You are on page 1of 12

BÀI 2: PHÁP LUẬT NGHỀ NGHIỆP

1. PHÁP LUẬT NGHỀ NGHIỆP


a) Pháp luật được định nghĩa là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do
nhà nước được ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp
thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của
giai cấp mình.
- Đặc điểm của pháp luật:
+ Pháp luật là hệ thống những quy tắc mang tính xử sự chung.
+ Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận (nhà nước là người ban hành, là người đảm bảo
quyền lực của mình).
+ Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
triển phù hợp với lợi ích, giai cấp của mình.

b) Hệ thống pháp luật


- Là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được
phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản
quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành.
- Bộ luật: dân sự, hình sự, tổ tụng dân sự, tổ tụng hình sự, lao động, hàng hải.
- Ngành luật: hiến pháp, hành chính, tài chính, ngân hàng, đất đai, dân sự, lao động,
hình sự, kinh tế.
c) Luật lao động
- Là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật VN, bao gồm tổng thể các quy
phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động giữa ng lao động làm công ăn lương và
ng sử dụng lao động thuê mướn có trả công lao động và những quan hệ xã hội khác
có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
- 5 nguyên tắc cơ bản:
+ Bảo vệ ng lao động;
+ Bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho ng sd lđ;
+ Kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xh;
+ Pháp chế xh chủ nghĩa;
+ Tự do lđ, tự do việc làm và tuyển dụng lđ.
2. NỘI QUY CƠ QUAN TỔ CHỨC
- Nội quy lđ: là văn bản do ng sử dụng lđ ban hành quy định về các quy tắc xử sự mà
ng lđ có trách nhiệm bắt buộc phải tuân thủ khi tham gia quan hệ lđ, quy định về các
hành vi kỉ luật lao động, cách thức xử lí và trách nhiệm vật chất.
- Quy định chung:
+ Người sd lđ sd từ 10 ng lđ trở lên phải có nội quy lđ bằng văn bản;
+ Nội quy lđ không được trái pháp luật về lđ và quy định khác của pháp luật có liên
quan. Nội quy lđ gồm những nd chủ yếu sau:
 Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
 Trật tự tại nơi làm việc;
 An toàn lao động, vệ sinh lđ ở nơi làm việc;
 Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ
của ng sd lđ;
 Các hành vi vi phạm kỷ luật lđ của ng lđ và các hình thức xử lý kỷ luật lđ,
trách nhiệm vật chất’
+ Trước khi ban hành nội quy lđ, ng sd lđ phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại
diện tập thể lđ tại cơ sở.
+ Nội quy lđ phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm
yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
- Thời giờ làm việc:
+ là độ dài thời gian mà người lao động phải tiến hành lao động theo quy định của
pháp luật, theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo hợp đồng lao động
+ thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong 1 ngày hoặc 48 giờ trong 1 tuần.
- Thời gian nghỉ ngơi:
+ là độ dài thời gian mà người lao động được tự do sd ngoài nghĩa vụ lao động thực
hiện trong thời giờ làm việc
+ ng lđ làm việc 8 giờ liên tục trong điều kiện bình thường hoặc làm việc 7 giờ, 6 giờ
liên tục trong trường hợp được rút ngắn thời giờ làm việc thì được nghỉ ít nhất 30’,
tính vào giờ làm việc.
- An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc
- Xây dựng hđ an toàn vệ sinh lao động
- Ý nghĩa 5s: là 1 pp, 1 mô hình được vận dụng trong doanh nghiệp có mục đích tạo ra
một mt sạch sẽ, khoa học, gọn gàng và tiện lợi cho doanh nghiệp
+ Lợi ích áp dụng 5s:
 Tạo mt làm việc ngăn nắp, sạch sẽ
 Xây dựng tác phong làm việc công nghiệp
 Hình thành tinh thần tự giác của nhân viên
 5s sẽ tạo ra cơ sở cho các hoạt động cải tiến khác

+ ý nghĩa của 5s
 Sàng lọc: phân loại những thứ cần thiết và không cần thiết; loại bỏ những thứ
k cần thiết; xác định đúng số lượng đối với những thứ cần thiết
 Sắp xếp: sx những thứ cần thiết theo thứ tự ngăn nắp và có đánh số ký hiệu để
dẽ tìm, dễ thấy; sx đúng vật đúng chỗ; sx các vị trí dugnj cụ, máy móc, công
nhân… sao cho tiến trình làm việc trôi chảy
 Sạch sẽ: giữ gìn nơi làm việc, thiết bị, dụng cụ luôn sạch sẽ; hạn chế NGUỒN
gây dơ bẩn, bừa bãi; lau dọn có ý thức
 Săn sóc: duy trì thành quả đạt được; liên tục phát triển 3s <sàng lọc, sắp xếp,
sạc sẽ mọi lúc, mọi nơi.
 Sẵn sàng: tự nguyện, tự giác việc thực hiện và duy trì 3s <sàng lọc, sắp xếp,
sạc sẽ.
BÀI 3: SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1. SỞ HỮU TRÍ TUỆ
- Trí tuệ là phần suy nghĩ, tư duy của con người, bao gồm những khả năng tưởng
tượng, ghi nhớ, phê phán, lý luận, thu nhận tri thức, … có thể lên tới phát minh khoa
học, sáng tạo nghệ thuật.
- Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm,
quyền tác giảvà quyền liên quan đến tác giả, quyền ở hữu công nghiệp và quyền đối
với giống cây trồng. < điều 3 luật SHTT>

a. Quyền tác giả: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo
ra hoặc sở hữu. <điều 4, luật SHTT>
- Điều kiện được bảo hộ
 quền tác giả:<điều 13 luật SHTT>
+ tác phẩm phải do tác giả trực tiếp sáng tạo, không sao chép từ tác phẩm của người
khác.
+ tác phẩm phái sinh không gây thương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được
dùng để làm tác phẩm phái sinh

quyền liên quan đến tác giả:<điều 16 luật SHTT


+ Cuộc biểu diễn do người VN thực hiện tại VN hoặc nước ngoài; người nước ngoài
thực hiện tại VN hoặc được bảo hộ theo điều ước QTmà VN là thành viên;
+ Bản ghi âm, ghi hình/ chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang bản chương
trình được mã hóa của nhà sản xuất/ tổ chức phát sóng có quốc tịch VN hoặc được
bảo hộ theo điều ước QT mà VN là thành viên;
+ Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh
không gây phương hại đến quyền tác giả.

b. Quyền sở hữu công nghiệp: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế. Kiểu
dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương
mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền
chống cạnh tranh không lành mạnh. <điều 3 luật SHTT>
- Điều kiện được bảo hộ quyền SHCN:
+ sáng chế (điều 58) < cấp bằng độc quyền sáng chế>:
Có tính mới;
Có trình độ sáng tạo;
Có khả năng áp dụng công nghiệp.

+ sáng chế (điều 58) < cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích>:
 có tính mới;
 có khả năng áp dụng công nghiệp.

+ Kiểu dáng công nghiệp (điều 63)


 có tính mới;
 có tính sáng tạo;
 có khả năng áp dụng công nghiệp.

+ Thiết kế bố trí (điều 68):


 có tính nguyên gốc;
 có tính mới thương mại.

+ Nhãn hiệu (điều 72):


 có dấu hiệu nhìn thấy được: chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc
sự kết hợp các yếu tố trên, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
 có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chue sở hữu nhãn hiệu với của chủ thể
khác.

+ Chỉ dẫn địa lý (điều 79):


 sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng
lãnh thổ hoặc nước;
 sản phẩm có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của
khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước đó quyết định.

+ Bí mật kinh doanh (điều 84):


 không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dành có được;
 tạo lợi thế kinh doanh cho người nắm giữ bí mật kinh doanh;
 được bảo mật bằng mọi biện pháp, không bị bộc lộ, không dễ dàng tiếp cận.

c. Quền sở hữu đối với giống cây trồng: là quyền cuat tổ chức, cá nhân đối với giống
cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng
quyền sở hữu. (điều 3 luật SHTT)
- Điều kiện được bảo hộ:
+ Giống cây trồng (điều 158):
 có tính mới;
 có tính khác biệt;
 có tính đồng nhất;
 có tính ổn định;
 có tên phù hợp.

- Không xin phép nhưng trả nhuận bút (quyền tác giả điều 25,26)
+Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố đê thực hiện chương trình phát
sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào.
+Việc sử dụng không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm,
không gây phương hại đến quyền tác giả, chủ sở hữu, phải thông tin về tên tác giả và
nguồn gốc xuất xứ của tác phẩm.

- Không xin phép không trả nhuận bút (quyền tác giả điều 25.26):
+ Sao chép 1 bản nhằm mục đích nghiên cứu, giảng dạy có nhân;
+ Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện nhằm mục đích cá nhân;
+ Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự
+ Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị
2. Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA SỞ HỮU TRÍ TUỆ
- Về kinh tế:
+ thúc đẩy phát triển kinh tế
+ tạo môi trường cạnh trnah lành mạnh
+ khuyến khích đầu tư và sáng tạo
+ định hướng nghiên cứu, tránh lãng phí.

- Về xã hội:
+ cân bằng lợi ích
+ bảo vệ người tiêu dùng
+ tạo nên sự thịnh vượng

BÀI 4: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP


1. Giới thiệu chung
- Nghề- Nghiệp:

+ Nghề: việc làm có tính ổn định, đem lại thu nhập để duy trì và phát triển cuộc sống
cho mỗi người
+ Nghiệp: (Sự nghiệp) sự cống hiến hết mình cho “nghề” thể hiện và khẳng định giá
trị của bản thân.
- Đạo đức nghề nghiệp: là những quan điểm, quy tắc và chuẩn mực hành vi đạo đức xã
hội đòi hỏi phải tuân theo trong hoạt động nghề nghiệp, có tính đặc trưng của nghề
nghiệp.
+ Đạo đức xh thể hiện thông qua đạo đức cá nhân
+ Đạo đức mới xã hội chủ nghĩa: yêu nghề, giữ chữ tín, hợp đạo lý, hiệu quả, năng
suất cao nhằm phục vụ nhân dân, Tổ quốc
- Hành vi biểu hiện đạo đức nghề nghiệp: làm việc có nguyên tắc, mối quan hệ với
đồng nghiệp, tính trung thực, khách quan và chính trực, năng lực chuyên môn và tính
thận trọng, tư cách nghề nghiệp, tuân thủ chuẩn mực và quy định, liêm chính, khả
năng hành vi chuyên nghiệp và tận tâm, sự tôn trọng với mọi người, trung thành.
2. Chuẩn mực cơ bản của kỹ sư

- Mục tiêu của các chuẩn mực ĐĐNN là: bảo vệ cuộc sống, sức khỏe, tài sản của cộng
đồng và luôn hướng tới lượi ích xã hội.
- KS khi thực hiện chuyên môn của mình phải:
1) Đảm bảo sự an toàn, sức khỏe và lợi ích cộng đồng
2) Chỉ thực hiện các công việc trong lĩnh vực thẩm quyền của mình
3) KS khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ohair tuyên bố công khai một cách khách
quan, trung thực.
4) KS làm việc và phục vụ người sử dụng LĐ và khách hàng với tất cả năng lực, sự
tận tâm, công bằng, minh bạch
5) Tôn trọng luật pháp và bảo vệ môi trường. Tránh các hành vi lừa đảo
6) KS luôn tự kiểm soát mình về vinh dự, trách nhiệm, đạo đức và tính hợp pháp
trong nghề nghiệp để nâng cao danh dự, uy tín và tính hữu dụng của nghề nghiệp
kỹ sư.

BÀI 5: KỸ NĂNG LÀM VIỆC CHUYÊN NGHIỆP


1. Quản lý thời gian
- Thời gian chỉ có một chiều duy nhất
- Không thể quản lý thời gian nhưng có thể quản lý bản thân
2. Mục tiêu, kế hoạch
- Kế hoạch: tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, nguồn
lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt nhất… để thực hiện một
mục tiêu cuối cùng đã được đề ra.
- Vai trò của lập kế hoạch:
 Tư duy có hệ thống hơn để tiên liệu các tình huống xảy ra
 Phối hợp mọi nguồn lực hữu hiệu hơn
 Tập chung vào các mục tiêu
 Sẵn sàng ứng phó và đối phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài
 Phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra
- SMART
 S: specific (cụ thể, dễ hiểu)
 Một mục đích thông mình trước tiên phải được dự án một cách cụ thể,
rõ ràng. Mục tiêu càng cụ thể, rõ ràng càng chứng tổ kỹ năng đạt được
cao.
 Một trong các cách mà người ta tận dụng để xác định mục tiêu cụ thể
là tưởng tượng về chúng. Chẳng hạn, mục đích của bạn trong 10 năm
tới là mua được ngôi nhà đẹp, nhưng ngôi nhà này chưa cụ thể. Bạn
hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng ra ngôi nhà sẽ to ntn? Màu gì? Có bn
phòng? Bạn càng hình dung ra rõ ràng ý định của bản thân, bạn càng
sẽ biết chính xác những gì bạn cần làm để đạt được nó.
 M: measurable (đo lường được)
 Nghĩa là ý ddingj phải được gắn liền với những con số. Nguyên tắc
Smart chắc chắn tham vọng của bạn có sức nặng, cụ thể là có thể cân
đo đong đếm được. chúng ta biết được chính xác những gì mình cần
đạt được là những gì, bao nhiêu
 Chẳng hạn bạn có một nguồn thu ổn định, thì “ổn định” đối với bản
thân bạn là ntn? Có thể là nguồn thu của bạn là 20 triệu. những con số
cụ thể mà bạn đặt ra cho mình cũng tựa như đòn bẩy thúc đẩy tinh
thần, động lực cho mình cũng tựa như đon bẩy thúc đẩy tinh thần,
động lực của bạn lên cao để nỗ lực hết mình đạt được những điều mình
muốn. còn nếu không, không những bạn không tạo cho mình niềm
nguyệt vọng cháy bỏng để tập chung vào mục tiêu, mà còn cảm thấy
chán nản, không được động viên và dễ bỏ cuộc.
 A: attainable (tính khả thi)
 Cũng là một yếu tố rất quan trọng khi ta dưa ra một mục tiêu. Nghĩa là
chúng ta phải suy nghĩ về khả năng bản thân trước khi đề ra một chỉ
tiêu quá xa vời còn nếu không có ý nghĩa là bạn chỉ lập cho mình một
mục tiêu đơn giản và dễ dàng, đơn giản dễ dàng qua vì sẽ làm cho bạn
không cảm thấy thích thú và được thách thức.
 R: relevant (tính thực tế)
 Ý định bạn thiết kế cho mình cũng không nên quá xa vời so với thực
tế. bạn hoàn toàn có thể áp dụng đủ các nguồn lực của mình để đảm
bảo chúng sẽ đi đến nơi cần phải đến. Để đạt được điều này, chúng ta
hãy ngồi tính toán xem khả năng, vật chất, quỹ thời gian, nguồn hỗ trợ,
… xem có thực hiện được ý định không.
 T: time based (cài đặt khung thời gian)
 Giống như một cuộc hẹn, bất cứ một mục tiêu lớn nhỏ nào cũng cần
được định hướng một thời gian cụ thể để thực hiện. nó tạo cho bạn một
cột mốc định hướng thời điểm bạn bước lên đỉnh chiến thắng. trong
quá trình thực thi, ta biết được đang đi đến đâu trong cuộc hành trình
và kịp thời chấn chỉnh mức độ phấn đấu.

- Phương pháp lập kế hoạch: 5W1H2C5M


- Để lập được một bản kế hoạch cụ thể khoa học, bạn cần dùng pp 5W1H2C5M gồm
các yếu tố
 Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc 1W (why)

 Xác định nd công việc 1W (what)


 Xác định 3W
 Xác định cách thức thục hiện

 Xác định phương pháp kiểm soát và kiểm tra

 Xác định nguồn lực thực hiện (man, money, material, machine và method)

You might also like