You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT
______________________

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
Chủ đề: Hệ thống tổ chức thi hành án hình sự theo Luật thi hành án
hình sự năm 2019: chức năng, nhiệm vụ, các nguyên tắc tổ chức và
hoạt động
Giảng viên giảng dạy: TS Nguyễn Thị Lan
Họ và tên: Hoàng Thị Vân Anh
Mã sinh viên: 19062003
Lớp: K64CLC

Hà Nội - 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG HỆ THỐNG TỔ CHỨC THI HÀNH ÁN
HÌNH SỰ.........................................................................................................................................3
1. Hệ thống tổ chức thi hành án hình sự..........................................................................................3
2. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý thi hành án hình sự....................................................................4
3. Nhiệm vụ của cơ quan thi hành án hình sự.................................................................................4
4. Nhiệm vụ của cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự.................................10
CHƯƠNG II: NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG QUY ĐỊNH VỀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC THI
HÀNH ÁN HÌNH SỰ...................................................................................................................11
1. Về cơ quan quản thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.........................................................11
2. Về cơ quan thi hành án hình sự cấp tỉnh...................................................................................11
3. Về cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu..........................................................................12
4. Về cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.................................................................12
KẾT LUẬN....................................................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................13

MỞ ĐẦU
Thi hành án hình sự là một trong những giai đoạn của tố tụng hình sự và được
coi như là giai đoạn kết thúc của một vụ án hình sự. Đây là hoạt động đóng vai trò
vô cùng quan trọng, là giai đoạn tổng kết thực thi của xuyên suốt các quá trình
trước đó như điều tra, truy tố, xét xử. Hoạt động thi hành án hình sự mang tính
quyền lực bắt buộc của nhà nước với mục đích người thực hiện hành vi phạm tội
phải chịu trách nhiệm hình sự của mình đã được tuyên trong bản án có hiệu lực của
Toà án. Quyết định của Toà án là hình phạt cũng như sự đánh giá cuối cùng của cơ
quan nhà nước. Để thực hiện hoạt động thi hành án hình sự thì cần phải có sự kết
hợp giữa cá cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác nhau. Trong pháp luật hình sự
hay cụ thể hơn là Luật thi hành án hình sự đã có những quy định cụ thể về thi hành
án hình sự. Cụ thể hơn để góp phần vào việc xây dựng, ổn định va phát triển hoạt
động thi hành án này thì nhất thiết phải cần đến một bộ máy, một hệ thống tổ chức

2
thi hành án hình sự hoàn thiện, mang đầy đủ chức năng, đáp ứng nhu cầu quá trình
thi hành án.
Bài tiểu luận sau đây sẽ làm rõ về hệ thống tổ chức thi hành án hình sự tại Việt
Nam theo Luật thi hành án hình sự năm 2019, về các vấn đề lý luận chung, chức
năng, nhiệm vụ, về các nguyên tắc tổ chức và hoạt động.

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG HỆ THỐNG TỔ CHỨC


THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
1. Hệ thống tổ chức thi hành án hình sự
Điều 11 Luật thi hành án hình sự năm 2019 đã quy định cụ thể về hệ thống tổ
chức thi hành án hình sự:
“ Điều 11. Hệ thống tổ chức thi hành án hình sự
1. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự bao gồm:
a) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an;
b) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Cơ quan thi hành án hình sự bao gồm:
a) Trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc
quân khu (sau đây gọi là trại giam);
b) Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh);
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành
án hình sự Công an cấp huyện);
d) Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương (sau đây gọi là cơ quan
thi hành án hình sự cấp quân khu).
3. Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự bao gồm:

3
a) Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm
giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu (sau đây gọi là trạm tạm
giam);
b) Uỷ ban nhân dân cấp xã;
c) Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương (sau đây gọi là đơn vị quân
đội).
4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết tổ chức bộ
máy của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự.”1
Theo như quy định trên, hệ thống tổ chức thi hành án hình sự được phân chia
thành ba nhóm bao gồm: cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án
hình sự và cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự. Từ đó thấy
được sự phân chia quyền lực cho mỗi một cơ quan, phù hợp để thực hiện tốt nhất
chức năng và nhiệm vụ của mình, đảm bảo công tác thi hành án được thực hiện bài
bản, có hệ thống.
2. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý thi hành án hình sự
Cơ quan quản lý thi hành án hình sự là cơ quan có nhiệm vụ thực hiện chức năng
quản lý, kiểm tra các hoạt động thi hành án do cơ quan thi hành án hình sự và cơ
quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự chịu trách nhiệm thực hiện.
Theo điều 12 Luật thi hành án hình sự năm 2019 quy định trên, cơ quan quản lý thi
hành án hình sự bao gồm cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an là
cơ quan có nhiệm vụ trực tiếp quản lý các trại giam thuộc Bộ Công an và cơ quan
quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng tức Cục điều tra hình sự Bộ
Quốc phòng thực hiện quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.
Trong đó, nhiệm vụ chính của các cơ quan quản lý thi hành án hình sự trên trong
quá trình công tác quản lý hoạt động thi hành án hình sự kể đến như là chịu trách
nhiệm thực thi pháp luật, tổng kết, kiểm tra công tác thực hiện thi hành án; thẩm
quyền quyết định thi hành án trong trường hợp đưa người chấp hành án phạt tù đến
1
Quốc hội (2019), Luật thi hành án hình sự, Số 41/2019/QH14.
4
nơi chấp hành án, đưa người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng; quản lý trại giam,
trường giáo dưỡng và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo hoạt động thi hành án
hình sự; giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của
Luật này và Luật tố cáo,…2
3. Nhiệm vụ của cơ quan thi hành án hình sự
Cơ quan thi hành án hình sự là các cơ quan trực tiếp tiến hành hoạt động thi
hành án hình sự. Trong đó bao gồm: Trại giam thuộc Bộ Công an, Trại giam thuộc
Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu; Cơ quan thi hành án hình sự Công an
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cơ quan thi hành án hình sự Công an
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc
Trung ương; Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương.
Theo Điều 14 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định về nhiệm vụ của cơ
quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh gồm có:
“1. Giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án hình sự
trên địa bàn cấp tỉnh:
a) Chỉ đạo nghiệp vụ và kiểm tra công tác thi hành án hình sự đối với trại tạm
giam thuộc Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
b) Tổng kết công tác thi hành án hình sự và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo
theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.
2. Tiếp nhận bản án, quyết định của Tòa án, quyết định thi hành án; hoàn chỉnh hồ
sơ, lập danh sách người chấp hành án phạt tù để báo cáo, đề nghị cơ quan, người
có thẩm quyền quyết định; lập hồ sơ thi hành án đối với pháp nhân thương mại.
3. Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành
án phạt tù, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện
đối với phạm nhân và rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước

2
Quốc hội (2019), Luật thi hành án hình sự, Số 41/2019/QH14.

5
thời hạn có điều kiện, trưng cầu giám định pháp y tâm thần theo quy định của pháp
luật.
4. Tổ chức tiếp nhận người bị kết án phạt tù do nước ngoài chuyển giao về Việt
Nam chấp hành án theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền, hoàn chỉnh hồ sơ
thi hành án, báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự ra quyết định đưa đến
nơi chấp hành án.
5. Tổ chức thi hành án phạt trục xuất; tham gia thi hành án tử hình; quản lý số
phạm nhân phục vụ việc tạm giữ, tạm giam theo quy định của Luật này.
6. Ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt người chấp hành án bỏ trốn.
7. Quyết định trích xuất hoặc thực hiện lệnh trích xuất theo yêu cầu của cơ quan,
người có thẩm quyền.
8. Tổ chức thi hành hình phạt, biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại
theo quy định của Luật này.
9. Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành
xong biện pháp tư pháp theo thẩm quyền.
10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của Luật này
và Luật Tố cáo.
11. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.”3
Trong hệ thống các Cơ quan thi hành án hình sự, chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan này được quy định tuỳ thuộc vào tính chất của loại hình phạt và mục đích khi
áp dụng loại hình phạt đó. Các cơ quan thi hành án hình sự thực hiện hoạt động để
người có trách nhiệm và nghĩa vụ thi hành án thực hiện nghĩa vụ của mình. Ngoài
ra, cơ quan thi hành án hình sự thực hiện tổ chức thi hành án theo phán quyết cuối
cùng được tuyên trong phần hình phạt của bán án, quyết định đã có hiệu lực của
Toà án. Đây là nhiệm vụ cơ bản nhất của các cơ quan thi hành án hình sự, thi hành
án phải theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định, thực hiện bằng các biện

3
Quốc hội (2019), Luật thi hành án hình sự, Số 41/2019/QH14.

6
pháp và các hình thức mà pháp luật cho phép. Trong quá trình thi hành án phải có
sự kết hợp giữa trừng trị và giáo dục, cải tạo một cách hài hoà, vừa phải, với mục
đích cuối cùng là để giáo dục, uốn nắn lại người có hành vi phạm tội hiểu được
việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của mình đã ảnh hưởng đến xã hội, cộng đồng,
gia đình và chính bản thân họ. Hình phạt phải thể hiện đúng, đủ yếu tố trừng trị ở
mức độ tối thiểu cần thiết phải dùng đến và cùng với đó là phat shuy tối đa các yếu
tố giáo dục, cải tạo người phạm tội.
Thứ hai, các cơ quan thi hành án hình sự phải thực hiện các biệ pháp cải tạo,
giáo dục người phạm tội, ngăn ngừa các hành vi phạm tội trở lại. Đồng thời, không
kém phần quan trọng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tạo những điều kiện cần thiết
để giúp cho những người sau khi chấp hành án phạt tù có thể dễ dàng, nhanh chóng
tái hoà nhập cộng đồng, trở lại với cuộc sống bình thường.
Bên cạnh đó, thông qua quá trình thi hành án, các cơ quan thi hành án hình sự
còn gián tiếp giáo dục ý thức pháp luật đối với toàn xã hội nói chung, ngăn ngừa tội
phạm, tạo sự động viên và khích lệ cho quần chúng nhân dân tích cực tham gia vào
hoạt động thi hành án hình sự, giáo dục người phạm tội và đấu tranh phòng chống
các loại tội phạm.
4. Nhiệm vụ của cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình
sự
Các cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự bao gồm trại tạm
giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc
Công an cấp tỉnh, cấp quân khu; Uỷ ban nhân dân cấp xã; đơn vị quân đội cấp
trung đoàn. Trong đó, trại tạm giam có nhiệm vụ thực hiện quản lý, giam giữ, giáo
dục, cải tạo người phạm tội theo như pháp luật quy định. Đơn vị quân đội chịu
trách nhiệm giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt
cải tạp không giam giữ,… Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện hoạt động giám sát,
giáo dục người được hưởng án treo, án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú,

7
cấm đảm nhiệm chức vụ, quyền hạn, cấm hành nghề, quản lý người được hoãn, tạm
đình chỉ chấp hành án phạt tù…

CHƯƠNG II: NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG QUY ĐỊNH VỀ HỆ THỐNG TỔ


CHỨC THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
1. Về cơ quan quản thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an
Tại Điều 12 Luật thi hành án hình sự 2019, Luật đã bổ sung và điều chỉnh so với
Điều 11 Luật thi hành án hình sự 2010. Luật đã bổ sung hai nhiệm vụ và quyền hạn
là quyết định đưa người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng và trực tiếp quản lý
trường giáo dưỡng. Ngoài ra còn bổ sung thêm một số các quy định bảo đảm đầy
đủ tính chặt chẽ như áp dụng Luật Tố cáo vào nhóm nhiệm vụ, quyền hạn này để
giải quyết các tố cáo hay khiếu nại.
2. Về cơ quan thi hành án hình sự cấp tỉnh
Điều 14 Luật thi hành án hình sự 2019 đã bổ sung thêm 2 nhiệm vụ so với
Điều 13 Luật thi hành án hình sự 2010. Cụ thể:
Thứ nhất, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh có thêm các nhiệm vụ
như: lập hồ sơ thi hành án đối với pháp nhân thương mại; đề nghị Tòa án có thẩm
quyền xem xét, quyết định tha tù trưốc thời hạn có điều kiện đôì vổi phạm nhân và
rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện,
trưng cầu giám định pháp y tâm thần theo quy định của pháp luật; tổ chức tiếp nhận
ngưòi bị kết án phạt tù do nước ngoài chuyển giao về Việt Nam chấp hành án theo
quyết định của Tòa án có thẩm quyền.
Thứ hai, thay đổi nhiệm vụ “Giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh chỉ đạp nghiệp
vụ và kiểm tra công tác thi hành án hình sự đối với trại tạm giam” 4 thành nhiệm vụ
“Giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh chỉ đạo nghiệp vụ và kiểm tra công tác thi hành
án hình sự đối với trại tạm giam thuộc công an tỉnh” 5, thay đổi niệm vụ “Phối hợp

4
Quốc hội (2010), Luật thi hành án hình sự, Số 53/2010/QH12.
5
Quốc hội (2019), Luật thi hành án hình sự, Số 41/2019/QH14.
8
tổ chức truy bắt người chấp hành án bỏ trốn”6 thành nhiệm vụ “Tổ chức truy bắt
người chấp hành án bỏ trốn”7, bổ sung thêm Luật Tố cáo vào nhóm nhiệm vụ
quyền hạn để giải quyết khiếu nại.
3. Về cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu
Luật đã bổ sung thêm các nhiệm vụ: Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét,
quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đôì vối phạm nhân và rút ngắn thời
gian thử thách đối với ngưòi được hưởng án treo, người được tha tù trước thời hạn
có điều kiện, giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, buộc người
được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã
cho hưởng án treo,... Áp giải thi hành án đối vối người bị kết án phạt tù đang được
tại ngoại, được hoãn, tạm đình chỉ, người bị Tòa án buộc chấp hành hình phạt tù
của bản án đã cho hưỏng án treo, người bị Tòa án hủy quyết định tha tù trước thòi
hạn có điều kiện; Ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt người chấp hành án bỏ
trốn…
4. Về cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện
Bổ sung thêm một số quyền hạn như: nhiệm vụ tổ chức thi hành án, tổ chức
quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù
trước thời hạn có điều kiện, áp giải thi hành án đối với người bị Toà ná buộc chấp
hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, người bị Toà án huỷ quyết định
tha tù trước thời hạn có điều kiện,
KẾT LUẬN
Hệ thống tổ chức thi hành án hình sự đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong
hoạt động thi hành án. Việc hoàn thiện, bổ sung, nâng cao các quy định liên quan
phải được tiếp tục thực hiện. Bộ máy tổ chức này không chỉ có trách nhiệm quản
lý, giam giữ, thi hành án, cải tạo, giam giữ người có hành vi phạm tội đang chấp
hành án phạt tù mà nhìn xa hơn còn là trách nhiệm giáo dục cả một xã hội, một
6
Quốc hội (2010), Luật thi hành án hình sự, Số 53/2010/QH12.
7
Quốc hội (2019), Luật thi hành án hình sự, Số 41/2019/QH14.

9
cộng đồng người dân phải có nhận thức rõ ràng, đầy đủ về tội phạm. Nhìn chung,
Luật thi hành án hình sự 2019 đã có những bước phát triển, cải thiện hơn rất nhiều,
đáp ứng nhu cầu hoạt động thi hành án, đảm bảo hoạt động được diễn ra theo đúng
trình tự, thủ tục.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2010), Luật thi hành án hình sự, Số 53/2010/QH12.
2. Quốc hội (2019), Luật thi hành án hình sự, Số 41/2019/QH14.
3. Nguyễn Ngọc Linh (2021), Hệ thống và nhiệm vụ của các cơ quan thi hành án
hình sự,
4. Lê Minh Trường (2021), Một số quy định mới về hệ thống tổ chức cơ quan thi
hành án hình sự theo Luật thi hành án hình sự 2019.
5. Th.S Đinh Thuỳ Dung (2021), Quy định về hệ thống tổ chức thi hành án hình sự
nước ta.

10

You might also like