You are on page 1of 38

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN

KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

Hưng Yên, tháng 10 năm 2019


.
.
.
.
.
- Bên cạnh lời dặn dò đó, còn chỉ ra cho chúng ta thấy giá
trị tinh thần của đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.

- Xuân Diệu, một con người yêu đời, thiết tha với cuộc
sống.

- Mặc dù chị Sứ bị giặc bắt, bị chúng hành hạ tra tấn dã


man.

- Ðó là một thành công lớn của Vũ Trọng Phụng đã xây


dựng nên tấn hài kịch của xã hội thời bấy giờ.
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC

Sau môn học này, người học có thể:


-Nêu được khái niệm, cấu trúc của văn bản, đoạn văn, câu, từ.
- Nhận diện được cấu trúc của văn bản, đoạn văn, câu, từ.
-Sử dụng thành thạo tiếng Việt trên các bình diện: chính tả, từ vựng,
ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ, văn bản.
- Sửa những lỗi phổ biến về cách sử dụng từ ngữ, viết câu, viết đoạn
trong văn bản.
-Tự giác học tập để hoàn thiện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt
của bản thân.
-Tự hào và có ý thức giữ gìn, bảo tồn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Mối quan hệ trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ

Tạo lập Tiếp nhận


Cấu trúc của văn bản
CẤU TRÚC NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC
Chương 1: Tạo lập văn bản
Chia sẻ kinh nghiệm:

Nội dung:
1.Trong cuộc sống và công việc, thầy/cô thường tạo lập
những loại văn bản nào? Khi tạo lập văn bản thầy/cô thường
quan tâm tới điều gì?

2. Những khó khăn mà thầy/cô thường gặp phải trong tạo


lập những văn bản đó là gì?

Thời gian: 15 phút


Sản phẩm: đại diện nhóm báo cáo.
Văn bản
Khái niệm
- Văn bản (tiếng Anh: text) là sản phẩm hoàn chỉnh của một hành vi tạo
lời (hay hành vi phát ngôn), mang một nội dung giao tiếp cụ thể, gắn
liền với một đối tượng giao tiếp, mục đích giao tiếp và hoàn cảnh giao
tiếp xác định, thể hiện dưới dạng âm thanh hay chữ viết.
- VB là sản phẩm và là phương tiện để giao tiếp.

Các nhân tố liên quan đến nội dung văn bản:


- Người viết văn bản và đối tượng giao tiếp mà văn bản hướng tới
- Hoàn cảnh giao tiếp của văn bản
- Phạm vi sử dụng của văn bản (tương ứng với các kiểu loại văn bản)
Những yêu cầu chung của một văn bản:

- Đảm bảo tính mạch lạc và liên kết

+ Mạch lạc: thể hiện ở sự thống nhất về đề tài, nhất quán về chủ đề và
chặt chẽ về logic (thống nhất về nội dung, ý nghĩa).

+ Liên kết: sự tổ chức ngôn ngữ theo một cách thức nhất định, hoặc lặp
lại, hoặc thay thế… tạo thành phương tiện liên kết trong văn bản nhằm
thể hiện sự mạch lạc của văn bản.
- Có một mục đích giao tiếp thống nhất
- Có một kết cấu rõ ràng (mở đầu, phát triển, kết thúc)
- Có phong cách ngôn ngữ nhất định (khoa học, nghệ thuật, hành chính,
báo chí,…)
- Đề tài: Là mảng hiện thực tác giả nhận thức và thể hiện trong văn bản

Sự thống nhất về đề tài trong văn bản được thể hiện chủ yếu qua hệ
thống các danh từ, ngữ danh từ, các đại từ...

- Chủ đề: Là quan điểm, thái độ, hoặc điều mà tác giả muốn dắt dẫn
người đọc đến thông qua đề tài của văn bản.

Chủ đề thường được thể hiện chủ yếu qua chủ yếu qua sự thống nhất
của các động từ, tính từ hoặc các ngữ động từ, ngữ tính từ...
- Logic: Là những quy luật tồn tại, vận động và phát triển của hiện thực
khách quan, đồng thời còn là những quy luật của nhận thức về hiện thực
khách quan. Vì thế, muốn văn bản bảo đảm được sự thống nhất logic, nó
cần phản ánh đúng những quy luật ấy.

Trong văn bản, sự chặt chẽ logic thường được đảm bảo bằng hệ
thống các quan hệ từ, từ ngữ chuyển tiếp và sự sắp xếp trật tự từ, trật tự
câu trong văn bản đó.
Những phong cách ngôn ngữ:

- Phong cách khoa học:

+ Ngôn ngữ có tính trừu tượng,khát quát cao, tính logic nghiêm ngặt, tính khách
quan, chính xác.

+ Dùng nhiều thuật ngữ chuyên ngành, từ ngữ khoa học.

+ chủ yếu dùng loại câu hoàn chỉnh, kết cấu chặt chẽ nhằm diễn đạt chính xác nội
dung, hiểu theo nghĩa đơn trị.

+ Dùng câu vô nhân xưng, câu khuyết chủ ngữ hoặc chủ ngữ phiếm chỉ.

+ Sử dụng nhiêu từ ngữ có tác dụng liên kết, chuyển đoạn.

+ Tránh: dùng từ ngữ biểu cảm, từ địa phương, khẩu ngữ, biện pháp tu từ. (VD: Pho
tượng bằng cẩm thạch nổi tiếng Hercule suy tư nặn vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau công nguyên.)
Những phong cách ngôn ngữ:

- Phong cách báo chí: Sử dụng ngôn ngữ toàn dân, có thể sử dụng từ
ngữ mới, lạ để thu hút độc giả.

- Phong cách hành chính: Sử dụng từ ngắn gọn, trang trọng, khách
quan, đơn nghĩa, không dùng từ địa phương, khẩu ngữ.

- Phong cách chính luận: từ ngữ mang tính trang trọng, có tính thuyết
phục cao, có thể sử dụng biện pháp tu từ.
.

- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: phong cách được dùng trong
giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang
tính nghi thức.

- Phong cách nghệ thuật: Là phong cách được dùng trong sáng tác
văn chương
Quy trình tạo lập văn bản:

- 1. Định hướng (loại văn bản, phong cách ngôn ngữ, hướng sưu tập tư

liệu)

- 2. Xây dựng đề cương (vạch ra các ý/ chủ đề bộ phận, sắp xếp thành

đề cương)

- 3. Tạo văn bản (viết phần mở đầu, phần khai triển, phần kết luận)

- 4. Kiểm tra, sửa chữa văn bản


Những lỗi về văn bản:

- Lỗi liên kết chủ đề

- Lỗi Liên kết lô-gích

- Lỗi liên kết hình thức


Hoạt động 2: Tạo lập văn bản

1. Tạo lập một văn bản hoàn chỉnh cho một trong các gợi ý sau:
a, Một đơn đề nghị (liên quan đến công việc của thầy/cô…)
b, Một truyện ngắn/ bài thơ.
c, Một bài viết thể hiện quan điểm của thầy/cô về vấn đề mà thầy cô
quan tâm (VD: biến đổi khí hậu, nạn chặt phá rừng, bệnh dịch,
chiến tranh, kinh tế, giáo dục,…).

2. Chỉ rõ các nhân tố liên quan đến nội dung văn bản (tư cách của
người viết, đối tượng giao tiếp văn bản hướng đến, nội dung văn bản,
cách thức sử dụng ngôn ngữ trong văn bản)
3. Phân tích tính mạch lạc và liên kết trong văn bản đó.

Thời gian: 30 phút


Sản phẩm: trình bày trên giấy A0
Đoạn văn

Khái niệm: đoạn văn là đơn vị cơ sở để tổ chức văn


bản, thường gồm một số câu gắn bó vưới nhau trên cơ sở
một chủ đề bộ phận, theo định hướng giao tiếp chung của
văn bản.

Thành phần trong đoạn văn:


-Câu chủ đề (có thể nằm ở đầu, ở cuối hoặc vừa đầu
vừa cuối đoạn)
-Các câu khai triển
-Câu kết.
Đặc điểm đoạn văn:
- Tính nhất thể: chỉ xoay quanh 1 ý chính/ chủ đề bộ phân.
- Tính mạch lạc: các ý, các luận điểm được trình bày rõ
ràng theo một trình tự dễ tiếp thu nhất.Tính mạch lạc thể
hiện ở:
+ Liên kết về nội dung: các ý sắp xếp theo trình tự hợp lý

+ Liên kết về hình thức: thể hiện ở các phép liên kết: lặp
từ/ thế từ, sử dụng những liên từ, sử dụng từ trong một
trường liên tưởng từ vựng.
Cấu trúc đoạn văn
Loại hình kết cấu của đoạn văn

Đoạn văn thường có 5 loại hình kết cấu với 2 nhóm lớn:
-Có câu chủ đề (diễn dịch, quy nạp, móc xích, tổng phân hợp);

-Không có câu chủ đề (song hành).

Đoạn văn không có câu chủ đề: Các câu trong đoạn nằm trong
quan hệ song hành, không có câu nào chứa đựng nội dung trọng tâm
của đoạn, mỗi câu trình bày một phương diện nội dung của đoạn.
Thường các câu viết theo kiểu lặp cấu trúc.

Đoạn văn có câu chủ đề: Nội dung cô đọng và khái quát của
đoạn được diễn đạt tập trung ở một câu. Còn các câu khác chỉ làm
nhiệm vụ triển khai cụ thể, hoặc nêu luận cứ, trình bày lập luận để tiến
tới kết luận được trình bày ở câu chư đề. Có thể trình bày câu chủ đề ở
đầu đoạn cũng có thể ở cuối đoạn và câu chủ đề kép.
Tìm câu chủ đề trong đạn văn

1. Chị Sáu như say sưa với cảnh vật thiên nhiên. Chị hát theo một con
chim đang hót. Chị rướn đôi tay bị còng chụp một con bướm bay qua.
Chỉ chẳng để ý gì đến bọn lính tráng với súng gươm tua tủa quanh mình.

2. Những người tù biết trời mưa khi vừa bị lùa ra khỏi hầm. Họ đón lấy
giọt mưa với nỗi sung sướng thầm lặng. Ngót một năm rồi, họ bị nhốt
kín. Sống với roi vọt và bóng tối, họ thèm ánh mặt trời, thèm mưa, thèm
cỏ cây. Họ khao khát mọi thứ tầm thường nhất mà xưa nay thiên nhiên
vẫn rộng lòng ban phát cho một người.
Tìm câu chủ đề trong đạn văn

3. Chị Dậu là một người phụ nữ có nhan sắc, chị có cái đẹp của
cô gái Cầu Lim, Ðình Cẫm như tác giả nhận xét. Nhưng tấm lòng của
chị trăng trong như băng tuyết. Chỉ vì suất sưu mấy đồng bạc, chị đã
phải khổ sở, điêu đứng rất nhiều, nhưng chị đã khinh bỉ ném nắm bạc
vào mặt tên quan phủ dâm ô. Hai lần bị cưỡng hiếp, hai lần chị đã
cương quyết chống lại và thoát ra được. Ðạo đức của chị, lòng kiên
trinh của chị, tiền tài không làm hoen ố được, sức mạnh và uy vũ của
bọn thống trị không lung lạc được.
Các kiểu lập luận thường gặp trong đoạn văn

- Quy nạp: Là quá trình lập luận đi từ cái riêng đến cái chung, từ sự
quan sát, nghiên cứu các hiện tượng, đối tượng cụ thể, riêng biệt,
đơn nhất tiến đến những kết luận tổng quát, phổ biến.

- Diễn dịch: Đi từ cái chung, khái quát, đến cái riêng, cái cụ thể, vận
dụng nguyên lý chung để xem xét những sự vật riêng biệt.

- Phối hợp diễn dịch với quy nạp: kết cấu tổng- hợp- phân.

- Nêu phản đề: Tức là nêu ý kiến phản bác lại kết luận, ý kiến của
mình

- So sánh: So sánh tương đồng, so sánh tương phản.

- Nhân quả: Vạch rõ nguồn gốc các hiện tượng cụ thể và cũng nhằm
dự kiến các hiện tượng xảy ra.
.
Chuyển đoạn là dùng các từ, ngữ, kết cấu thích hợp
để liên kết các luận điểm, các ý với nhau.

* Về mặt cấu tạo: có thể phân biệt các chuyển đoạn là từ,
ngữ với các chuyển đoạn là câu hoặc vế câu.
-Chuyển đoạn là từ, ngữ: tuy nhiên, dù sao, bởi vậy, nói
chung, một mặt, mặt khác, cho nên,…
-Chuyển đoạn là câu hoặc vế câu:
“Bây giờ chúng tôi xin chuyển sang vấn đề khác.”
“Ở đây chúng tôi chỉ …”
“Chúng tôi tự hỏi …”
.

* Về mặt nội dung: Có thể phân biệt các chuyển đoạn theo các quan hệ khác
nhau mà chúng biểu thị

+ Các chuyển đoạn về trình tự: Trước tiên, thoạt tiên, thoạt đầu, sau đó, tiếp
theo, một là hai là, cuối cùng...

+ Các chuyển đoạn về quan hệ tương đồng: ngoài ra, bên cạnh đó, vả lại,
hơn nữa, thậm chí, tương tự, mặt khác...

+ Các chuyển đoạn vè quan hệ tương phản:Nhưng, tuy thế, tuy nhiên, ngược
lại, thế mà....

+ Các quan hệ nhân quả: Bởi thế, vì vậy, vì thế, cho nên, đó là, vì lý do trên...
Yêu cầu về viết đoạn văn trong văn bản:
- Các câu trong văn bản phải luôn tập trung thể hiện thể hiện cùng một
ý, một chủ đề, phục vụ cho cùng một luận điểm.

- Sự triển khai nội dung của đoạn qua các câu cần phải mạch lạc, chặt
chẽ, hợp lôgich. Muốn thế, các câu trong đoạn cần có sự liên kết về nội
dung và cả hình thức.

- Mỗi câu trong đoạn cần được cấu tạo phù hợp với quy tắc ngữ pháp
của tiếng Việt, đồng thời cần có sự liên kết chặt chẽ với các câu khác
trong đoạn.

- Mỗi đoạn văn cần được tách ra một cách rõ ràng, mạch lạc và đúng
chỗ, đồng thời các đoạn cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau và sự
chuyển tiếp tự nhiên hợp lý.
Các lỗi trong đoạn

- Lạc chủ đề: các câu trong đoạn không tâm trung ào cùng một chủ đề.
- Thiếu hụt chủ đề: Nội dung nêu trong câu chủ đề không được triển
khai đầy đủ, trọn vẹn trong đoạn.
- Lặp chủ đề: Các câu lặp ý hoặc ý luẩn quẩn.
- Lỗi đứt mạch: ý các câu trong đoạn bị đứt quãng, giữa các câu thiếu
sự gắn bó, chuyển tiếp.
- Lỗi mâu thuẫn ý: nội dung các câu có mẫu thuẫn với nhau, không phù
hợp về quan hệ logic.
- Thiếu sự liên kết hoặc liên kết lỏng lẻo: có thể thuộc bình diện nội
dung liên kết hoặc liên kết hình thức.
Các lỗi về cấu tạo văn bản

- Lỗi không tách đoạn: các thành tố nội dung khác nhau của văn bản
không được tách thành các đoạn (bằng các dấu hiệu hình thức).

- Lỗi tách đoạn tùy tiện, ngẫu hứng: không căn cứ vào cơ sở nào,
tách đoạn khi còn trình bày dang dở một ý.

- Lỗi không chuyển đoạn, liên kết đoạn: làm cho văn bản rơi vào
tình trạng rời rạc, sự lập luận thiếu chặt chẽ, mạch lạc.
Bài tập: Sửa lỗi trong đoạn văn

Tìm và sửa lỗi trong các đoạn văn đã cho.


(tài liệu phát tay)
Lập đề cương cho văn bản

Đề cương là một bản thiết kế cho việc tạo lập văn


bản, bao gồm: những ý chính, những luận điểm cơ bản.

Lưu ý:
- Đặt tiêu đề cho các phần, các chương, các mục, đặt tên
cho các ý, các luận điểm.
- Dùng các ký hiệu chỉ thứ tự và chỉ quan hệ của các tiêu
đề một cách nhất quán.
Lỗi trong lập đề cương cho văn bản

- Xa đề hoặc lạc đề: Có thành tố nội dung không phù hợp với nội dung
và mục đích của toàn văn bản; quá chi tiết, quá xa, không hợp với vai
trò của nó trong văn bản.
- Nội dung phát triển không đầy đủ (thiếu ý): làm cho nội dung của văn
bản sẽ phiến diện và do đó văn bản kém sức thuyết phục đối với người
đọc.
- Nội dung trùng lặp: Các thành tố nội dung cần được xác lập đúng, đủ;
cần tránh sự trùng lặp, dù dưới một hình thức hoặc tên gọi khác.
- Nội dung mâu thuẫn, không hợp lôgich: Nếu có mâu thuẫn thì lập luận
trong văn bản sẽ không chặt chẽ, không có sức thuyết phục và sẽ không
đạt hiệu quả giao tiếp.
- Nội dung lộn xộn; trình tự không hợp lý: Các thành tố nội dung cần sắp
xếp chặt chẽ, theo một trình tự có sức thuyết phục, phục vụ cho lập luận
trong văn bản.
Hoạt động 3: Viết đoạn văn

Nội dung:
Chọn một chủ đề cụ thể và thực hiện nhiệm vụ sau:
1.Xây dựng đề cương cho chủ đề đó.
2.Viết 2 đoạn liên tiếp trong văn bản đó.
-Phân tích tính nhất thể và mạch lạc của đoạn văn;
-Phân tích cách chuyển đoạn;
-Phân tích sự liên kết giữa các câu trong đoạn;
-Xác định câu chủ đề của đoạn (nếu có).
Thời gian: 30 phút
Sản phẩm: trình bày giấy A0

(gợi ý đề tài: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư/ biến đổi khí hậu/ ô nhiệm môi
trường/ bệnh dịch/…)

You might also like