You are on page 1of 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VĂN BẢN TRÌNH BÀY QUAN ĐIỂM BẢO VỆ NGƯỜI CÓ QUYỀN LỢI VÀ
NGHĨA VỤ LIÊN QUAN

(Trong vụ án hành chính)

Kính thưa: Hội đồng xét xử.

Tôi tên là: Luật sư Ngô Đức Nhật thuộc Công ty Luật TNHH NHÓM , Đoàn
luật sư thành phố Hà Nội. Tôi có mặt tại phiên tòa hôm nay với tư cách là Người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Hoàng Thị Nhân là người khởi kiện trong vụ án
hành chính số 08/2018/TLST-HC khởi kiện “Khiếu kiện quyết định xử phạt hành
chính”.

Trước hết, tôi xin tóm lược quá trình xảy ra vụ việc như sau:

Ngày 11/11/2017, Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra cơ sở mộc Thái Sơn do bà
Hoàng Thị Nhân làm chủ cơ sở, tại buổi kiểm tra đã tiến hành kiểm tra về thủ tục
hành chính và hiện trạng hoạt động trong đó có trưng cầu Trung tâm quan trắc kỹ
thuật tài nguyên và môi trường tỉnh B thu mẫu bụi, tiếng ồn tại vị trí được thể iện tại
Biên bản thu mẫu số …Ngày 15/11/2017, Trung tâm quan trắc kỹ thuật tài nguyên và
môi trường tỉnh B ban hành Kết quả phân tích số MS 031041-0106.

Ngày 15/01/2018 Đội quản lý trật tự đô thị tiến hành lập biên bản vi phạm
hành chính số trong lĩnh vực bảo vệ môi trường số 01/BB-VPHC

Ngày 27/01/2018, Phó chủ tịch UBND thành phố A đã ban hành quyết định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về bảo vệ môi trường số 44/QĐ-XPHC.

Không đồng ý với Quyết định số 44/QĐ-XPHC bà Hoàng Thị Nhân đã khởi
kiện Quyết định hành chính nêu trên, đưa ra yêu cầu khởi kiện:

1
- Hủy bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về bảo vệ môi
trường số 44/QĐ-XPHC ngày 27/01/2018.

Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án cùng với quá trình trình bày và hỏi tại phiên tòa
ngày hôm nay thấy rằng yêu cầu khởi kiện của bà Hoàng Thị Nhân là có căn cứ,
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về bảo vệ môi trường số
44/QĐ-XPHC ngày 27/01/2018 của PCT UBND thành phố A (sau đây gọi là Quyết
định số 44/QĐ-XPHC) được ban hành bất hợp pháp bởi các lẽ sau:

1. Về thẩm quyền ban hành Quyết định số 44/QĐ-XPHC

Quyết định hành chính nêu trên đã được ban hành trái thẩm quyền. Nội dung
quyết định thể hiện Người ra quyết định xử phạt hành chính là Phó chủ tịch UBND
thành phố A – Ông Đặng Văn Phát tuy nhiên tại căn cứ của quyết định đã không thể
hiện được Ông Phó chủ tịch đã được Chủ tịch UBND thành phố A giao quyền xử
phạt. Tại phiên tòa ngày hôm nay bên người bị kiện cũng không cung cấp được
chứng cứ chứng minh Phó chủ tịch UBND TP A đã được giao quyền xử phạt.

Việc không có biên bản giao quyền đã vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 51
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bởi Khoản 28 Điều 1 Luật xử lý vi
phạm hành chính 2020: “Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện
thường xuyên hoặc theo vụ việc, đồng thời với việc giao quyền áp dụng biện pháp
ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6
và 7 Điều 119 của Luật này. Việc giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định,
trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.”

2. Về thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính và trình tự, thủ tục ban
hành Quyết định số 44/QĐ-XPHC

Quá trình ban hành Quyết định số 44/QĐ-XPHC đã vi phạm nghiêm trọng
trình tự thủ tục theo quy định.

Thứ nhất, Về thời hạn lập Biên bản vi phạm hành chính

2
Theo Biên bản kiểm tra do Đoàn kiểm tra lập ngày 11/11/2017, Đoàn kiểm tra
đã tiến hành thu mẫu.Ngày 15/11/2017 có kết quả phân tích mẫu của Trung tâm quan
trắc và kỹthuật tài nguyên môi trường tỉnh B. Tuy nhiên, đến ngày 14/01/2018, Đội
quản lý trật tự đô thị TP mới lập Biên bản vi phạm hành chính là đã 60 ngày từ ngày
có kết quả phân tích mẫu. Việc chậm lập biên bản VPHC với thời gian như trên là vi
phạm quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Thứ hai, Về trình tự thủ tục ban hành quyết định

Quyết định số 44 ngày 27/01/2018 căn cứ trên Biên bản vi phạm hành
chính ngày 14/01/2018, tuy nhiên việc lập Biên bản vi phạm hành chính ngày
14/01/2018 chưa đảm bảo về trình tự, thủ tục theo quy định tại khỏan 2 Điều 58 Luật
LVPHC.

3. Về nội dung của Quyết định số 44/QĐ-XPHC

Việc xử lý vi phạm của bà Nhân hoàn toàn phải dựa trên kếtquả phân tích mẫu.
Tuy nhiên, như đã phân tích, trong biên bản vi phạm hànhchính ngày 14/01/2018
không nêu được việc xác định hành vi vi phạm căn cứtrên kết quả phân tích nào,
vì vậy biên bản vi phạm hành chính ngày14/01/2018 không có giá trị làm
căn cứ để ra quyết định xử phạt theo Điều 59Luật xử lý vi phạm hành chính. Phía
người bị kiện cho rằng có hành vi gây tiếng ồn, thải bụi vượt quá quychuẩn dựa trên
kết quả lấy mẫu ngày 11/11/2017 do Trung tâm quan trắc vàkỹ thuật tài nguyên môi
trường tỉnh B thực hiện. Tuy nhiên tại Biên bản làm việc cũng như Biên bản thu mẫu
ngày 11/11/2017 chỉ nêu chung chung vị trí lấy mẫu là trước cơ sở, trước nhà… mà
không nêu rõ tọa độ. Do đó, việc lấymẫu không được bảo đảm là đã được thực hiện
đúng quy định tại điểm ckhoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2011/TT-BTNMT:

“- Vị trí lựa chọn phải đặc trưng cho khu vực cần quan trắc (phải có toạ độxác
định);

- Tránh các vật cản gây phản xạ âm;

3
- Tránh các nguồn gây nhiễu nhân tạo: tiếng nhạc, tiếng va đập của kim
loại,trẻ em nô đùa...;

- Chọn vị trí đo sao cho có sự truyền âm ổn định nhất với thành phần gió
thổikhông đổi từ nguồn đến vị trí đo”.

Bên cạnh đó, Biên bản kiểm tra ngày 11/01/2018 với thành phần đoàn kiểm tra
gồm 04 người là chuyên viên phòng tài nguyên và môi trường TP, chuyên viên Đội
quản lý trật tự đô thị TP, cán bộ phường Tân Hội và bảo vệ dân phòng khóm Tân An
có kết quả đo hoàn toàn ngược lại. Trước đó, Đoàn kiểm tra liên ngành cũng đã kiểm
tra và kết luận không có bụi phát tán ra xung quanh, đo độ ồn không vượt quá tiêu
chuẩn quy định theo Biên bản ngày11/04/2017.

Hơn nữa, phía người khởi kiện cũng đã cung cấp Phiếu kết quả thử nghiệm và
Báo cáo kết quả phân tích ngày 20/05/2018 do Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học
và công nghệ thực hiện cho thấy tại cơ sở mộc Thái Sơn các chỉ tiêu tiếng ồn, bụi đều
đạt so với tiêu chuẩn cho phép. Điều đó cho thấy việc lấy mẫu ngày 11/11/2017 được
thực hiện không đúng quy định dẫn đến kết quả có sai sót, không thể làm căn cứ để ra
quyết định xử phạt đối với bà Nhân.

Mặt khác, việc áp dụng mức phạt 4.000.000đ đối với hành vi không thực
hiệnnội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường của là không phù hợp. Theođiểm a
khoản 2 Điều 8 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định hành vi trên bị phạt tiền từ 1 –
5 triệu đồng. Người bị kiện áp dụng mức phạt đối với bàNhân là 4.000.000đ là đã áp
dụng tình tiết tăng nặng, tuy nhiên trong Biênbản vi phạm hành chính ngày
14/01/2018 và Quyết định số 44 ngày 27/01/2018 đều không chỉ ra tình tiết
tăng nặng nào.

Từ các phân tích và nhận định trên có khẳng định Quyết định số 44/QĐ-
XPHC là bất hợp pháp, tôi kính đề nghị HĐXX áp dụng quy định tại điểm b
khoản 2 Điều 193 LTTHC 2015 truyên:

4
Hủy Quyết định xử phạt vi phạm hànhchính về bảo vệ môi trường số
44/QĐ-XPHC ngày 27/01/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố A.

Trên đây là toàn bộ quan điểm pháp lý của tôi về việc giải quyết vụ án. Kính mong
HĐXX lưu tâm xem xét. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người bảo vệ

Luật sư ......

You might also like