You are on page 1of 8

ĐỀ TÀI: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC TẠI UBND THÀNH

PHỐ BẮC GIANG.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề cán bộ là một trong những vấn đề quan trọng, là một yếu tố cơ bản của
QLNN. Trong đó, công chức có vị trí hết sức quan trọng trong tổ chức và hoạt động của
các cơ quan HCNN, có vai trò quyết định đến sự phát triển của đất nước, là người trực
tiếp tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi luật pháp, quản lý mọi mặt của đời sống
KTXH; tham mưu, hoạch định, tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra việc thực thi các
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Công chức là lực lượng lao động chủ yếu
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy HCNN từ trung ương đến địa phương.
Hiệu lực của hệthống chính trị nói chung và bộ máy HCNN nói riêng, xét cho cùng được
quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả của công chức.
Trong đường lối phát triển của mình, Ðảng và Nhà nước Việt Nam luôn chú ý tới
vấn đề xây dựng công chức, bởi vì hiệu quả của quá trình quản lý xã hội tuỳ thuộc vào
việc đào tạo công chức và khả năng làm việc của công chức. Ðể nâng cao hiệu quả của
hoạt động quản lý HCNN thì việc đào tạo công chức về trình độ học thức và trang bị cho
họ những phẩm chất đạo đức cách mạng là điều rất quan trọng. Có được đào tạo tốt thì
công chức mới đủ năng lực và phẩm chất để phục vụ nhân dân vì nhà nước ta là nhà nước
của dân, do dân và vì dân. Ðặc biệt sự cần thiết có công chức đúng tầm vóc để quản lý tốt
một nền kinh tế hiện nay là một thử thách và đòi hỏi bức bách đặt ra cho nhà nước ta.
Công chức tại UBND các cấp là những người trực tiếp tiếp xúc với nhân dân hàng
ngày, giải đáp, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện theo chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trực tiếp lắng nghe, giải quyết
hoặc kiến nghị lên cấp trên những kiến nghị, ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy,
chất lượng hoạt động của công chức ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của hệ thống
chính trị ở cơ sở, tác động đến sự nghiệp cách mạng và đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Thực hiện các nghị quyết của Đảng và Chính phủ, các cấp, ban ngành, việc nâng
cao chất lượng công chức tại UBND thành phố Bắc Giang đã đạt được những kết quả
bước đầu quan trọng. Nhìn chung, công chức tại UBND thành phố Bắc Giang có bản lĩnh
chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; có kiến thức,
trình độ và năng lực hoạt động thực tiễn, đã góp phần quan trọng vào những thành tựu
bước đầu của công cuộc đổi mới đất nước; đặc biệt là tiến trình cải cách hành chính theo
mục tiêu xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, trong sạch, hiện đại, hoạt động có hiệu
lực, hiệu quả. Tuy nhiên, UBND thành phố Bắc Giang không tránh khỏi những bất cập
trong xây dựng, sử dụng công chức, tình trạng hẫng hụt về cơ cấu, chưa hợp lý ngành
nghề, chất lượng công chức chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; cơ sở vật chất phục vụ
cho công chức còn hạn chế; việc đào tạo công chức tại các cơ quan, tổ chức hành chính
chưa gắn với việc bố trí, sử dụng; chính sách đào tạo bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút và tạo
nguồn nhân lực có chất lượng cao chưa phù hợp, thoả đáng để thu hút công chức có trình
độ cao về thành phố công tác...vẫn còn xảy ra. Một bộ phận công chức chưa đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ, năng lực còn nhiều mặt hạn chế, làm việc thiếu tích cực, kém
hiệu quả; cách làm việc còn bảo thủ, quan liêu, thiếu năng động, sáng tạo; thiếu chuyên
nghiệp, không thạo việc, tác phong chậm chạp, rườm rà, thái độ thờ ơ, thiếu trách
nhiệm... dẫn đến sự trì trệ về phương thức hoạt động và giảm hiệu lực, hiệu quả của
UBND thành phố Bắc Giang.
Để tìm hiểu, phân tích thực trạng chất lượng công chức tại UBND thành phố Bắc
Giang nhằm tìm ra những giải pháp khắc phục những hạn chế nêu trên, đồng thời đẩy
mạnh công tác nâng cao chất lượng công chức tại UBND thành phố Bắc Giang trong thời
gian tới, tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng công chức tại UBND thành phố
Bắc Giang” làm đề tài khoa học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một nội dung quan trọng của
việc quản lý và sử dụng cán bộ, công chức; mang tính quyết định đến hiệu lực, hiệu quả
quản lý của bộ máy nhà nước. Bởi vậy, vấn đề khoa học này được rất nhiều tác giả quan
tâm, nghiên cứu. Một số đề tài nghiên cứu, sách, tạp chí đã được công bố như:
- Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung luận cứ đưa ra cơ sở lý luận trong sử
dụng tiêu chuẩn cán bộ của Đảng phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, các quan điểm
và phương hướng trong việc nâng cao chất lượng công tác cán bộ. Điểm nổi bật của luận
cứ là việc đưa ra nội dung, "tiêu chuẩn hóa cán bộ" đây là một quan điểm đổi mới trong
công tác cán bộ mà tác giả có thể vận dụng và kế thừa trong đề tài của mình để đưa ra các
tiêu chuẩn hóa công chức các cơ quan chuyên môn tại UBND Thành phố Bắc Giang.
- Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức đáp ứng đòi hỏi của nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân, NXB Chính trị quốc gia. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm cơ bản
của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về
vai trò, vị trí người cán bộ cán cách mạng, cũng như yêu cầu đào tạo, xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức; tìm hiểu những bài học kinh nghiệm về việc tuyển chọn và sử dụng
nhân tài trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, cũng như kinh
nghiệm xây dựng nền công vụ chính quy hiện đại của đất nước trong khu vực và trên thế
giới. Từ đó xác định các yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
- Trần Đăng Khoa: Năng lực của đội ngũ công chức hành chính nhà nước ở tỉnh
Hà Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính,
2013.
Tuy có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đội ngũ cán bộ, công chức, song
mỗi công trình đề cập đến vấn đề ở những khía cạnh khác nhau. Cho đến nay chưa có
công trình khoa học nào nghiên cứu về nâng cao chất lượng công chức tại UBND Thành
phố Bắc Giang. Bởi vậy, tác giả chọn đề tài trên là thực sự cần thiết về mặt lý luận và
thực tiễn. Những quan điểm, nhận định, đánh giá của những công trình khoa học liên
quan đế n đề tài đều được tác giả nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng chất lượng công chức tại UBND thành phố Bắc Giang, trên
cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức tại UBND thành phố
Bắc Giang trong thời gian tới.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng công chức.
- Đánh giá thực trạng chất lượng công chức tại UBND thành phố Bắc Giang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức tại UBND thành
phố Bắc Giang trong thời gian tới.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng công chức tại UBND thành phố Bắc
Giang.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại UBND thành phố
Bắc Giang.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong thời gian từ năm 2016 đến năm
2018. Các số liệu sơ cấp được thu thập vào tháng 10/2019.
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng chất lượng công chức tại UBND
thành phố Bắc Giang thông qua các tiêu chí về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ
năng, về khả năng đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu trong công việc, về các kỹ năng thực thi
công vụ, về khả năng hoàn thành nhiệm vụ, về thái độ, ý thức trong thực thi công vụ, về
kết quả đánh giá, xếp loại công chức.
Nghiên cứu thực trạng công tác nâng cao chất lượng công chức thông qua công tác
quy hoạch phát triển, công tác tuyển dụng, công tác bố trí sử dụng, phân công công việc,
công tác đào tạo và bồi dưỡng, công tác đánh giá hiệu quả công việc, các chính sách đãi
ngộ, công tác thanh tra, kiểm tra công tác phát triển công chức để đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng công chức tại UBND thành phố Bắc Giang.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan để có
những luận cứu khoa học cho việc nâng cao chất lượng của công chức nói chung và công
chức thuộc UBND thành phố nói riêng.
- Phương pháp phân tích đánh giá: Đề tài đã tiến hành phân tích, đánh giá thực
trạng chất lượng của công chức tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố để từ đó
đưa ra các mặt mạnh, hạn chế trong việc thực thi công vụ của công chức các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND thành phố làm cơ sở để đề xuất những giải pháp.
- Phương pháp điều tra: Được tiến hành tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
thành phố nhằm thu thập thông tin về trình độ chuyên môn, trình độ đào tạo, độ tuổi...của
công chức tại các cơ quan này.
- Phương pháp thống kê: Được tác giả sử dụng để xử lý số liệu thu thập được từ
kết quả điều tra, khảo sát.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp so sánh, tổng hợp...để thu thập thêm
các thông tin phục vụ cho việc phân tích, đánh giá chất lượng của công chức các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND thành phố
7. Đóng góp của đề tài
Đề tài có một số đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn sau đây:
- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng công chức và nâng cao
chất lượng công chức
- Thực hiện việc phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng công chức, thực trạng
nâng cao chất lượng công chức tại UBND thành phố Bắc Giang.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công chức tại
UBND thành phố Bắc Giang trong thời gian tới.
- Kết quả nghiên cứu đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ
cho công tác nâng cao chất lượng công chức tại UBND thành phố Bắc Giang, các UBND
huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và
nghiên cứu trong nhà trường và các đối tượng khác có quan tâm.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng công chức.
Chương 2: Thực trạng chất lượng công chức tại UBND thành phố Bắc Giang.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công chức tại UBND thành phố Bắc
Giang.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng công chức
1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng công chức
1.1.1. Lý luận cơ bản về công chức
1.1.2. Nâng cao chất lượng công chức
1.1.3. Nội dung của nâng cao chất lượng công chức
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác nâng cao chất lượng công chức
1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng công chức
1.2.1. Nâng cao chất lượng công chức ở một số địa phương ở Việt Nam
1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra đối với nâng cao chất lượng công chức tại
UBND thành phố Bắc Giang
Chương 2. Thực trạng nâng cao chất lượng công chức tại ubnd thành
phố Bắc Giang
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của thành phố Bắc Giang
2.1.2. Đặc điểm KTXH của thành phố Bắc Giang
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của UBND thành phố Bắc Giang
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ
2.2. Thực trạng chất lượng công chức tại UBND thành phố Bắc Giang
2.2.1. Quy mô, cơ cấu công chức tại UBND thành phố Bắc Giang
2.2.2. Chất lượng đội ngũ công chức tại UBND thành phố Bắc Giang
2.3. Thực trạng nâng cao chất lượng công chức tại UBND thành phố Bắc
Giang
2.3.1. Công tác lập kế hoạch công chức
2.3.2. Công tác quy hoạch phát triển công chức
2.3.3. Công tác luân chuyển công chức
2.3.4. Công tác bố trí sử dụng, phân công công chức
2.3.5. Công tác đào tạo và bồi dưỡng công chức
2.3.6. Công tác đánh giá công chức
2.3.7. Các chính sách tiền lương, đãi ngộ
2.3.8. Công tác thanh tra, kiểm tra
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng công chức tại
UBND thành phố Bắc Giang
2.4.1. Các yếu tố khách quan
2.4.2. Các yếu tố chủ quan
2.5. Đánh giá chung về nâng cao chất lượng công chức tại UBND thành
phố Bắc Giang
2.5.1. Những kết quả đạt được
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng công chức tại ubnd thành phố
Bắc Giang
3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng công chức tại
UBND thành phố Bắc Giang
3.1.1. Quan điểm, định hướng nâng cao chất lượng công chức tại UBND
thành phố Bắc Giang trong thời gian tới
3.1.2. Mục tiêu của nâng cao chất lượng công chức tại UBND thành phố
Bắc Giang
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức tại UBND thành
phố Bắc Giang
3.2.1. Đổi mới trong công tác lập kế hoạch
3.2.2. Đổi mới công tác quy hoạch phát triển công chức
3.2.3. Đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí sử dụng, phân công công chức
3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng
3.2.5. Đổi mới công tác đánh giá công chức
3.2.6. Thực hiện tốt các chính sách tiền lương, đãi ngộ
Kết luận và Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

You might also like