You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ



BÀI THẢO LUẬN NHÓM MÔN KỸ NĂNG TRANH TỤNG


CHỦ ĐỀ: QUYỀN TRANH TỤNG
LỚP: HS43A.1- NHÓM 06
Người hướng dẫn: Nguyễn Hữu Thế Trạch

STT HỌ VÀ TÊN MSSV

1 NGUYỄN TIẾN DŨNG 1853801013027

2 LÊ THỊ THÚY DUYÊN 1853801013032


3 ĐẶNG THỊ NGỌC HẢI 1853801013043
4 NGUYỄN VÕ GIA HÂN 1853801013045
5 TRẦN THỊ HẰNG 1853801013046
6 PHẠM THỊ HỒNG HẠNH 1853801013048
7 LÊ THỊ HIỀN 1853801013052
8 NGUYỄN THỊ HÓA 1853801013060
9 CÙ VĂN HÒA 1853801013061
10 HUỲNH NHẬT LONG 1853801013107

1
1.3. Thời điểm kết thúc của tranh tụng là thời điểm nào?

Thời điểm kết thúc của tranh tụng là thời điểm khi bản án có hiệu lực pháp luật. giới hạn
của việc tranh tụng trong tố tụng hình sự bắt đầu từ khi Tòa án thụ lý đơn khởi kiện vụ án
và kết thúc khi bản án xét xử của Tòa có hiệu lực pháp luật. Việc giải quyết vụ án hình sự
trong tố tụng hình sự được quy định với nguyên tắc hai cấp. Cho nên, mặc dù tranh tụng
trong tố tụng hình sự được kết thúc khi Tòa án ra quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám
đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sư nhưng tập trung nhất là ở các giai đoạn: chuẩn bị xét xử;
xét xử sơ thẩm; xét xử phúc thẩm vụ án hình sự. Bởi lẽ, giai đoạn giám đốc thẩm và tái
thẩm chỉ là những thủ tục đặc biệt, Tòa án xét xử thông qua các tài liệu có trong hồ sơ vụ
án, nếu quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm hủy một phần hoặc toàn bộ bản án của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại thì lại bắt đầu một quá trình tranh tụng mới.

1.4 Việc ghi âm, ghi hình được áp dụng trong quá trình điều tra (hỏi cung) như thế
nào?

Các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động ghi âm, ghi hình có âm thanh khi hỏi
cung bị can trong các vụ án Hình sự: Khoản 6, Điều 183 Bộ luật Tố tụng Hình sự; Thông
tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP ngày 01/02/2018 hướng
dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều
tra, truy tố, xét xử; Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội; Quyết
định số 264/QĐ-VKSTC ngày 21/7/2020 của Viện KSNDTC ban hành quy định Quy
trình tạm thời kiểm sát việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can, lấy lời
khai trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố

Về nguyên tắc thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy
tố, xét xử; được quy định ở Điều 3 Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-
VKSNDTC-TANDTC-BQP ngày 01/02/2018.

1. Việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh phải đảm bảo tính khách quan, minh bạch,
nguyên vẹn của dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình

2
có âm thanh là một bộ phận của hồ sơ vụ án hình sự được sử dụng, bảo quản, lưu trữ theo
quy định của pháp luật về sử dụng, bảo quản và lưu trữ hồ sơ vụ án hình sự.

2. Việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ, kết quả ghi âm
hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử phải tuân thủ các quy
định của Bộ luật Tố tụng hình sự và theo đúng trình tự, thủ tục hướng dẫn tại Thông tư
liên tịch này.

3. Bảo đảm tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng được quy
định trong Bộ luật Tố tụng hình sự.

Các bước thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can:

Bước 1: Trước khi thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh, giữa Điều tra viên, Kiểm
sát viên phải có sự trao đổi bàn bạc kỹ, xây dựng được đề cương, cũng như dự kiến các
câu hỏi, nhất là các trường hợp bị can thực hiện hành vi phạm tội sử dụng công nghệ cao,
giỏi máy tính, hay các phương tiện điện tử hiện đại thì sự chuẩn bị càng phải chu đáo, cẩn
thận hơn, bởi với loại tội phạm này khi được tiếp cận máy tính (Phương tiện phạm tội),
nếu không cẩn thận sẽ là cơ hội cho đối tượng tiếp cận để xóa hoặc tiêu hủy các chứng cứ
trên không gian mạng, như xóa hoặc khóa các tài khoản, liên hệ với các tài khoản đồng
phạm khác để thông tin về việc bị bắt….

- Do hiện nay cán bộ chuyên môn về công tác ghi âm, ghi hình có âm thanh chưa được
đào tạo, bố trí hay tập huấn, nên trước khi thực hiện việc ghi âm, ghi hình Kiểm sát viên,
Điều tra viên đều phải báo cáo lãnh đạo hai đơn vị về việc đề xuất cán bộ thực hiện việc
ghi âm, ghi hình có âm thanh, tiêu chí đặt ra là cán bộ thực hiện phải tuân thủ tính bí mật,
có các kỹ năng, thao tác cơ bản về công nghệ thông tin, biết cách bố trí, sắp xếp để buổi
ghi âm, ghi hình rõ nét, đạt chất lượng.

Bước 2: Tiến hành việc ghi âm, ghi hình có âm thanh:

- Việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh phải bảo đảm nguyên tắc khách quan, minh
bạch, nguyên vẹn của dữ liệu. Lưu ý những trường hợp ghi âm, ghi hình có âm thanh đối
với bị can sử dụng công nghệ cao vào việc phạm tội, thì hoạt động này gần như ghi chép
lại (Như thực nghiệm điều tra) vì để cho bị can thực hiện lại diễn biến hành vi phạm tội
trên máy tính, nên Kiểm sát viên, Điều tra viên vừa phải tập trung cao độ, vừa hỏi vừa

3
phải dõi theo quá trình thao tác của bị can để đảm bảo việc ghi âm, ghi hình đạt chất
lượng theo yêu cầu đặt ra.

- Xác định rõ, dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là một nguồn chứng cứ trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự . Vì vây, việc bảo quản, lưu trữ, sử dụng phải tuân theo
đúng quy định tại khoản 5, Điều 107 BLTTHS năm 2015: “.... dữ liệu điện tử được bảo
quản như vật chứng theo quy định của Bộ luật này. Khi xuất trình chứng cứ là dữ liệu
điện tử phải kèm theo phương tiện lưu trữ dữ liệu hoặc bản sao dữ liệu điện tử“.

- Khi thực hiện xong việc ghi âm, ghi hình có âm thanh sẽ tiến hành sao lưu vào USB,
đĩa…, việc sao lưu được lập thành biên bản có đầy đủ thành phần tham gia, trong đó ghi
rõ thời gian bắt đầu, kết thúc, dung lượng, tóm tắt về nội dung, địa điểm thực hiện… và
tiến hành niêm phong theo quy định. Sau khi thực hiện sao chép xong sẽ tiến hành xóa bỏ
sạch File được lưu trên điện thoại đã dùng để ghi âm, ghi hình có âm thanh dưới sự
chứng kiến đầy đủ của các thành phần tham gia nhằm đảm bảo tính bí mật của tài liệu.
Tránh việc tự ý chỉnh sửa, cắt, ghép, giả mạo, làm sai lệch dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình
có âm thanh; sao chép, phát tán, sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, làm
lộ, lọt thông tin hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp, uy tín, danh dự của cơ
quan, tổ chức, cá nhân.

Bước 3: Lưu trữ, trích xuất dữ liệu phục vụ cho việc giải quyết vụ án:

- Các vụ án có chứng cứ là các File tài liệu ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hỏi cung
bị can (Kèm theo hồ sơ vụ án hoặc được lưu trữ trên máy tính) đều được Lãnh đạo phụ
trách kiểm tra, rà soát kỹ, như việc lập biên bản niêm phong đưa

You might also like