You are on page 1of 1

I.

Một số tập quán pháp


1. Điều 28 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc
theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc
khác nhau thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc
của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ”.
 áp dụng tập quán trong trường hợp xác định dân tộc
2. Khoản 4 và 5 Điều 409 của Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Khi hợp đồng có điều
khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao
kết hợp đồng. Khi hợp đồng thiếu một số điều khoản thì có thể bổ sung theo tập quán
đối với loại hợp đồng đó tại địa điểm giao kết hợp đồng”
 áp dụng tập quán để điều chỉnh các quan hệ về hợp đồng
3. “Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc
vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã
hội”
 áp dụng tập quán để điều chỉnh các quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng

II. Án lệ
1. Án lệ số 18/2018/AL về hành vi giết người đang thi hành công vụ trong tội “Giết
người”
1.1. Khái quát nội dung án lệ
1.1.1. Tình huống án lệ: Bị cáo bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để xử
lý vi phạm nhưng không chấp hành mà điều khiển xe đâm thẳng vào cảnh sát
giao thông. Khi cảnh sát giao thông bám vào cọng gương chiếu hậu của xe,
bị cáo tiếp tục điều khiển xe chạy với tốc độ cao, bất ngờ đánh lái sát giải
phân cách nhằm hất cảnh sát giao thông xuống đường. Cảnh sát giao thông
rơi khỏi xe, va vào giải phân cách cứng giữa đường, bị đa chấn thương
1.1.2. Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội “Giết người” với tình tiết định khung là “Giết người đang thi hành
công vụ”
1.2. Quan điểm xung quanh án lệ
Về hành vi đâm xe vào CSGT của tài xế, quá trình bình chọn án lệ, một số
chuyên gia pháp luật cho rằng hành vi của tài xế không nhằm mục đích cướp đi
mạng sống của CSGT thì chỉ nên xử lý về tội chống người thi hành công vụ. Tuy
nhiên HĐTP TAND tối cao xác định xe là nguồn nguy hiểm cao độ. Người điều
khiển phương tiện phải hiểu, phải ý thức được nếu đâm xe vào CSGT có thể sẽ
gây ra hậu quả chết người. Nhưng tài xế vẫn lao xe vào CSGT cho thấy sự manh
động, liều lĩnh, côn đồ của người vi phạm. Vì vậy, việc CSGT không tử vong
hoặc tránh né được chẳng qua là may mắn, thuộc trường hợp giết người không
đạt nên người tông thẳng vào CSGT phải được xem là hành vi giết người.
=> Nhiều vụ việc tương tự đã được xử lý nghiêm minh hơn vừa nhằm bảo vệ sự
an toàn cho các cán bộ thi hành công vụ cũng như trừng phạt những đối tượng có
hành vi hung hãn, sai trái, chống người thi hành công vụ.

You might also like