You are on page 1of 3

CÂU HỎI THẢO LUẬN PHẦN 2

TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ ĐÌNH CÔNG


1. Hãy cho biết, ở những nơi chưa có tổ chức đại diện người lao động thì cơ quan, tổ chức nào
có thẩm quyền và trách nhiệm đại diện cho tập thể lao động trong việc bảo vệ quyền và lợi
ích của người lao động?
2. Bộ luật Lao động quy định những cá nhân, cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp lao động?
3. Thế nào là tranh chấp lao động cá nhân và việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được
giải quyết qua các thủ tục nào?
4. Thế nào là tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về quyền
được giải quyết qua các thủ tục nào?
5. Thế nào là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
được giải quyết qua các thủ tục nào?
6. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Hòa giải có phải là bắt buộc đối với giải quyết
tranh chấp lao động hay không?
7. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Hội đồng trọng tài lao động có phải là bắt buộc
đối với giải quyết tranh chấp lao động hay không?
8. Phạm vi, thẩm quyền của hòa giải viên lao động/ Hội đồng trọng tài lao động trong việc giải
quyết tranh chấp lao động?
9. Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp lao động?
10. Tại sao Đình công không tồn tại trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung? Tại sao Đình công
không phải là quyền của cán bộ, công chức?
11. Thủ tục đình công được tiến hành như thế nào?
12. Việc Tòa án xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công có phải là thủ tục cuối cùng giải
quyết tranh chấp lao động dẫn đến đình công hay không?
13. Trường hợp cuộc đình công bất hợp pháp về mặt thủ tục nhưng nguyên nhân của cuộc đình
công là thể hiện lợi ích chính đáng của người lao động thì giải quyết như thế nào?
14. Có quan điểm cho rằng: “Nếu doanh nghiệp không vi phạm pháp luật lao động thì đình công
sẽ không diễn ra” – quan điểm đó là đúng hay sai? Giải thích?
15. Nếu đình công bất hợp pháp thì người lao động phải chịu chế tài gì? Tổ chức đại diện NLĐ
lãnh đạo đình công phải chịu chế tài gì?
16. Tố tụng lao động gồm các loại hình và họat động nào?
17. Phân biệt “hoãn” và “ngừng” đình công?
18. Phân biệt hòa giải theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020 với Hòa
giải lao động theo quy định của Bộ luật lao động 2019?

1
19. Khoảng 22h ngày 13/10/2016, Chị H làm việc tại bộ phận lĩnh liệu, trong dây truyền sản xuất
giầy da của công ty TNHH Lợi Tín Lập Thạch (Đài Loan), do đói bụng nên đã mang đồ ra ăn
thì bị cán bộ trong công ty phát hiện và dùng đế giầy đánh vào đầu bị ngất ngay tại chỗ.
Ngay sau đó, các công nhân đã đưa chị H đi cấp cứu tại Bệnh viện tỉnh. Nhiều công nhân
đang làm việc trong Công ty TNHH Lợi Tín Lập Thạch bức xúc và đến 15h chiều ngày
14/10/2016, hàng nghìn công nhân dừng làm việc và đình công trước sảnh công ty. Các công
nhân cho biết: nguyên nhân dẫn đến các công nhân nghỉ việc, đình công một phần là do
người phía công ty đánh, phần khác vì mong muốn phía lãnh đạo công ty đáp ứng các mong
muốn của họ như: tăng lương, giảm giờ làm, nghỉ giữa giờ… Bởi họ làm việc liên tục từ 7h
sáng và tăng ca đến 22h đêm nhưng không được hưởng phụ cấp lao động. Ngay khi nhận
được tin báo sự việc xảy ra, các đơn vị chức năng đã tới hiện trường để giải quyết sự việc.

Hãy cho biết cuộc đình công trên có đúng pháp luật hay không? hãy giải quyết vụ việc này
theo quy định pháp luật.

20. Theo báo Lao động ngày 6/10/2016: 3.000 Công nhân Công ty Matrix Vinh (Nghệ An) đình
công, có nguyên nhân từ bữa cơm ca chỉ 12 nghìn. Các công nhân (chủ yếu là nữ) yêu cầu
nâng mức ăn ca từ 12 nghìn lên 15 nghìn. Qua số liệu điều tra, khảo sát tại các KCN trên địa
bàn Hà Nội và khu vực lân cận, chỉ có 5,2% CN đạt sức khỏe loại A. Có nhiều nguyên nhân,
trong đó có nguyên nhân từ bữa ăn ca chưa đủ chất dinh dưỡng, chưa đảm bảo vệ sinh, an
toàn. Đặc thù của CN là làm việc liên tục từ 8-10 tiếng/ngày, bữa ăn ca có vai trò hết sức
quan trọng đối với sức khỏe, tinh thần, năng suất lao động. Ngày 25.2.2016, Tổng LĐLĐ
Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 07c/NQ-BCH về “Chất lượng bữa ca của người lao
động”, nêu rõ: vẫn còn tình trạng chất lượng bữa ăn ca chưa đáp ứng nhu cầu tái tạo sức lao
động; chất lượng thực phẩm và điều kiện chế biến chưa tốt dẫn đến nguy cơ ngộ độc cao; đã
xảy ra một số vụ ngừng việc tập thể do chất lượng bữa ăn ca không đảm bảo. Tuy nhiên, một
số chủ DN cho rằng bữa ăn ca là tiền của DN bỏ ra, nên không bắt buộc phải đạt ở mức nào.
Một số ý kiến cũng cho rằng hiện chưa có quy định của pháp luật, chế tài về bữa ăn ca nên
khó xử lý.

Tổ chức CĐ, người lao động có thể sử dụng “quyền phủ quyết” (đình công) để đấu tranh
nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn ca hay không?

21. Nguyễn Văn An là công nhân lái xe cho chi nhánh của công ty cổ phần X. Do có bất đồng
với công ty về việc công ty buộc An bồi thường một khỏan tiền theo chế độ trách nhiệm vật
chất mà An cho là không đúng quy định và sau khi Hòa giải viên lao động hòa giải không
thành, An muốn khởi kiện ra tòa án để yêu cầu giải quyết. Trường hợp này An phải gửi đơn
2
kiện đến Tòa án nào? (BiÕt r»ng An cã ®Þa chØ thêng tró t¹i QuËn 1 - TP Hå ChÝ Minh;
C«ng ty X cã trô së chÝnh t¹i huyÖn Thèng NhÊt - tØnh §ång Nai và chi nhánh nơi An làm
việc ở QuËn 3- TP Hå ChÝ Minh). Giả định rằng sau khi tòa án xét xử sơ thẩm mà An vẫn
không thỏa mãn thì An phải làm những thủ tục gì để được xét xử phúc thẩm?
22. Anh Huy, anh Bình, chị Cúc, Chị Mai (có địa chỉ lần lượt tại tại Quận Hai Bà trưng, Thanh
Xuân và Đống Đa - thành phố Hà Nội) có ký hợp đồng làm việc 5 năm tại Úc qua công ty
XNK LĐ Thiên Thanh có trụ sở tại quận ĐĐ - TP Hà Nội. Khi sang làm việc tại Úc, do có
bất đồng về tiền lương thực nhận và những điều kiện làm việc so với thỏa thuận trước đó với
công ty Thiên Thanh nên anh Huy, anh Bình, chị Cúc, chị Mai và công ty Thiên Thanh có
xảy ra tranh chấp. Quá bức xúc, những người lao động trên không muốn hòa giải mà muốn
khởi kiện ra Tòa án. Những người lao động có thể làm như vậy được không? họ có thể khởi
kiện đến Tòa án nào? Vì sao?
23. Tại Công ty liên doanh X xẩy ra một vụ tranh chấp lao động về việc gần 300 công nhân yêu
cầu công ty phải bố trí nơi nghỉ ngơi giữa ca hợp lý, vệ sinh. Tranh chấp đã được đưa ra Hòa
giải viên lao động giải quyết nhưng hòa giải không thành. Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ
chức cho người lao động chuẩn bị đình công. Tuy nhiên khi cuộc đình công sắp diễn ra thì có
1 phái đoàn cấp cao của Singapore tới thăm tỉnh Y nơi có cuộc đình công. Cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đã ra quyết định hoãn cuộc đình công.
a) Cơ quan nhà nước có thể ra quyết định hoãn cuộc đình công như vậy được hay không?
giải thích?
b) Nếu bị hoãn đình công, quyền lợi của người lao động được giải quyết như thế nào? tại
sao?
24. Tại Công ty liên doanh X xẩy ra một vụ tranh chấp lao động về việc gần 300 công nhân yêu
cầu công ty phải bố trí nơi nghỉ ngơi giữa ca hợp lý, vệ sinh. Ban chấp hành công đoàn cơ sở
đã họp bàn 2 phương án: một là đưa ra Hòa giải viên lao động giải quyết hai là yêu cầu tổ
chức thương lượng tập thể. Tuy nhiên khi đang lấy ý kiến thì tập thể lao động đã tự bầu ra
nhóm trưởng tập hợp người lao động tiến hành đình công.
a) Hãy chỉ ra những điểm không đúng pháp luật của cuộc đình công? Giải thích rõ tại sao.
b) Công ty X muốn gửi đơn yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công thì phải
gửi đến Tòa án cấp nào? ở đâu?

You might also like