You are on page 1of 2

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Tóm tắt mở đầu


Nghiên cứu sinh: Phạm Đức Toàn
Đề tài: Quản lý công chức theo năng lực trong các cơ quan hành chính nhà
nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở Việt Nam
Chuyên ngành: Quản lý công.
Mã số: 9 34 04 03.
Cơ sở đào tạo: Học viện Hành chính quốc gia
2. Nội dung bản trích yếu
2.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực
theo năng lực và phân tích, đánh giá thực trạng quản lý công chức, luận án đề xuất
quan điểm và giải nhằm pháp quản lý công chức theo năng lực đáp ứng yêu cầu cải
cách hành chính ở Việt Nam.
2.2. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý công
chức theo năng lực trong cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành
chính.
2.3. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin
(chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật).
Các nội dung nghiên cứu được luận giải theo quan điểm hệ thống nhằm đảm bảo tính
khái quát trong phân tích các quy định pháp luật và quan điểm lịch sử cụ thể để đảm
bảo tính khách quan, hợp lý đối với những trường hợp, hoàn cảnh cụ thể khi đề xuất
ứng dụng. Về mô hình lý thuyết, luận án nghiên cứu trào lưu Quản lý công mới (NPM)
như là nền tảng tư duy, tiếp cận để nghiên cứu quản lý nhân lực theo năng lực trong
khu vực công. Quản lý theo năng lực là một phương thức quản lý mới đối với NNL
trong tổ chức, phát triển, bắt đầu được áp dụng vào khu vưc công những năm 70 của
thế kỷ 20, phát triển mạnh ở các quốc gia thuộc khối OECD, được coi là chiến lược
quan trong trong cải cách ở nhiều quốc gia phát triển.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể, kết hợp sử
dụng các phương pháp này để dẫn dắt, phân tích, luận giải, chứng minh, đề xuất và
tổng hợp các vấn đề nhằm nghiên cứu năng lực công chức và quản lý công chức theo
năng lực như: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp; Phương pháp thống kê; Phương
pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp so sánh; Phương pháp chuyên gia.
2.4. Các kết quả chính và kết luận:
- Về mặt lý luận, luận án nghiên cứu tổng thể khung lý thuyết về quản lý công
chức theo năng lực trong các cơ quan hành chính nhà nước. Từ khung lý thuyết tác giả
đã nghiên cứu thực trạng quản lý công chức theo năng lực trên các nội dung quản lý
như tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, đánh giá, chế độ chính sách đối với công chức. Trên
cơ sở thực trạng chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân.
- Về thực tiễn, với kết quả nghiên cứu thực trạng, luận án đã đề xuất các giải
pháp như sau:
Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức về quản lý theo năng lực trong các cơ quan
hành chính nhà nước.
Thứ hai, thể chế hóa quản lý công chức theo năng lực, hòan thiện phân tích công
việc, xác định vị trí việc làm trong cơ quan hành chính nhà nước. Hoàn thiện các quy
định của pháp luật theo hướng sử dụng năng lực làm cơ sở cho việc tuyển dụng, sử
dụng, đào tạo phát triển, đánh giá.
Thứ ba, cần có các biện pháp cụ thể nhằm ứng dụng quản lý công chức theo năng
lực trong cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam. Bao gồm: Tuyển dụng công chức
theo năng lực; Đào tạo, bồi dưỡng công chức theo năng lực; Đánh giá và đãi ngộ công
chức theo năng lực; Sử dụng, bổ nhiệm công chức theo năng lực; Đãi ngộ công chức
theo năng lực.
Thứ tư, cần chuẩn bị các điều kiện cần để ứng dụng quản lý công chức theo năng
lực trong cơ quan hành chính nhà nước. Bao gồm: Tăng cường vai trò của lãnh đạo;
Sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật cán bộ công chức nhằm quản lý công chức
theo năng lực trong cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành
chính; Xây dựng hệ thống khung năng lực - công cụ then chốt nhằm quản lý công chức
theo năng lực.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC NGHIÊN CỨU SINH

PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải Phạm Đức Toàn


PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến

You might also like