You are on page 1of 3

Chuyện không thường ngày ở huyện

Câu 1 : Sử dụng lý thuyết bố trí và sử dụng nhân lực để phân tích tình huống
Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không ngoài việc tuyển dụng đủ số lượng người
lao động với trình độ, kỹ năng phù hợp còn cần phải bố trí và sử dụng lực lượng lao động cảu
doanh nghiệp vào đúng công việc và đúng thời điểm. Hiểu được tầm quan trọng của việc bố
trí và sử dụng nhân lực, ông Võ Văn Dự - chủ tịch huyện A Lưới đã áp dụng lý thuyết bố trí
và sử dụng nhân lực một cách linh hoạt tại địa phương mình, Ông đã xác định được mục tiêu
chung của huyện A Lưới : “ Làm sao để A Lưới thoát khỏi đói nghèo” từ đó tiến hành tổ chức
bố trí và sử dụng nhân lực một cách hiệu quả.
Đầu tiên, ông nhận thấy xét về tài nguyên tiềm năng A Lưới hơn hẳn huyện bạn. Sau đó ông
tiến hành đánh giá thực trạng và khả năng đáp ứng của đội ngũ nhân lực hiện tại ở huyện:
Khi lên A Lưới việc đầu tiên ông làm là bỏ ra 5 tháng liền không làm chi cả, đi khắp hang
cùng ngõ hẻm để xem đồng bào đang làm ăn sinh sống như thế nào, cán bộ làm việc ra sao,
năng lực đến đâu,…. Để rồi rút ra kết luận “ Hóa ra lâu nay ở đây vẫn vận hành theo kiểu xưa
nay làm, chứ không có hoạch định chiến lược, phương hướng phát triển gì cả….”
Ông đã vận dụng các nguyên tắc của bố trí và sử dụng nhân lực trong các tình huống của
mình, đó là:
- Bố trí và sử dụng nhân lực theo quy hoạch:
+ Cần xác định trước những người có khả năng đảm nhiệm những trọng trách trong những
thay đổi nhân lực sắp diễn ra của tổ chức.Đa phần các quy hoạch được tiến hành ngầm và
không công khai ngằm đảm bảo việc thực hiện chính sách quy hoạch nhân lực thành
công.Trên thực tế ở huyện, ông Dự đã xác định được những người có khả năng đảm nhiệm
những trọng trách trong những thay đổi nhân lực sắp diễn ra : Sau khi nghe 10 sinh viên vừa
tốt nghiệp trình bày trong buổi hội thảo của huyện và kiểm tra năng lực của họ : “ ông nghĩ so
với mặt bằng chung về cán bộ của huyện thì họ chính là nhân tài chứ còn đâu” –> lúc này ông
đã đinh hình được chính những nhân viên này là những người có thể đảm nhận được các trọng
trách trong những thay đổi nhân lực sắp diễn ra của huyện
+ Thiết lập cho mỗi nhân viên 1 mục đích cần đạt đến trong mỗi thời kỳ : ông đã dọa các cán
bộ ở văn phòng ủy ban và các phòng chức năng huyện : “ cơ hội để các anh chị ngồi mọc rễ ở
đây không còn lâu nữa đâu. Nếu các anh không thay đổi lề lối làm việc mà vẫn sang cắp ô đi ,
tối cắp về thì tôi sẽ đưa con em đồng bào dân tộc trẻ, có năng lực về thay thế các anh ngay tức
khắc” -> ông đã thiết lập mục tiêu cho các nhân viên cũ ở đây về trách nhiệm công việc của
từng người
+ Phải mạnh dạn trong bố trí và sử dụng nhân lực, nhân lực giỏi là kết quả của quá trình bồi
dưỡng mà lên, do vậy trong tính toán cân nhắc cần phải sáng tạo và nhiều lúc phải vượt qua
những lề lối thông thường. Khi phát hiện được “ nhân tài”, ông Dự đã trình yêu cầu kết nạp
Đảng cho họ và mạnh dạn bố trí họ làm lãnh đạo mà chính thức là làm Phó chủ tịch xã phụ
trách kinh tế. Có thể nói đây là 1 quyết định mạnh dạn và táo bạo vì từ trước đến nay chưa ai
làm thế và bởi vì những người này tuy có trình độ nhưng họ còn quá trẻ, chưa 1 lần va vấp
chốn quan trường nên họ chưa có kinh nghiệm làm việc và kỹ năng xử lý tình huống còn thiếu
. Tiếp đó, ông đã thay cùng 1 lúc cả trưởng, phó phòng nông nghiệp huyện bằng 2 cán bộ trẻ ,
thay trưởng phòng tài nguyên môi trường bằng 1 trưởng phòng khác trẻ hơn, năng động hơn
và 1 năm sau lại đề bạt trưởng phòng đó làm trưởng phòng kế hoạch tài chính -> ông đã mạnh
dạn sử dụng nguồn nhân lực trẻ, có trình độ chuyên môn cao.
- Bố trí và sử dụng nhân lực theo logic hiệu suất:
+ Bố trí và sử dụng nhân lực xuất phát từ hiện thực của doanh nghiệp và năng lực của cá
nhân, sử dụng đúng trình độ của họ : hiện tại A Lưới là 1 huyện đói nghèo của tỉnh Thừa
Thiên Huế, thu nhập bình quân đầu người chưa đến 2,2 triệu đồng/người/năm, trẻ em suy dinh
dưỡng vì thiếu ăn, không có phương hướng hoạch đinh, phát triển…..-> cần phải thay đổi
cách làm việc, “ thay máu” nhân sự để giúp A Lưới thoát khỏi đói nghèo -> ông đã xác định
được “ nhân tài” chính là 10 sinh viên mới ra trường. Họ là những người có trình độ chuyên
môn : tốt nghiệp đại học Nông Lâm Huế, trẻ tuổi, đặc biệt đầy tâm huyết.
+ Doanh nghiệp cần quán triệt bố trí và sử dụng nhân lực phải gắn với chức vụ. Cách dùng
người phải căn cứ vào năng lực để định rõ chức danh “danh chính, ngôn thuận”. Sau khi phát
hiện được nhân tài ông Dự đã trăn trở, nếu đưa những người này về làm cán bộ khuyến nông,
khuyến lâm thì khác gì những anh khuyến nông, khuyến lâm như lâu nay của tỉnh đưa về, họ
chỉ có quyền “nói” chứ không có quyền “làm”. Hay bố trí làm chuyên viên cấp xã? Cũng
không được, bởi vì họ là cán bộ thuộc quyền của huyện, xã nhưng cũng chỉ hơn anh “nói” vừa
kể một chút. Sau nhiều ngày suy nghĩ ông quyết định bổ nhiệm họ làm lãnh đạo, chính xác là
làm phó chủ tịch xã phụ trách kinh tế. Và kết quả ông đã vận động được 8 xã bổ nhiệm được
8 người, còn 2 xã phản đối ông để họ tự quyết định.
- Bố trí và sử dụng nhân lực theo logic tâm lý xã hội:
+ Giao cho người lao động nhiều việc để tạo ra thách thức: ông đã kiểm tra năng lực của 10
sinh viên bằng cách phát cho họ mỗi người 1 phiếu điều tra về hộ đói nghèo của xã, tập huấn
sơ về phương pháp và yêu cầu họ điều tra, họ đã hoàn thành xuất sắc
+ Khích lệ nhu cầu thành đạt: việc ông dọa các cán bộ ở văn phòng ủy ban và các phòng chức
năng huyện cũng là cách thức khích lệ nhu cầu thành đạt của các cán bộ, tạo cho họ ý chí phải
cố gắng làm việc để không bị sa thải.
+ Luân chuyển công việc: khi có 8/10 xã đồng ý với phương án của ông, ông đã cho luân
chuyển 4 người là người địa phương này sang làm lãnh đạo địa phương khác -> như vậy sẽ
giúp nhân viên sẽ phát huy tốt nhất năng lực của mình theo nơi công tác.
- Bố trí và sử dụng nhân lực lấy sở trường làm chính:
+ Nhà quản trị cần phải biết phát huy tài năng của mỗi người, bố trí và sử dụng nhân viên vào
các công việc mà họ có chuyên môn giỏi nhất, nên hạn chế việc kiêm chức kiêm nhiệm. 10
sinh viên này đều tốt nghiệp trường đại học Nông - Lâm Huế , trẻ tuổi, đầy tâm huyết nên ông
đã bổ nhiệm họ làm phó chủ tịch xã phụ trách kinh tế.
+ Bố trí và sử dụng nhân lực phải lấy chữ tín và lòng tin làm gốc. Nhà quản trị giao cho cấp
dưới các chức vụ thì phải để cho họ có quyền hành động trong phạm vi chức trách được giao
phó. Các tân sinh viên tuy có kiến thức và lòng nhiệt huyết song họ còn quá trẻ chưa một
ngày va vấp chốn quan trường, hơn nữa muốn làm lãnh đạo thì phải kết nạp Đảng cho họ.
Ông Dự đã không do dự một lòng đặt niềm tin vào quyết định của mình và đưa lên Thường
vụ huyện ủy thông qua rồi đưa về Đảng ủy địa phương. Sau nhiều ngày họp đi họp lại kết qủa
có 8 xã đồng ý, còn 2 xã ông đã vận động nhiều lần nhưng không được ông đành để họ tự
quyết định. Kết quả này là một thành công ngoài mong đợi.
- Dân chủ tập trung trong bố trí và sử dụng nhân lực :
+ Thống nhất từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất nhưng phân quyền rộng rãi cho các cấp trong
hệ thống: khi muốn kết nạp Đảng cho các sinh viên, ông đã trình lên thường vụ huyện ủy. Khi
quyết định bổ nhiệm 10 sinh viên làm phó chủ tịch xã phụ trách kinh tế, chỉ co 8/10 xã đồng
ý, ông đã quyết định để cho 2 xã tự quyết định trong việc bổ nhiệm phó chủ tịch xã.
+ Bố trí và sử dụng nhân lực được thực hiện thông qua các cuộc gặp gỡ giữa cấp trên và cấp
dưới: ông đã gặp gỡ 10 sinh viên và nghe họ trình bày về nguyện vọng, suy nghĩ của họ
=> Ông đã mang lại 1 luồng sinh khí mới về chất lượng cán bộ : đội ngũ cán bộ mới năng
động, dám nghĩ dám làm, có trình độ và đầy tâm huyết.
Câu 2 : Đánh giá những câu chuyện không thường ngày được nêu trong tình huống:
Câu chguyện 1:
- Ưu điểm:
+ Thể hiện tính quyết đoán của người lãnh đạo
+ Sử dụng tối đa nguồn nhân lực sẵn có, sử dụng nguồn nhân lực trẻ, tạo cơ hội cho giới trẻ
phát triển, phát huy được sự sáng tạo, phấn đấu cống hiến cho quê hương.
- Hạn chế:
+ Mạo hiểm trong công tác sử dụng nhân lực.
+ Gây ra sự đảo lộn về mặt tư tưởng của các cán bộ cũ ở huyện
Câu chuyện 2:
- Ưu điểm:
+ Tạo ra sự mới mẻ trong công việc cho nhân viên, phát huy tính sáng tạo, linh hoạt của nhân
viên
+ Đánh giá được khả năng thích nghi với môi trường làm việc của nhân viên
- Hạn chế:
+ Có sự xáo trộn về công việc, về nhân sự
+ Mất thời gian để nhân viên thích nghi với môi trường làm việc mới
Câu chuyện 3:
- Ưu điểm:
+ Dám trẻ hóa nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao
+ Làm cho các cán bộ, nhân viên có thái độ làm việc nghiêm túc, tạo được động lực để nhân
viên phấn đấu làm việc có hiệu quả từ đó nâng cao chất lượng kết quả công việc
- Hạn chế:
+ Có thể gây ra sự chống đối, không phục, không hài lòng của nhân viên cũ đối với các quyết
định của nhà lãnh đạo, đối với nhân viên mới.
Câu 3 : Nếu anh (chị) là sinh viên mới ra trường được bổ nhiệm như trong tình huống
trên, hãy tự đánh giá năng lực bản thân so với yêu cầu công việc
Nếu em là sinh viên mới ra trường được bổ nhiệm như trong tình huống trên, em tự đánh giá
năng lực bản thân như sau :
- Kỹ năng chuyên môn: + Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành QTKD
+ Kỹ năng tin học thành thạo
+ Kỹ năng tư duy tốt

- Có khả năng lãnh đạo, tổ chức


- Phẩm chất cá nhân: + Thẳng thắn, trung thực, liêm khiết
+ Có khả năng học hỏi, tiếp thu, đổi mới
+ Chịu đựng tốt áp lực công việc
+ Nhiệt tình, hòa đồng nhanh, linh hoạt trong công việc
+ Kỹ năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe người khác
+ Làm việc độc lập và làm việc tjeo nhóm tốt
+ Hạn chế: Chưa có kinh nghiệm làm việc ở vị trí được bổ nhiệm

You might also like