You are on page 1of 5

Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

TS. Ngô Kim Ngân


Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Trong nhiều nghị quyết, chỉ thị, Đảng rất chú trọng đến xây dựng, củng cố
tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của
từng giai đoạn cách mạng. Hội nghị TƯ 5 (khoá VI), Hội nghị TƯ 3 (khoá VII)
đã nêu rõ việc đổi mới và chỉnh đốn các TCCSĐ là nhiệm vụ trọng tâm, cấp
bách của toàn Đảng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, khẳng định: Tiếp tục
chỉ đạo tốt cuộc vận động xây dựng cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh; chấn
chỉnh các cơ sở đảng yếu kém. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: Đảng ta phải
tiếp tục tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng,... nâng cao trình độ,
kiến thức, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đội ngũ cán
bộ, đảng viên. Trong Báo cáo của Ban Chấp hành TƯ Đảng khóa IX về các văn
kiện Đại hội X của Đảng do đồng chí Nông Đức Mạnh trình bày một lần nữa lại
khẳng định: “Trong những năm tới, chúng ta phải dành nhiều công sức tạo được
chuyển biến rõ rệt về xây dựng Đảng… Kiện toàn và đổi mới hoạt động của
TCCSĐ, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, làm cho mỗi TCCSĐ có trách
nhiệm tổ chức và quy tụ được sức mạnh của toàn đơn vị hoàn thành nhiệm vụ
chính trị được giao…”.
Nhiều năm qua, Đảng ta coi trọng việc củng cố, chỉnh đốn, nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ nên đã có chuyển biến tích cực, tạo
được sự thống nhất cao hơn về tư tưởng chính trị trong thực hiện đường lối đổi
mới của Đảng; nâng cao một bước ý thức về xây dựng Đảng của cán bộ, đảng
viên và niềm tin của quần chúng nhân dân với Đảng. Ngăn chặn, đẩy lùi nhận
thức lệch lạc, biểu hiện hoang mang, dao động, giảm sút niềm tin vào con đường
đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn.
Nhiều TCCSĐ đã nỗ lực phấn đấu, nâng cao năng lực lãnh đạo, triển khai, thực
hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở, đời sống nhân dân được cải
thiện, đói nghèo giảm, an ninh chính trị được giữ vững, mối quan hệ gắn bó mật
thiết giữa tổ chức đảng với các tầng lớp nhân dân được củng cố, nâng cao tinh
thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên ở các cơ quan, đơn vị. Số TCCSĐ trong
sạch, vững mạnh tăng, thu hẹp cơ sở yếu kém, công tác phát triển đảng viên
được nâng lên. ở Kiên Giang, năm qua không còn TCCSĐ yếu kém, 100% ấp
có đảng viên. Chính quyền xã, phường được củng cố; đã tiến hành xong việc tạo
nguồn quy hoạch cán bộ cơ sở ở 100% số xã, phường, thị trấn… ở miền núi Tây
Bắc, qua khảo sát xã Nậm Păm (Mường La - Sơn La), Sam Mứt (Điện Biên),
Nà Cang (Than Uyên-Lai Châu)… cho thấy chất lượng hoạt động của cấp ủy và
TCCSĐ được nâng lên: Phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng có sự đổi mới;
củng cố chi, đảng bộ yếu kém và xóa thôn, bản “trắng” đảng viên; bà
con tin, nghe theo Đảng, không còn bị mắc lừa kẻ xấu; cuộc sống được nâng
lên… Còn ở Đảng bộ tỉnh Bắc Cạn, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, nhiệm kỳ
(2001-2005), 80% TCCSĐ đạt TSVM, xóa cơ bản tình trạng thôn, bản “trắng”
đảng viên, đảng viên phát huy tốt vai trò tiền phong, gương mẫu của mình…
Tuy nhiên, khi bước vào kinh tế thị trường, những mặt tiêu cực đã tác động
không nhỏ đến các TCCSĐ, không ít đảng bộ, chi bộ giảm sút ý chí chiến đấu,
thậm chí tê liệt, không phát huy được tác dụng. Nhiều TCCSĐ lúng túng, bị
động, có biểu hiện buông lỏng lãnh đạo, bất lực trước các biểu hiện tiêu cực và
những diễn biến phức tạp mới. Việc đánh giá chất lượng TCCSĐ ở nhi
nơi, nhiều lúc chưa bám sát tiêu chuẩn. Không ít TCCSĐ được công nhận
TSVM nhưng việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở đạt hiệu quả thấp.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của các TCCSĐ hiện nay phải giải quyết một cách đồng bộ, trong đó tập trung
vào một số biện pháp chủ yếu sau:
1. Xác đ nh đúng nhi m v chính tr , chú tr ng nâng cao chất lư ng,
hi u quả công tác tư tưởng.
Để xác định đúng nhiệm vụ chính trị, các TCCSĐ cần thực hiện tốt việc quán
triệt sâu sắc đường lối của Đảng, chỉ thị, nghị quyết, chủ trương và kế hoạch
công tác của cấp trên; nắm chắc đặc điểm, đánh giá đúng thực trạng kinh tế-xã
hội của cơ sở; nắm vững tâm tư, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của quần
chúng lao động, phát huy trí tuệ của tập thể, dân chủ bàn bạc kết hợp với trách
nhiệm cá nhân, tranh thủ ý kiến của cấp trên và lắng nghe ý kiến của nhân dân.
Trong tình hình hiện nay, công tác tư tưởng phải được các cơ sở đảng thực sự
coi trọng. Công tác tư tưởng cần đổi mới nhưng chưa được nhiều cấp uỷ quan
tâm đúng mức nên thiếu sắc bén, thường bị động. Nhiệm vụ hàng đầu về công
tác tư tưởng của TCCSĐ là góp phần làm cho cán bộ, đảng viên của đảng bộ
nắm chắc và có ý thức trách nhiệm chủ động, sáng tạo thực hiện thắng lợi các
chủ trương và nghị quyết của Đảng. Đồng thời phải đa dạng hóa hình thức,
phương pháp công tác tư tưởng, không ngừng nâng cao trình độ năng lực, phẩm
chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở, trước hết là bí thư
và cán bộ chủ chốt. Xây dựng cho đảng viên niềm tin và ý chí kiên định lý
tưởng cách mạng, kiên định mục tiêu và con đường đi lên CNXH.
Để làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, phải thường xuyên đánh
giá và xác định được các nhiệm vụ chủ yếu của công tác này trong từng giai
đoạn cụ thể. Trên cơ sở đó phân tích và xác định các nhiệm vụ giáo dục chính
trị tư tưởng theo từng lĩnh vực hoạt động, thường xuyên thông tin và phân tích
những nhân tố mới, tổng kết những hoạt động đổi mới trên từng lĩnh vực, địa
phương.
2. Đổi m i phương thức, phong cách làm vi c của tổ chức đảng.
Trước tiên phải xây dựng và thực hiện tốt qui chế hoạt động của TCCSĐ, qui
định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ làm việc
của cấp uỷ, chi bộ.
Cải tiến việc ra nghị quyết, nâng cao chất lượng nghị quyết. Nghị quyết phải
xác định đúng vấn đề cần tập trung lãnh đạo, gắn với nhiệm vụ của địa phương,
đơn vị trong từng thời kỳ để đi sâu, bàn kỹ có trọng tâm, trọng điểm. Nghị
quyết phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và thực hiện được. Trong nghị quyết
không nêu những vấn đề ngoài phạm vi của đơn vị, hoặc chung chung, thiếu nội
dung sát thực. Muốn nghị quyết sát đúng phải tăng cường nắm bắt và xử lý tốt
thông tin.
Phương thức lãnh đạo và phong cách làm việc của Đảng đòi hỏi TCCSĐ phải
coi trọng lãnh đạo việc tổ chức thực hiện. Phải xây dựng các kế hoạch, chương
trình hành động cụ thể, đề ra biện pháp triển khai thực hiện. Tổ chức phổ biến,
nghị quyết của tổ chức đảng đến mọi cán bộ, đảng viên; phân công, giao trách
nhiệm rõ ràng, đặt ra yêu cầu và thời gian hoàn thành, tăng cường công tác
kiểm tra đánh giá kết quả.
3. Gi v ng n n nếp, cải tiến, nâng cao chất lư ng sinh hoạt chi b , chi ủy,
đảng ủy; thực hi n nghiêm túc công tác tự phê bình, phê bình mở r ng dân
chủ trong sinh hoạt đảng.
Hiện nay sinh hoạt đảng ở nhiều nơi còn nghèo nàn về nội dung, thậm chí còn
lẫn lộn nội dung sinh hoạt chi bộ và sinh hoạt chuyên môn,... tạo ra tâm lý ngại
sinh hoạt, chán sinh hoạt trong đảng viên. Nguy hiểm hơn là những nguyên tắc
tổ chức và hoạt động của Đảng không được thực hiện nghiêm túc, nhất là nguyên tắc
tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình, quản lý, kiểm tra, giao nhiệm
vụ cho đảng viên. Nhiều nội dung trong nghị quyết, nhiều vấn đề liên quan mật
thiết đến đảng viên không được phổ biến, quán triệt học tập đầy đủ, kịp thời, do
đó cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ chủ chốt chỉ nắm chung chung…
Do vậy, cần duy trì sinh hoạt chi bộ, cấp uỷ định kỳ theo đúng qui định của Điều
lệ Đảng. Cấp ủy tạo cho đảng viên ý thức nghiêm túc chấp hành Điều lệ Đảng,
chủ động chuẩn bị ý kiến phát biểu. Nội dung sinh hoạt chi bộ, cấp uỷ phải thiết
thực, cụ thể. Sinh hoạt chi bộ, đảng bộ phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ
lãnh đạo và tình hình, đặc điểm của địa phương, đơn vị. Trong sinh hoạt tập
trung thảo luận, tranh luận để có giải pháp sát đúng đối với việc thực hiện các
công tác trọng tâm; có sự phân công cán bộ, đảng viên phụ trách từng lĩnh vực
cụ thể.
Trong sinh hoạt đảng phải giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, mọi đảng
viên có quyền thảo luận, phê bình thẳng thắn, chân thành, lắng nghe ý kiến của
nhau, không định kiến, qui chụp hoặc lợi dụng phê bình để đả kích cá nhân, gây
rối nội bộ.
4. Coi tr ng công tác quy hoạch, đào tạo, b i dư ng cán b ; nâng cao
chất lư ng đ i ngũ cán b , đảng viên.
Những năm qua đội ngũ cán bộ và cấp uỷ cơ sở tuy được kiện toàn, thay đổi
nhiều, nhưng trình độ kiến thức và năng lực lãnh đạo còn hạn chế. Công tác qui
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở chưa đạt yêu cầu đề ra. Do vậy, các cấp
uỷ và tổ chức đảng phải làm tốt công tác qui hoạch và tạo nguồn cán bộ, vừa
đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa chuẩn bị đội ngũ cán bộ lâu dài; hằng năm có
đánh giá, bổ sung, điều chỉnh qui hoạch. Đồng thời phải đổi mới việc đánh giá,
bồi dưỡng, lựa chọn, sử dụng cán bộ trên cơ sở dựa vào tiêu chuẩn, chú trọng cả
phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực trí tuệ và hoạt động thực tiễn
của cán bộ, lấy hiệu quả công tác làm thước đo chủ yếu. Quan tâm đổi mới, trẻ
hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở, kết hợp các độ tuổi, bảo đảm tính
liên tục, kế thừa và phát triển. Tạo điều kiện để tuyển lựa, đào tạo cơ bản, chính
qui những cán bộ có phẩm chất, thành tích học tập tốt, trở về công tác ở cơ sở.
Bảo đảm cho mọi cán bộ, đảng viên được dự các lớp học tập lý luận chính trị
theo chương trình chung hằng năm, tất cả các cấp uỷ viên, nhất là bí thư đảng
ủy, bí thư chi bộ được nghiên cứu, học tập, nắm vững và thực hiện tốt phương
pháp công tác đảng tại cơ sở.
Để nâng cao chất lượng đảng viên, phải chú trọng rèn luyện, nâng cao bản lĩnh
chính trị, phẩm chất cách mạng và trình độ trí tuệ của đội ngũ đảng viên. Các
TCCSĐ bám sát tiêu chuẩn đảng viên được qui định trong Điều lệ Đảng để rà
soát, sàng lọc, phân tích chất lượng đội ngũ đảng viên, mở rộng việc phân công
công tác cho đảng viên, quản lý đảng viên chặt chẽ; đồng thời tích cực tạo
nguồn phát triển đảng viên. Phát triển đảng viên phải gắn chặt với việc đưa ra
khỏi Đảng những phần tử thoái hoá, biến chất.
5. Đ y mạnh công tác ki m tra, k lu t đảng.
Thực tế hoạt động kiểm tra của TCCSĐ thời gian qua còn yếu, nhiều cấp uỷ
buông lỏng, hiệu quả công tác kiểm tra thấp. Vấn đề trọng tâm là tập trung vào
kiểm tra việc triển khai, thực hiện các nghị quyết của Đảng trong các TCCSĐ
và mọi cán bộ, đảng viên. Kiểm tra, bổ sung, hoàn thiện qui định chức năng,
nhiệm vụ và qui chế hoạt động cụ thể của từng loại hình TCCSĐ cho phù hợp
với tình hình mới, với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương, đúng
Điều lệ Đảng, đúng pháp luật. Kiểm tra về phẩm chất đạo đức, lối sống, những
dấu hiệu vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật nhà nước trong cán bộ và đảng viên.
Qua kiểm tra, cần xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm, làm cho
TCCSĐ ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Công tác kiểm tra phải chủ động, kịp thời, chặt chẽ, nghiêm túc, đúng nguyên
tắc, thủ tục theo hướng dẫn của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và phải có tác
dụng giáo dục sâu sắc, hiệu quả thiết thực. Việc đánh giá, kết luận trong kiểm
tra phải đúng mức, công tâm. Quá trình kiểm tra phải kết hợp chặt chẽ với công
tác thanh tra của chính quyền, phát huy vai trò của quần chúng bảo đảm tính
chuẩn xác, khách quan.
Qua kiểm tra, tự phê bình và phê bình kịp thời biểu dương, động viên, khen
thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích tốt; kỷ luật nghiêm minh những
đảng viên, tổ chức vi phạm; ấn định thời gian phấn đấu cho những đảng viên có
khuyết điểm, sai lầm và tạo điều kiện để họ sửa chữa. Kiên quyết đưa ra khỏi
Đảng những đảng viên không đủ tư cách. Kiểm tra, xử lý kỷ luật phải luôn gắn
với củng cố kiện toàn cấp uỷ, bố trí cán bộ, bảo đảm tính ổn định của tổ chức để
lãnh đạo cơ quan và đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.
6. Tăng cư ng sự lãnh đạo, ch đạo của các cấp u cấp trên đ i v i cơ sở.
Nâng cao trách nhiệm của các cấp uỷ cấp trên đối với cơ sở, tất cả hướng về cơ
sở, phục vụ cho cơ sở, khắc phục bệnh quan liêu, hành chính (còn khá nặng nề
hiện nay). Các cấp uỷ cấp trên phải phát huy tinh thần chủ động và sáng tạo của
TCCSĐ. Tăng cường vai trò trách nhiệm của cấp uỷ cấp trên đối với việc xây
dựng và chỉnh đốn TCCSĐ, tập trung chỉ đạo củng cố tổ chức và cán bộ ở những
đơn vị trọng điểm, khắc phục tình trạng cơ sở yếu kém.

You might also like