You are on page 1of 4

Đề 15: Mối quan hệ giữa mô tả trong mục lục và mô tả trong bản thư

mục:

*Những điểm giống nhau:


- Đều thông tin cho bạn đọc về tài liệu.
- Đều là biên mục mô tả: các yếu tố mô tả và trình tự sắp xếp đều phản ánh
được những yếu tố cơ bản của tài liệu, các yếu tố được trình bày theo 1 quy
tắc nhất định.

*Những điểm khác nhau:


Mô tả trong mục lục Mô tả trong các bản thư mục
-Mô tả trọn vẹn 1 tài liệu lên trên -Mô tả nhiều tài liệu và đóng thành
phích. tập sách.
-Mô tả phải tuân thủ các yếu tố mô -Có thể lược bớt 1 số yếu tố mô tả.
tả.
-Tiêu đề mô tả có thể là tác giả tập -Không mô tả theo tác giả tập thể.
thể.
-Phích chính, phích bổ sung, phích -Mô tả chính.
tham khảo, phich chỉ chỗ.
-Thường được tổ chức thành các mục -Tổ chức thành các bản thư mục.
lục khác nhau.
-Hoàn toàn theo nguyên tắc trực diện. -Có thể thông qua một số nguồn khác
như: mục lục, thư mục quốc gia.

Đề 16: Trình bày phương pháp thiêt lập các điểm truy cập phụ (mô tả
bổ sung):

* Khái niệm:
-Để tạo điều kiện cho người đọc tìm tin theo nhiều cách khác nhau, người ta
thiết lập các điểm truy cập phụ.
-Là tên tác giả hợp biên thứ 2, 3, tên sách chính, tên sách song song, tên tùng
thư, tên các tác giả tham gia như: dịch, hiệu đinh…
-Trong mô tả truyền thống, việc thiết lập các điểm truy cập phụ người ta gọi là
mô tảbổ sung, sản phẩm là các phích bổ sung, chỉ để xây dựng mục lục chữ
cái.

* Quy tắc thiết lập điểm truy cập phụ:


-Sách có từ 1-3 tác giả thì thiết lập ĐTCP cho nhan đề, tác giả thứ 2, 3.
-Sách có từ 4 tác giả trở lên thì thiết lập ĐTCP cho tác giả thứ nhất và những
tác giả khác (nếu thấy cần thiết).
-Sách nói về nhân vật nổi tiếng thì tiến hành thiết lập ĐTCP cho nhân vật kèm
theo chữ “nói về”.
Đề 17: Trình bày khái niệm và quy tắc chung cho mô tả Ấn phẩm liên
tục:
-Ấn phẩm liên tục:
+Là những xuất bản phẩm trên các vật mang tin khác nhau (giấy, điện
tử…) ra thành nhiều số (quyển hay tập…), có kỳ hạn hay không kỳ hạn, kế tục
nhau, đánh số thứ tự nối tiếp nhau (hay niên đại, ngày tháng), có chung tên
gọi, cấu tạo xuất bản giống nhau nhưng nội dung không bao giờ trùng lặp.
+Bao gồm: báo, tạp chí, tập san, niên giám …theo thời gian xuất bản
(Nhật báo, tuần báo, nguyệt san, quý san, niên san).

-Quy tắc chung:


+Không theo tên tác giả cá nhân, tập thể, chỉ mô tả tên báo, tạp chí.
+Mỗi tên báo, tạp chí 1 phiếu (biểu ghi), không mô tả từng số cụ thể.
VD:Chỉ mô tả 1 tờ phiếu cho báo SG giải phóng, những số cụ thể còn lại của
báo SGGP sẽ được cập nhật vào phần đăng ký của báo SGGP khi báo được
nhập về thư viện hàng ngày.

Đề 18:Trình bày khái niệm về tài kiệu thính thị, quy tắc mô tả về Tiêu
đề mô tả (điểm truy cập chính):

*Khái niệm:
-Tài liệu thính thị bao gồm: ghi âm: gồm băng ghi âm (băng
cassette, đĩa CD.
ghi hình: băng ghi hình (băng video), đĩa ghi
hình điện tử (VCD, DVD) gồm phim điện
ảnh, phim truyện, phim thời sự, phim tư liệu,
phim khoa học, phim quảng cáo…

- Vi phẩm : gồm vi thẻ (vi phiếu – microfiche), vi phim (microfilm) là những tài
liệu được vi hình hóa (chụp lại, chuyển dạng phim). Nói cách khác, vi phim, vi
phiếu là dạng tài liệu nhìn thu nhỏ khi sử dụng phải dùng tới các dụng cụ
chuyên môn.

*Quy tắc mô tả:


Đối với phim ảnh: lấy nhan đề chính của phim làm điểm truy cập chính.
VD: Cánh đồng hoang: phim truyện
Nhà tù Côn đảo: phim tư liệu

Đối với các tài liệu ghi âm là tác phẩm âm nhạc bao gồm các trường hợp sau:
- Trách nhiệm chính được xác định (Trách nhiệm hỗn hợp):
+ Các nhạc phẩm của một người sáng tác do một người khác trình diễn
hoặc do nhiều người trình diễn (Quy tắc 27B2a): lấy tên người sáng tác làm
điểm truy cập chính, thiết lập điểm truy cập phụ cho người trình diễn

+ Các tác phẩm do nhiều người sáng tác (Quy tắc 27B1g):
Do 1 người trình diễn: lấy tên người trình diễn làm điểm truy cập
chính.
Do nhiều người trình diễn: do nhóm nhạc trình diễn thì lấy tên
nhóm nhạc làm điểm truy cập chính.

- Trách nhiệm chính không được xác định: quy tắc mô tả như đối với sách (từ
1 đến 3 tác giả và từ 4 tác giả trở lên)
+Đối với các tác phẩm dân ca: lấy nhan đề của tác phẩm làm điểm truy
cập chính, thiết lập điểm truy cập phụ cho người ghi nhạc và biểu diễn.
+ Đối với các vở kịch, cải lương, tuồng chèo…lấy tên người soạn vở làm
điểm truy cập chính, thiết lập điểm truy cập phụ cho người chỉ huy, dàn dựng,
âm thanh

Đề 19: Trình bày quy tắc mô tả đối với thông tin trắc nhiệm và vùng mô
tả vật ly cho tài liệu thính thị:
-Thông tin trách nhiệm:
+ Đối với tài liệu ghi âm: ngoài tác giả sáng tác còn có nhiều người tham
gia tạo ra tài liệu như: ca sĩ trình bày, biểu diễn, người đọc truyện hay lời bình,
người chuyển thể, người dàn dựng, đạo diễn ghi âm, nhạc trưởng, dàn nhạc…
+ Đối với tài liệu ghi hình: gồm tác giả sáng tác (kịch bản, nhạc phẩm, ca
kịch…) và những cá nhân, tập thể tham gia vào quá trình tạo ra tài liệu (đạo
diễn, quay phim, viết kịch bản, họa sĩ, âm nhạc…)

-Vùng mô tả vật lý:


+Tài liệu ghi âm: gồm số lượng đơn vị băng đĩa, loại hình tài liệu, thời
lượng ghi âm, tốc độ chạy của băng đĩa, tài liệu kèm theo…
VD: 1 đĩa hát (59 phút) : 33 vòng/ph + sách giới thiệu (12tr.: minh họa)

+Tài liệu ghi hình: gồm các số liệu về thời gian chiếu, số lượng khuôn
hình (đối với phim đèn chiếu và phim dương bản)
VD: 1 cuộn phim đèn chiếu (24 khuôn hình: 24 khuôn hình: màu, khung các
tông) + 1 sách hướng dẫn (38 tr.)

+Đối với vi phim, vi phiếu: ghi các số liệu và các kích thước cũng như các đặc
tính (màu, âm bản…) của tài liệu.
VD: 1 cuộn microfilm: minh họa; 35mm

You might also like