You are on page 1of 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3

K225032080 - Trần Nguyễn Gia Bảo


K225052301 - Lê Thị Ngọc Châu
K225052304 - Đào Gia Hân
K225052310 - Nguyễn Thanh Lộc
K225052315 - Nguyễn Vũ Ánh Ngọc
K225052321 - Lê Trần Thái Phát
K225052332 - Hồ Quỳnh Trang
K225052336 - Phan Thanh Tuyến
K225052337 - Nguyễn Cẩm Tú
K225052317 - Trần Thị Thảo Nhi

BÀI TẬP (Trang 50)


Câu 1: Nhận định trên là sai. Theo khoản 2 điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì
công chức phải là người làm việc ở các tổ chức chính trị xã hội các cấp, Đảng Cộng
sản Việt Nam, cơ quan nhà nước, quân đội nhân dân và công an nhân dân. Mà trường
đại học công lập không thuộc các nơi trên nên chủ tịch Hội đồng không phải là công
chức quản lý.

Câu 2: Nhận định trên là sai. Theo khoản 2 điều 4 Luật cán bộ công chức 2008, thì
công chức phải là người làm việc ở các tổ chức chính trị xã hội các cấp, Đảng Cộng
sản Việt Nam, cơ quan nhà nước, quân đội nhân dân và công an nhân dân. Mà đơn vị
sự nghiệp công lập không thuộc các nơi trên nên người đứng đầu không phải là công
chức.

Câu 3: Nhận định trên là sai. Vì còn phải trừ trường hợp một số ngành, lĩnh vực do
Chính Phủ quy định (theo khoản 2 điều 53 Luật Cán bộ, công chức 2008).

Câu 4: Nhận định trên là sai. Vì theo khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức hiện
hành, cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây
gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung
là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Câu 7: Nhận định trên đúng. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ, Người đứng đầu tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và Chủ tịch hội quần chúng
được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
Câu 8: Nhận định trên sai. Bởi vì trong lực lượng quân đội nhân dân hay công an
nhân dân vẫn tồn tại nhiều vị trí không được huấn luyện chẳng hạn như bộ phận kế
toán. Do vậy những nơi này thuê các công chức bên ngoài thuộc bộ phận đang thiếu
đó để làm công việc được yêu cầu.

Câu 12: Nhận định trên là sai. Theo Điều 37 Luật cán bộ, công chức 2008, sửa đổi
2019 và Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định gồm có 3 hình thức tuyển dụng: thi
tuyển, xét tuyển và xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển đối với trường hợp đặc
biệt. Như vậy, việc tuyển dụng công chức không chỉ được thực hiện thông qua hình
thức thi tuyển, mà còn thông qua hình thức xét tuyển và xem xét, tiếp nhận không qua
thi tuyển đối với trường hợp đặc biệt.

Câu 17: Nhận định trên là sai. Theo Khoản 2 Điều 82 Luật cán bộ công chức 2008,
sửa đổi 2019 quy định: Cán bộ, công chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị
điều tra, truy tố, xét xử thì không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân
chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thôi việc. Như vậy, công chức
đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật thì không được nghỉ hưu.

Câu 19: Nhận định trên sai. Vì thẩm phán, kiểm sát viên là công chức chứ không phải
là cán bộ (Điều 7, 8, Nghị định 06/2010/NĐ-CP).

Câu 20: Nhận định trên sai. Vì người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định
tiếp nhận người vào các vị trí công chức chỉ khi có đủ các điều kiện như luật định
(Khoản 3,4 Điều 37 Luật cán bộ, công chức 2008, sửa đổi 2019).

Câu 26: Nhận định trên là đúng. Vì theo khoản 1, Điều 81, Luật Cán bộ, công chức
2008 có nêu rõ cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức có thể ra quyết
định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức,
nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét,
xử lý.

Câu 27: Nhận định trên là sai. Vì quyết định tuyển dụng còn có thể bị hủy bỏ trong
trường hợp người tập sự bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời gian tập sự
(theo Điều 24 Nghị định 24/2010/NĐ-CP).

Câu 28: Nhận định sai. Theo Điều 2 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 “là việc thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của luật này và các
quy định khác có liên quan”. Cán bộ, công chức còn có nghĩa vụ thực hiện các quy
định khác của pháp luật ví dụ như Luật Thuế, Luật Đất đai, Luật Tài chính công, Luật
Hợp đồng…

Câu 29: Nhận định đúng. Theo quy định của Luật Công chức Việt Nam năm 2019,
chỉ những người được tuyển dụng và bổ nhiệm theo quy trình, tiêu chuẩn của công
chức mới được coi là công chức. Những người làm việc trong đơn vị sự nghiệp không
qua quy trình tuyển dụng và bổ nhiệm của công chức thì không được coi là công chức.

Câu 33: Nhận định trên là sai. Vì ngoài cán bộ, công chức cấp xã thì những đối tượng
được quy định tại khoản 1, Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP cũng được tiếp nhận
vào làm công chức.

Câu 35: Nhận định trên là sai. Vì trong trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ,
tiến sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì sẽ được hưởng 85% mức
lương bậc 2 và bậc 3 của ngạch tuyển dụng. Ngoài ra, khi thuộc các trường hợp quy
định tại khoản 2, người tập sự sẽ được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch
tuyển dụng (theo Điều 22 Nghị định 138/2020/NĐ-CP).

Câu 36: Nhận định sai. Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nâng bậc
lương (theo khoản 3, Điều 22 Nghị định 138/2020/NĐ-CP).

Câu 37: Nhận định này là sai. Nơi làm việc chỉ là một trong những tiêu chí để phân
biệt chứ đây không phải là tiêu chí quan trọng nhất.

Câu 38: Nhận định này là sai. Theo Khoản 1 Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức quy
định. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ. Chứ không phải được " tuyển dụng " như công chức.

You might also like