You are on page 1of 2

Trần Thị Hà Trang.

1905LHOB060
Câu 1:
1.Công chức luôn hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
-> Nhận định này là Sai. Vì không phải trường hợp nào, công chức cũng được
hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Theo Khoản 4 Điều 8 NĐ 204/2004/NĐ-
CP thì trường hợp “công chức trong biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị và
các đối tượng hưởng lương thuộc lực lượng vũ trang được cử đi công tác , làm
việc, học tập ở nước ngoài từ 30 ngày liên tục trở lên thì sẽ được hưởng sinh
hoạt phí do nước ngoài, tổ chức quốc tế đài thọ....”. Như vậy, công chức không
chỉ được hưởng lương từ ngân sách nhà nước mà còn được hưởng lương từ
nước ngoài và các tổ chức quốc tế đài thọ.
2. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, công chức đương nhiên
bị buộc thôi việc nếu bị Tòa án kết án bằng bản án nếu có hiệu lực pháp luật.
-> Nhận định này Sai. Vì Theo Khoản 3 Điều 79 Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của LCBCC và Luật Viên chức 2019 quy định: “ Công chức bị Tòa án kết
án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng
thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do
bổ nhiệm”. Như vậy, không phải trong trường hợp nào, công chức cũng đương
nhiên bị thôi việc nếu bị Tòa án kết án bằng bản án nếu có hiệu lực pháp luật.
3. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, công chức chỉ làm việc
trong cơ quan nhà nước.
-> Nhận định trên là Sai. Vì theo Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, Công chức năm
2008 sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 1 tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của luật Cán bộ, Công chức và luật Viên chức 2019 thì công chức không chỉ
làm việc trong cơ quan nhà nước mà còn “làm việc trong cơ quan của Đảng
Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; trong cơ quan, đơn vị thuộc
Công an nhân dân ...”
4. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, thời hiệu xử lý kỷ luật
công chức tối đa là 5 năm.
-> Nhận định trên là Sai. Vì theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP
và Khoản 2 Điều 80 Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 sửa đổi, bổ sung tại
Khoản1 Điều 16 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, Công chức
và luật Viên chức 2019 thì thời hiệu xử lý kỷ luật công chức tối đa là 05 năm
đối với những hành vi vi phạm của cán bộ, công chức không thuộc trường hợp
ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
5. Công chức luôn nhân danh quyền lực nhà nước khi thi hành công vụ.
-> Nhận định trên là Đúng. Vì công vụ là một hoạt động mang tính quyền lực-
pháp lý được thực thi bởi đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước hoặc những
người khác được nhà nước trao quyền nằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
Nhà nước trong quá trình quản lý toàn diện các mặt của đời sống xã hội. Công
vụ gắn với quyền lực nhà nước.
Câu 2:

You might also like