You are on page 1of 6

BÀI TẬP NHÓM

Môn: Luật Hình sự - Học phần 1


Lớp: K48 – Ngành Luật
Yêu cầu:
- Bài luận 07 - 10 trang A4 (đánh máy). Số trang trên không bao gồm các bản
phụ lục kèm theo (nếu có). Bài tập được trình bày trên khổ giấy A4; cỡ chữ 14;
font: Times New Roman; kích thước các lề trên, dưới, trái, phải theo thứ tự: 2 cm,
2 cm, 3 cm, 2 cm, giãn dòng 1.5 lines.
- Mỗi nhóm sinh viên trong cùng một lớp thảo luận không được lựa chọn bài tập
giống nhau.

Đề 1:
X (25 tuổi) rủ Y (17 tuổi) đi bắt trộm chó. Đến khoảng 23h00 ngày
24/5/2022, X và Y phát hiện bà B đang mang túi xách đứng với ông K ở đoạn
đường vắng người thì X bàn với Y chiếm đoạt túi xách của bà B. X điều khiển xe
mô tô chở Y đến chỗ bà B. X dùng đèn pin và đèn xe mô tô chiếu vào mặt ông K,
bà B, còn Y dùng bình xịt hơi cay xịt vào mặt ông K, bà B làm cho ông K và bà B
loạng choạng. Ngay lập tức Y xông tới giật túi xách của bà B rồi cùng X bỏ trốn.
Hành vi của X và Y sau đó đã bị phát giác và xử lý về tội cướp tài sản theo khoản
1 Điều 168 BLHS.
Câu hỏi:
1. Tội cướp tài sản mà X và Y đã thực hiện là loại tội phạm gì theo phân loại
tội phạm tại Điều 9 BLHS? (02 điểm)
2. Khi mở túi xách của bà B, X và Y không tìm thấy tài sản, chỉ có một vài
giấy tờ khám chữa bệnh của bà B. Hãy xác định tội cướp tài sản trong trường hợp
này thuộc trường hợp tội phạm hoàn thành hay phạm tội chưa đạt? (2 điểm)
2. Giả sử X vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp giật tài sản thì
trường hợp phạm tội lần này của X được xác định là tái phạm hay tái phạm nguy
hiểm? (02 điểm)

Đề 2:

A (19 tuổi) rủ B (15 tuổi) đi chơi. Đến khoảng 23h00 ngày 24/5/2022, A và
B đi ngang qua đường vắng phát hiện K bị tai nạn, A lập tức bàn với B chiếm đoạt
tài sản của ông K. Mặc dù nằm bất động, nhưng khi thấy A và B tiến lại, ông K
vẫn ú ớ kêu cứu. A và B vờ dặn ông K: “ông cứ nằm yên, chúng tôi đã gọi cấp cứu
rồi”, rồi lục soát và chiếm đoạt được một khối tài sản bao gồm: tiền, đồng hồ, điện
thoại, xe máy. Tổng trị giá tài sản mà Avà B chiếm đoạt được là 97 triệu đồng.
Hành vi chiếm đoạt tài sản nói trên sau đó đã bị phát giác. A, B bị Tòa án xét xử về
tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo khoản 2 Điều 172 BLHS.

Câu hỏi:

1. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong trường hợp trên là loại tội phạm
gì theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS? (02 điểm)

2. Cấu thành tội phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS) là
loại CTPP gì? Hành vi mà các đối tượng đã thực hiện trong trường hợp nêu trên
thuộc trường hợp tội phạm hoàn thành, phạm tội chưa đạt? (02 điểm)

3. Vụ án trên có đồng phạm hay không? (02 điểm)

Đề 3:
Biết rõ T (18 tuổi) bị bệnh tâm thần nặng, không có khả năng nhận thức và
điều khiển hành vi, vào khoảng tháng 6 năm 2022, D (tròn 19 tuổi) đã có hành vi
lợi dụng người nhà của T đi vắng, sang nhà T thực hiện hành vi giao cấu với T làm
cho T có thai. Hành vi nói trên của D đã bị phát giác và bị xử lý về tội hiếp dâm
theo khoản 2 Điều 141 BLHS.

Câu hỏi:

1. Tội hiếp dâm mà D đã thực hiện là loại tội phạm gì theo phân loại tội
phạm tại Điều 9 BLHS? (02 điểm)

2. Tội hiếp dâm (Điều 141 BLHS) có cấu thành tội phạm vật chất, cấu thành
tội phạm hình thức hay cấu thành tội phạm cắt xén? (02 điểm)

3. Tháng 4 năm 2018, D bị kết án 4 năm tù về tội cướp tài sản theo khoản 1
Điều 168 BLHS. Trường hợp phạm tội lần này (tội hiếp dâm) có tình tiết tái phạm
hay tái phạm nguy hiểm hay không? (02 điểm)

Đề 4:
Tháng 4 năm 2023, do mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai cũng như mâu
thuẫn trong kinh doanh, P (31 tuổi) đã thuê Q (17 tuổi) vào lúc nửa đêm đã khóa
trái cửa rồi tưới xăng đốt xưởng nhà S (dù P và Q biết đêm đó S (30 tuổi) và cháu
họ của S là X (15 tuổi) ngủ lại trông xưởng). Q đã làm đúng như P chỉ dẫn. Đám
cháy lan rộng sang cả những nhà hàng xóm xung quanh nên những người này đã
gọi ngay cứu hỏa đến cùng dập lửa, cứu người và tài sản. S và X may mắn sống sót
nhưng nhà xưởng và hàng hóa trong xưởng đã cháy rụi với tổng thiệt hại 850 triệu
đồng. Hành vi của P và S phạm hai tội: tội hủy hoại tài sản (Khoản 4 Điều 178
BLHS) và tội giết người (Khoản 1 Điều 123 BLHS).
Câu hỏi:
1. P và Q có đồng phạm về tội giết người trong vụ án này hay không? (02
điểm)
2. Tội hủy hoại tài sản và tội giết người trong vụ án thuộc giai đoạn chuẩn bị
phạm tội, phạm tội chưa đạt hay tội phạm hoàn thành? (01 điểm)
3. Hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với P và Q là bao nhiêu? (02 điểm)
Đề 5:
T ngoại tình với H và bị K là chồng của H phát hiện. Vì muốn được tự do
qua lại với nhau, H bàn với T tìm cách giết K. H báo cho T biết thời gian, đoạn
đường K thường đi làm vào sáng sớm để T thực hiện việc giết K. Sau khi giết K, T
còn lấy của nạn nhân số tiền 2 triệu đồng và chiếc xe máy (trị giá 15 triệu đồng). T
bị tòa án kết án về tội giết người theo khoản 1 Điều 123 BLHS và tội cướp tài sản
theo khoản 1 Điều 168 BLHS.
Câu hỏi:
a. Tội cướp tài sản mà T thực hiện trong tình huống nêu trên thuộc loại tội
phạm nào
theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS? (02 điểm)
b. H có bị coi là đồng phạm với T về tội cướp tài sản trong tình huống trên
không? Tại sao? (2 điểm)
c. Giả sử T vừa chấp hành xong bản án 5 năm tù về tội trộm cắp tài sản theo
khoản 2 Điều 173 BLHS (chưa được xóa án tích) lại phạm tội như tình huống nêu
trên thì trường hợp phạm tội của T là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? (2 điểm)
Đề 6:
A (19 tuổi), B (17 tuổi) bàn nhau trộm cắp tài sản của nhà C. A đứng ngoài
canh gác cho B dùng kìm cộng lực phá khóa cửa. Tài sản mà B trộm cắp được là
01 chiếc xe máy trị giá 20 triệu đồng. Vừa dắt xe ra khỏi cửa thì B bị C phát hiện,
bắt giữ. B bỏ xe, lấy dao mang theo trong người đâm một nhát vào ngực C rồi bỏ
chạy. Do vết thương quá nặng, anh C đã tử vong. Sau khi phạm tội, B bị bắt còn A
đã bỏ trốn. B bị tòa án kết án về hai tội: tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 173
BLHS và tội giết người theo khoản 2 Điều 123 BLHS.
Câu hỏi:
1. Tội trộm cắp tài sản và tội giết người mà B thực hiện trong tình huống
nêu trên là loại tội phạm nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS?
(02 điểm)
- căn cứ mức án tù cao nhất mà B phải chịu về cả 2 tội ở khoản 2 điều
173(7 năm) và khoản2 điều 123 (15 năm) thì ta thấy B
Phân vân B giết C có phải thuộc điểm g đièu 123 không
2. A có bị coi là đồng phạm của B về tội giết người trong tình huống nêu
trên không? Tại sao? (2 điểm).
- A không phải đồng phạm của B về tội giết người bởi vì căn cứ vào điều 17 ta
thấy A ko cố ý cùng B thực hiện tội giết người, cũng ko thực hành ,xúi giục tổ
chức hay giups sức để giết người
3. Hình phạt cao nhất mà toà án có thể áp dụng đối với B trong tình huống
nêu trên? (2 điểm)
https://tapchitoaan.vn/trom-tai-san-sau-do-giet-nguoi-pham-may-toi
https://www.tapchitoaan.vn/hanh-vi-trom-cap-tai-san-khong-phai-la-tien-de-dieu-
kien-de-thuc-hien-hanh-vi-giet-nguoi

Kim Chi 1
Linh Chi 1
Ngọc Diệp 1
Khánh Duyên 1

HÀ DƯƠNG 2
XUÂN ĐẠI 2
TRỌNG ĐẠT 2
THU HÀ 2
VÂN HÀ 3
THUÝ HÀ 3
HỒNG HẠNH 3
HẬU 3

You might also like