You are on page 1of 35

VI PHẠM PHÁP LUẬT


TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

MAI VĂN THẮNG


CẤU TRÚC BÀI GIẢNG
1. Phân loại hành vi pháp luật
2. Khái niệm, đặc điểm của Vi phạm pháp luật
3. Cấu thành của Vi phạm pháp luật
4. Phân loại Vi phạm pháp luật
5. Khái niệm, đặc điểm của Trách nhiệm pháp lý
6. Cơ sở của Trách nhiệm pháp lý
7. Phân loại Trách nhiệm pháp lý và các loại biện pháp
thể hiện của TNPL
1. Phân loại hành vi pháp luật

Hành vi pháp luật:


+ Hành động (Tác vi)
+ Không hành động (Bất tác vi)
(1)…

- Về mặt pháp lý, hành vi chia làm:

+ Hành vi hợp pháp

+ Hành vi vi phạm pháp luật


(1)…
- Hành vi hợp pháp:
+ Hành vi phổ biến trong xã hội:

+ Hành vi phù hợp với các quy định của luật pháp hiện
hành

- Hành vi vi phạm pháp luật: (?)


(2)…Khái niệm VPPL…

Vi phạm pháp luật:


Là hành vi nguy hiểm (gây hại) cho xã
hội, trái với quy định của pháp luật, do
chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp
luật thực hiện một cách có lỗi.
(2)…
Dấu hiệu (đặc điểm) của VPPL:
- Hành vi (hành động hoặc không hành động);
- Trái quy định của pháp luật;
- Nguy hại/nguy hiểm/thiệt hại cho xã hội;
- Tính có lỗi;
- Năng lực trách nhiệm pháp lý.
DẤU HIỆU 1 “HÀNH VI”

Hành vi (trên phương diện luật học) – phương thức


thể hiện ý chí, suy nghĩ của chủ thể pháp luật đối với
sự vật, hiện tượng, chủ thể hay vấn đề nào đó
- Hành vi Hành động:
+ Thể hiện ý chí ra bằng phương thức chủ động tương
tác với sự vật, hiện tượng, chủ thể hoặc vấn đề nào đó
(phương thức chủ động)
- Hành vi không hành động:
- Thể hiện ý chí, suy nghĩ...bằng phương thức thụ động,
không tương tác….
Hành vi (tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi….chia ra các loại vi phạm khác nhau)
Dấu hiệu 2: “Trái quy định pháp luật”

- Trái quy định cụ thể (phạm điều cấm của quy phạm cụ
thể);
- Trường hợp:
+ Tính ít nguy hiểm cho xã hội của hành vi
+ Phòng vệ chính đáng
+ Sự kiện bất ngờ
+ Tình thế cấp thiết
+ Gây thiệt hại khi bắt giữ người phạm tội
+ Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học,
kỹ thuật và công nghệ
+ Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
Dấu hiệu 3 “Tính nguy hiểm cho xã hội”
- Những thiệt hại, xâm hại cho xã hội, quyền lợi ích hợp
pháp của cá nhân, cộng đồng, xã hội, nhà nước…
+ Vật chất;
+ Tinh thần;
+ Vật lý…
- Nguy hiểm cho xã hội – phụ thuộc vào bối cảnh phát
triển của mỗi xã hội, mỗi thời kỳ
- Có thể nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa chắc đã là trái
luật
Dấu hiệu 4 “Lỗi” (Tính có lỗi của hành vi)

LỖI LÀ GÌ?

Lỗi – Trạng thái về mặt tinh thần (tâm lý) thể


hiện được thái độ của chủ thể nhất định đối
với hành vi của mình và hậu quả do hành vi
đó gây ra.

Các hình thức lỗi: 1) Cố ý và 2) Vô ý


Dấu hiệu 5: “Năng lực TNPL”

- Năng lực nhận thức và điều kiển hành vi

- Nằm trong độ tuổi đủ năng lực chịu trách


nhiệm
3) CẤU THÀNH VPPL
Cấu thành VPPL: Là tổng thể các dấu hiệu
(bộ phận) đủ để khẳng định/nhận diện hành
vi là vi phạm pháp luật
- Các dấu hiệu bắt buộc (tạo được cấu
thành VPPL)
- Các dấu hiệu bổ sung
CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH:
a) Mặt khách quan của VPPL
b) Mặt chủ quan của VPPL
c) Chủ thể VPPL
d) Khách thể VPPL
a) Mặt khách quan của VPPL - là những biểu hiện ra bên
ngoài của VPPL, bao gồm các yếu tố:
+ Hành vi trái luật;
+ Hậu quả (sự thiệt hại): Đã có hoặc nguy cơ tất yếu;
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái luật và hậu
quả mà nó gây ra. Nghĩa là hậu quả là do chính hành vi
VPPL trực tiếp gây ra;
+ Thời gian;
+ Địa điểm;
+ Cách thức, phương tiện thực hiện....
b). Mặt chủ quan của VPPL
Là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ
thể VPPL, bao gồm các yếu tố cơ bản như:
+ Lỗi;
+ Động cơ;
+ Mục đích.
c) Chủ thể
Chủ thể vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ
chức có năng lực trách nhiệm pháp lý (nhận
thức và điều khiển hành vi của mình và trong
độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định
pháp luật) thực hiện hành vi VPPL.
d) Khách thể vi phạm pháp luật
Là những quan hệ xã hội, trật tự, đối
tượng… được pháp luật bảo vệ nhưng bị
hành vi vi phạm của cá nhân hay tổ chức
nào đó xâm hại
4. PHÂN LOẠI VPPL
Vi phạm pháp luật rất đa dạng bởi:
- Các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và
bảo vệ cũng rất đa dạng nó đa dạng về nội dung điều
chỉnh,
- Các loại chủ thể cũng rất đa dạng: chủ thể là cá
nhân, là tổ chức, là trẻ em, là cơ quan nhà nước, là cán
bộ công chức...
- Đa dạng về động cơ, mục đích thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật
- Đa dạng về hệ thống văn bản pháp luật, phân loại
các ngành luật cũng rất đa dạng...
=> vì vậy cũng có nhiều căn cứ để phân loại
chúng
- THEO ĐỐI TƯỢNG MÀ HÀNH VI VI PHẠM:
+ Vi phạm pháp luật hình sự
+ Vi phạm pháp luật hành chính
+ Vi Phạm pháp luật hiến pháp
+ Vi phạm pháp luật lao động;
+ Vi phạm pháp luật về đất đai
+ Vi phạm pháp luật tài chính-ngân hàng
+ Vi phạm pháp luật tố tụng
+ Vi phạm pháp luật môi trường
+ Vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình
……………………………………….
- THEO CHỦ THỂ VI PHẠM:
+ Vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên,
+ Vi phạm pháp luật pháp nhân,
+ Vi phạm pháp luật cán bộ công chức....
….
Tuy nhiên, hiện nay căn cứ vào tính chất và đặc
điểm tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội,
hầu hết giới luật học đều phân các loại vi phạm
pháp luật thành các loại phổ biến sau:
- Tội phạm,
- Vi phạm hành chính,
- Vi phạm pháp luật dân sự,
- Vi phạm kỷ luật.
5) KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TNPL

- TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ – là hệ quả pháp lý bất


lợi mà pháp luật buộc chủ thể xác định phải gánh
chịu do hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho những
hành vi khác mà theo pháp luật buộc phải chịu trách
nhiệm.
Đặc điểm:
- Những sự trừng phạt, cưỡng chế…hậu quả
không mong muốn
- Do pháp luật quy định, phải có căn cứ
- Bảo đảm thực thi, áp dụng
- Áp dụng phải theo quy trình.
VI PHẠM PHÁP LUẬT

VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ?


6) CƠ SỞ CỦA TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

- TẠI SAO CẦN TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ?

- TỬ HÌNH CÓ CẦN THIẾT NHƯ LÀ LOẠI TRÁCH


NHIỆM PHÁP LÝ KHÔNG?
CƠ SỞ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN CỦA TRÁCH NHIỆM
PHÁP LÝ:

- GĐ 1: CƠ SỞ THỰC TẾ
- GĐ 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ
- GĐ 3: Ra quyết định
- GĐ 4: Thực thi, đưa vào áp dụng
7) Phân loại và các biện pháp thể hiện
TNPL

a) Về cơ bản thành các loại TNPL sau:


- Trách nhiệm hình sự
- TNPL dân sự
- TNPL hành chính
- TNPL kỷ luật
- TNPL vật chất
Một số loại trách nhiệm pháp lý khác? – Trách
nhiệm hiến pháp?
b) Các BIỆN PHÁP/HÌNH THỨC thể hiện TNHP:

-CÁC BIỆN PHÁP/HÌNH THỨC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ (HÌNH


PHẠT):
Hình phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Cải tạo không giam giữ;
d) Trục xuất;
đ) Tù có thời hạn;
e) Tù chung thân;
g) Tử hình.
Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định;
b) Cấm cư trú;
c) Quản chế;
d) Tước một số quyền công dân;
đ) Tịch thu tài sản;
e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính
- Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao
gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện
được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi
chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
đ) Trục xuất.
- CÁC HÌNH THỨC XƯ LÝ VI PHẠM DÂN SỰ
+ Đv hành vi vi phạm hợp đồng
Phạt vi phạm hợp đồng
Bồi thường thiệt hại
Buộc thực hiện nghĩa vụ theo HĐ
+ Đối với vi phạm nghĩa vụ ngoài hợp
đồng
Bồi thường thiệt hại
Xin lỗi, cải chính công khai…
Các hình thức khác (tùy tính chất mức độ)
- Hình thức vi phạm kỷ luật (công chức, viên chức,
người lao động, người học….)..

Tùy từng loại sẽ có các hình thức khác nhau

You might also like