You are on page 1of 8

HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA: LÝ LUẬN CƠ SỞ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC:


KỸ NĂNG DIỄN THUYẾT CHÍNH TRỊ

Đề tài: Nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ

Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy An


MSSV: 202010023
Lớp: K05 - CTH

TP.HCM – Tháng 5/2023


I. DÀN Ý

1. Tìm hiểu đối tượng

- Đạo đức công vụ là những chuẩn mực đạo đức của những người cán bộ,
công chức trong quá trình thi công, thực hiện công vụ. Nó đến từ ý thức, trách
nhiệm của cá nhân trong tập thể, trong mục đích, lý tưởng xây dựng bộ máy nhà
nước.

- Gồm: các nguyên tắc, các quy tắc hành vi ứng xử trong khi thi hành công
vụ.

2. Mục tiêu của bài diễn thuyết

- Phân tích tìm hiểu về đạo đức công vụ của cán bộ, thực trạng đạo đức công
vụ cán bộ từ đó đề xuất ra các giải pháp nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ.

3. Nội Dung

3.1. Vai trò đạo đức công vụ

- Là cơ sở hình thành nên văn hóa trong ý thức công vụ của người thực thi
công vụ.

- Là cơ sở để mỗi cá nhân tự điều chỉnh hành vi của mình, để hoạt động


công vụ đạt tới các giá trị văn hóa.

- Là công cụ để xã hội điều chỉnh hành vi của người thực thi công vụ, qua đó
tạo ra các giá trị văn hóa trong thực thi công vụ.

- Là nền tảng tạo nên thiết chế văn hóa công vụ. Đạo đức công vụ tạo nên
các chuẩn mực văn hóa, cơ chế vận hành của thiết chế văn hóa

.2. Thực trạng

3.2.1. Ưu điểm

2
- Đại bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nước ta hiện nay có ý thức rèn
luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; có thái độ tôn trọng nhân
dân, tận tâm phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, chịu
sự giám sát của nhân dân, được nhân dân tin tưởng; thực hiện tốt lời dạy của Chủ
tịch Hồ Chí Minh “cần, kiệm, liêm, chính”1 trong hoạt động công vụ.
- Cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam về cơ bản đáp ứng được các yêu
cầu, nhiệm vụ. Tham gia công tác quản lý, lãnh đạo các cấp phát huy tốt vai trò và
khả năng của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, góp phần
quan trọng vào sự đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị.
3.2.2. Hạn chế
- Vẫn còn “một bộ phận cán bộ, công chức yếu cả về năng lực và phẩm
chất... quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát huy đầy đủ; kỷ luật, kỷ cương
chưa nghiêm; tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, chưa được đẩy lùi”
- Tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ
phận cán bộ, công chức, viên chức ngày càng nghiêm trọng.
3.3. Giải pháp nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ
- Xây dựng và ban hành Luật đạo đức công vụ trên cơ sở các quy định đã có
về đạo đức cán bộ, công chức và công vụ.
- Đổi mới và cải cách công tác quản lý cán bộ, công chức ở tất cả các khâu
từ tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, đánh giá và giải quyết các chính
sách, chế độ.
- Cải thiện quan hệ của cơ quan hành chính với dân.
- Thực hiện tốt nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức, trong đó chú ý kết
hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế;
- Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở nhằm tạo điều kiện để cán bộ, công chức và
nhân dân kiểm tra giám sát các hoạt động của cán bộ, công chức.
- Tăng cường hệ thống thanh tra công vụ.

1
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.158-159.

3
- Chú trọng công tác khen thưởng và xử lý vi phạm, phát hiện và xử lý
nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.

4. Kết luận

- Khái quát lại vấn đề: bài làm đã tìm hiểu về đạo đức công vụ của cán bộ,
thực trạng đạo đức công vụ cán bộ từ đó đề xuất ra các giải pháp nâng cao đạo đức
công vụ cho cán bộ.- Rút ra bài học: Đề cao giá trị đạo đức, lương tâm trong công
việc, nhiệm vụ và cuộc sống; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối của Đảng; thường
xuyên có các sáng kiến đổi mới, cải cách trong công việc, tư tưởng nhằm phát triển
đạo đức bản thân và tư duy giải quyết công việc.

Đề bài: Nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ

II. Nội dung

1. Tìm hiểu đối tượng

- Đạo đức công vụ là những chuẩn mực đạo đức của những người cán bộ,
công chức trong quá trình thi công, thực hiện công vụ. Nó đến từ ý thức, trách
nhiệm của cá nhân trong tập thể, trong mục đích, lý tưởng xây dựng bộ máy nhà
nước.

- Gồm: các nguyên tắc, các quy tắc hành vi ứng xử trong khi thi hành công
vụ.

- Mục đích: Giúp người công chức thực hiện tốt trách nhiệm theo quy định;
đảm bảo các chuẩn mực trong nhận thức của người lãnh đạo; điều chỉnh thái độ,
hành vi, cách xử sự, chức trách, bổn phận, nghĩa vụ của cán bộ, công chức; mang
đến thái độ tích cực, tư duy đổi mới và môi trường làm việc hiệu quả.

2. Mục tiêu của bài diễn thuyết

- Phân tích tìm hiểu về đạo đức công vụ của cán bộ, thực trạng đạo đức công vụ
cán bộ từ đó đề xuất ra các giải pháp nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ.

4
3. Nội Dung

3.1. Vai trò đạo đức công vụ

- Là cơ sở hình thành nên văn hóa trong ý thức công vụ của người thực thi
công vụ: Hoàn thiện các phẩm chất về chính trị, tinh thần, tư tưởng trong nhân
cách của người thực thi công vụ. Đó là ý thức về lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ
với công việc phục vụ Nhân dân, từ đó hoạt động công vụ đạt tới các giá trị văn
hóa. Người thực thi công vụ phải có đạo đức công vụ thì hoạt động công vụ mới
tạo ra các giá trị văn hóa.

- Là cơ sở để mỗi cá nhân tự điều chỉnh hành vi của mình, để hoạt động


công vụ đạt tới các giá trị văn hóa. Điều chỉnh mang tính tự giác, tự nguyện trên cơ
sở lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ. Khi thật sự là một thành tố nằm trong tâm trí,
đạo đức công vụ sẽ tạo ra sức mạnh nội sinh thúc đẩy sự lựa chọn hành vi vì lợi ích
công của người thi hành công vụ.

- Là công cụ để xã hội điều chỉnh hành vi của người thực thi công vụ, qua đó
tạo ra các giá trị văn hóa trong thực thi công vụ.

- Là nền tảng tạo nên thiết chế văn hóa công vụ. Đạo đức công vụ tạo nên
các chuẩn mực văn hóa, cơ chế vận hành của thiết chế văn hóa

3.2. Thực trạng

3.2.1. Ưu điểm

- Việt Nam hiện có hơn 2,8 triệu cán bộ, công chức, viên chức. Đại bộ phận
cán bộ, công chức, viên chức nước ta hiện nay có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm
chất chính trị, đạo đức, lối sống; có thái độ tôn trọng nhân dân, tận tâm phục vụ
nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân
dân, được nhân dân tin tưởng; thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh
“cần, kiệm, liêm, chính” 2 trong hoạt động công vụ; luôn luôn nêu cao tinh thần

2
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2000, tr.158-159.

5
trách nhiệm, ý thức tập thể; có lòng yêu nghề, tận tụy với công việc; tôn trọng
đồng nghiệp, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam về cơ bản đáp ứng được các yêu
cầu, nhiệm vụ. Tham gia công tác quản lý, lãnh đạo các cấp phát huy tốt vai trò và
khả năng của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, góp phần
quan trọng vào sự đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị.

3.2.2. Hạn chế

- Vẫn còn “một bộ phận cán bộ, công chức yếu cả về năng lực và phẩm
chất... quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát huy đầy đủ; kỷ luật, kỷ cương
chưa nghiêm; tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, chưa được đẩy lùi”.

- Trước xu thế toàn cầu hóa, không gian mở và biên giới mềm như hiện nay,
tình hình thế giới, khu vực và trong nước diễn biến phức tạp, tác động không nhỏ
đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, công chức, viên chức.

- Tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ
phận cán bộ, công chức, viên chức ngày càng nghiêm trọng.

3.3. Giải pháp nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ

- Xây dựng và ban hành Luật đạo đức công vụ trên cơ sở các quy định đã có
về đạo đức cán bộ, công chức và công vụ đã được quy định ở Luật cán bộ, công
chức; Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí...

- Đổi mới và cải cách công tác quản lý cán bộ, công chức ở tất cả các khâu
từ tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, đánh giá và giải quyết các chính
sách, chế độ theo đúng các nguyên tắc trong thi hành công vụ như: tuân thủ Hiến
pháp và pháp luật; công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám
sát... để giảm thiểu tối đa các tiêu cực phát sinh trong hoạt động của nền công vụ;

6
- Cải thiện quan hệ của cơ quan hành chính với dân, theo đó cần phải loại bỏ
những thủ tục hành chính gây phiền hà khi giải quyết công việc của dân và doanh
nghiệp; chấn chỉnh bộ máy, ngăn chặn và đẩy lùi quan liêu, tham nhũng; cải cách
triệt để các thủ tục hành chính theo nguyên tắc thống nhất, công khai, đơn giản...;

- Thực hiện tốt nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức, trong đó chú ý kết
hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế;

- Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở nhằm tạo điều kiện để cán bộ, công chức và
nhân dân kiểm tra giám sát các hoạt động của cán bộ, công chức; việc chi tiêu tài
chính công...;

- Tăng cường hệ thống thanh tra công vụ nhằm nâng cao năng lực cho đội
ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra thường
xuyên và định kỳ các hoạt động công vụ;

- Chú trọng công tác khen thưởng và xử lý vi phạm, phát hiện và xử lý


nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật; nêu cao đạo đức công chức, công vụ,
khen thưởng, động viên kịp thời gương người cán bộ, công chức mẫn cán với công
vụ.

4. Kết luận

- Khái quát lại vấn đề: bài làm đã tìm hiểu về đạo đức công vụ của cán bộ,
thực trạng đạo đức công vụ cán bộ từ đó đề xuất ra các giải pháp nâng cao đạo đức
công vụ cho cán bộ.

- Rút ra bài học: bản thân không chỉ mỗi cán bộ, công chức viên chức mà
còn toàn thể nhân dân cần đề cao giá trị đạo đức, lương tâm trong công việc, nhiệm
vụ và cuộc sống; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối của Đảng; thường xuyên có
các sáng kiến đổi mới, cải cách trong công việc, tư tưởng nhằm phát triển đạo đức
bản thân và tư duy giải quyết công việc.

7
8

You might also like