You are on page 1of 3

Câu 1: Sử dụng lý thuyết bố trí và sử dụng nhân sự để bình luận tình huống trên

Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt cần phải có một đội ngũ nhân viên tốt. Muốn vậy
doanh nghiệp phải làm tốt từ khâu tuyển dụng, có như vậy thì việc bố trí và sử dụng nhân sự
mới có hiệu quả, mới khai thác và phát huy được năng lực tối đa làm việc của người lao
động.

Để bố trí và sử dụng nhân sự trước hết phải phân tích và đánh giá nhu cầu nhân sự, dự tính
khả năng đáp ứng của đội ngũ nhân viên hiện tại, tiến hành tuyển thêm nhân sự cho những vị
trí còn thiếu.

- Trong tình huống, ông chủ tịch huyện - người lãnh đạo đã bỏ ra đến năm tháng không
làm gì cả chỉ để xem xét tình hình trong huyện cách làm việc của cán bộ và năng lực
của họ từ đó đưa ra kết luận cần bố trí và sử dụng nhân sự mới về nguồn nhân lực.
Ông đã dự tính và kiểm tra năng lực của họ và dẫn đến quyết định tuyển dụng để có
thể sử dụng nguồn nhân lực sao cho hiệu quả công việc đạt được là cao nhất.
 Đây chính là hoạt động xác định nhu cầu nhân sự.
- Do đội ngũ cán bộ cũ “Lâu nay vẫn vận hành theo kiểu xưa nay làm, chứ không có
hoạch định chiến lược, phương hướng phát triển chi cả” nên ông chủ tịch huyện quyết
định lựa chọn nguồn nhân lực bên ngoài, đó là 10 sinh viên con em đồng bào dân tộc
củ huyện vừa mới tốt nghiệp Đại học Nông lâm Huế. => Bố trí đúng người đúng
việc
- Đây là hoạt động phân tích nguồn nhân lực bên trong và bên ngoài.: Để kiểm tra
năng lực của những sinh viên này, ông đã phát cho mỗi người một phiếu điều tra hộ
nghèo đói ở một xã, tập huấn sơ về phương pháp và yêu cầu họ kiểm tra, họ đã hoàn
thành xuất sắc. => Bố trí và sử dụng nhân sự theo logic hiệu suất
 Đây là hoạt động tuyển mộ, lựa chọn nguồn nhân lực.
- Ông chủ tịch đã quyết định bổ nhiệm những nhân sự mới tuyển làm lãnh đạo xã với
chức danh là phó chủ tịch xã phụ trách về kinh tế. Đó là một quyết định hết sức táo
bạo về những người tuy có trình độ nhưng họ chưa một lần va vấp trong quan trường,
chính vì thế mà kinh nghiệm làm việc và xử lý tình huống của họ còn thiếu. Tuy
nhiên, ông chủ tịch đã cung cấp cho họ những quyền hạn và phân công nhiệm vụ cần
thực hiện. Ông đã mạnh dạn trong việc bố trí nhân sự, sử dụng người trẻ tuổi, lớp tuổi
đầy những nhiệt huyết, chịu khó xông pha trong các công việc nhiều thách thức sẽ
khích lệ nhu cầu thành đạt của họ. Ông đã tổ chức luân chuyển công việc của họ từ xã
này sang xã khác, như vậy sẽ giúp nhân viên phát huy tốt nhất năng lực của mình theo
nơi công tác.. => Bố trí và sử dụng nhân sự theo logic tâm lý xã hội
 Đây là hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
- Ngoài ra, việc bố trí và sử dụng nhân sự cũng cần phải theo nguyên tắc dân chủ tập
trung thống nhất từ trên xuống dưới, thông qua các cấp từ Thường vụ huyện ủy
xuống đến Đảng ủy địa phương nhằm tạo ra sự thống nhất trong bộ máy, có như thế
thì cán bộ mới có thể hòa nhập với công việc của mình
Bên cạnh đó, mặc dù còn 2 xã cương quyết không đồng ý vì lý do nguồn nhân lực
mới còn quá trẻ, không có kinh nghiệm, vận động mãi không được, ông đồng ý để 2
xã đó tự quyết định chuyện nhân sự của xã mình, với điều kiện phó chủ tịch của hai
xã đó già trẻ gì cũng được nhưng phải tốt nghiệp đại học và là đại học nông lâm cho
thấy, ông chủ tịch rất đề cao chất lượng của nguồn nhân sự.

MỤC ĐÍCH: Ông chủ tịch huyện muốn đưa những sinh viên vào hệ thống nhân sự vì:
những sinh viên này có trình dộ chuyên môn và kiến thức tốt, biết sáng tạo, được đào tạo bài
bản, kiến thức cập nhật và phù hợp với xã hội – với công cuộc đổi mới của đất nước. Những
sinh viên này sẽ góp phần thay đổi được cách làm việc cũ của các đội ngũ cán bộ cũ. Việc
ông đề cho họ có 1 địa vị cao, khiến họ thấy được trách nhiệm của mình để từ đó hoàn thành
công việc 1 cách tốt nhất

Bên cạnh đó, việc luân chuyển công tác từ xã này qua xã khác giúp các sinh viên này tiếp
xúc và thích nghi được với nhiều môi trường khác nhau, tạo điều kiện cho họ trải nghiệm,
học tập và có thêm kinh nghiệm cho bản thân, góp phần giúp họ hoàn thành công việc tốt
hơn.

Câu 2: Nếu bạn là sinh viên mới ra trường được bổ nhiệm như trong tình huống trên,
hãy tự đánh giá năng lực bản thân so với yêu cầu công việc.
- Đánh giá trình độ và kỹ năng chuyên môn: Với những kiến thức đã được đào tạo trên
trường lớp thì vẫn chưa đủ để đảm nhiệm một công việc lớn như vậy, cần trau dồi thêm cả về
kiến thức và kiến thức thực tế trong quá trình làm việc.

- Đánh giá tư chất cá nhân: Chủ động tìm tòi, ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tâm huyết,
có khả năng tiếp thu và tinh thần đổi mới, trung thực.

- Đánh giá về kỹ năng giao tiếp: Biết lắng nghe ý kiến của người khác, có ý thức tinh thần
tập thể

- Đánh giá khả năng lãnh đạo tổ chức: Có khả năng xác định công việc phải thực hiện, phân
công công việc, thực hiện, kiểm tra và đánh giá công việc; có trách nhiệm với công việc
được giao.

You might also like