You are on page 1of 24

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề công chức, công vụ, đạo đức công
vụ hay kinh tế thị trường, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Nhiều công trình khoa
học đã được công bố, nhiều cuộc hội thảo liên quan đến các vấn đề trên đã
được tổ chức. Không ít các văn bản của Đảng, của Nhà nước liên quan đến
các chủ đề trên đã được ban hành và đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, đến nay
vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống
sự biến đổi đạo đức công vụ của đội ngũ công chức dưới tác động của kinh
tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, từ tập trung quan liêu, bao
cấp sang cơ chế thị trường ở Việt Nam đã tác động đến nhiều lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội, trong đó có đạo đức xã hội nói chung, đạo đức
công vụ của người công chức nói riêng. Sự tác động này tuân theo quy luật
tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến
trúc thượng tầng, quy luật kế thừa trong sự phát triển đạo đức.v.v..
Nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là nền kinh tế vận hành
theo các quy luật của mô hình kinh tế thị trường như: quy luật giá trị, quy
luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ.v.v., vừa được
dẫn dắt và chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội
phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Trên thực tế, nền kinh tế thị trường của chúng ta vẫn đang trong quá
trình hoàn thiện, nhất là hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách; trình độ
phát triển của các loại thị trường còn thấp; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước chưa cao; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm.v.v. Tất cả những điều
này đang có sự tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội nói
chung, sự biến đổi đạo đức công vụ của một bộ phận công chức nói riêng.
Đứng trước thực tế đó, nghiên cứu thực trạng biến đổi đạo đức công
vụ của độ ngũ công chức nước ta hiện nay, tìm giải pháp cơ bản để hạn
chế sự biến đổi tiêu cực hướng tới xây dựng một nền hành chính dân chủ,
hiện đại, chuyên nghiệp, năng động phục vụ nhân dân, hoạt động có hiệu
2

lực, hiệu quả với đội ngũ công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm
chất đạo đức trong sáng, có trình độ năng lực chuyên môn phù hợp, đáp
ứng yêu cầu giai đoạn mới...là công việc hết sức cấp thiết.
Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề "Sự biến đổi đạo
đức công vụ của đội ngũ công chức dưới tác động của kinh tế thị trường
ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ triết học
của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn biến đổi đạo
đức công vụ của công chức nước ta hiện nay, luận án đề xuất các giải pháp
cơ bản nhằm ngăn ngừa sự biến đổi tiêu cực của đạo đức công vụ ở một bộ
phận công chức dưới tác động của kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Thứ nhất, tổng quan những nghiên cứu có liên quan đến đạo đức
công vụ, kinh tế thị trường, sự biến đổi đạo đức công vụ của đội ngũ công
chức dưới tác động của kinh tế thị trường, giải pháp ngăn ngừa sự biến đổi
tiêu cực của đạo đức công vụ ở đội ngũ công chức dưới tác động của kinh
tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Thứ hai, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về công chức, công vụ,
đạo đức công vụ, kinh tế thị trường, sự biến đổi của đạo đức công vụ dưới
sự tác động của kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, phân tích thực trạng biến đổi đạo đức công vụ của công chức
dưới tác động của kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Thứ tư, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa sự biến đổi
tiêu cực của đạo đức công vụ của công chức dưới tác động của kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự biến đổi đạo đức công vụ
của đội ngũ công chức dưới tác động của kinh tế thị trường ở Việt Nam
hiện nay.
3

- Phạm vi nghiên cứu


Giới hạn về không gian: trên phạm vi cả nước.
Giới hạn về thời gian: từ năm 1986 đến nay, tức là từ khi đất nước ta
tiến hành công cuộc đổi mới, chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế.
4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về đạo đức, đạo đức công vụ, giáo dục đạo đức công vụ trong điều
kiện phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
4.2. Nguồn tài liệu
Các tác phẩm kinh điển Mác - Lênin và Hồ Chí Minh, các văn kiện,
nghị quyết, chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam.
Đồng thời, luận án cũng kế thừa những kết quả nghiên cứu đã công bố có
liên quan đến đề tài.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp
luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử
dụng để thực hiện luận án là: phương pháp lịch sử và logic; thống kê, tổng
hợp và phân tích đánh giá; so sánh đối chiếu; khái quát hóa
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án góp phần làm rõ các vấn đề lý luận về công chức,
công vụ, đạo đức công vụ, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
(XHCN); phân tích, làm rõ thực trạng biến đổi đạo đức công vụ của đội
ngũ công chức dưới tác động của nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa sự
biến đổi tiêu cực đạo đức công vụ của đội ngũ công chức dưới tác động
của kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
4

6.1. Ý nghĩa lý luận


Luận án góp phần làm rõ các vấn đề lý luận về đạo đức công vụ, sự
biến đổi đạo đức công vụ dưới tác động của kinh tế thị trường. Đồng thời,
chỉ ra thực trạng biến đổi đạo đức công vụ của đội ngũ công chức nước ta
hiện nay. Trên cơ sở đó, tìm giải pháp ngăn ngừa sự biến đổi tiêu cực đạo
đức công vụ ở một bộ phận không nhỏ công chức nước ta hiện nay.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để tiếp tục đi sâu
nghiên cứu sự biển đổi của đạo đức công vụ nói riêng và đạo đức xã hội
nói chung dưới tác động của kinh tế thị trường.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong việc giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức trong
quá trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên
cứu, giảng dạy các các môn Triết học, Đạo đức học, Văn hóa học… và các
ngành học có liên quan trong các trung tâm, trường chính trị, các trường
đại học, học viện ở nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã
công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án
gồm 4 chương, 14 tiết.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG VỤ, ĐẠO ĐỨC
CÔNG VỤ
Trong những năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã
dành nhiều quan tâm đến vấn đề công chức, công vụ; đạo đức công vụ,
những nghiên cứu liên quan đến vấn đề này đã mở ra việc nhận thức đầy
đủ, chính xác hơn nội hàm của các khái niệm công vụ, công chức, đạo đức
công vụ
5

Trong cuốn Từ điển Hành chính công của William Fox và Ivan
H.Meyer; cuốn Mấy vấn đề công vụ và công chức Cộng hoà Pháp của
trường Hành Chính quốc gia; cuốn Thuật ngữ Hành chính của Bùi Thế
Vĩnh và Đinh Ngọc Hiện, các tác giả đã phần nào chỉ ra những đặc trưng
cơ bản của của hoạt động công vụ và vai trò của công chức trong bộ máy
nhà nước nói chung. Những quan niệm này, tuy chưa đưa ra nội hàm đầy
đủ về công chức, công vụ, nhưng với chúng tôi cũng là những tài liệu có
tính chất định hướng cho việc tiếp cận sâu hơn khái niệm công vụ, công
chức trong luận án của mình.
Trong cuốn Giáo trình Đạo đức công vụ của Nguyễn Đăng Thành;
bài viết Đạo đức công chức trong quá trình chuyển đổi của Võ Kim Sơn;
bài viết Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh
tế thị trường ở Việt Nam hiện nay của Phạm Văn Đức; bài viết Mấy vấn đề
đạo đức trong nền kinh tế thị trường của Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn
Văn Phúc; cuốn sách Đạo đức trong nền công vụ của nhóm tác giả Tô Tử
Hạ, Trần Anh Tuấn và Nguyễn Thị Kim Thảo; bài viết Đạo đức công vụ
và vấn đề nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ công chức ở nước
ta hiện nay của Nguyễn Hữu Khiển; bài viết Tiêu chuẩn đạo đức của
người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay của Trần Văn Phòng; bài viết
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cán bộ, công chức, viên chức ngành tư
pháp và yêu cầu đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của tác giả
Trần Văn Quảng; bài viết Vấn đề nâng cao đạo đức công chức trong cải
cách hành chính ở nước ta hiện nay của Lê Thị Hằng; cuốn Nghiên cứu so
sánh quy định về đạo đức công vụ của một số quốc gia và Việt Nam của
tập thể tác giả do Đỗ Thị Ngọc Lan làm chủ biên; bài viết Từ lời dạy của
Bác đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của tác giả Hoàng Chí Bảo; bài
viết: Nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ công chức hiện nay của Trần
Sỹ Phán; luận án tiến sỹ Giáo dục đạo đức công vụ cho học viên các
trường chính trị khu vực miền núi phía Bắc của tác giả Hứa Thị Kiều Hoa;
đề tài khoa học cấp Bộ Đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ công chức
Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp nhóm tác giả ở Học viện
6

Chính trị Quốc gia. Các công trình trên đã nghiên cứu công chức, công vụ,
đạo đức công vụ ở những khía cạnh khác nhau nhằm góp phần giải quyết
những vấn đề cấp thiết của thực tiễn vấn đề đạo đức công chức trong hoạt
động công vụ ở Việt Nam; góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và
thực tiễn của đạo đức công chức ở nước ta hiện nay. Những công trình này
đã gợi mở cho chúng tôi nhiều ý tưởng quan trọng, đồng thời cũng là
nguồn tư liệu quý giá trong quá trình chúng tôi thực hiện đề tài của mình.
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ THỊ
TRƢỜNG VÀ THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CỦA ĐỘI
NGŨ CÔNG CHỨC DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở
NƢỚC TA HIỆN NAY
Thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
sôi động thời gian qua đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm đặc biệt của
nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhiều công trình nghiên cứu đã
được công bố nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức
mới mẻ này.
Tác giả Vũ Văn Phúc, trong cuốn: Nền kinh tế quá độ trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; tác giả Vũ Đình Bách và Trần
Minh Đạo trong cuốn Đặc trưng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam; tác giả Vũ Đình Bách cùng nhóm cộng sự trong cuốn
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; tác giả Phạm
Văn Dũng trong cuốn Tính phổ biến và tính đặc thù trong phát triển kinh
tế thị trường và cuốn Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế
thị trường ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.... Các tác giả trong các
công trình nghiên cứu trên đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và
thực tiễn liên quan đến kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng
XHCN như: khái niệm, bản chất, đặc trưng, thể chế quản lý, các thành
phần kinh tế, các mô hình kinh tế thị trường trên thế giới được các tác giả
giới thiệu và phân tích kỹ lưỡng. Với chúng tôi, đây là những công trình
nghiên cứu bổ ích, giúp chúng tôi chủ động hơn trong việc khái quát bức
tranh chung về kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng XHCN.
7

Trong cuốn: Sự biến đổi thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị
trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý nước ta hiện
nay của Nguyễn Chí Mỳ; cuốn: Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh
tế thị trường ở nước ta hiện nay của nhóm tác giả ở Viện triết học, trung
tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia; bài viết: Kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và những biến động trong
lĩnh vực đạo đức của Nguyễn Trọng Chuẩn; bài viết: Vấn đề xây dựng đạo
đức nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay" của tác
giả Nguyễn Văn Phúc; cuốn: Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối
cảnh xây dựng kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Duy
Bắc; cuốn: Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa của tác giả Trịnh Duy Huy; bài viết: Một số biểu hiện
biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
và giải pháp khắc phục của Nguyễn Đình Tường; Hội thảo Khoa học với
chủ đề: Đạo đức công chức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam do
Học viện Hành chính tổ chức; bài viết: Những suy nghĩ về sự thay đổi
thang giá trị đạo đức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Việt Nam hiện nay của Trần Hoàng Hảo; bài viết: Vấn đề suy thoái đạo
đức của cán bộ, đảng viên từ Đại hội VI đến Đại hội XII của tác giả Trần
Sỹ Dương; bài viết: Tác động của kinh tế thị trường đối với y đức và một
số giải pháp nâng cao y đức của cán bộ y tế ở Việt Nam hiện nay của tác
giả Chu Tuấn Anh, Đỗ Thị Nhường; bài viết: Tác động của kinh tế thị
trường đến đạo đức kinh doanh hiện nay của Trần Sỹ Phán và Nguyễn Thị
Kim Dung
Có thể thấy khi bàn đến sự biến đổi đạo đức xã, đạo đức công vụ của
đội ngũ công chức dưới tác động của kinh tế thị trường, các nhà nghiên
cứu đã chỉ ra thực trạng cũng như những khuynh hướng của sự biến đổi
đó. Với chúng tôi, kết quả nghiên cứu này là một định hướng quan trọng
nhằm nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ hơn thực trạng biến đổi đạo đức công vụ
của công chức dưới tác động của kinh tế thị trường cũng như việc tìm các
giải pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa sự biến đổi tiêu cực của đạo đức công
8

vụ ở công chức nước ta hiện nay.


1.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI
PHÁP NGĂN NGỪA SỰ BIẾN ĐỔI TIÊU CỰC ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CỦA
CÔNG CHỨC NƢỚC TA DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG
Trong khả năng bao quát của mình, chúng tôi thấy rằng không có
một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào bàn về các giải pháp nhằm
ngăn ngừa những biến đổi tiêu cực đạo đức công vụ của đội ngũ công chức
dưới tác động của kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên trong
một số cuốn sách, một số bài viết, hay luận văn, luận án ít nhiều có đề cập
đến vấn đề này. Chẳng hạn, trong cuốn: "Đạo đức trong nền công vụ" của
tác giả Tô Tử Hạ, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Kim Thảo; cuốn: "Xây
dựng đạo đức cán bộ, công chức Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế" của Bùi Thế Vĩnh; cuốn:
"Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa" của tác giả Trịnh Duy Huy; cuốn: "Ý thức đạo đức trong điều
kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Lê Thị Tuyết Ba;
bài viết : "Nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ công chức hiện nay" của
Trần Sỹ Phán; đề tài khoa học cấp Bộ: "Đạo đức công vụ của đội ngũ cán
bộ công chức Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp" của nhóm tác
giả ở Học viện Chính trị Quốc gia.
Mặc dù các giải pháp mà các công trình nghiên cứu trên đưa ra là
dành cho đạo đức công vụ của công chức nói chung, nhưng chúng tôi xem
đây là tài liệu tham khảo có giá trị để tìm ra các giải pháp nhằm ngăn ngừa
và khắc phục các biến đổi tiêu cực đạo đức công vụ của đội ngũ công chức
nước ta trước tác động của kinh tế thị trường.
1.4. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC
GIẢI QUYẾT
1.4.1. Khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Thứ nhất, các công trình khoa học được công bố có liên quan đến đề
tài luận án nêu trên đã trực tiếp hay gián tiếp luận giải các vấn đề lý luận
9

cơ bản về công vụ, đạo đức công vụ, kinh tế thị trường, kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tác động của kinh tế thị trường
đến đời sống xã hội nói chung, đến đạo đức và đạo đức công vụ của đội
ngũ công chức Việt Nam nói riêng. Tuy chưa thật toàn diện và có tính hệ
thống so với hướng nghiên cứu của đề tài nhưng đây là những tài liệu tham
khảo có ý nghĩa nhất định với tác giả luận án.
Thứ hai, một số công trình khoa học nêu trên đã ít nhiều đề cập đến
thực trạng đạo đức công vụ của đội ngũ công chức nước ta hiện nay, cũng
như thực trạng tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức công vụ của
đội ngũ công chức nước ta ở cả hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực. Tuy
nhiên, kết quả nghiên cứu của các công trình đã được công bố mới đề cập
đến một số nội dung riêng lẻ, chưa có tính hệ thống. Dẫu vậy, đây cũng là
những tài liệu tham khảo quý giá cho tác giả trong quá trình thực hiện đề
tài đã chọn.
Thứ ba, một số công trình khoa học trong số các công trình được
tổng quan đã bàn đến phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế,
ngăn ngừa những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến đạo đức xã
hội nói chung, đạo đức công vụ nói riêng.
Tổng quan các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến đề
tài luận án cho thấy: đến nay chưa có một công trình khoa học nào bàn về
sự biến đổi đạo đức công vụ của đội ngũ công chức dưới tác động của kinh
tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
1.4.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu; trên cơ sở khái quát
tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, tác giả xác định vấn đề
cần được nghiên cứu trong luận án "Sự biến đổi đạo đức công vụ của đội
ngũ công chức dưới tác động của kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay",
bao gồm:
Một là, hệ thống hóa và tiếp tục làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về
đạo đức công vụ; về kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam; về sự biến đổi đạo đức công vụ của đội ngũ
10

công chức nước ta hiện nay dưới tác động của kinh tế thị trường.
Hai là, trên cơ sở làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến sự
biến đổi đạo đức công vụ của đội ngũ công chức nước ta hiện nay, luận án
phân tích thực trạng, chỉ ra nguyên nhân của sự biến đổi đó và xác định
một số vấn đề đặt ra từ sự biến đổi đạo đức công vụ của đội ngũ công chức
nước ta hiện nay dưới tác động của kinh tế thị trường cần phải giải quyết
trong thời gian tới.
Ba là, trên cơ sở lý luận, thực trạng biến đổi đạo đức công vụ của đội
ngũ công chức nước ta hiện nay, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm
ngăn ngừa, hạn chế biến đổi tiêu cực về đạo đức công vụ của đội ngũ công
chức nước ta hiện nay nhằm xây dựng đội ngũ công chức vừa có tài, vừa
có đức, hướng tới xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên
nghiệp, năng động, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

Chƣơng 2
SỰ BIẾN ĐỔI ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC
DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CHỨC, CÔNG VỤ, ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ
2.1.1. Khái niệm công chức, công vụ
2.1.1.1. Khái niệm công chức
Khái niệm công chức có nội hàm rộng. Trong khuôn khổ phạm vi
của đề tài "Sự biến đổi đạo đức công vụ của đội ngũ công chức dưới tác
động của kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay", tác giả luận án sử dụng
khái niệm công chức theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức
và viên chức năm 2019. Theo đó, “2. Công chức là công dân Việt Nam,
được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với
vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan,
đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
11

chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công
an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ
chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước”.
2.1.1.2. Khái niệm công vụ
Trên cơ sở phân tích các quan điểm và cách hiểu của các nhà nghiên
cứu đi trước, chúng tôi quan niệm Công vụ là hoạt động mang tính quyền
lực nhà nước do cán bộ, công chức tiến hành theo quy định của pháp luật
nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phục vụ lợi ích
nhà nước, nhân dân và xã hội. Tuy nhiên, trong điều kiện cụ thể ở Việt
Nam, do đặc thù về thể chế chính trị nên công vụ còn bao gồm cả hoạt
động thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của công chức làm việc trong
các cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội.
Từ quan niệm về công vụ, thấy nổi lên một số đặc điểm chung: Một,
mục đích trên hết của công vụ là phục vụ lợi ích nhà nước, nhân dân và xã
hội; Hai, nội dung hoạt động công vụ bao gồm các hoạt động thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội
trong lãnh đạo, quản lý và tham gia quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Đồng
thời tổ chức cung ứng và phục vụ nhu cầu chung của xã hội, của nhân dân
không vì mục đích lợi nhuận; Ba, chủ thể thực thi công vụ là đội ngũ cán
bộ, công chức; Bốn, hoạt động công vụ không chỉ thuần tuý mang tính
quyền lực nhà nước, mà còn bao gồm cả hoạt động của các tổ chức do nhà
nước thành lập (được nhà nước uỷ quyền) để phục vụ các nhu cầu của
nhân dân; Năm, công vụ được tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn được nhà nước giao và tuân theo pháp luật; Sáu, hoạt động công vụ
mang tính thường xuyên, chuyên nghiệp.
2.1.2. Khái quát về đạo đức, đạo đức công vụ
* Quan niệm về đạo đức
Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội xuất hiện tương
đối sớm. Cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất cao về khái niệm đạo đức
Kế thừa các quan niệm đạo đức đã được công bố trong một số công
12

trình khoa học, từ kết quả nghiên cứu của mình, chúng tôi quan niệm: đạo
đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các nguyên tắc, quy tắc,
chuẩn mực nhằm đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người trong mối
quan hệ với nhau, với các cơ quan tổ chức và với xã hội. Đạo đức được
thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống dân tộc và sức mạnh dư
luận xã hội.
* Quan niệm về đạo đức công vụ
Đạo đức công vụ là một "dạng" của đạo đức xã hội, tiềm ẩn trong
đạo đức xã hội và được thể hiện trong hoạt động công vụ. Bao gồm những
phép tắc về quan hệ công chức với công chức, giữa công chức với tập thể
và xã hội trong hoạt động công vụ, là quy định ứng xử trong hoạt động
công vụ mà mỗi công chức phải biết, tuân thủ và giữ gìn vì mục tiêu phục
vụ nhân dân.
Trên cơ sở phân tích các quan niệm về đạo đức và công vụ ở trên, tác
giả luận án quan niệm đạo đức công vụ là hệ thống các quy tắc, chuẩn
mực dùng để đánh giá và điều chỉnh mối quan hệ giữa công chức với công
chức, công chức với tập thể, với xã hội trong quá trình thực thi công vụ.
Xét về cấu trúc, đạo đức công vụ bao gồm: ý thức đạo đức công vụ;
hành vi đạo đức công vụ và quan hệ đạo đức công vụ.
2.1.3. Một số chuẩn mực đạo đức công vụ của đội ngũ công chức
nƣớc ta hiện nay
Căn cứ vào một số văn bản của Đảng, Nhà nước, của một số bộ,
ban, ngành và một số địa phương quy định về chuẩn mực đạo đức của cán
bộ, đảng viên, công chức, viên chức (nhất là Luật Cán bộ, Công chức;
Luật Viên chức; Quyết định 1847/QĐ-TTg 2018 Đề án Văn hóa công vụ
của Thủ tướng Chính phủ) và dựa trên các nguyên tắc cơ bản của đạo đức
mới, chúng tôi xác định một số chuẩn mực đạo đức công vụ của đội ngũ
công chức nước ta hiện nay bao gồm:
Thứ nhất, trung thành với chính thể, với Tổ quốc, bảo vệ danh dự, lợi
ích quốc gia.
Thứ hai, tận tụy, sáng tạo, tích cực, tự giác trong công việc. Tôn trọng
13

kỷ luật, kỷ cương. Xử lý công việc có tình, có lý, có tính thuyết phục cao
Thứ ba, gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân; phục vụ nhân dân, bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân; có tinh thần trách nhiệm, tận tụy
phục vụ nhân dân.
Thứ tư, tự giác thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, bổn phận người công
chức, nâng cao ý thức tự tu dưỡng, tự rèn luyện của bản thân.
Thứ năm, nêu cao tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẻ với đồng
nghiệp trong thực thi công vụ.
2.2. KINH TẾ THỊ TRƢỜNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ
CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VIỆT NAM DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ
THỊ TRƢỜNG
2.2.1. Khái quát về kinh tế thị trƣờng, kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa
* Kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là một hình thái tổ chức kinh tế mà ở đó mục tiêu
của sản xuất là tạo ra các sản phẩm được đem trao đổi trên thị trường; là
giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa. Nói cách khác, kinh tế thị
trường (KTTT) “là kinh tế hàng hóa ở giai đoạn phát triển cao, trở
thành hình thức kinh tế phổ biến, chi phối nền sản xuất xã hội, khi mọi
yếu tố đầu vào của sản xuất và sản phẩm do sản xuất tạo ra, cả tư liệu
sản xuất và tư liệu tiêu dùng, đều là hàng hóa, các sản phẩm này đến tay
người sản xuất hay tiêu dùng đều phải qua mua bán, trao đổi, phải
thông qua thị trường”.
Mặc dù có những khác biệt về trình độ và cách thức vận dụng nhưng
về cơ bản, KTTT mang một số đặc trưng cơ bản sau: tôn trọng và thừa
nhận tính độc lập, tự chủ của các chủ thể kinh tế; hoạt động sản xuất và
kinh doanh dựa theo yêu cầu của thị trường; KTTT phát triển trong điều
kiện có nhiều chủ thể kinh tế, nhiều thành phần kinh tế và có sự điều tiết
của nhà nước.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định
14

hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ
theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã
hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là
nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo,
nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Từ quan điểm của Đảng có thể hiểu, tính đặc thù của kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam được thể hiện ở những điểm sau:
Một, đó là mô hình kinh tế thị trường hỗn hợp, vừa vận hành theo cơ chế
thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước; Hai, là mô hình kinh tế thị
trường với đa dạng các hình thức sở hữu và đa dạng các thành phần kinh
tế; Ba, việc phân phối trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
được thực hiện trên nguyên tắc chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả
kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và
phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; Bốn, là nền
kinh tế thị trường do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam quản lý, điều tiết vì mục tiêu "dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"; Năm, là nền kinh tế thị trường hiện
đại và hội nhập quốc tế.
2.2.2. Sự biến đổi đạo đức công vụ của đội ngũ công chức Việt
Nam dƣới tác động của kinh tế thị trƣờng hiện nay - Tính khách quan
và biểu hiện
2.2.2.1. Tính khách quan của sự biến đổi đạo đức công vụ của đội
ngũ công chức Việt Nam dưới tác động của kinh tế thị trường
Sự biến đổi đạo đức công vụ của đội ngũ công chức nước ta hiện nay
được cắt nghĩa bởi mấy lý do chính sau đây:
Thứ nhất, xuất phát từ quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã
hội, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
Thứ hai, xuất phát từ quy luật tương tác giữa các hình thái ý thức xã hội.
Thứ ba, xuất phát từ quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới.
2.2.2.2. Sự biến đổi đạo đức công vụ của đội ngũ công chức Việt
15

Nam dưới tác động của kinh tế thị trường


Có thể coi biến đổi là một trong những phương thức tồn tại phổ biến
nhất của tất cả các sự vật và hiện tượng. Biến đổi bao hàm mọi sự vận
động và chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác.
Theo cách hiểu đó, biến đổi đạo đức công vụ là sự vận động và
chuyển hóa hệ thống các quy tắc, chuẩn mực dùng để đánh giá và điều
chỉnh mối quan hệ giữa công chức với công chức, giữa công chức với xã
hội trong quá trình thực thi công vụ. Sự biến đổi này suy cho cùng được
quyết định bởi sự vận động biến đổi của đời sống vật chất, đời sống kinh tế
xã hội.
- Sự biến đổi tích cực đạo đức công vụ của đội ngũ công chức Việt
Nam hiện nay dưới tác động của kinh tế thị trường
Dưới tác động của kinh tế thị trường vừa năng động, vừa hiệu quả,
đạo đức công vụ của đội ngũ công chức nước ta đã và đang biến đổi nhanh
chóng, linh hoạt trên cả phương diện ý thức lẫn hành vi đạo đức và quan
hệ đạo đức. Theo đó, các phẩm chất đạo đức cơ bản của đạo đức công vụ
ngày càng được bổ sung các nội dung và hình thức thể hiện phù hợp với
yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới: với chính thể nhà nước thì tôn
trọng luật pháp, trung thành, làm đúng chủ trương chính sách, pháp luật
của nhà nước, kiên quyết chống lại các âm mưu chống phá nhà nước, gây
tổn hại cho nhân dân; với công việc thì tận tụy, sáng tạo, tích cực tự giác
trong thực thi công vụ; với nhân dân thì phát huy truyền thống lấy dân làm
gốc, lắng nghe và tôn trọng và có trách nhiệm trước nhân dân; với chính
mình thì ngày càng nghiêm khắc trong tu dưỡng rèn luyện; với đồng
nghiệp thì tinh thần đoàn kết, hợp tác trong và ngoài cơ quan ngày càng
được phát huy rõ nét nhằm hướng tới hiệu quả, hiệu lực của hoạt động
công vụ
* Sự biến đổi tiêu cực của đạo đức công vụ của đội ngũ công chức
Việt Nam dưới tác động của kinh tế thị trường
Dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường, một bộ phận công chức
vì chạy theo lợi ích, chạy theo đồng tiền mà: nhận thức chệch hướng, “tiếp
16

tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự
nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”; trong công việc thì ỷ lại, cái gì có
lợi cho mình thì làm; với nhân dân quan liêu, hách dịch, xa cách trong tiếp
dân, trong giải quyết các nguyện vọng từ nhân dân; với chính mình thì lười
nhác, luôn cho mình là đúng, không chịu rèn luyện, tu dưỡng đạo đức
trong hoàn cảnh mới; với đồng nghiệp, xuất hiện những mối quan hệ nịnh
bợ, tâng bốc của cấp dưới với cấp trên, giữa cơ quan địa phương với các
cơ quan Trung ương....
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Đạo đức công vụ là sự phản ánh tồn tại xã hội về mặt đạo đức của
người công chức trong quá trình thực thi công vụ. Mỗi khi tồn tại xã hội
thay đổi thì đạo đức công vụ cũng có những biến đổi nhất định.
Quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm biến đổi
căn bản nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có sự biến đổi đạo đức
công vụ của đội ngũ công chức nước ta. Sự biến đổi ấy vừa mang tính tích
cực, tạo thuận lợi cho quá trình hoàn thiện nền công vụ, nhưng cũng có
những biến đổi mang tính tiêu cực ảnh hưởng tới hiệu quả phục vụ của nền
công vụ, tới sự phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Chƣơng 3
SỰ BIẾN ĐỔI ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC
DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CỦA CÔNG
CHỨC DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
Trước tác động của cơ chế thị trường, đạo đức công vụ của đội ngũ
công chức nước ta đã và đang có sự biến đổi nhất định. Sự biến đổi ấy diễn
ra theo hai khuynh hướng: tích cực và tiêu cực.
17

Theo đó, các chuẩn mực cơ bản của đạo đức công vụ, bao gồm: trung
thành với Nhà nước và Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; ý thức, thái
độ, hành vi đối với công việc của công chức; tinh thần, thái độ phục vụ
nhân dân; ý thức tự tu dưỡng, tự rèn luyện của bản thân người công chức
và tinh thần đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp trong thực thi công vụ đã có
sự dịch chuyển cả ở ý thức lẫn hành vi và quan hệ đạo đức. Sự biến đổi ấy,
diễn ra trước hết là sự đổi mới trong hoạt động công vụ và thái độ của
người công chức có nhiều thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh
tế thị trường và cơ chế thị trường.
So với thời kỳ trước đổi mới, công chức nước ta hiện nay được sống,
học tập và làm việc trong môi trường thuận lợi hơn, kinh tế phát triển ngày
càng cao, các thiết chế kinh tế, văn hóa, xã hội không ngừng được hoàn
thiện. Nhờ vậy, đạo đức công vụ của công chức có điều kiện phát huy hơn
nữa vai trò của mình trong việc xây dựng một nền hành chính dân chủ,
hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phục
vụ nhân dân, phục vụ xã hội. Các số liệu trong Báo cáo tổng kết của Bộ
nội vụ năm 2018 về đội ngũ cán bộ, công chức nước ta cho thấy chất
lượng của đội ngũ công chức nước ta không ngừng được nâng cao, trong
đó đạo đức công vụ có những biến đổi tích cực, chỉ số hài lòng của người
dân về công chức, hoạt động công vụ đã được nâng lên. Để đáp ứng yêu
cầu và nhiệm vụ trong bối cảnh mới, đội ngũ công chức nước ta, một mặt,
chấp hành nghiêm túc kỷ luật, quy chế hoạt động nền công vụ, tôn trọng
pháp luật; mặt khác, bảo vệ bí mật của nhà nước, bí mật của nhân dân,
phát huy lòng trung thành với nhà nước và Tổ quốc XHCN, có trách nhiệm
khai thác có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực của nhà nước, đặc biệt là
nguồn ngân sách, nguồn tài nguyên. Trong công việc thì năng động, sáng
tạo, phát huy tính tự giác, tự chịu trách nhiệm, không ngừng đổi mới
phương pháp và phương tiện làm việc để nâng cao chất lượng phục vụ
nhân dân, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của thực thi công vụ. Trước nhân
dân thì tôn trọng, lắng nghe, học hỏi dân, xem việc giải quyết nhu cầu và
lợi ích chính đáng của nhân dân là trách nhiệm của mình, xem sự hài lòng
18

của người dân là thước đo, đánh giá công việc của bản thân.
Phát triển kinh tế thị trường cũng đặt ra nhu cầu ngày càng cao về
nhân tố con người. Trước áp lực đó, đội ngũ công chức nước ta đã và đang
không ngừng học tập, trau dồi kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp
của bản thân. Theo đó, đại bộ phận công chức không ngừng nâng cao ý
thức tự tu dưỡng, tự rèn luyện, nghiêm khắc với bản thân mình, thực hiện
liêm chính, vô tư trong thực thi công vụ, thay vì ỷ lại, trông chờ vào tập
thể, cấp trên mỗi cán bộ công chức đang ngày càng nỗ lực để hoàn thiện
mình trên tất cả các phương diện, trong đó có đạo đức. Tinh thần hợp tác,
đoàn kết với đồng nghiệp, với đối tác ở đội ngũ công chức ngày càng được
củng cố, coi trọng. Sự kết nối công chức trong cơ quan hành chính các cấp,
cũng như giữa công chức với các đối tác, doanh nghiệp đã không chỉ thể
hiện tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa trong hoạt động công vụ, mà
còn còn làm cho hoạt động của công chức ngày càng có hiệu quả, đáp ứng
nhu cầu phát triển của đất nước, đem lại sự hài lòng của người dân.
Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường mà chúng ta xây dựng lại chưa
hoàn thiện, hệ thống thị trường và những thiết chế đảm bảo cho kinh tế thị
trường được vận hành đúng bản chất chưa được xác lập đầy đủ. Điều này
dẫn tới những tác động tiêu cực từ mặt trái kinh tế thị trường lên đạo đức
xã hội, trong đó có đạo đức công vụ. Hệ quả của vấn đề này là sự suy
thoái, xuống cấp, biến đổi tiêu cực hóa đạo đức công vụ ở một bộ phận
công chức.
So với thời kỳ trước đổi mới, nền công vụ nước ta đã xuất hiện bộ
phận công chức có dấu hiệu vi phạm lòng trung thành với chính thể Nhà
nước, vi phạm nghĩa vụ công chức, không chấp hành các nguyên tắc hoạt
động công vụ, sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu trong công tác,
thậm chí có những lời nói và việc làm đi ngược lợi ích của Nhà nước, của
nhân dân. Đáng lo ngại, một bộ phận công chức nước ta có xu hướng chạy
theo lợi ích cá nhân, bị cuốn theo những ham muốn vật chất, chạy theo sức
mạnh của đồng tiền. Điều này dẫn tới, trong công việc thì tham ô, tham
nhũng, bòn rút của công, làm việc thiếu tự giác, thiếu sáng tạo, ỷ lại, việc
19

gì có lợi thì làm, còn không thì đùn đẩy trách nhiệm hoặc làm cho có mà
không quan tâm hiệu quả; với nhân dân thì quan liêu, xa dân, gây khó dễ
khi giải quyết lợi ích chính đáng của nhân dân; với bản thân thì ngại rèn
luyện, lười phấn đấu, sợ khó, sợ khổ; với đồng nghiệp thì khó dễ, kèn cựa,
mất đoàn kết...
Những biến đổi tiêu cực đạo đức công vụ của đội ngũ công chức đã
và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng phục vụ của nền công vụ,
đến hiệu quả phát triển kinh tế xã hội đất nước, đặc biệt, làm giảm sút
niềm tin của quần chúng nhân dân với cán bộ, công chức nhà nước, với
Đảng, Nhà nước ta.

3.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ SỰ BIẾN ĐỔI ĐẠO ĐỨC CÔNG


VỤ CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ
TRƢỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Một là, chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, thực dụng, vụ lợi... có xu
hướng phát triển.
Hai là, nạn tham nhũng, quan liêu, hối lộ, bòn rút của công, lãng phí
diễn ra ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
Ba là, tha hóa quyền lực, thiếu trung thực trong thực thi công vụ của
một bộ phận công chức.
Bốn là, suy thoái tư tưởng chính trị

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3


Trước tác động của cơ chế thị trường, đạo đức công vụ của công
chức nước ta đã và đang có sự biến đổi nhất định. Sự biến đổi ấy vừa mang
tính tích cực, tạo thuận lợi cho quá trình hoàn thiện nền công vụ, nhưng
cũng có những biến đổi mang tính tiêu cực ảnh hưởng tới hiệu quả phục vụ
của nền công vụ tới sự phát triển của nền kinh tế xã hội nói chung.
So với thời kỳ trước đổi mới, đạo đức công vụ của công chức nước ta
hiện nay có điều kiện phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc xây
dựng một nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, năng động,
hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội. Tuy
20

nhiên, trước tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường đã dẫn tới sự suy
thoái, xuống cấp đạo đức công vụ ở một bộ phận công chức. Sự biến đổi
tiêu cực đạo đức công vụ của một bộ phận công chức hiện nay thực sự là
một vấn đề đáng quan ngại.
Việc phân tích làm rõ thực trạng biến đổi đạo đức công vụ của công
chức, xác định những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi đó để tìm ra các giải
pháp phù hợp nhằm ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những biến đổi tiêu
cực đang diễn ra ở một bộ phận cán bộ, công chức nước ta hiện nay là
hoàn toàn cần thiết.

Chƣơng 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NGĂN NGỪA SỰ BIẾN ĐỔI
TIÊU CỰC CỦA ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC
DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

4.1. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Để nền kinh tế thị trường có tác động đến việc ngăn ngừa sự biến đổi
tiêu cực đạo đức công vụ ở một bộ phận công chức nước ta hiện nay, cần
thực hiện tốt một số vấn đề cơ bản sau:
1) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tạo
hành lang pháp lý cho các thành phần kinh tế hoạt động theo cơ chế thị
trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật; góp phần quan trọng trong
việc khắc phục nạn tham nhũng, tệ quan liêu; đảm bảo tính minh bạch
trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như giao dịch hành chính.
2) Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần
kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; Hoàn thiện thể chế bảo vệ nhà đầu
tư; bảo vệ quyền sở hữu và quyền tài sản; Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại
doanh nghiệp nhà nước, không để cho một bộ phận có chức, có quyền
21

nắm khối lượng tài sản lớn của Nhà nước để tham nhũng, trục lợi cá
nhân, lợi ích nhóm.
3) Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của nhà
nước, bảo đảm các loại thị trường ngày càng hoàn thiện và vận hành
thông suốt, cạnh tranh công bằng, bình đẳng, chống độc quyền; Cải thiện
môi trường đầu tư, kinh doanh, đảm bảo giữ vững định hướng XHCN của
nền kinh tế; Gắn tăng trưởng kinh tế với đảm bảo phát triển bền vững,
tiến bộ và công bằng xã hội, quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường và
ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập
kinh tế thế giới.v.v.
4.2. CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN VÀ LỐI SỐNG THỰC DỤNG
Chống chủ nghĩa cá nhân và lối sống thực dụng càn một thống các
giải pháp cụ thể, đồng bộ nhưng trước mắt, theo chúng tôi cần thực hiện
tốt một số nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, tăng cường giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức.
Hai là, Phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng và của
nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức, có cơ chế để nhân dân
tham gia vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền Nhà nước.
Ba là, xây dựng quy chế làm việc, xác định rõ quyền hạn, trách
nhiệm của từng cá nhân, tổ chức; phát huy dân chủ, đề cao tự phê bình và
phê bình.
Bốn là, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đạo đức công vụ.
Năm là,
.
4.3. CHỐNG QUAN LIÊU, THAM NHŨNG
Phòng, chống bệnh quan liêu, tham nhũng ở đội ngũ công chức hiện
là nhiệm vụ cấp bách và cần tập trung vào các giải pháp sau:
Thứ nhất, tuyên truyền phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách,
pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích
cực, thống nhất có hiệu quả từ nhận thức đến hành động của cán bộ, công
22

chức, viên chức trong việc phòng, chống tham nhũng.


Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để
phòng, chống tham nhũng.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ
chức - cán bộ nhằm góp phần chống tham nhũng.
Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để nâng cao
hiệu quả công tác phòng, chống quan liêu tham nhũng.
Thứ năm, tăng cường vai trò giám sát trong công tác phòng, chống
quan liêu, tham nhũng.
4.4. TĂNG CƢỜNG KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC
Để ngăn ngừa sự tha hóa quyền lực trong đội ngũ công chức cần có
cơ chế kiểm soát đa chiều: kiểm soát bằng thể chế kết hợp với kiểm soát
bằng đạo đức, trách nhiệm; kiểm soát bên trong của tổ chức kết hợp kiểm
soát bên ngoài của nhân dân, xã hội; kiểm soát của bên trên đối với bên
dưới, kết hợp với kiểm soát của bên dưới đối với bên trên, kiểm soát của
cơ quan quyền lực kết hợp với kiểm soát của cơ quan báo chí, dư luận…
Trước hết cần thực hiện tốt một số giải pháp cụ thể, như: Một, tiếp
tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và
Nhà nước để nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội cũng như của
đội ngũ công chức về tác hại của sự tha hóa quyền lực, nhất là lạm quyền,
lộng quyền, lợi dụng quyền lực, tham nhũng, lợi ích nhóm; Hai, xây dựng,
hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực trong công tác tổ chức cán bộ theo
nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế,
chính sách, pháp luật; quyền hạn phải được ràng buộc bằng trách nhiệm
theo quy định cụ thể trong cơ chế, chính sách, pháp luật; Ba, thực hiện
đúng quy định về công tác cán bộ, đặc biệt là công tác bầu cử, thi cử trong
tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức ở các cấp, các ngành của bộ máy
nhà nước.
4.5. TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ,
ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC NƢỚC TA HIỆN NAY
Giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho đội ngũ công chức
23

nước ta hiện nay cần bám vào Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để
cụ thể hóa các nội dung và hình thức tiến hành, với các nguyên tắc: bảo
đảm tính nhiều mặt, tính phong phú và đa dạng của sự tác động giáo dục
đến quá trình hình thành, phát triển những phẩm chất đạo đức của người
cán bộ, công chức; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất biện chứng
của tất cả các tác động giáo dục, hỗ trợ lẫn nhau cùng hướng tới mục tiêu
hoàn thiện toàn diện những phẩm chất đạo đức công vụ cho người công
chức; trên cơ sở bảo đảm tính nhiều mặt và sự thống nhất hữu cơ của tất cả
các tác động giáo dục, tập trung giải quyết những mắt khâu trọng yếu,
những vấn đề bức thiết nổi lên trong những giai đoạn lịch sử cụ thể. Khắc
phục tình trạng dàn trải, dễ sa vào chung chung, trừu tượng, thiếu sức
thuyết phục trong hoạt động giáo dục.
4.6. PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA
NGƢỜI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG KHẮC PHỤC SỰ BIẾN ĐỔI TIÊU
CỰC ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC DƢỚI TÁC ĐỘNG
CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Theo chúng tôi, quá trình tự học, tự rèn luyện đạo đức của công chức
trong giai đoạn hiện nay, thiết nghĩ cần tập trung vào một số vấn sau:
Thứ nhất, mỗi công chức tích cực, chủ động tự tu dưỡng, rèn luyện
thông qua các hoạt động thực tiễn.
Thứ hai, tăng cường giáo dục, xây dựng động cơ, thái độ, tinh thần tự
học, tự tu dưỡng, rèn luyện cho công chức.
Thứ ba, phát huy vai trò của tổ chức đảng, tổ chức quần chúng đối
với việc tự tu dưỡng, rèn luyện của công chức.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4
Thực trạng biến đổi đạo đức xã hội nói chung, đạo đức công vụ của
đội ngũ công chức nói riêng ở nước ta hiên nay đang đặt ra yêu cầu phải
nhận thức và hành động một cách đúng đắn, biện chứng, kịp thời trong xây
dựng đạo đức và hoàn thiện đạo đức công vụ. Để khắc phục tình trạng suy
thoái về chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn ngừa sự biến đổi tiêu cực đạo
24

đức công vụ ở một bộ phận công chức nước ta hiện nay, cần thực hiện một
hệ thống giải pháp đồng bộ, thiết thực , trước mắt cần tập trung vào: hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; chống chủ nghĩa
cá nhân và lối sống thực dụng; chống quan liêu, tham nhũng; tăng cường
kiểm soát quyền lực; tăng cường công tác giáo dục chính trị, đạo đức, lối
sống cho cán bộ, công chức; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
cán bộ công chức trong việc khắc phục biến đổi tiêu cực đạo đức công vụ
của đội ngũ công chức dưới tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường.

KẾT LUẬN

Quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo đã tác động đến nhiều mặt khác nhau của đời sống xã hội, trong
đó có đạo đức xã hội nói chung, đạo đức công vụ của đội ngũ công chức
nói riêng.
Khắc phục sự biến đổi tiêu cực của đạo đức công vụ không phải là
công việc giản đơn, có thể hoàn thành một sớm, một chiều. Nhưng với
đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, với chương trình tổng thể cải cách
hành chính nhà nước theo hướng xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện
đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ nhân dân, hoạt động có hiệu lực,
hiệu quả, chúng ta hoàn toàn có cơ sở lý luận và thực tiễn để tin tưởng vào
việc khắc phục đó. Hy vọng chúng ta sớm có một đội ngũ công chức vừa
có tài, vừa có đức, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội,
hướng tới việc xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.

You might also like