You are on page 1of 42

A.

LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM, LƯU Ý


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

CHƯƠNG 2: QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN


MỘT SỐ QUYỀN QUAN TRỌNG SỬ DỤNG:
- Điều 19: Quyền nhân thân
- Điều 20: Quyền tài sản
+ Đ21: quyền tác giả với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu
+ Đ22: quyền tác giả với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
- Điều 25: Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả
- Điều 26: Giới hạn quyền tác giả ( Ko áp dụng với điện ảnh)
- Điều 27: Thời hạn bảo hộ
+ Đ29: Quyền của người biểu diễn
+ Đ30: Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình
+ Đ31: Quyền của tổ chức phát sóng
- Điều 32: Trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền liên quan
- Điều 49: Chủ sở hữu là Nhà nước

I. TÁC PHẨM
1. Thuật ngữ tác phẩm
2. Các đặc điểm của tác phẩm
- Con người là chủ thể trực tiếp sáng tạo nên tác phẩm
- Tác phẩm là sản phẩm trí tuệ do con người tạo ra
P/S: Người thợ mộc đóng bàn, người vẽ truyền thần => không phải
- Tác phẩm là sản phẩm trí tuệ mang đặc trưng riêng biệt của người sáng
tạo
- Tác phẩm được thể hiện thông qua 1 dạng vật chất nhất định
+ Dạng vật chất nhất định: thông qua đó công chúng biết được sự tồn tại
của tác phẩm
+ Công chúng: không bao gồm người thân của tác giả
+ Thời điểm tác phẩm được định hình chỉ được công nhận khi công chúng
biết đến sự tồn tại của tác phẩm
+ Một sản phẩm không cần được thể hiện dưới hình thức hoàn chỉnh vẫn
được bảo hộ (vd: bản nháp, phác thảo)
- Tính vô hình của tác phẩm:
+ Việc chiếm hữu tác phẩm (bản gốc) không phải yếu tố xác định quyền sở
hữu
- Tính mới của tác phẩm:
+ Pháp luật không bảo hộ nội dung => Không bảo hộ tính mới
- Không phụ thuộc vào mục đích, ý nghĩa, nội dung, giá trị của tác phẩm

3. Định nghĩa tác phẩm


Tác phẩm là sản phẩm trí tuệ do cá nhân/những cá nhân trực tiếp sáng tạo trong
lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học được thể hiện bằng bất kỳ phương
thức hay hình thức nào thông qua một dạng vật chất nhất định.

4. Phân loại tác phẩm


- Theo lĩnh vực:
+ Văn học
+ Nghệ thuật
+ Khoa học
- Theo nguồn gốc hình thành:
+ Tác phẩm gốc
+ Tác phẩm phái sinh
- Theo hình thức thể hiện:
+ Tác phẩm viết
+ Tác phẩm âm thanh
+ Tác phẩm định hình
II. NGUYÊN TẮC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
1. Khái niệm quyền tác giả
- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình
sáng tạo ra hoặc sở hữu
- Đối tượng không được bảo hộ:
+ Việc thực hiện SHTT => không xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi
ích công cộng, …
+ Tin tức thời sự đưa tin thuần túy, văn bản pháp luật, hành chính,
văn bản thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch, quy trình, hệ thống,....
P/S: Đưa tin kèm bình luận (vd: giải thích nguyên nhân hiện tượng) => phần
bình luận thêm được bảo hộ
PS2: Việc sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật => được bảo hộ
PS3: Quy trình (áp dụng quy luật tự nhiên) để giải quyết vấn đề => sáng chế
2. Nguyên tắc bảo hộ tự động
- Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể
hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung,
chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ đã công bố hay chưa công
bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
- Tại thời điểm 1 tác phẩm được công bố tại 1 quốc gia thành viên của
công ước Berne thì nó cũng được các quốc gia thành viên còn lại của
công ước Berne bảo hộ.
( Phạm vi bảo hộ (thời hạn) tuân theo quy định của mỗi QG)

3. Nguyên tắc “tính nguyên gốc” của tác phẩm


- Tác giả phải tự mình sáng tạo nên tác phẩm, không sao chép từ tác
phẩm/những tác phẩm khác (bao gồm tác phẩm của chính tác giả)
- Người khiếm thị/… có thể nhờ người khác tạo nên bản duy nhất (bản
gốc) bức tượng..
- Chú ý tính nguyên gốc (vô hình) ghi xảy ra tranh chấp

III. TÁC GIẢ VÀ CHỦ SỞ HỮU TÁC PHẨM


1. Tác giả
- Chỉ có cá nhân mới là tác giả
- Quyền nhân thân của tác giả gắn với tác phẩm => không thể chuyển giao
2. Đồng tác giả
- Tác phẩm được coi là đồng sở hữu chung duy nhất
- Tác phẩm được coi là đồng sở hữu chung theo phần

● Quyền nhất định có của tác giả/đồng tác giả


- Quyền đặt tên cho tác phẩm
- Quyền đứng tên đối với tác phẩm
- Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm

3. Chủ sở hữu tác phẩm


- Chủ sở hữu tác phẩm đồng thời là tác giả
- Chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả
VD: ĐHQGHN dùng ngân sách Nhà nước đầu tư cho GS A hoàn thiện đề tài
XYZ
+ GS A là tác giả: có các quyền nhân thân
+ Nhà nước (đại diện là giám đốc ĐHQGHN): quyền công bố, quyền tài
sản (dịch đề tài, sao chép,...)
+ Nếu đề tài khoa học là 1 tác phẩm khoa học thì từ thời điểm công bố =>
tác giả/chủ sở hữu không có quyền ngăn cấm người khác áp dụng nội
dung tác phẩm

4. Nội dung quyền tác giả: SỬ DỤNG CHỦ SỞ HỮU QUYỀN TÁC GIẢ

5. Giới hạn quyền của chủ sở hữu tác phẩm


● Trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không cần xin phép, không
phải trả tiền nhuận bút, thù lao:
- Tự sao chép 1 bản để NCKH, giảng dạy cá nhân không vì mđ thương mại
- Thư viện sao chép nhằm mục đích lưu trữ không quá 1 bản (không sao
chép để phân phối đến công chúng)
- Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận, minh
họa
- Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, in ấn định kỳ,
chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài l;liệu
- Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác
giả, không vì mục đích thương mại
- Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị
- Việc số hóa giáo trình:
+ Tác giả không được phát tác phẩm lên website (kể cả mục đích học
tập, nghiên cứu => Tác giả không là chủ sở hữu tác phẩm thì
không có quyền công bố tác phẩm, sao chép tác phẩm => Đây là
hành vi công bố, sao chép dưới dạng điện tử.
+ Quyền phát hành lên website do chủ sở hữu giáo trình (nếu sử dụng
ngân sách Nhà nước thì chủ sở hữu là Nhà nước do hiệu trưởng
trường Đh đại diện) => người học có thể tra cứu vì mục đích học
tập, nghiên cứu

IV. QUYỀN LIÊN QUAN


1. Khái quát quyền liền quan
- Chỉ được phát sinh trên cơ sở có ít nhất 1 tác phẩm đã tồn tại
- Chủ sở hữu tác phẩm có mối quan hệ về quyền tài sản với người biểu
diễn tác phẩm, người sản xuất bản ghi âm, ghi hình, các tổ chức phát
sóng.
2. Cuộc biểu diễn
- Cuộc biểu diễn chỉ liên quan đến: tác phẩm văn học, nghệ thuật thuộc
lĩnh vực thơ, âm nhạc, sân khấu, múa
- Sự sáng tạo trong nghệ thuật của người biểu diễn được bảo hộ qua: Hình
tượng người biểu diễn
- Tiêu chí bảo hộ: lãnh thổ, quốc tịch, thực hiện, định hình
- Nội dung:
+ Nhân thân của người biểu diễn
+ Quyền tài sản của chủ sở hữu cuộc biểu diễn
3. Bản ghi âm, ghi hình
- Nhà xuất bản ghi âm, ghi hình:
+ Sao chép trực tiếp/gián tiếp
+ Nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao
4. Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được
mã hóa
- Pháp luật chỉ bảo hộ chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng có
quốc tịch Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà VN là thành viên.
- Tổ chức phát sóng có độc quyền:
+ Phát sóng, tái phát sóng
+ Phân phối đến công chúng
+ Định hình chương trình phát sóng
+ Sao chép bản định hình

CHƯƠNG 3: SÁNG CHẾ VÀ GIẢI PHÁP HỮU ÍCH


3.1 Các khái niệm cơ bản
1. Sáng chế
Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm
giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
+ Không tồn tại trong lực vực KHXH và nhân văn
+ Phải có tính mới
+ Có thể là sản phảm/ quy trình
+ Chỉ có giá trị trong 1 khoảng thời gian
+ Có khả năng áp dụng trực tiếp => lợi ích kinh tế

2. Giải pháp hữu ích


Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích
nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng có điều kiện:
+ Tính mới
+ Có khả năng áp dụng CN

3. Giải pháp kỹ thuật


- Giải pháp kỹ thuật: tập hợp đầy đủ thông tin về cách thức, phương tiện kỹ
thuật nhằm giải quyết 1 vấn đề xác định, tồn tại ở dạng sản phẩm hoặc
quy trình.
+ Dạng vật chất/ cơ cấu
+ Dạng chất thể
+ Quy trình/phương pháp

4. Đối tượng ngoại trừ của sáng chế (tr93)


- Phát minh, lý thuyết khoa học…
- Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc,..
- Cách thể hiện thông tin
- Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người…
- …

5.Phát minh
● Không bảo hộ phát minh
- Không bảo hộ phát minh với tư cách sáng chế
- Không bảo hộ nội dung của phát minh
- Có bảo hộ hình thức thể hiện (bảo hộ quyền tác giả: quyền nhân thân ko
thể chuyển giao của tác giả phát minh)
● Phân biệt sáng chế, phát minh
- Phát minh:
+ không có tính mới, ko có khả năng giải thích thế giới
+ chưa thể áp dụng trực tiếp
+ không có giá trị thương mại

3.2 Điều kiện bảo hộ sáng chế


1. Tính mới
- Ngày ưu tiên
- Bộc lộ công khai
+ Dạng mô tả viết được công bố, lưu hành rộng rãi
+ Dạng mô tả bằng từ ngữ, lời nói
+ Báo khoa học, bài giảng được ghi lại
+ Sử dụng giải pháp kỹ thuật 1 cách công khai hoặc đặt công chúng
vào vị trí bất kỳ ai cũng có thể sử dụng
+ Báo cáo trước hội thảo khoa học
+ TRƯNG BÀY giải pháp kỹ thuật => hưởng quyền ưu tiên
+ Bộc lộ lạm dụng => không mất tính mới

2. Trình độ sáng tạo


3. Khả năng áp dụng công nghiệp
3.3 Xác lập quyền sở hữu công nghiệp với sáng chế
1. Nộp đơn đăng ký sáng chế
- Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
- Quyền đăng ký sáng chế thuộc về:
+ Tác giả tạo ra
+ Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí cho tác giả dưới hình thức giao
việc
+ Người có quyền đăng ký chuyển giao quyền đăng ký dưới dạng
hợp đồng cho tổ chức, cá nhân khác
2. Thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế
3. Đăng ký bảo hộ sáng chế ra nước ngoài
3.4 Hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế
1. Hiệu lực về lãnh thổ
2. Hiệu lực về thời gian
3.5 Quyền sở hữu CN với sáng chế
1. Quyền nhân thân của tác giả
- Được ghi tên là tác giả trong bằng độc quyền sáng chế
- Được nêu tên là tác giả trong tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế
- Tác giả sáng chế không có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của sáng chế
2. Quyền tài sản của chủ sở hữu
- Sử dụng, cho phép người khác sử dụng sáng chế, ngăn cấm người khác sử
dụng sáng chế
- Chuyển giao sáng chế …
3. Hình thức sử dụng của sáng chế
- Sản xuất sản phẩm được bảo hộ
- Áp dụng quy trình ĐBH
- Khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm sản xuất
theo quy trình được bảo hộ
- Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ sản phẩm ĐBH
- Nhập khẩu sản phẩm ĐBH

CHƯƠNG 4: KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP


4.1 Khái quát về kiểu dáng công nghiệp
1. Khái niệm kiểu dáng cn
Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét,
màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố này.
2. Đặc điểm kiểu dáng cn
- Dấu hiệu nhìn thấy.
Không nhìn thấy:
+ Tập hợp hạt nhỏ như bột
+ Nếu hạt được đóng thành khuôn nhìn được => có nhìn thấy
- Được thể hiện bằng hình khối, đường nét (tồn tại trong không gian 3
chiều)
- Được thể hiện bằng màu sắc: tự nhiên, nhân tạo
- Bắt buộc áp dụng cho 1 sản phẩm cụ thể
- Có khả năng lưu thông độc lập (phải là 1 sản phẩm hoàn chỉnh)

3. Đối tượng loại trừ


- Hình dáng bên ngoài sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt
buộc phải có
- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp
- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy trong quá trình sử dụng (phần
bên trong dù có thể nhìn thấy khi tháo ra vẫn được coi là không nhìn
thấy)
- Không bảo hộ với đối tượng SHTT trái với đạo đức, trật tự công cộng, có
hại cho an ninh quốc phòng,..
- Sản phẩm tách rời không có khả năng lưu thông độc lập

4. Chức năng: thẩm mỹ, tiện ích, phân biệt


4.2 Phân loại kiểu dáng cn
1. Hình khối
2. Đường nét
3. Màu sắc
4.3 Điều kiện bảo hộ
1. Tính mới
- Khác biệt đáng kể: trùng, tương tự, tương tự gần nhất
- Chưa bị bộc lộ công khai:
+ Chưa được sử dụng
+ Chưa được mô tả bằng văn bản hoặc bất ký hình thức nào…
2. Tính sáng tạo
Không áp dụng nếu:
+ Sự kết hợp đơn thuần
+ Sao chép/ mô phỏng hình dáng vốn có của tự nhiên, hình học
+ Sao chép công trình nổi tiếng
+ Mô phòng kiểu dáng CN của lĩnh vực khác (Vd: ô tô đồ chơi)

3. Khả năng áp dụng CN


4.4 Xác lập quyền sở hữu CN đối với kiểu dáng CN
1. Nộp đơn đăng ký
2. Thẩm định hình thức
3. Thẩm định nội dung
4.5 Hiệu lực của bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
1. Hiệu lực về lãnh thổ
Bằng độc quyền kiểu dáng CN do quốc gia nào cấp thì chỉ có hiệu lực trên quốc
gia đó
2. Hiệu lực về thời gian
- Hiệu lực: thời điểm cấp bằng
- Kéo dài 5 năm từ thời điểm nộp đơn hợp lệ => có thể gia hạn 2 lần liên
tiếp
4.6 Quyền của tác giả/chủ sở hữu

Tác giả:
- Được ghi tên trong bằng
- Được nêu tên trong các tài liệu công bố
Chủ sở hữu:
- Sử dụng, cho phép hoặc ngăn cấm người khác sử dụng
- Chuyển giao (chuyển nhượng quyền)
Hình thức sử dụng:
- Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là KDCN được bảo hộ
- Lưu thông, chào bán..
- Nhập khẩu…
CHƯƠNG 5: NHÃN HIỆU

I. Khái quát về nhãn hiệu


1. Khái niệm nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ
chức, cá nhân khác nhau.
2. Đối tượng không được bảo hộ nhãn hiệu
- Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy
- Trùng hoặc gây tương tự đến mức nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu,
tên viết tắt cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị…nếu không được tổ chức
cho phép
- Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt danh, bút
danh lãnh tụ, anh hùng dân tộc
- …. với dấu chứng nhận, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế yêu cầu không
sử dụng
- Từ cụm từ mô tả hình thức pháp lý, hình thức kinh doanh
- Dấu hiệu trái với trật tự xã hội
- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người
tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng,...
II. Phân loại
1. Phân loại theo hàng hóa/ dịch vụ
- Nhãn hiệu hàng hóa: gắn lên hàng hóa, bao bì
- Nhãn hiệu dịch vụ: gắn lên phương tiện, biển hiệu
2. Phân loại theo hình thức thể hiện
- Thể hiện bằng từ ngữ (nếu có nghĩa thì không trái với phạm trù đạo đức)
- Thể hiện bằng chữ cái, chữ số
+ Không có khả năng phân biệt nếu chỉ có chữ cái, số (trừ th được sử
dụng rộng rãi)
+ Trừ trường hợp 1 chữ cái, số được trình bày dưới dạng đồ họa
- Thể hiện bằng hình vẽ, hình ảnh
- Nhãn hiệu kết hợp
3. Phân loại theo chức năng
- Nhãn hiệu tập thể
- Nhãn hiệu chứng nhận
- Nhãn hiệu liên kết: cùng chủ thể đăng ký cho các sản phẩm, dv cùng loại
- Nhãn hiệu nổi tiếng
P/S: Không cấp chứng nhận cho nhãn hiệu gây tương tự hoặc nhầm với nhãn
hiệu nổi tiếng kể cả hàng hóa/dịch vụ khác loại.
4. Phân loại theo tiêu chí nhìn thấy/ không nhìn thấy
III. Đặc điểm và khả năng phân biệt của nhãn hiệu
1. Đặc điểm của nhãn hiệu
- Là dấu hiệu nhìn thấy: hình thức vật chất nhất định, tồn tại thường xuyên
- Được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều
hoặc sự kết hợp các yếu tố đó.
- Được thể hiện bằng 1/ nhiều màu sắc
- Được kèm theo dấu hiệu cho thấy đã đăng ký bảo hộ
-
2. Đánh giả khả năng phân biệt
- Tự phân biệt, có tính độc lập nhất định
- Dễ nhận biết, dễ ghi nhớ
- Không trùng hoặc gây tương tự với đối tượng ĐBH
- Trường hợp không có tính phân biệt:
+ Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường
của hàng hóa, dịch vụ.
+ Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng
loại, số lượng, tính chất, thành phần, công dụng…

3. Đánh giá mức độ tương tự


- Tương tự về cấu trúc (dấu hiệu nhìn thấy):
+ Yếu tố chữ
+ Yếu tố hình
- Tương tự về cách phát âm
- Tương tự về ý nghĩa ( dấu hiệu liên tưởng đến)
- Tương tự về sản phẩm
- Tương tự về kênh thương mại
- Giá cả của hàng hóa, dịch vụ
IV. Xác lập quyền sở hữu CN với nhãn hiệu tại VN
1. Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
2. Thẩm định hình thức đơn đăng ký
3. Thẩm định nội dung
V. Xác lập quyền sở hữu CN với nhãn hiệu tại nước ngoài
1. Quyền ưu tiên
2. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo công ước Paris
3. Đăng ký bảo hộ theo Thỏa ước Madrid và nghị định thư Madrid
VI. Hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
1. Hiệu lực về lãnh thổ
2. Hiệu lực về thời gian
VII. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu
1. Nội dung quyền SHCN với nhãn hiệu
2. Hình thức sử dụng nhãn hiệu
3. Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu
4. Nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu

CHƯƠNG 6: CHỈ DẪN ĐỊA LÝ


I. Khái quát về chỉ dẫn địa lý
1. Khái niệm
2. Khái quát về bảo hộ chỉ dẫn địa lý trên thế giới
3. Đặc điểm
- Sản phẩm gắn với chỉ dẫn địa lý là hàng hóa
- Sản phẩm gắn với một vùng địa lý nhất định
- Chất lượng của sản phẩm do Điều kiện tự nhiên vùng địa lý mang lại
- Chất lượng do truyền thống canh tác mang lại
- Chất lượng do kỹ thuật chế biến mang lại
4. Phân biệt chỉ dẫn địa lý với tên gọi xuất xứ hàng hóa

II. Phân loại chỉ dẫn địa lý


1. Hình thức thể hiện
2. Nguồn gốc sản phẩm

III. Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý


1. Chỉ dẫn về nguồn gốc địa lý
2. Tồn tại khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn
3. Chất lượng, danh tiếng hoặc đặc tính của sản phẩm nhờ xuất xứ địa lý

IV. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp với chỉ dẫn địa lý
1. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý
2. Thẩm định hình thức đơn đăng ký
3. Thẩm định nội dung đơn đăng ký
V. Quyền của chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý
1. Chủ sở hữu
2. Quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý
3. Quyền bảo vệ chỉ dẫn địa lý
B. BÀI TẬP THEO CHƯƠNG

CHƯƠNG 2: QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN

BÀI 1: Đài truyền hình Anh Quốc phát trực tiếp trận đấu giữa MU và MC.
Truyền hình Anh Quốc không đăng ký bảo hộ chương trình truyền hình tại Việt
Nam. Ông X là chủ tiệm cà phê đã thu hình trận đá banh và phát cho những
khách uống cà phê tại tiệm (không thu phụ phí). Thanh tra Văn hóa và thể thao
đến xử phạt. Ông X đưa ra những lý do:
- Truyền hình Anh Quốc không đăng ký bảo hộ tại Việt Nam
- Ông X không thu tiền người xem trận đá banh.

Trả lời

- Mặc dù truyền hình Anh Quốc không đăng ký bảo hộ tại VietNam, tuy
nhiên:
+ Việt Nam và Anh Quốc đều là thành viên WTO nên 2 quốc gia này đều
đã thông qua công ước Berne, trong đó có chi tiết quan trọng về việc tự
động bảo hộ quyền tác giả.
+ Quyền tác giả tự động phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo- khi
chương trình được định hình ở dạng số không phụ thuộc vào đăng ký
(nguyên tắc bảo hộ tự động quyền tác giả)
=> Chủ sở hữu chương trình truyền hình không bắt buộc đăng ký bảo hộ tại
Việt Nam nhưng pháp luật Việt Nam vẫn phải bảo hộ chương trình này- công
nhận quyền tác giả do truyền hình Anh Quốc là chủ sở hữu. Tức là Pháp Luật
Việt Nam phải xử lý tất cả các cá nhân, tổ chức xâm phạm quyền tài sản đối với
chương trình truyền hình.

Giải
- Mặc dù truyền hình AQ ko đăng ký bảo hộ tại VN tuy nhiên:
+ VN và Anh Quốc đều là thành viên WTO => thông qua công ước
Berne, trong đó có chi tiết quan trọng về việc tự động bảo hộ quyền
tác giả
+ Quyền tác giả tự động phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo-
khi chương trình được định hình ở dạng số không phụ thuộc vào
đăng ký (nguyên tắc bảo hộ tự động quyền tác giả) => chủ sở hữu
chương trình truyền hình không bắt buộc đăng ký bảo hộ tại Việt
Nam nhưng Pháp Luật VN vẫn phải bảo hộ chương trình này: công
nhận quyền, truyền hình Anh Quốc là chủ sở hữu
=> Khi đó bất kì người nào xâm phạm thì pháp luật VN có trách
nhiệm xử lý

- Hành động của ông X là hành động vì lợi nhuận (vì mục đích thương
mại): Mặc dù không thu phí xem nhưng vẫn dùng chương trình này để
thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, tiệm của ông là không gian kinh doanh,
mọi hành vi đều phục vụ lợi ích kinh doanh.

MỞ RỘNG VẤN ĐỀ:


Prime License: sơ cấp, mối quan hệ giữa ttAnh Quốc và VTV
Sublicense: thứ cấp, mối quan hệ giữa ttAnh quốc và tt tỉnh X

+ Nếu hợp đồng AQ và VTV ko nói gì: việc phát sóng cho tỉnh X là trái
pháp luật
+ HĐ: bên B được quyền phát sóng cho bên T3 trong lãnh thổ

P/S: Ví dụ truyền hình VTV sẽ chạy quảng cáo cho đài, tỉnh X sẽ chạy quảng
cáo cho tỉnh
=> quảng cáo của AQ bị ảnh hưởng
=> nhà tài trợ kiện

BÀI 2: Văn Cao là tác giả Tiến quân ca (Quốc ca Việt Nam), Văn Cao tạ thế
1995. (1995+50= 2045)
- Gia đình của cố nhạc sĩ Văn Cao (bà quả phụ được 1 nửa, các con được 1
nửa). Thực hiện di nguyện của cố nhạc sĩ Văn Cao, bà quả phụ cùng với
con cả đã hiến tặng tác phẩm cho nhân dân và tổ quốc Việt Nam
- Năm 2013, trưởng đại biểu quốc hội Bình đề nghị sửa ca từ trong tác
phẩm Tiến quân ca “đường vinh quang xây xác quân thù”cho phù hợp với
tình hình mới.
Anh chị hãy phân tích tình huống trên?

Bài làm:
- Đối với chủ sở hữu của một tác phẩm thì:
+ Nếu chủ sở hữu đồng thời là tác giả thì có quyền sửa chữa
+ Nếu chủ sở hữu không đồng thời là tác giả thì không có quyền sửa
chữa
- Nhạc sĩ Văn Cao là tác giả của Tiến Quân ca nên có những quyền không
thể chuyển giao bao gồm:
+ Quyền đứng tên đối với tác phẩm (K2. Đ19)
+ Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm (K4. Đ19)

- Nhân dân và tổ quốc Việt Nam, bao gồm trưởng đại biểu Quốc Hội nếu
sửa lời của bài hát thì sẽ xâm phạm đến quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác
phẩm => xâm phạm K4. Đ19 LSHTT

Bài 3: Tối 6/12/2021, trong trận đá banh giữa Việt Nam và Lào, lễ chào cờ đã
bị tắt Quốc ca. Anh chị hãy phân tích tình huống trên.

Hướng dẫn
- Tổ chức, cá nhân đầu tư cho cuộc biểu diễn (thuê diễn viên, dàn nhạc),
bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình
- Trong môi trường số, thì cuộc biểu diễn hoặc bản ghi âm, ghi hình có thể
thể hiện trên youtube
( Quốc ca bị tắt trên youtube, ko bị tắt trên VTV)
- Hiện tại nhiều ông luật sự cho công ty BHMedia bỏ tiền ra thuê dàn nhạc
=> BHMedia là chủ sở hữu => lấy của họ về là có sao chép => nhà nước
bỏ tiền ra để thuê dàn nhạc để free
- Hiện nhận định trên mạng đang sai
Bài làm:
● Nhạc sĩ Văn Cao là tác giả của tác phẩm Tiến Quân Ca
- Có các quyền nhân thân không thể chuyển giao bao gồm:
+ Quyền đứng tên với tác phẩm (K2. Đ19)
+ Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm (K4. Đ19)

● Hiện nay, theo di nguyện của cố nhạc sĩ Văn Cao, nhân dân và tổ
quốc Việt Nam là chủ sở hữu tác phẩm. Trong đó, Cục bản quyền
tác giả (Thuộc Bộ Văn hóa thể thao và du lịch) là đại diện cho chủ
sở hữu tác phẩm, có những quyền sau:
- Quyền nhân thân gắn với quyền tài sản: Quyền công bố hoặc cho
phép người khác công bố tác phẩm
- Toàn bộ quyền tài sản quy định tại điều 20.
+ Gồm: quyền phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm
bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử
hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, , bao gồm cả việc
cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có
thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;

- BH tổ chức, định hình cuộc biểu diễn bằng cuộc ghi âm, ghi hình trên yt
=> việc ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của Cục bản quyền tác giả
+ BHMedia có quyền đánh bản quyền nếu được sự cho phép của đại
diện chủ sở hữu-Cục bản quyền tác giả
+ Nếu Cục không cho phép thì BH Media không có quyền cấm sử
dụng

BÀI 4: Hiệu trưởng trường đại học X ký hợp đồng với ông Y biên soạn giáo
trình quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Hợp đồng ghi: Trường đại học X dùng ngân sách nhà nước chi cho ông Y biên
soạn giáo trình. Giáo trình được nghiệm thu đúng thời hạn, sau khi nghiệm thu
một năm đã diễn ra các tình huống sau đây:

1, Ông Y post giáo trình lên mạng Internet

Quyền X (dùng ngân sách nhà nước chi cho Y): Chủ sở hữu
Quyền Y (Đúng thời hạn, tự đăng lên mạng): Là tác giả, Có quyền nhân thân
với tác phẩm,
BÀI GIẢI
PHÂN TÍCH QUYỀN CỦA CÁC BÊN
● Ông Y là tác giả
- Có các quyền nhân thân không thể chuyển giao bao gồm:
+ Quyền đứng tên đối với tác phẩm (Khoản 2 Điều 19)
+ Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm (19.4)
- Quyền nhân thân có thể chuyển giao:
+ Quyền đặt tên cho tác phẩm (19.1)
+ Quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm

● Nhà Nước do hiệu trưởng trường Đại học X đại diện là chủ sở hữu tác
phẩm có các quyển (19.1) kèm theo các điều kiện liên quan đến luật sở
hữu trí tuệ
Chắc chắn có các quyền sau đây
+ Quyền công bố/Cho phép người khác công bố tác phẩm (19.3)
+ Toàn bộ quyền tài sản được quy định tại điều 20

PHÂN TÍCH HÀNH VI CỦA Y


- Việc ông Y post giáo trình lên mạng Internet là
+ hành vi đã công bố tác phẩm (19.3)
+ hành vi sao chép tác phẩm (20.1.c)
Cả hai quyền trên ko thuộc phạm vi quyền của Y mà chúng thuộc phạm vi
quyền của X.

KẾT LUẬN: Hành vi của Y đã:


- Xâm phạm quyền công bố tác phẩm của X, vi phạm điều 19.3 Luật
SHTT;
- Xâm phạm quyền sao chép tác phẩm X, vi phạm điều 20.1.c Luật SHTT

2, Hiệu trưởng viết thêm chương 11

Biết rằng giáo trình gồm 10 chương, để đảm bảo phục vụ việc điều chỉnh
chương trình đào tạo, Phòng đào tạo trường đại học X đã thực hiện chỉ đạo
của Hiệu trưởng đã viết thêm chương 11 vào giáo trình: “Thực thi quyền sở
hữu trí tuệ”.

PHÂN TÍCH HÀNH VI CỦA HIỆU TRƯỞNG


- Hiệu trưởng là đại diện chủ sở hữu của giáo trình có các quyền:
+ Quyền đặt tên đối với giáo trình
+ Quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố
+ Toàn bộ quyền tài sản ở điều 20

- Hiệu trưởng không có quyền:


+ Đứng tên
+ Bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm

=> Hành vi viết thêm chương là xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác
phẩm => vi phạm điều 19.1 Luật SHTT

3, Lớp trưởng photo


Lớp trưởng lớp TH1 mượn 1 quyển giáo trình của TH2 đi photocopy 59 quyển
cho 59 sinh viên trong lớp (Không thu thêm phụ phí)
Lớp trưởng TH1: mượn giáo trình, photo 59 bản, ko phụ phí

PHÂN TÍCH HÀNH VI


- Lớp trưởng lớp TH1 đã photocopy 59 quyển
=> Lớp trưởng TH1 không phải chủ sở hữu của giáo trình nên không có các
quyền tài sản liên quan => Không có quyền sao chép.
( Trường hợp này cũng không thuộc trường hợp ngoại lệ ở điều 25, 25a, 26, 33
và khoản 3 điều 20)
=> Xâm phạm quyền tác giả Đ28.

CÂU 4: TH1: Chị A lên phố huyện chụp ảnh, được 1 phím và 3 ảnh 4x6, cô gái
này rất xinh. Ông thợ ảnh tự ý phóng ảnh ra treo ở vị trí đẹp

Ông thợ bảo: Ảnh là mực ông đấy bỏ ra, giấy ông đấy bỏ ra => Quyền sở hữu
tấm ảnh của ông đấy.

Bài làm

Chị A là chủ sở hữu => chỉ cho phép 3 tấm


Ông thợ ảnh là tác giả, sao chép tác phẩm (Nếu chỉ để trong tủ để nghiên cứu thì
ko sao, nhưng treo lên công bố tác phẩm vì thương mại)
=> Ông thợ ảnh sai
+ Xâm phạm quyền công bố tác phẩm của chị A, vi phạm 19.3 Luật SHTT
+ Xâm phạm quyền sao chép tác phẩm của chị A, vi phạm 20.c Luật SHTT

CÂU 5: TH: Trích bài báo “Vấn nạn sao chép tác phẩm đã gây nhức nhối trong
dư luận xã hội. Ngày 17/4/2023, các lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra
các tiệm bán tranh trên phố H, đã tịch thu nhiều bức tranh sao chép lậu. Điểm
đáng lưu ý là trong số các bức tranh sao chép lậu, người ta đã phát hiện thấy
nhiều tác phẩm của các danh họa nổi tiếng trên thế giới như Mona Lisa của
Leonardo Da Vinci, Hoa diên vĩ của Van Gogh, Mùa thu vàng của ….
Sự kiện quyết của các lực lượng chức năng đã được dư luận ủng hộ.”
Anh chị hãy phân tích bài báo trên

● Các danh họa nổi tiếng như Leonardo Da Vinci, Van Gogh là tác giả của
các tác phẩm như Mona Lisa, Hoa diên vỹ, mùa thu vàng
- Có các quyền không thể chuyển giao
+ Quyển đứng tên
+ Quyển bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm
- Các quyền có thể chuyển giao
+ Quyền công bố tác phẩm
+ Các quyền tài sản đối với tác phẩm
● Các danh họa đã mất và các tác phẩm đã hết hiệu lực/hết thời hạn bảo hộ
quyền công bố và quyền tài sản với tác phẩm
+ Các tiệm tranh được phép chép tranh nhưng không được ký tên,
không được làm mất đi sự toàn vẹn của tác phẩm
+ Nếu các tiệm tranh tự ý ký tên, làm mất đi sự toàn vẹn của tác
phẩm thì sẽ xâm phạm quyền nhân thân của các danh học, vi phạm
điều 19 Luật SHTT
=> Cơ quan chức năng làm sai
CÂU 6: TH3: Nhạc sĩ Dương Thụ đã viết thêm lời Việt vào 8 nhạc phẩm ko lời
trong CD Chat với Mozart, biết rằng cả 8 nhạc sĩ cổ điển đều đã tạ thế đều đã tạ
thế cách đây 50 năm.

Anh chị hãy phân tích tình huống trên


PHÂN TÍCH

● Quyền của nhạc sĩ


- 8 nhạc sĩ cổ điển là tác giả có những quyền không thể chuyển giao
+ Quyền đứng tên
+ Quyền bảo vệ sự toàn vẹn
- Nhạc sĩ đã tạ thế nên tác phẩm hết hiệu lực bảo hộ quyền công bố tác
phẩm và các quyền tài sản quy định tại điều 20 luật SHTT

● Nhạc sĩ Dương thủ viết thêm lời Việt


+ Không gây phương hại tác phẩm gốc: Bảo vệ sự toàn vẹn của hình
tượng biểu diễn không cho người khác xuyên tạc; không cho người
khác sửa đổi, cắt xén dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại
đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
+ Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ khi không gây hại cho quyền
tác giả của tác phẩm gốc và không ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của
tác phẩm.
+ Nhưng tác phẩm phái sinh thường có những thay đổi nhất định về
cách thể hiện, nội dung, nhân vật hoặc diễn biến của tác phẩm gốc,
đặc biệt việc chuyển thể, phóng tác hoặc dịch sang ngôn ngữ khác.

=> NĂM 2022 => TÁC PHẨM PHÁI SINH


NHƯNG 2006 CHƯA CÓ LUẬT ĐÓ => VI PHẠM

CHƯƠNG 3: SÁNG CHẾ VÀ GIẢI PHÁP HỮU ÍCH


Câu 1: Paracetamol theo cơ quan nhà nước hết hiệu lực bảo hộ sáng chế
T31/12.2006. Thuốc này do chủ sở hữu, được sản xuất dưới nhãn hiệu Panadol.
Ngày 1/1/2007, thương hiệu X sản xuất panadol chứa hoạt chất paracetamol.

Nguyên tắc: chỉ được sản xuất sau 31.12

Bài làm:

- Đến ngày 31/12/2006, hoạt chất Paracetamol hết hiệu lực bảo hộ sáng chế
vì thế các công ty đều có quyền sản xuất hoạt chất này.
- Thương hiệu X sản xuất panadol ngay sau khi hoạt chất này hết hiệu lực,
về nguyên tắc là không vi phạm quyền bảo hộ đối với sáng chế.

Câu 2:

CHƯƠNG 4: KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Câu 1: Bà X viết công thức nấu ăn rồi xuất bản sách. Ông B mua sách, học theo
công thức nấu ăn rồi mở nhà hàng.

Quyền tài sản


+ Sao chép
+ Truyền đạt
+ Công bố

Quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện nên không bảo hộ nội dung ý tưởng

Bà ấy đã xuất bản sách => ko có quyền ngăn cấm làm theo quyển sách đấy
Câu 2: Ông A vẽ ra 1 bức tượng, để chiều cao, rộng,,.... đưa cho B chế tác bức
tượng. B chế tác xong thấy đẹp quá cầm luôn bản hướng dẫn đi đăng ký kiểu
dáng công nghiệp. Phân tích quyền của ông A, B
Phân tích
- Ông A là tác giả và đồng thời là chủ sở hữu của bản thiết kế
- Thiết kế không bị coi là bị mất tính mới nếu được công bố mà không có
sự cho phép của người có quyền.
- Ông B tự ý đem bản thiết kế đi đăng ký kiểu dáng công nghiệp

CHƯƠNG 5: NHÃN HIỆU

Câu 1: Bài 2: Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An

- Doanh nghiệp A hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, A có trụ
sở hoạt động tại Ninh Bình
- A là chủ sở hữu của nhãn hiệu “HOA HỒNG” cho sữa và các sản phẩm
chế biến từ sữa
- B có trụ sở hoạt động tại Thanh Hóa, hoạt động trong lĩnh vực chế biến
sữa và các sản phẩm từ sữa
- B gắn nhãn “ROSE” lên vỏ hộp sữa chua để bán trên thị trường Thanh
Hóa, Nghệ An.
- Là người đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của A, anh chị hãy thực
hiện nhiệm vụ của mình?

Bài làm
- Hành vi của B là đưa sản phẩm sữa chua ra thị trường
+ Về sản phẩm là hợp pháp
+ Thuộc lĩnh vực được đăng ký kinh doanh

BÀI LÀM: PHẢI TRÌNH BÀY LẠI BÀI NÀY


- B được phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư tỉnh
Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực chế
biến sữa và các sản phẩm từ sữa
=> Việc B bán sữa chua trên thị trường là hợp pháp
- Hành vi của B diễn ra trên thị trường tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Hàng
đã đưa ra thị trường do đó thuộc quyền xử lý của Cục Quản Lý thị trường
cấp tỉnh; theo nguyên tắc sự việc xảy ra ở đâu thì cơ quan quản lý nhà
nước ở đó xử lý. Như vậy, sữa chua của B bán tại Thanh Hóa, Nghệ An
thì quyền xử lý thuộc về quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa HOẶC quản
lý thị trường tỉnh Nghệ An.

- Tuy nhiên, nhận thấy B được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và nộp thuế cho ngân sách tỉnh
Thanh Hóa => Ta nên chọn quản lý thị trường tỉnh Nghệ Anh để đảm bảo
tính khách quan một cách tốt nhất

- Trình tự tiến thành các bước:


● B1: Nhận định có thể B không biết sự tồn tại của nhãn hiệu “HOA
HỒNG” đang còn được bảo hộ do đó hành vi của B có thể là vô tình PS
Trong lĩnh vực quản lý, không nên biến đối tác thành đối thủ,
mong muốn của A là có quan hệ tốt đẹp với tất cả các doanh
nghiệp, trước mắt là doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực.
B có thể trở thành một đại lý bán sữa chua hoạt động dưới nhãn
hiệu của A, nhờ đó A có thể thu thêm được phí li-xăng từ B.
=> Do đó, Bước 1: A gửi công văn cho B với nội dung:
- Giới thiệu A là chủ sở hữu nhãn hiệu HOA HỒNG cho sữa
và các sản phẩm chế biến từ sữa. Tôi xin gửi
Phụ lục 1 kèm theo: Bản photocopy có chứng thực giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu HOA HỒNG do Cục SHTT
VN cung cấp được cấp từ năm X (Ko viết cách từ 11 năm trở
lên vì chỉ có hiệu lực 10 năm) Mô tả hành vi của B: chúng
tôi được biết quý công ty có bán sữa chua trên vỏ hộp có
gắn nhãn chữ ROSE tại thị trường tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa

Phụ lục 2: Vỏ hộp sữa chua có thể hiện vỏ hộp in chữ ROSE
(ảnh chụp: rõ chữ ROSE, rõ doanh nghiệp sản xuất )

Phụ lục 3: Ảnh chụp nơi bán ( lưu ý: yêu cầu rõ địa chỉ)
PHÂN TÍCH: Nhãn ROSE gắn trên vỏ hộp sữa chua đã tương tự đến mức gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu HOA HỒNG cho sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa
về: ý nghĩa
Sữa chua là sản phẩm được chế biến từ sữa thuộc nhóm sản phẩm mà nhãn hiệu
hoa hồng được bảo hộ => TRÙNG

(TƯƠNG TỰ ĐẾN MỨC GÂY NHẦM LẪM VỚI NHÃN HOA HỒNG
ĐANG CÒN ĐƯỢC BẢO HỘ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA VÀ
ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ SỮA VÌ NHỮNG LÝ DO SAU ĐÂY:
- Tương tự về ý nghĩa
- Tương tự về sản phẩm )

ĐỀ NGHỊ: Từ những lý do trên, chúng tôi kính đề nghị quý công ty:
- Ngừng việc đưa sữa chua gắn nhã ROSE ra thị trường
- Trong thời hạn 7 ngày thu hồi toàn bộ sản phẩm sữa chua gắn nhãn
ROSE trên thị trường
- ASSUMPTION: Nếu quý công ty không thực hiện đề nghị của chúng tôi
thì chúng tôi buộc phải đề nghị cơ quan chức năng xử lý.

BƯỚC 2: (CHUYỂN TỪ QUAN HỆ DÂN SỰ => HÀNH CHÍNH)

PHÂN TÍCH: B không nghe, không thực hiện đề nghị của A (B1 ko thành).
Hàng đã đưa ra thị trường nên ta đề nghị cục quản lý thị trường giải quyết. (Ko
có sự tranh chấp về nhãn hiệu về thanh tra Khoa học công nghệ).

Hàng xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu được bán trên thị trường Thanh
Hóa và Nghệ An, về nguyên tắc A có thể đề nghị Cục quản lý thị trường (cơ
quan quản lý thị trường) một trong 2 tỉnh Thanh Hóa hoặc Nghệ An. Tuy nhiên,
nhận thấy rằng B có trụ sở hoạt động tại Thanh Hóa, có khả năng B có quan hệ
tốt với các cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa, do đó, việc các cơ quan
chức năng của tỉnh Thanh Hóa xử lý B có thể không khách quan. Do đó, A nên
đề nghị cơ quan quản lý thị trường tỉnh Nghệ An xử lý.

TRÌNH TỰ BƯỚC 2 NHƯ SAU:


● A lập công văn gửi Cục quản lý thị trường

1. A giới thiệu là chủ sở hữu nhãn hiệu (kèm phụ lục: bản photocopy giấy
chứng nhận nhãn hiệu số …. cho …./ ….)
2. Thông báo với Cục quản lý thị trường về hành vi của B (Mô tả: …. vẫn
phải kèm ảnh chụp: sản phẩm (hoặc cả sản phẩm nếu có thể, nước hoa có
thể gửi chai nước hoa), chụp ảnh địa điểm bán nước hoa vi phạm-Thanh
Hóa)
- Phân tích hành vi của B: Hành vi của B…..Nhãn Rose cho…. đã tương tự
đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu Hoa Hồng cho…. đang còn hiệu lực
bảo hộ vì các lý do sau đây:
+ Theo từ điển, Rose đã tương tự với Hoa Hồng về ý nghĩa. Mà thói
quen của người tiêu dùng Việt Nam là không nhớ nghĩa tiếng Anh
mà chỉ nhớ nghĩa tiếng việt.
+ Tương tự về sản phẩm
3. Chúng tôi với thiện chí của mình, chúng tôi đã thông báo cho B (Vào
ngày này,... với nội dung này ….)
Chúng tôi đề nghị B 30 ngày nhưng bên B không thực hiện đề nghị của chúng
tôi

=> Chúng tôi kính đề nghị cục quản lý thị trường tỉnh Nghệ An:

- Buộc B dừng việc đưa sản phẩm mang nhãn hiệu ROSE ra thị trường
(KHÔNG ĐƯỢC CẤM B BÁN SỮA CHUA RA THỊ TRƯỜNG)
- Buộc B thu hồi các sản phẩm mang nhãn hiệu ROSE
- Đề nghị Cục Quản lý thị trường ban hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đối với B

(LƯU Ý: Đáp án KHÔNG bắt buộc nhưng nên chọn Thanh Hóa vì trụ sở B ở
Thanh Hóa, B được cấp chứng nhận kinh doanh tại Thanh Hóa => quan hệ tốt)

P/S: KHÔNG DÙNG “GIẤY PHÉP KINH DOANH”


BĂNG ĐĨA LẬU, SÁCH LẬU (TÁC GIẢ) => THANH TRA BỘ/NGÀNH
VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
NHÃN HIỆU => SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP => THANH TRA BỘ KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CÂY TRỒNG => THANH TRA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN

TRANH CHẤP => THANH TRA


HÀNG ĐÃ BÁN RA THỊ TRƯỜNG => QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Quản lý thị trường: Tổng cục (Bộ công thương)=> cục (HN) => chi cục (Hoàn
Kiếm)

Sự việc xảy ra ở đâu thì cơ quan nhà nước ở đó xử lý


LƯU Ý: Thanh Hóa HOẶC Nghệ An => CHỈ ĐƯỢC CHỌN 1
CHỌN THANH HÓA VÌ GẦN NINH BÌNH,
đã khởi kiện tư pháp thì ko được xử lý hành chính (cơ quan hành chính nhà
nước: chủ tịch UBND tỉnh) => 1 hành vi xử lý 1 lần (nếu vừa xử phạt vừa đi tù
là 2 lần)
khởi tố bị can công an => truy tố: viện kiểm sát => xét xử: tòa

Nếu có dấu hiệu hình xự, Chủ tịch UBND tỉnh phải hủy quyết định hành chính

- Tương tự:
+ Cấu trúc: THACOTEX, THAHATEX
+ Phát âm
+ Ý nghĩa
+ Sản phẩm
+ K
CHƯƠNG 6: CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

C. ĐỀ CƯƠNG

PHẦN I: QUYỀN TÁC GIẢ


Câu 1 (3 điểm)
Nhạc sĩ An Thuyên (1949-2015) là tác giả và chủ sở hữu tác phẩm “Ca
dao em và tôi”. Giả định rằng:

- Nhạc sĩ An Thuyên không đăng ký bảo hộ tác phẩm tại Pháp;

- Năm 2023, Công ty X tổ chức biểu diễn tác phẩm “Ca dao em và
tôi” tại Pháp (có thu tiền vé vào rạp).

Anh/Chị hãy:

1.1. Phân tích quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm “Ca
dao em và tôi”;

1.2. Phân tích hành vi của Công ty X.

PHÂN TÍCH

1.1 Phân tích quyền

● Nhạc sĩ An Thuyên vừa là tác giả vừa là chủ sở hữu tác phẩm “Ca dao em
và tôi” có các quyền sau:
- Quyền nhân thân không thể chuyển giao:
+ Đứng tên đối với tác phẩm
+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
- Quyền nhân thân có thể chuyển giao:
+ Đặt tên cho tác phẩm
+ Công bố tác phẩm
+ Toàn bộ quyền tài sản (K1. Đ20)
● Tác phẩm “Ca dao em và tôi” hiện tại chưa hết hiệu lực bảo hộ quyền tài
sản.

1.2 Phân tích hành vi công ty X


● Tác phẩm “Ca dao em và tôi” hiện tại chưa hết hiệu lực bảo hộ quyền tài
sản với tác phẩm. (Tuy nhiên đã công bố)
● Quyền tác giả của tác phẩm “Ca dao em và tôi” tự động phát sinh kể cả
khi không đăng ký bảo hộ tại Pháp vì Pháp là thành viên của công ước
Berne.
● TH1: Đại diện chủ sở hữu sau khi tác giả mất cho phép công ty X tổ chức
biểu diễn trong hoạt động thương mại

=> Công ty X phải trả tiền bản quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định
của Pháp luật

● TH2: Đại diện chủ sở hữu sau khi tác giả mất không cho phép công ty X
tổ chức biểu diễn tác phẩm

=> Công ty X xâm phạm quyền tài sản => Vi phạm luật SHTT

Tình huống giả định 1

Văn Cao (1923-1995) là tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm “Tiến
quân ca”

Theo đại biểu Quốc hội Huỳnh Thành, giai điệu quốc ca tuy phù hợp
nhưng cần thay lời cho phù hợp với thời kỳ phát triển mới của đất nước. Cụ thể,
cần thay lời “Đường vinh quang xây xác quân thù” bằng nội dung khác.

Nguồn: Đề xuất đổi lời Quốc ca, https://vnexpress.net/de-xuat-doi-loi-


quoc-ca-2805658.html

Anh/Chị hãy phân tích đề xuất trên.

BÀI LÀM

● Nhạc sĩ Văn Cao là tác giả của Tiến quân ca nên có những quyền
- Quyền nhân thân không thể chuyển giao bao gồm:
+ Quyền đứng tên đối với tác phẩm (K2. Đ19)
+ Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm (K4. Đ19)
- Quyền nhân thân có thể chuyển giao:
+ Đặt tên cho tác phẩm
+ Công bố tác phẩm
- Quyền tài sản (K1. DD20)
● Mặc dù nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng bài hát cho nhân dân và tổ
quốc Việt Nam, song không thể chuyển giao quyền bảo vệ sự toàn vẹn
đối với tác phẩm.

=> Nhân dân và tổ quốc Việt Nam, bao gồm trưởng đại biểu Quốc Hội nếu sửa
lời của bài hát thì sẽ xâm phạm đến quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm
=> xâm phạm K4. Đ19 LSHTT

Tình huống giả định 2

Tối 06/12/2021 khi phát sóng trực tiếp trận đấu bóng đá giữa đội tuyển
Việt Nam gặp đội tuyển Lào ở AFF Cup trên Youtube, Next Media đã tắt tiếng
phần hát Quốc ca của đội tuyển bóng đá Việt Nam.

Nguồn: “Tiến quân ca” bị cắt tiếng gây bức xúc,

https://vnexpress.net/tien-quan-ca-bi-cat-tieng-gay-buc-xuc-4399676.html

Anh/Chị hãy phân tích tình huống trên.

Bài làm

● Nhạc sĩ Văn Cao là tác giả của tác phẩm Tiến Quân Ca
- Có các quyền nhân thân không thể chuyển giao bao gồm:
+ Quyền đứng tên với tác phẩm (K2. Đ19)
+ Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm (K4. Đ19)

● Hiện nay, theo di nguyện của cố nhạc sĩ Văn Cao, nhân dân và tổ quốc
Việt Nam là chủ sở hữu tác phẩm. Trong đó, Cục bản quyền tác giả
(Thuộc Bộ Văn hóa thể thao và du lịch) là đại diện cho chủ sở hữu tác
phẩm, có những quyền sau:
- Quyền nhân thân gắn với quyền tài sản: Quyền công bố hoặc cho phép
người khác công bố tác phẩm
- Toàn bộ quyền tài sản quy định tại điều 20.
+ Gồm: quyền phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng
phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất
kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, , bao gồm cả việc cung cấp tác
phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận
được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;

● Next Media tổ chức, định hình cuộc biểu diễn bằng cuộc ghi âm, ghi
hình trên yt => việc ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của Cục bản
quyền tác giả
+ Next Media có quyền đánh bản quyền nếu được sự cho phép của
đại diện chủ sở hữu-Cục bản quyền tác giả
+ Nếu Cục không cho phép thì BH Media không có quyền cấm sử
dụng

Tình huống giả định 3

- Hãng Truyền hình X (gọi tắt là X) là chủ sở hữu chương trình truyền
hình các trận đấu của Giải bóng đá Ngoại hạng Anh (English Premier League).

- X phát hình trực tiếp trận đấu giữa Man Utd và Fulham;

- X không đăng ký bảo hộ chương trình truyền hình tại Việt Nam;

- Chủ tiệm cà phê Y tại Việt Nam, sử dụng thiết bị thu hình (do Y mua
trên thị trường) thu hình trận đấu giữa Man Utd và Fulham rồi phát cho khách
sử dụng đồ uống tại tiệm cà phê xem.

Anh/Chị hãy phân tích hành vi của Y.

PHÂN TÍCH
X => chủ sở hữu, phát hình trực tiếp

Chủ tiệm Y => thu hình trận đấu phát cho khách

● QUYỀN CỦA X
- X là chủ sở hữu của chương trình truyền hình nên X có các quyền
+ Phát sóng, tái phát sóng chương trình truyền hình của mình
+ Phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình
+ Định hình chương trình phát sóng của mình
+ Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình
- Quyền liên quan đến quyền tác giả của X:
+ Tự động phát sinh kể cả khi không đăng ký bảo hộ tại VN nếu X là
thành viên của công ước Berne
+ Không được bảo hộ nếu X không là thành viên của công ước Berne
(các điều ước quốc tế mà VN là thành viên)

HÀNH VI CỦA Y

- Y phép cho quán cà phê của mình => vì mục đích thương mại
- Nếu X là thành viên của công ước Berne:
+ Y xâm phạm quyền của tổ chức phát sóng => vi phạm K3. Đ 35
LSHTT
- Nếu X không là thành viên của công ước Berne => Y không vi phạm

PHẦN II: QUYỂN SHCN


Câu 2 (3 điểm)

Giả định rằng các hành vi sau đây diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam,
Anh/Chị hãy phân tích và đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu do B đề nghị:
2.1. B đề nghị bảo hộ nhãn hiệu RƯỢU GẠO CHƯNG CẤT THỦ CÔNG cho
sản phẩm rượu được chưng cất từ gạo bằng phương pháp thủ công;

=> Không được bảo hộ vì nó là tên gọi sản phẩm (rượu ), phương pháp sản
xuất (chưng cất thủ công), thành phần (gạo)

2.2. A là chủ sở hữu nhãn hiệu THÀNH HƯNG cho dịch vụ vận tải đang còn
hiệu lực bảo hộ, B đề nghị bảo hộ nhãn hiệu THANH HÙNG cho dịch vụ taxi.

=> B không được bảo hộ vì THANH HÙNG tương tự đến mức gây nhầm
lẫn với nhãn hiệu THÀNH HƯNG đang được bảo hộ

2.3. A là chủ sở hữu nhãn hiệu “Sunlight” cho dụng cụ thể thao đang còn hiệu
lực bảo hộ, B đề nghị bảo hộ nhãn hiệu ÁNH DƯƠNG cho vợt bóng bàn.

=> B không được bảo hộ vì Ánh Dương tương tự đến đến mức gây nhầm
lẫn với nhãn hiệu Sunlight đang được bảo hộ, cả 2 cùng lĩnh vực kinh
doanh

2.4. Tập đoàn SAMSUNG Hàn Quốc là chủ sở hữu nhãn hiệu SAMSUNG cho
điện tử, B đề nghị bảo hộ nhãn hiệu SAMSUNG cho vật liệu xây dựng.

=> B không được bảo hộ vì SAMSUNG là nhãn hiệu nổi tiếng

2.5. A là chủ sở hữu nhãn hiệu THANH TÙNG cho dụng cụ thể thao đang còn
hiệu lực bảo hộ, B đề nghị bảo hộ nhãn hiệu THANH TÙNG cho các sản phẩm
được chế biến từ sữa.

=> B được bảo hộ vì không cùng lĩnh vực kinh doanh với A

2.6. A là chủ sở hữu nhãn hiệu THAHOTEX cho hàng dệt may đang còn hiệu
lực bảo hộ, B đề nghị bảo hộ nhãn hiệu THAHOTEX cho quần áo.
=> B không được bảo hộ vì tên nhãn hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn
với A, cả 2 cùng lĩnh vực kinh doanh

Tình huống giả định 1

Giám đốc Sở KH&CN tỉnh A ký hợp đồng với ông B, nội dung chính của
hợp đồng: A sử dụng ngân sách Nhà nước đầu tư cho B nghiên cứu đề tài khoa
học “Giải pháp bảo quản quả sầu riêng sau thu hoạch”.

Hợp đồng được nghiệm thu tháng 10/2022, tháng 3/2023 diễn ra các tình
huống giả định sau đây:

1. A viết thêm vào đề tài khoa học một chương có tên “Giải pháp vận
chuyển quả sầu riêng”.

2. A đổi tên đề tài khoa học thành “Giải pháp bảo quản và vận chuyển
quả sầu riêng sau thu hoạch”;

3. B cho phép doanh nghiệp X sử dụng đề tài khoa học “Giải pháp bảo
quản quả sầu riêng sau thu hoạch”.

4. Y dịch “Giải pháp bảo quản quả sầu riêng sau thu hoạch” sang tiếng
Anh;

5. X photocopy 01 bản “Giải pháp bảo quản quả sầu riêng sau thu
hoạch” dùng để nghiên cứu (không vì mục đích thương mại).

Anh/Chị hãy phân tích các tình huống giả định trên.
Tình huống giả định 2

X nghiên cứu thành công giải pháp kỹ thuật K dạng chất thể, để được cấp
bằng độc quyền sáng chế, X đã phải bộc lộ thông tin về giải pháp kỹ thuật K
đầy đủ và rõ ràng đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh
vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được giải pháp kỹ thuật K.

Trường hợp 1: Y là kỹ sư trong lĩnh vực K, đã tra cứu thông tin để thực
hiện giải pháp kỹ thuật K với mục đích thương mại. Phân tích hành vi của Y.

Trường hợp 2: Z là kỹ sư trong lĩnh vực K, Z mua sản phẩm áp dụng


giải pháp K, “giải mã công nghệ” sản phẩm và đã tìm ra cấu trúc hóa học
của chất thể, từ đó chế tạo thành công sản phẩm giống hệt sản phẩm mà X tạo
ra. Phân tích hành vi của Z (lưu ý Z không đánh cắp thông tin về giải pháp K).

vì có patent

=> Y sai (theo 123, 124)

giải mã thuốc ko được cấp phép

- Đây thực chất là giải mã công nghệ với sáng chế đang còn hiệu lực bảo hộ
- GĐ1: Phân tích
Dùng các biện pháp để “mổ xẻ” phân tích cấu trúc của sáng chế

=> Hành vi này là sai, được coi là hành vi giải mã công nghệ với sáng chế đang còn
hiệu lực bảo hộ

- GĐ 2: Tổng hợp
Tình huống giả định 3

- X là chủ sở hữu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho tủ lạnh T1.

- Y sản xuất và đưa ra thị trường tủ lạnh T2, T2 có hình dáng bên ngoài
khác biệt với T1, nhưng hình dáng khay đựng đá và mặt trong của cánh cửa
giống hệt hình dáng khay đựng đá và mặt trong của cánh cửa tủ lạnh T1.

Phân tích hành vi của Y.

Hình dáng khay đá không thuộc hình dạng bên ngoài nhưng người sử
dụng có nhìn thấy trong quá trình sử dụng

PHẦN KHÔNG NHÌN THẤY KO LÀ ĐỐI TƯỢNG

Tình huống giả định 4

Hãy đánh giá khả năng bảo hộ đối với từng trường hợp sau:

1. Chữ “vợt cầu lông” là nhãn hiệu cho sản phẩm là dụng cụ thể thao.

- Được bảo hộ/Không bảo hộ: Không được bảo hộ

- Lý do: Vợt cầu lông là tên gọi thông thường của sản phẩm

2. Chữ “vợt cầu lông” là nhãn hiệu cho sản phẩm là vợt cầu lông.

- Được bảo hộ/Không bảo hộ: Không được bảo hộ

- Lý do: Vợt cầu lông là tên gọi thông thường của sản phẩm

3. Chữ “TOSHIBA” là dấu hiệu yêu cầu được bảo hộ là nhãn hiệu cho sản là
phẩm bánh, kẹo.
- Được bảo hộ/Không bảo hộ: Không được bảo hộ

- Lý do: TOSHIBA là nhãn hiệu nổi tiếng

4. Chữ “HYUNDAI” là dấu hiệu yêu cầu được bảo hộ là nhãn hiệu cho sản
phẩm là vật liệu xây dựng.

- Được bảo hộ/Không bảo hộ: Không được bảo hộ

- Lý do: HYUNDAI là nhãn hiệu nổi tiếng

5. Sun Light là nhãn hiệu đang còn hiệu lực bảo hộ cho sản phẩm là xi măng do
A là chủ sở hữu. Chủ thể B yêu cầu bảo hộ “Ánh dương” là nhãn hiệu cho sản
phẩm là bồn rửa mặt.

- Được bảo hộ/Không bảo hộ: Không được bảo hộ

- Lý do: Tương tự đến mức gây nhầm lẫn

6. Eagle là nhãn hiệu đang còn hiệu lực bảo hộ cho sản phẩm là thép xây dựng
do A là chủ sở hữu. Chủ thể B yêu cầu bảo hộ “Đại bàng” là nhãn hiệu cho dịch
vụ bảo vệ.

- Được bảo hộ/Không bảo hộ:…

- Lý do:…

7. “Hưng Thành” là nhãn hiệu đang còn hiệu lực bảo hộ cho sản phẩm là tấm
lợp do A là chủ sở hữu. Chủ thể B yêu cầu bảo hộ “Hưng Thành” là nhãn hiệu
cho sản phẩm là xe đạp.

- Được bảo hộ/Không bảo hộ:…

- Lý do:…
8. Chữ “Cam và hình quả cam” là nhãn hiệu cho nước cam đóng hộp.

- Được bảo hộ/Không bảo hộ:…

- Lý do:…

9. Chữ “Chanh và hình quả chanh” là nhãn hiệu cho xe đạp.

- Được bảo hộ/Không bảo hộ:…

- Lý do:…

10. Chữ “100% cotton” cho áo sơ mi bằng chất liệu vải hoàn toàn từ bông tự
nhiên.

- Được bảo hộ/Không bảo hộ:…

- Lý do:…

Tình huống giả định 5

Về chỉ dẫn địa lý: trường hợp cà phê Buôn Ma Thuột

UBND tỉnh Đắk Lắk là cơ quan quản lý nhà nước về chỉ dẫn địa lý này.

Những ý chính liên quan đến quản lý nhà nước về SHTT:

- Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột cho cà phê nhân được Cục SHTT cấp
Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ 2005;

- Cơ quan quản lý nhà nước đã không chú ý đến nguyên tắc bảo hộ độc
lập quyền SHCN, không đăng ký Buôn Ma Thuột cho cà phê ra nước ngoài;

- Trong khi đó vẫn xuất khẩu cà phê Buôn Ma Thuột ra nước ngoài;

- Bài học rút ra đối với quản lý nhà nước về SHTT…


PHẦN III: NGHỆ THUẬT QUẢN LÝ

Câu 3 (4 điểm)

Tình huống giả định:

- Doanh nghiệp A có trụ sở hoạt động tại Bắc Ninh, ngành nghề kinh
doanh “sản xuất, chế biến thực phẩm”;

- A là chủ sở hữu nhãn hiệu HOA HỒNG cho “các sản phẩm làm từ sữa”,
hiện đang còn hiệu lực bảo hộ;

- Doanh nghiệp B có trụ sở hoạt động tại Hưng Yên, ngành nghề kinh
doanh “chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa”;

- B gắn nhãn “ROSE” lên vỏ hộp sữa chua để bán trên thị trường tỉnh
Hưng Yên, tỉnh Hải Dương.

Là người đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của A, Anh/Chị hãy
phân tích tình huống và cho biết:

1. Trình tự các bước để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của A;

2. Cơ quan nhà nước nào xử lý hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
sở hữu công nghiệp của B?

Tình huống giả định 1


- Ngày 01/02/2022 Cục SHTT Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu H cho sản phẩm S do Công ty A là chủ sở hữu;

- Sản phẩm S được bán trên thị trường Việt Nam và đã xuất khẩu sang
Trung Quốc, Hàn Quốc;

Ngày 15/5/2023, Phòng Marketing báo cáo Giám đốc Công ty A: ngày
14/5/2023 B đã nộp đơn đề nghị Cơ quan SHTT Trung Quốc bảo hộ nhãn hiệu
H cho sản phẩm S và hiện tại chưa ghi nhận bất kỳ chủ thể nào đề nghị Cơ quan
SHTT Hàn Quốc bảo hộ nhãn hiệu H cho sản phẩm S;

- Giám đốc Công ty A chỉ thị: ngày 16/5/2023, Phòng Marketing làm thủ
tục đề nghị Cơ quan SHTT Hàn Quốc bảo hộ nhãn hiệu H cho sản phẩm S.

Anh/Chị hãy phân tích tình huống trên và đánh giá khả năng A
được/không được bảo hộ nhãn hiệu H cho sản phẩm S tại Hàn Quốc.

- Nguyên tắc bảo hộ độc lập theo công ước Paris: Quốc gia nào cấp văn
bằng bảo hộ thì chỉ có hiệu lực ở quốc gia đó.

Việc cục shtt cấp văn bản bảo hộ….. chỉ có hiệu lực ở lãnh thổ Việt Nam

- Việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc mà chưa đăng ký
bảo hộ tại các quốc gia này
- Vận dụng nguyên tắc về quyền ưu tiên của công ước Paris, ưu tiên 12
tháng đối với sáng chế, 6 tháng đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công
nghiệp. Mà công ty A không còn quyền ưu tiên, nhưng công ty B có
quyền ưu tiên 180 ngày trước ngày ông trưởng phòng Mar báo cáo giám
đốc. B kể cả ngày 179 mới đăng ký ở Hàn thì vẫn được quyền ưu tiên.
(TẠI SAO ĐƯA NHẬT BẢN VÀO LẠI RẮC RỐI)

Theo công ước Paris có quyền hưởng quyền ưu tiên để đăng ký bảo hộ nhãn
hiệu H cho sản phẩm S vào tất cả các quốc gia là thành viên của công ước Paris
(trừ các quốc gia tham gia Hiệp định song phương hoặc đa phương với Việt
Nam về SHTT)

VD: Nhật Bản: 1 trong 11 quốc gia tham gia CPTPP (đứng đầu là Úc, Brunei,
Canada, Chile, Japan, Malaysia, Mexico, Peru, Singapore, …)

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (tiếng Anh:
Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP), tên
khác: TPP11 là một Hiệp định về nguyên tắc thương mại giữa Australia, Brunei, Canada,
Chile, Nhật Bản, Malaysia, México, New Zealand, Peru, …

P/S: Hiệp định BTA 2001 giữa Việt Nam và Mỹ

Hiệp định thương mại Viêt Nam - Hoa Kỳ là điều ước quốc tế song phương giữa Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kì về quan hệ thương mại, được kí kết tại
Oasinhtơn ngày 13.7.2000 và có hiệu lực kể từ ngày 10.12.2001. thông qua Nghị quyết phê
chuẩn Hiệp định. Ngày 10.12.2001, Bộ trưởng thương mại hai nước trao đổi công hàm phê
chuẩn Hiệp định.
Với 72 điều trong 07 chương và 09 phụ lục quy định chỉ tiết về các cam kết nhằm mở cửa
thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại đầu tư và thương mại liên quan đến
quyền sở đối với các sản phẩm của công dân và pháp nhân của hai nước, Hiệp định này đánh
dấu bước tiến quan trọng trong tiến trình bình thường hoá và phát triển mối quan hệ thương
mại toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kì.

P/S: Hiệp định EVFTA


Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nước
thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), là
hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.

Lưu ý: Cà phê Buôn Ma Thuột đòi được ở TQ vì BMT là địa danh của Việt Nam

Còn B hoàn toàn có thể được bảo hộ tại TQ vì VN và TQ không có ràng buộc

(B không được nộp cho các quốc gia thuộc 3 hiệp định trên)

Theo nguyên tắc bảo hộ độc lập quyền sở hữu công nghiệp do công ước Paris
quy định, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu H cho sản phẩm S do A là chủ sở
hữu chỉ có hiệu lực bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam.

Khi xuất khẩu, sản phẩm S mang nhãn hiệu H sang quốc gia nào thì A phải
đăng ký bảo hộ tại quốc gia đó.

Việc A xuất khẩu sản phẩm S mang nhãn hiệu H mà ko đăng ký bảo hộ tại 2
quốc gia này là lỗi thuộc về A. Rất tiếc, trong thực tế, trường hợp này có rất
nhiều, không chỉ diễn ra đối với các doanh nghiệp mà ngay cả các cơ quan quản
lý nhà nước. (Lấy ví dụ: Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam với nhãn hiệu
Vinataba cho thuốc lá; sở Khoa học và công nghệ tỉnh Dak Lak đối với chỉ dẫn
địa lý cà phê Buôn Ma Thuột)

You might also like