, Nhà trường;
- Thí sinh tham gia dự thi phải có trách nhiệm tuân thủ theo Thể lệ của Cuộc thi
và các Quy định của Ban tổ chức. Trong trường hợp thí sinh vi phạm Thể lệ hoặc các
Quy định khác, Ban tổ chức sẽ xem xét, tùy theo mức độ vi phạm để đề xuất mức kỷ
luật tới Hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật các cấp trong Nhà trường.
VIII. MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC
- Về phát ngôn và hành vi bị cấm trong cuộc thi: Chỉ thành viên Ban tổ chức
mới có quyền phát ngôn về thông tin cuộc thi trên mạng xã hội hoặc cung cấp cho các
bên có liên quan; Thí sinh tham dự cuộc thi tuyệt đối không được thực hiện các hành vi
bị nghiêm cấm về an ninh mạng (Điều 8 Luật an ninh mạng) và các quy định khác khi
bày tỏ quan điểm trước, trong và sau về các chủ đề của cuộc thi.
- Về quyền sử dụng hình ảnh: Ban tổ chức có toàn quyền sử dụng hình ảnh của
các thí sinh tham dự nhằm mục đích truyền thông, quảng bá cho cuộc thi, cho Khoa Luật
và Trường Đại học Mở Hà Nội.
IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban chấp hành Liên chi Đoàn – Liên chi Hội Khoa Luật
- Xây dựng kế hoạch và thể lệ tổ chức Cuộc thi “Phiên tòa giả định”:
- Đề xuất Ban lãnh đạo Khoa ra quyết định thành lập Ban tổ chức cuộc thi;
- Tham gia tổ chức và điều hành cuộc thi theo đúng kế hoạch, thể lệ đề ra.
2. Ban chấp hành các Chi đoàn – Chi hội
- Thông báo, phổ biến cuộc thi đến toàn thể đoàn viên – sinh viên của Chi đoàn
– Chi hội mình được biết và hiểu rõ về cuộc thi.

6
- Báo cáo với giáo viên chủ nhiệm để tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh tham gia
cuộc thi.
- Khuyến khích đoàn viên tham gia cuộc thi, tham gia cổ vũ các đội thi khi cuộc
thi diễn ra.
3. Các câu lạc bộ trực thuộc Liên chi Đoàn – Liên chi Hội Khoa Luật
- Phổ biến cuộc thi cho toàn bộ thành viên Câu lạc bộ được biết và hiểu rõ về
cuộc thi.
- Khuyến khích thành viên Câu lạc bộ tham gia cuộc thi, tham gia cổ vũ các đội
thi khi cuộc thi diễn ra
- Hỗ trợ truyền thông, nhân lực cho cuộc thi khi có yêu cầu từ phía Ban tổ chức.
Thông tin liên hệ cuộc thi:
- Đồng chí: Vũ Thị Thúy – Phó Bí thư Liên chi Đoàn, Liên chi Hội Trưởng Liên
chi Hội Khoa Luật
Điện thoại: 0964 861 605 Email: dtnkhoaluat@hou.edu.vn
- Đồng chí: Vũ Minh Quân – Uỷ viên, Trưởng ban học thuật Ban chấp hành
Liên chi Đoàn Khoa Luật
Điện thoại: 0858 254 882 Email: dtnkhoaluat@hou.edu.vn

BAN LÃNH ĐẠO KHOA TM. BCH LIÊN CHI ĐOÀN TM. BCH LIÊN CHI HỘI
PHÓ TRƯỞNG KHOA BÍ THƯ LIÊN CHI HỘI TRƯỞNG

TS. Hồ Ngọc Hiển Thiều Cẩm Sơn Vũ Thị Thúy

- BCH Đoàn TN, Hội SV (Để b/c);


- Chi ủy, BLĐ Khoa (Để b/c);
- BCH Chi đoàn, Chi hội (Để t/h);
- Lưu VP.

You might also like