You are on page 1of 13

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: /SGDĐT -TCCB Cần Thơ, ngày tháng năm 2021


V/v đánh giá, xếp loại chất lượng
viên chức
2

Kính gửi: Các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trực thuộc.

Căn cứ Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính
phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức (Nghị định số
90/2020/NĐ-CP). Thực hiện ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố tại
Công văn số 2739/UBND-NC ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Ủy ban nhân thành
phố về việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; Căn cứ
Công văn số 3118/SNV-CCVC ngày 06 tháng 11 năm 2020 của Sở Nội vụ thành
phố Cần Thơ về việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức;
Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số nội dung liên quan công tác đánh giá,
xếp loại chất lượng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trực
thuộc như sau:
I. Đối tượng, thời gian công tác và thời điểm đánh giá, xếp loại
1. Đối tượng
Đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trực thuộc: Hiệu trưởng,
Phó Hiệu trưởng; Giám đốc, Phó giám đốc trung tâm trực thuộc sở, giáo viên,
nhân viên (sau đây gọi chung là viên chức).
2. Thời gian công tác để làm cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại
a) Viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không
thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian
công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.
Việc “kiểm điểm thời gian công tác trong năm” là hình thức xem xét, đánh
giá lại từng nội dung hoặc từng công việc do viên chức thực hiện một cách cụ thể
để có được một nhận định chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ trong quá trình
công tác. Nội dung kiểm điểm thực hiện theo các tiêu chí quy định tại Nghị định
số 90/2020/NĐ-CP.
b) Viên chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật
trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không
xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
c) Trường hợp viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng (tập trung, dài hạn)
vẫn thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng do thời gian đào tạo, bồi dưỡng
trong nước được tính vào thời gian công tác liên tục và thời gian để xét nâng bậc
lương thường xuyên.
d) Viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả
xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm
việc thực tế của năm đó.
đ) Đối với viên chức chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có
trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Trường hợp viên chức có thời gian
công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý
kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan,
tổ chức, đơn vị cũ.
3
3. Thời điểm đánh giá
a) Đánh giá hàng năm
Tiến hành trước ngày 30 tháng 5 hàng năm, trước khi thực hiện việc bình
xét thi đua, khen thưởng hàng năm của đơn vị.
Tại thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng, trường hợp vắng mặt có lý do
chính đáng hoặc nghỉ ốm, nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật, viên
chức có trách nhiệm làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác
theo chức trách, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác để
thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định.
b) Trong trường hợp đặc biệt như: xét nâng ngạch, nâng lương trước thời
hạn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động; kết thúc thời gian tập sự, ký
kết hợp đồng làm việc, thay đổi vị trí việc làm; xét khen thưởng, kỷ luật, bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch thì cơ quan, đơn vị tổ chức đánh giá trước khi
thực hiện các trường hợp trên.
4. Sử dụng kết quả đánh giá
a) Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức theo Nghị định số
90/2020/NĐ-CP được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong công tác đánh giá,
xếp loại chất lượng đảng viên.
b) Căn cứ thời gian công tác, thời điểm đánh giá và đặc thù của đơn vị, tập
thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thống nhất với cấp ủy cùng cấp về việc kết
hợp tổ chức cuộc họp đánh giá, xếp loại trong đơn vị mình, bảo đảm nghiêm túc,
hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.
II. Tiêu chí đánh giá, xếp loại và Quy chế đánh giá
1. Tiêu chí đánh giá, xếp loại
a) Tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại công chức, viên chức: thực hiện theo
quy định tại Điều 3 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP.
b) Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức: thực hiện theo quy định tại Điều
12, Điều 13, Điều 14, Điều 15 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP.
2. Ban hành quy chế đánh giá, xác định tiêu chí xếp loại
Căn cứ điều kiện cụ thể, người đứng đầu đơn vị ban hành Quy chế đánh giá
phù hợp với đặc thù của đơn vị mình. Nội dung Quy chế phải xác định rõ sản
phẩm cụ thể gắn với từng vị trí việc làm, tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả,
thời điểm đánh giá theo quý, tháng hoặc tuần (nếu có); căn cứ để xác định tỉ lệ %
mức độ hoàn thành công việc; các tiêu chí thành phần để đánh giá và xếp loại chất
lượng công chức, viên chức, trong đó có tính đến tỉ lệ khối lượng công việc của
viên chức đã thực hiện so với khối lượng công việc chung của đơn vị; khuyến
khích áp dụng công nghệ thông tin để thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng viên
chức, bảo đảm phù hợp với các quy định hiện hành.
III. Trách nhiệm, thẩm quyền đánh giá, xếp loại
1. Trách nhiệm đánh giá, xếp loại
4
a) Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các
đơn vị chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc đánh giá, xếp
loại viên chức và lao động hợp đồng hằng năm ở đơn vị.
b) Khi có yêu cầu, các chủ thể tham gia đánh giá có trách nhiệm phối hợp
đánh giá và đề xuất xếp loại đánh giá đối với đối tượng có liên quan.
2. Thẩm quyền đánh giá, xếp loại
Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thực
hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 43 Luật Viên chức:
- Người có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm đánh giá viên chức quản
lý trong đơn vị sự nghiệp công lập (Giám đốc Sở đánh giá Hiệu trưởng, Phó Hiệu
trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc trung tâm trực thuộc)
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức việc
đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý (Hiệu trưởng, Giám đốc trung tâm
đánh giá giáo viên, nhân viên).
IV. Quy trình đánh giá và xếp loại viên chức (Phụ lục 2 đính kèm)
V. Một số nội dung có liên quan
1. Đánh giá viên chức biệt phái, luân chuyển do đơn vị nơi sử dụng viên
chức thực hiện và gửi tài liệu, hồ sơ đánh giá về đơn vị cử biệt phái, luân chuyển
để lưu vào hồ sơ viên chức.
2. Quá trình tổ chức cuộc họp đánh giá, xếp loại, đơn vị lưu ý về số lượng
thành phần tham dự được triệu tập có mặt dự họp để đảm bảo tính khách quan,
chính xác trong công tác đánh giá.
3. Đối với viên chức lãnh đạo, quản lý đảm nhiệm ở nhiều chức vụ, chức
danh công tác thì đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu ở chức vụ, chức
danh đảm nhận chính và cao nhất, đồng thời kết hợp với kết quả thực hiện nhiệm
vụ kiêm nhiệm.
Việc đánh giá, xếp loại viên chức quản lý phải gắn với kết quả thực hiện
nhiệm vụ của đơn vị trực tiếp phụ trách. Mức xếp loại chất lượng của cá nhân
không cao hơn mức xếp loại chất lượng của đơn vị trực tiếp phụ trách.
4. Đối với lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17
tháng 11 năm 2000 của Chính phủ: đơn vị vận dụng thực hiện một số nội dung,
quy trình tương tự như trình tự, thủ tục đánh giá đối với viên chức.
VI. Tổ chức thực hiện
1. Các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trực thuộc căn cứ Nghị định số
90/2020/NĐ-CP và tham khảo hướng dẫn nêu trên tổ chức thực hiện việc đánh
giá, xếp loại viên chức đúng tiến độ và trình tự thủ tục quy định.
5
2. Người đứng đầu cơ quan quản lý viên chức chịu trách nhiệm về số lượng,
chất lượng công tác đánh giá, xếp loại và gửi báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại
chất lượng công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý về Sở Giáo dục và
Đào tạo (qua Phòng Tổ chức Cán bộ) để tổng hợp, tham mưu, báo cáo cấp có thẩm
quyền. Cụ thể: các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trực thuộc gửi báo cáo đánh
giá viên chức thuộc quyền và hồ sơ đề nghị đánh giá viên chức quản lý trước ngày
05/6 hàng năm.
Trên cơ sở đề nghị của đơn vị và hồ sơ đánh giá, phân loại, xếp loại viên
chức, Phòng Tổ chức Cán bộ tổng hợp, báo cáo Giám đốc xem xét, quyết định kết
quả đánh giá, phân loại, xếp loại viên chức quản lý các đơn vị trực thuộc.
Đề nghị các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trực thuộc nghiên cứu, tổ
chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện có phát sinh, vướng mắc, phản ánh kịp
thời về Sở Giáo dục và Đào tạo để phối hợp giải quyết.
(Đính kèm các phụ lục 1- Chức danh công chức, viên chức theo thẩm quyền
đánh giá, xếp loại; phụ lục 2 - Quy trình đánh giá và xếp loại viên chức; Biểu mẫu
báo cáo số liệu viên chức được đánh giá; Mẫu phiếu đánh giá viên chức số 03)./.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC


- Như trên;
- Lưu: VT, TCCB(3), HG(3).

Trần Hồng Thắm


6
PHỤ LỤC 1
Chức danh công chức, viên chức
theo thẩm quyền đánh giá, xếp loại

TT Thẩm quyền Đối tượng


đánh giá, xếp loại đánh giá, xếp loại
Người đứng đầu, cấp phó của người
1 Giám đốc Sở đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc (do Giám đốc Sở bổ nhiệm).
Viên chức thuộc thẩm quyền quản lý (đối
với việc đánh giá cấp phó: người đứng
Người đứng đầu đơn vị sự đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm nhận
2 nghiệp công lập (Hiệu trưởng, xét bằng văn bản và đề nghị người đứng
Giám đốc trung tâm) đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp
xem xét, quyết định việc đánh giá, xếp
loại đối với cấp phó của mình).
7

PHỤ LỤC 2
Quy trình đánh giá và xếp loại viên chức

1. Đối với viên chức là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu
(Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc trung tâm, Phó Giám đốc trung tâm)
Bước 1: Viên chức làm báo cáo tự đánh giá, mức xếp loại kết quả công tác theo
chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định số 90/2020/NĐ-CP.
Bước 2: Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét,
đánh giá đối với viên chức. Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công
tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến
phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
8
Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm tập thể lãnh đạo đơn vị, đại diện cấp
ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu
thành.
Bước 3: Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng đơn vị nơi viên chức
công tác.
Lưu ý: Đối với cấp phó thì người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm nhận
1
xét và đề nghị người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp xem xét, quyết
định việc đánh giá, xếp loại đối với cấp phó của mình.
Bước 4: Bộ phận tham mưu về công tác cán bộ của cơ quan, đơn vị có thẩm
quyền đánh giá tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá quy định tại Bước 2, Bước 3 và
tài liệu liên quan (nếu có), đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng
đối với viên chức.
Bước 5: Cấp có thẩm quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối
với viên chức.
Bước 6: Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thông
báo bằng văn bản cho viên chức về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết
định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác,
trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý:
Bước 1: Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ
được giao theo mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số
90/2020/NĐ-CP.
Bước 2: Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét,
đánh giá đối với viên chức. Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công
tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến
phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị hoặc
toàn thể viên chức của đơn vị cấu thành nơi viên chức công tác trong trường hợp
đơn vị có đơn vị cấu thành.
Bước 3: Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng căn cứ ý kiến tại
cuộc họp nhận xét, đánh giá quy định tại Bước 2 để quyết định nội dung đánh giá
và mức xếp loại chất lượng đối với viên chức.

1
Mục III “Ý kiến nhận xét, đánh giá đối với cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập” tại
Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP, áp dụng cho việc đánh giá, xếp
loại đối với viên chức là cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp, đây là ý kiến nhận xét, đánh giá
của cấp trưởng đơn vị sự nghiệp đối với cấp phó đơn vị sự nghiệp để làm cơ sở cho người có thẩm quyền
đánh giá, quyết định kết quả đánh giá, xếp loại. Mục III không áp dụng đối với các trường hợp đánh giá,
xếp loại là viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
9
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định đánh giá, xếp loại đối với cấp
phó của người đứng đầu do mình bổ nhiệm; trường hợp theo phân cấp quản lý cấp
phó không do mình bổ nhiệm thìngười đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm
nhận xét và đề nghị người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp xem xét,
quyết định việc đánh giá, xếp loại đối với cấp phó của mình.
Bước 4: Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thông
báo bằng văn bản cho viên chức và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức,
đơn vị nơi viên chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức;
quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công
tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
10

SỞ GD&ĐT TP. CẦN THƠ BÁO CÁO SỐ LƯỢNG VIÊN CHỨC


ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
Trường:………………
Năm:…………

Đơn vị tính: Người


Tổng số viên chức của đơn vị
Tổng số viên chức được đánh giá, xếp loại
Xếp loại theo kết quả đánh giá
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Hoàn thành nhiệm vụ
- Không hoàn thành nhiệm vụ
…….ngày... tháng...năm...
Người lập biểu Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
11
Mẫu số 03

TÊN CƠ QUAN, TỔ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


CHỨC, ĐƠN VỊ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------- ---------------

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC


Năm ..........
Họ và tên: .....................................................................................................
Chức danh nghề nghiệp: ........................................................................
Đơn vị công tác: .....................................................................................
I. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Chính trị tư tưởng:
............................................................................................................................
..................
2. Đạo đức, lối sống:
............................................................................................................................
..................
3. Tác phong, lề lối làm việc:
............................................................................................................................
..................
4. Ý thức tổ chức kỷ luật:
............................................................................................................................
..................
5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (xác định rõ nội dung
công việc thực hiện; tỷ lệ hoàn thành, chất lượng, tiến độ công việc):
............................................................................................................................
..................
6. Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp (đối với những vị trí tiếp xúc trực
tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp):
............................................................................................................................
..................
PHẦN DÀNH RIÊNG CHO VIÊN CHỨC QUẢN LÝ
7. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lư, phụ
trách:
............................................................................................................................
..................
12
8. Năng lực lãnh đạo, quản lý:
............................................................................................................................
..................
9. Năng lực tập hợp, đoàn kết:
............................................................................................................................
..................
II. TỰ NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG
1. Tự nhận xét ưu, khuyết điểm:
............................................................................................................................
..................
2. Tự xếp loại chất lượng:
............................................................................................................................
..................
(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm
vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).

....., ngày....tháng....năm....
NGƯỜI TỰ NHẬN XÉT

III. Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI CẤP PHÓ CỦA
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
............................................................................................................................
...................
............................................................................................................................
...................

....., ngày....tháng....năm....
NGƯỜI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
(Ký, ghi rõ họ tên)

IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN
CHỨC (Phần dành cho cấp có thẩm quyền đánh giá)
1. Nhận xét ưu, khuyết điểm:
............................................................................................................................
.................
2. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng:
............................................................................................................................
.................
13
(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm
vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).

....., ngày....tháng....năm....
NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN ĐÁNH GIÁ
(Ký, ghi rõ họ tên)

You might also like