You are on page 1of 2

ật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị.

Thẩm quyền giám đốc thẩm những bản án


quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị thuộc Ủy
ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.
Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 337 BLTTDS 2015.
14. Biên bản lấy lời khai là chứng cứ.
=> Nhận định SAI. Biên bản lấy lời khai là Nguồn của chứng cứ theo quy định tại khoản 1
Điều 94. Theo đó Biên bản lấy lời khai được xem là nguồn của chứng cứ theo quy định tại là
tài liệu đọc được. Mà theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Tài liệu đọc được nội dung được coi
là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
Do vậy, Nếu Biên bản lấy lời khai không phải là bản chính hoặc bản sao không có công
chứng, chứng thực hợp pháp,… thì không được xem là chứng cứ theo quy định tại Điều 93
BLTTDS 2015.
Cơ sở pháp lý: Điều 93, khoản 1 Điều 94, khoản 1 Điều 95 BLTTDS 2015.
15. Nếu đương sự vắng mặt không có lý do chính đáng, Tòa án phải hoãn phiên hòa
giải.
=> Nhận định SAI. Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 207 BLTTDS 2015 thì mặc dù đã
được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, nếu đương sự vẫn cố tình vắng mặt (kể cả trường
hợp đương sự vắng mặt có lý do chính đáng hoặc không chính đáng) thì vụ án bị coi không
tiến hành hòa giải được. Hay nói cách khác, Tòa án không hoãn phiên hòa giải trong trường
hợp này.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 207 BLTTDS 2015.
16. Đối chất là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự.
=> Nhận định SAI. Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 100 BLTTDS 2015 thì theo yêu
cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm
chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người
làm chứng hoặc giữa các người làm chứng với nhau. Nói cách khác, nếu không có yêu cầu
của đương sự hoặc không thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm
chứng thì Thẩm phán không tiến hành đối chất. Do đó, Đối chất không là thủ tục bắt buộc
trong tố tụng dân sự.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 100 BLTTDS 2015
17. Nếu nguyên đơn chết Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
=> Nhận định SAI. Không phải trong mọi trường hợp khi nguyên đơn chết Tòa án đều ra
quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Trường hợp, nguyên đơn chết mà chưa tìm thấy
người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn thì Tòa án ra quyết định tạm đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015.
Trường hợp, nguyên đơn chết mà đã tìm thấy người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của
nguyên đơn thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự. Trường hợp, nguyên đơn chết mà
không có người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn thì khi đó Tòa án mới ra
quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 217
BLTTDS 2015.
Do đó, Nếu nguyên đơn chết, không phải trong mọi trường hợp, Tòa án đều ra quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án.
Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015, điểm a khoản 1 Điều 217 BLTTDS
2015.
18. Thẩm phán tuyệt đối không được tham gia xét xử hai lần một vụ án.
=> Nhận định SAI. Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 53 BLTTDS 2015 thì trường hợp
Thẩm phán đã tham gia xét xử vụ án dân sự nhưng chưa ra được bản án hoặc Thẩm phán đó
là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án
nhân dân cấp cao thì Thẩm phán đó vẫn có thể tham gia xét xử lần thứ hai đối với cùng một
vụ án dân sự.
Do đó, Thẩm phán có thể tham gia xét xử hai lần trong cùng một vụ án.
Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 53 BLTTDS 2015
19. Khi đương sự có yêu cầu chính đáng, Viện kiểm sát phải thu thập chứng cứ thay
đương sự.
=> Nhận định SAI. Theo nguyên tắc tại Điều 6 và khoản 7 Điều 70 BLTTDS 2015 thì đương
sự có quyền và nghĩa vụ thu thập tài liệu chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có
căn cứ hợp lý, đối với tài liệu chứng cứ không thể thu thập được, có quyền đề nghị Tòa án thu
thập những tài liệu, chứng cứ đó. Đương sự không có quyền yêu cầu Viện kiểm sát phải thu
thập chứng cứ thay cho đương sự. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 21 về Kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong tố tụng dân sự thì không quy định về nghĩa vụ thu thập chứng cứ thay
cho đương sự khi đương sự có yêu cầu.
Cơ sở pháp lý: Điều 6, Điều 21 và khoản 7 Điều 70 BLTTDS 2015.
Có thể nói thêm rằng: Trong quá trình tiến hành tố tụng Viện kiểm sát chỉ tiến hành hoạt
động kiểm sát của mình, Viện kiểm sát chỉ thực hiện quyền thu thập tài liệu chứng cứ trong
trường hợp cần chứng cứ chứng minh cho quyền kháng nghị của mình đối với các Bản án,
Quyết định của Tòa án.
20. Các đương sự có quyền thỏa thuận nộp chi phí giám định.
=> Nhận định ĐÚNG. Căn cứ vào quy định tại Điều 161 BLTTDS 2015 thì trừ trường hợp
các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa
vụ chịu chi phí giám định được xác định theo các nguyên tắc được quy định tại các khoản
1,2,3,4,5 tại Điều 161 BLTTDS 2015. Do đó, trong trường hợp đương sự có thỏa thuận về
việc nộp chi phí giám định thì nghĩa vụ chịu chi phí giám định được xác định theo thỏa thuận
của các bên. Hay nói cách khác, các đương sự có quyền thỏa thuận nộp chi phí giám định.
Cơ sở pháp lý: Điều 161 BLTTDS 2015
21. Người chưa thành niên không thể trở thành người làm chứng trong tố tụng dân sự.
=> Nhận định SAI. Vì theo quy định của pháp luật hiện hành, người làm chứng chỉ cần có
điều kiện là người không mất năng lực hành vi dân sự. Do vậy người chưa thành niên (người
chưa đủ 18 tuổi) vẫn hoàn toàn có đủ điều kiện để trở thành người làm chứng.
Cơ sở pháp lý: Điều 77 BLTTDS 2015.
22. Thẩm phán không được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án dân sự
=> Nhận định SAI. Vì nếu thẩm phán đó là thành viên của Hội đồng thẩm phán TAND TC
hoặc Ủy ban thẩm phán TAND TC thì họ vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ
tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 53 BLTTDS 2015.
23. Hội thẩm nhân dân tham gia gia tất cả các phiên

You might also like